Việc giảng dạy kỹ năng Nghe bản tin tiếng
Việt với nội dung chính là dạy nghe các bản tin có ý
nghĩa quan trọng trong việc nâng cao khả năng nghe,
nói, đọc, viết và hiểu biết về văn hóa, xã hội Việt Nam
cho sinh viên nước ngoài.
Đứng từ góc độ của người học, sinh viên muốn mở
rộng và nâng cao vốn từ ngữ của mình, và thông qua
các bản tin thời sự có thể hiểu được nội dung các vấn
đề nổi trội đang được quan tâm trong xã hội hiện tại.
Đứng từ góc độ của người dạy, giáo viên luôn mong
muốn sinh viên có thể ôn tập, củng cố và phát triển
những kiến thức và kỹ năng về ngôn ngữ từ các loại
hình bài tập trong các hoạt động triển khai bài giảng
trên lớp, trong quá trình tiếp xúc với ngôn ngữ “sống”
rèn luyện cho sinh viên ngữ cảm về tiếng Việt, và trong
quá trình giảng dạy ngôn ngữ truyền đạt được nhiều
nội dung liên quan đến văn hóa, mở rộng kiến thức và
cái nhìn một cách toàn diện, thực tế về xã hội và văn
hóa Việt Nam.
Môn Thực hành tiếng Nâng cao I, II có thể đáp ứng
đầy đủ yêu cầu của việc dạy và học, có thể kết hợp
giữa việc rèn luyện kỹ năng và truyền đạt kiến thức, có
thể giới thiệu cho người học nhiều nội dung về văn hóa
xã hội thông qua quá trình dạy ngôn ngữ một cách tự
nhiên. Quá trình dạy nghe bản tin với nhiều phương
pháp cũng phù hợp với xu hướng phát triển áp dụng
công nghệ trong việc dạy và học ngoại ngữ. Vì vậy,
chúng tôi mong muốn bước đầu đưa ra những quy luật,
nguyên tắc và phương pháp dạy nghe bản tin, hi vọng
có thể góp phần nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy
kỹ năng này
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 116 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nguyên tắc và phương pháp dạy nghe bản tin tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
391
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP
DẠY NGHE BẢN TIN TIẾNG VIỆT CHO SINH VIÊN NƯỚC NGOÀI
Vũ Th Ngc Dung
Trường Đại học Hà Nội
Tóm t
t: Việc giảng dạy kỹ năng Nghe bản tin tiếng
Việt với nội dung chính là dạy nghe các bản tin có ý
nghĩa quan trọng trong việc nâng cao khả năng nghe,
nói, đọc, viết và hiểu biết về văn hóa, xã hội Việt Nam
cho sinh viên nước ngoài.
Đứng từ góc độ của người học, sinh viên muốn mở
rộng và nâng cao vốn từ ngữ của mình, và thông qua
các bản tin thời sự có thể hiểu được nội dung các vấn
đề nổi trội đang được quan tâm trong xã hội hiện tại.
Đứng từ góc độ của người dạy, giáo viên luôn mong
muốn sinh viên có thể ôn tập, củng cố và phát triển
những kiến thức và kỹ năng về ngôn ngữ từ các loại
hình bài tập trong các hoạt động triển khai bài giảng
trên lớp, trong quá trình tiếp xúc với ngôn ngữ “sống”
rèn luyện cho sinh viên ngữ cảm về tiếng Việt, và trong
quá trình giảng dạy ngôn ngữ truyền đạt được nhiều
nội dung liên quan đến văn hóa, mở rộng kiến thức và
cái nhìn một cách toàn diện, thực tế về xã hội và văn
hóa Việt Nam.
Môn Thực hành tiếng Nâng cao I, II có thể đáp ứng
đầy đủ yêu cầu của việc dạy và học, có thể kết hợp
giữa việc rèn luyện kỹ năng và truyền đạt kiến thức, có
thể giới thiệu cho người học nhiều nội dung về văn hóa
xã hội thông qua quá trình dạy ngôn ngữ một cách tự
nhiên. Quá trình dạy nghe bản tin với nhiều phương
pháp cũng phù hợp với xu hướng phát triển áp dụng
công nghệ trong việc dạy và học ngoại ngữ. Vì vậy,
chúng tôi mong muốn bước đầu đưa ra những quy luật,
nguyên tắc và phương pháp dạy nghe bản tin, hi vọng
có thể góp phần nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy
kỹ năng này.
Summary: Teaching Listening to Vietnamese News
has a significant role in improving listening, speaking,
reading, and writing skills, as well as understanding of
Vietnamese culture and society of foreign students.
From the learners’ point of view, they would like to
expand and upgrade their lexical resource, and through
news reports they can learn what current emerging
issues in the Vietnamese society are. From the
teachers’ point of view, they expect that their students
will be able to review, consolidate and expand their
language knowledge and skills through diffent kinds of
excercises in class, through access to daily-life
language, and through teaching Vietnamese to expand
students’ knowledge and understanding of Vietnamese
culture and society.
Listening to Vietnamese News Module can meet all
requirements of teaching and learning. It can be a
combination between skill and knowledge training and
provide learners a lot of cultural and social
understanding through a natural way of teaching.
Teaching this module with different methods is also
appropriate to the increasing trend of ICT application in
teaching foreign languages. Therefore, we expect to
primarily introduce rules, principles, and methods in
teaching listening to news and to gradually contribute
to improve the teaching effectiveness of this module.
1. Ý nghĩa của việc dạy nghe bản tin
Kỹ năng Nghe bản tin tiếng Việt đã và đang trở
thành một phần không thể thiếu của hệ thống các
môn học nâng cao trong chương trình dạy tiếng
Việt cho sinh viên nước ngoài của Khoa Việt Nam
học, Trường Đại học Hà Nội. Việc giảng dạy kỹ
năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng
cao khả năng nghe, nói, đọc, viết và hiểu biết về
văn hóa, xã hội Việt Nam cho sinh viên.
Đứng từ góc độ của người học, đối với những
sinh viên đã qua giai đoạn học tiếng Việt nâng cao,
hoặc đối với những sinh viên vừa kết thúc giai
đoạn học tiếng Việt cơ sở, bắt đầu bước vào giai
đoạn nâng cao, sau khi đã nắm được một lượng
lớn từ vựng cơ bản, họ muốn mở rộng vốn từ của
mình nhanh hơn, nhiều hơn. Khi nắm vững được
các cấu trúc ngữ pháp cơ bản mà vẫn gặp phải
Tiu ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài
392
những hiện tượng ngữ pháp không thể lí giải được,
sinh viên muốn thông qua quá trình học tập thực
tiễn tăng thêm nhiều kiến thức về ngôn ngữ. Sau
khi có những kiến thức nhất định về nghe, đọc rồi
nhưng vẫn cảm thấy khó khăn đối với các tài liệu
sử dụng ngôn ngữ thực tế như các bản tin, thì sinh
viên cũng có nhu cầu thông qua việc nghe, xem có
thể hiểu được nội dung các vấn đề phổ biến trong
xã hội. Đại đa số sinh viên có những trải nghiệm
văn hóa vượt ra khỏi phạm vi quốc gia mình thì
đều có sở thích muốn mở rộng tầm mắt và kiến
thức, nên họ có nguyện vọng tha thiết được nghe
tin tức tiếng Việt. Kỹ năng Nghe bản tin có thể
đáp ứng nguyện vọng đó của sinh viên, giúp họ
tiếp thu được, nâng cao được kiến thức và kỹ năng
nghe hiểu, và thông qua đó hiểu thêm về văn hóa
Việt Nam, xã hội Việt Nam và con người Việt
Nam.
Để phục vụ cho bài viết này, chúng tôi đã tiến
hành điều tra “nhận định của sinh viên về vai trò
và ý nghĩa của việc nghe bản tin trong quá trình
học tiếng Việt” đối với 100 sinh viên năm thứ 3
hiện đang học tại khoa Việt Nam học. Trong bài
điều tra, chúng tôi đưa ra các câu hỏi với những
mức độ trả lời khác nhau, và sau đây là kết quả:
1. Anh/chị có thích học nghe các bản tin thời sự
tiếng Việt không?
A. Rất
thích
B. Thích C. Không
thích
D. Hoàn toàn
không thích
5% 51% 28% 1%
2. Anh/chị có thấy thời lượng của môn học Nghe
bản tin là phù hợp không?
A. Rất phù
hợp
B. Phù
hợp
C. Ít D. Quá ít
6% 55% 27% 2%
3. Môn học này có quan trọng không?
A. Rất
quan
trọng
B. Quan
trọng
C. Bình
thường
D. Không
quan trọng
27% 44% 18% 1%
4. Anh/chị thấy tác dụng của môn học này đối
với việc nâng cao khả năng nghe tiếng Việt như
thế nào?
A. Rất
hữu ích
B. Hữu
ích
C. Bình
thường
D. Không có
tác dụng gì
18% 40% 33% 0%
5. Anh/chị thấy sau khi học môn này, vốn từ
tiếng Việt của mình có tăng thêm nhiều không?
A. Rất
nhiều
B.
Nhiều
C. Không
nhiều
D. Không
tăng thêm
vốn từ
5% 44% 33% 3%
6. Sau khi học xong môn này, anh/chị có hiểu thêm
nhiều vấn đề về xã hội Việt Nam không?
A. Hiểu rất
nhiều
B. Hiểu
nhiều
C. Hiểu
rất ít
D. Không
hiểu
3% 48% 34% 1%
7. Tốc độ nói tiếng Việt trong các bản tin như
thế nào?
A. Rất
nhanh
B. Nhanh C. Bình
thường
D. Chậm
31% 34% 24% 1%
8. Phương pháp dạy môn học này của các thày, cô
giáo khoa Việt Nam học có thú vị không?
A. Rất
thú vị
B. Thú vị C. Không
thú vị
D. Rất
chán
14% 54% 18% 2%
9. Anh/chị cảm thấy môn học này khó hay dễ?
A. Rất khó B. Khó C. Dễ D. Rất dễ
19% 69% 1% 1%
Nhìn vào kết quả trên chúng ta thấy rằng, đối
với mỗi sinh viên nước ngoài đã và đang học tiếng
Việt, kỹ năng này luôn chiếm một vị trí vô cùng
quan trọng. Từ thời lượng, nội dung kiến thức,
phương pháp giảng dạy, mức độ khó dễ... đều
nhận được sự quan tâm lớn của sinh viên.
Đứng từ góc độ của người dạy, giáo viên luôn
mong muốn sinh viên có thể ôn tập, củng cố và
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
393
phát triển những kiến thức và kỹ năng về ngôn
ngữ từ các loại hình bài tập trong các hoạt động
triển khai bài giảng trên lớp, trong quá trình tiếp
xúc với ngôn ngữ “sống” rèn luyện cho sinh viên
ngữ cảm về tiếng Việt, và trong quá trình giảng
dạy ngôn ngữ truyền đạt được nhiều nội dung liên
quan đến văn hóa, mở rộng kiến thức và cái nhìn
một cách toàn diện, thực tế về xã hội và văn hóa
Việt Nam. Kỹ năng nghe bản tin là phù hợp với
mục đích giảng dạy tiếng Việt ở giai đoạn nâng
cao. Các bản tin được phát với sự đa dạng về thể
loại, đề tài đã cung cấp một lượng lớn từ vựng,
cấu trúc câu và cách diễn đạt sinh động, phong
phú trong cuộc sống xã hội, không chỉ có thế, các
bản tin còn cung cấp thông tin mới nhất về hiện
thực xã hội và bối cảnh văn hóa, và đó cũng là tài
liệu có giá trị thực tế nhất trong việc rèn luyện,
nâng cao khả năng tiếp thu và thấu hiểu ngôn ngữ.
Kỹ năng nghe bản tin tiếng Việt có thể đáp ứng
đầy đủ yêu cầu của việc dạy và học, có thể kết hợp
giữa việc rèn luyện kỹ năng và truyền đạt kiến
thức, có thể giới thiệu cho người học nhiều nội
dung về văn hóa xã hội thông qua quá trình dạy
ngôn ngữ một cách tự nhiên. Quá trình dạy nghe
bản tin với nhiều phương pháp cũng phù hợp với
xu hướng phát triển áp dụng công nghệ trong việc
dạy và học ngoại ngữ. Vì vậy, chúng tôi mong
muốn bước đầu đưa ra những quy luật, nguyên tắc
và phương pháp dạy nghe bản tin, hi vọng có thể
góp phần nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy
môn học này.
2. Nguyên tắc của việc dạy nghe bản tin
2.1. Nguyên tắc thực tiễn
Nghe bản tin vừa rèn luyện được kỹ năng, vừa
cung cấp kiến thức về nhiều mảng của xã hội,
nhưng nó không phải là một môn học tổng hợp
thông thường, nó là một môn học rèn luyện kỹ
năng với những đặc điểm nổi trội và mục đích rõ
ràng. Việc giảng dạy nên dựa trên nguyên tắc thực
tiễn, quá trình giảng dạy phải lấy người học làm
trung tâm, giáo viên có vai trò hướng dẫn, giúp đỡ
người học luyện tập, phải làm cho người học hiểu
được những kiến thức liên quan, hướng dẫn cho
họ kỹ năng nghe với nhiều loại hình bài tập khác
nhau và luyện tập nhiều lần. Người học phải được
“nghe bản tin” chứ không phải nghe thầy, cô
“giảng bản tin”. Do tài liệu có liên quan vô cùng
phong phú, nội dung rất đa dạng, lại có nhiều từ
ngữ mang tính chất thời sự, những từ ngữ mới
được lưu hành, và có nhiều hình thức lối nói quen
dùng mang nội hàm văn hóa nhất định, giáo viên
càng phải chú ý nhiều hơn, không nên chuyển từ
giờ dạy ngôn ngữ thực tế sang tập trung dạy lý
thuyết, ngữ âm Sinh viên trong một khoảng thời
gian rất ngắn phải nghe và nắm được nội dung
thông tin, mức độ khó cao hơn rất nhiều so với các
loại hình môn học khác. Trong quá trình giảng dạy,
giáo viên phải nói rõ với sinh viên về độ khó của
các bài tập là đương nhiên và rất hữu ích, gợi ý và
hướng dẫn sinh viên xử lý các bài tập để hiệu quả
giảng dạy được nâng cao.
2.2. Nguyên tắc hiệu lực
Nguyên tắc hiệu lực bao gồm hiệu lực trong
việc lựa chọn tài liệu và hiệu lực của việc giảng
dạy.
Tin tức mang tính hiệu lực rất cao, đặc điểm
này quyết định đến việc lựa chọn tài liệu giảng
dạy. Sinh viên đến lớp với mục đích học tập và
nắm vững kỹ năng nghe bản tin, cũng kèm theo
mục đích đến để nghe tin tức thời sự. Những bản
tin hay, quan trọng, mới được cập nhật và có liên
quan đến người học có thể kích thích sự hứng thú
và cảm giác được đáp ứng yêu cầu của họ, có thể
khơi dậy sự nhiệt tình và tích cực của người học.
Những bản tin cũ, không liên quan đến những gì
mà người học muốn quan tâm, tìm hiểu thì hiệu
quả sẽ ngược lại. Đối với những bản tin mới được
cập nhật, tính hiệu lực cao, nếu những sinh viên
nào quan tâm đến vấn đề thời sự thì họ đã tìm
kiếm thông tin liên quan ở các phương tiện thông
tin đại chúng bên ngoài, như vậy, khi lên lớp, họ
sẽ dễ dàng lĩnh hội, sau khi học xong, họ lại có thể
đi sâu tìm hiểu, như vậy nội dung thông tin sẽ
được cung cấp đến người học không phải chỉ một
lần. Theo nguyên tắc này, phải thừa nhận rằng
tính hiệu lực của bản tin và tính ổn định của tài
liệu giảng dạy là có mâu thuẫn. Người biên soạn
tài liệu giảng dạy phải chú ý lựa chọn những bản
Tiu ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài
394
tin có tính hiệu lực lâu dài để đưa vào giáo trình.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên không nên
chỉ dựa vào giáo trình có sẵn, hãy bớt chút thời
gian nghe, tải về hoặc thu âm các bản tin trên đài,
ti vi, truyền hình trực tuyến, giới thiệu cho sinh
viên những đoạn tin mới nhất làm tài liệu luyện
tập chủ yếu.
Tính hiệu lực trong việc giảng dạy, cũng được
quyết định bởi nguyên tắc thực tiễn trong việc dạy
nghe bản tin. Giáo viên nên lựa chọn những
phương pháp giảng dạy phù hợp, phân bố thời
gian hợp lý, không làm lãng phí thời gian trên lớp
của sinh viên, cũng không làm ảnh hưởng đến thời
gian luyện tập sau khi nghe của sinh viên.
2.3. Nguyên tắc kiến thức
Nguyên tắc kiến thức hay còn gọi là nguyên tắc
thông tin, bởi vì nghe bản tin chính là tiếp thu và
thấu hiểu kiến thức và thông tin. Vấn đề này yêu
cầu giáo viên trong quá trình giảng dạy phải cung
cấp lượng lớn thông tin cho sinh viên thông qua
việc rèn luyện khả năng tiếp thu, lý giải làm cho
họ nắm vững kiến thức và kỹ năng về ngôn ngữ,
hiểu biết về kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam.
Theo nguyên tắc này, kỹ năng Nghe bản tin không
thể áp dụng phương pháp xử lý từng từ, từng đoạn
như ở giai đoạn cơ bản, mà phải kết hợp các đoạn
tin theo nội dung của từng bài nghe. Giáo viên có
thể cho sinh viên nghe theo lĩnh vực chủ đề, hoặc
những đoạn tin chuyên đề (ví dụ, về chủ đề các
dịch vụ xã hội giáo viên có thể cung cấp các đoạn
tin liên quan đến dịch vụ y tế, dịch vụ du lịch, dịch
vụ vui chơi giải trí)
Tin tức là sự phản ảnh nhất định những vấn đề
của xã hội, liên quan đến sự phát triển và thay đổi
trong đời sống xã hội. Muốn tiếp thu, nhận thức
và lý giải các chủ thể thông tin được đưa ra trong
các bản tin thì phải nhận thức và lý giải được hoàn
cảnh văn hóa xã hội và các điều kiện hữu quan tạo
nên chủ thể thông tin đó, cũng có nghĩa là những
kiến thức về bối cảnh có liên quan. Vấn đề này
yêu cầu giáo viên giảng giải những kiến thức liên
quan đến bối cảnh của thông tin để giúp người học
xóa đi những “điểm mù thông tin” hoặc rào cản
trong quá trình tìm hiểu, những rào cản do sự khác
biệt về các yếu tố văn hóa, để người học tiếp thu,
nhận thức và lý giải chủ thể thông tin đó tốt hơn.
Trên thực tế, giáo viên chính là “người dẫn dắt
văn hóa”. Ví dụ dịch vụ trông người ốm ở các
bệnh viện, dịch vụ cho thuê chú rể, cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”,
thưởng Tết, Việt Nam – Sự lôi cuốn, tranh Đông
Hồ đều có những kiến thức bối cảnh nhất định.
Để dạy tốt những kiến thức này, giáo viên cần
phải chuẩn bị thật kỹ bài giảng, hiểu được giá trị
xã hội và ý nghĩa thông tin của việc lựa chọn tài
liệu, giáo viên đều phải có kiến thức nhất định đối
với hoàn cảnh xã hội, tình hình thời sự, nhân vật,
phong tục tập quán, lịch sử, địa lý, văn hóa và
cả các con số thống kê trong những tài liệu đã lựa
chọn. Có như vậy, việc truyền đạt thông tin mới
trở nên chủ động, linh hoạt hơn, thông tin cũng
được cung cấp đầy đủ hơn.
2.4. Nguyên tắc hệ thống và toàn diện
Chúng tôi đưa ra nguyên tắc này là để tránh
việc do quá chú trọng đến nguyên tắc tính hiệu lực
làm cho cả quá trình giảng dạy trở nên rời rạc,
phiến diện và hơi tùy ý, không thể mang lại cho
người học sự rèn luyện kỹ năng một cách hệ thống,
toàn diện và những kiến thức ngôn ngữ của các
bản tin. Việc giảng dạy phải chú trọng đến hai
phương diện, cố gắng hết mức để có thể đạt được
về mặt hệ thống hóa và tính toàn diện, thứ nhất là
tính toàn diện trong kiến thức và nội dung của các
bản tin, hai là tính hệ thống trong việc rèn luyện
kỹ năng.
Tính toàn diện của kiến thức và nội dung các
bản tin thể hiện ở những điểm sau:
- Kiến thức chung về nội dung tin tức trên các
phương tiện thông tin đại chúng;
- Đặc điểm ngôn ngữ của các bản tin trên các
phương tiện thông tin đại chúng;
- Từ ngữ và cấu trúc câu thường gặp trong các
bản tin;
- Các thể loại, đề tài của bản tin (nội dung bao
gồm những lĩnh vực như chính trị, kinh tế, ngoại
giao, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, giao
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
395
thông, năng lượng, tài nguyên, môi trường, xã hội,
giáo dục, khoa học, văn hóa, y tế, thể thao, quốc tế).
Với những nội dung trên, giáo viên có thể lựa
chọn từ các bản tin trên đài phát thanh, đài truyền
hình, trên báo điện tử, sau đó tiến hành biên tập,
phân tích và đưa vào giảng dạy. Việc này sẽ khá
đơn giản nếu chúng ta đầu tư thêm thời gian vào
quá trình chuẩn bị.
Để làm được việc thứ hai không hề dễ dàng,
việc rèn luyện kỹ năng là trọng tâm công tác giảng
dạy, dạy cái gì, luyện như thế nào mới được coi là
hệ thống và toàn diện? Hiện tại, vẫn chưa có
những tổng kết về mặt lý thuyết, và chúng ta cần
đưa ra trong quá trình giảng dạy thực tế. Nhưng có
một điều có thể khẳng định được, đó chính là kỹ
năng nghe bản tin là một sự vận dụng tổng hợp tất
cả các kỹ năng cơ bản cần có trong quá trình học
tiếng Việt. Ví dụ, kỹ năng nghe thường bao gồm:
- Về mặt câu và đoạn
+ loại bỏ rào cản từ ngữ.
+ xác định các con số.
+ nhận biết ngữ âm, ngữ điệu.
+ nghe rõ các từ ngữ liên quan và hiểu những
cấu trúc câu phức tạp.
+ phân biệt thái độ và tình cảm từ nội dung
nghe (các nhân vật trong bản tin hoặc của phóng viên).
+ nhận biết các thủ pháp tu từ.
- Về nội dung cả bài
+ thu được những thông tin chính (ví dụ như
thời gian, địa điểm, nhân vật liên quan, quá trình
diễn biến, nguyên nhân xảy ra sự việc,...)
+ phân biệt và hiểu được mối tương quan giữa
nhân vật, sự kiện.
+ hiểu được rõ quan điểm và luận chứng.
+ nắm vững ý chính của bài, có thể liên tưởng,
phỏng đoán, hồi tưởng những ý liên quan.
+ đưa ra kết luận và suy luận.
+ khái quát nội dung.
Và một số kỹ năng khác.
Những bản tin thông thường không phải để
chuẩn bị riêng cho mục đích giảng dạy, những tài
liệu sử dụng cho một lần lên lớp có liên quan đến
việc rèn luyện kỹ năng tất nhiên là có giới hạn.
Mà thời gian lên lớp hạn chế, dung lượng của giáo
trình và tài liệu cũng hạn chế, muốn tuân theo
nguyên tắc hệ thống và toàn diện thì yêu cầu giáo
viên phải chuẩn bị tốt đề cương, đầu tư thời gian,
công sức vào việc chuẩn bị tài liệu và đưa ra các
dạng bài luyện tập phù hợp. Giáo viên nên đưa ra
các tài liệu có thể khai thác được nhiều dạng bài
rèn luyện kỹ năng nghe, và phải sắp xếp theo trật
tự nhất định để sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn.
2.5. Nguyên tắc linh hoạt
Thông thường, các giáo trình phục vụ cho kỹ
năng nghe bản tin cũng giống như các kỹ năng
khác, được biên soạn theo trình tự, và sử dụng
những cách thức tổ chức giảng dạy khá cố định.
Tuy nhiên, điểm khác biệt so với các kỹ năng khác
là về trình tự dạy kỹ năng nghe bản tin, về loại
hình bản tin, giáo trình và các tài liệu ngôn ngữ,
cách giảng bài và luyện tập có tính linh hoạt hơn
rất nhiều. Thứ nhất là do chủ đề của các bản tin vô
cùng đa dạng, ngôn ngữ bản tin lại rất sinh động,
phong phú, nội dung bản tin khá rộng, có những
tin tức mới được đưa ra trong thời gian gần đây, ví
dụ như cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên
dùng hàng Việt Nam, những chính sách thay đổi
trong việc thi tốt nghiệp THPT, đại học, cao đẳng;
các hiệp định thương mại, dự án hợp tác đầu tư
mới ký kết; các loại hình dịch vụ mới xuất hiện
như dịch vụ cho thuê chú rể, dịch vụ trông người
ốm tại các bệnh viện đều đã được cập nhật và
đưa vào giáo trình giảng dạy. Tiếp đến là sự
phong phú của các loại hình bài tập, từ ít đến
nhiều, từ đơn giản đến phức tạp, thêm vào đó ở
giai đoạn học nâng cao, sinh viên đã có trình độ
tiếng Việt nhất định, có nhiều kinh kiệm xử lý các
dạng bài tập trên lớp, cho nên các em hoàn toàn có
thể tiếp thu những phương pháp linh hoạt hơn.
Giáo viên lên lớp tuân thủ theo nguyên tắc này, sẽ
tăng thêm tính chủ động của sinh viên, làm cho
các em càng có thêm cơ hội và thời gian đưa ra
quan điểm của mình, không khí lớp học nhờ đó
Tiu ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài
396
cũng thoải mái hơn.
3. Một số phương pháp dạy nghe bản tin
Phương pháp dạy nghe bản tin được quyết định
dựa trên nguyên tắc giảng dạy môn học này,
chúng tôi tạm đưa ra một số phương pháp sau đây:
3.1. Tốc độ lên lớp nhanh
Giáo viên khi lên lớp phải phát huy tối đa vai
trò là “người đưa đường”, phải nắm vững yêu cầu
về mặt thời gian. Nếu lựa chọn tài liệu giảng dạy
có quá nhiều từ mới, nội