Một số nhân tố chủ quan tác động đến kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội

Tóm tắt. Kết quả nghiên cứu thực trạng kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ trên 89 nhân viên công tác xã hội làm việc tại các trung tâm nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tự kỉ ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy sự vận dụng một số kĩ năng tham vấn cơ bản của nhân viên công tác xã khi tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ đã tương đối phù hợp. Tuy nhiên, một số kĩ năng còn có một số hạn chế nhất định. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về mối tương quan giữa một số nhân tố chủ quan tác động đến kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội cho thấy, tương quan giữa kĩ năng tham vấn với các nhân tố chủ quan là mối tương quan thuận và khá chặt chẽ. Trong mối tương quan đó, sự gắn kết chặt nhất, có tác động, ảnh hưởng nhất là tương quan giữa kĩ năng tham vấn với sự say mê, hứng thú với công việc của nhân viên công tác xã hội.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nhân tố chủ quan tác động đến kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0026 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 11-20 This paper is available online at MỘT SỐ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TÁC ĐỘNG ĐẾN KĨ NĂNG THAM VẤN CHO GIA ĐÌNH TRẺ TỰ KỈ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI Nguyễn Hiệp Thương Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Kết quả nghiên cứu thực trạng kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ trên 89 nhân viên công tác xã hội làm việc tại các trung tâm nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tự kỉ ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy sự vận dụng một số kĩ năng tham vấn cơ bản của nhân viên công tác xã khi tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ đã tương đối phù hợp. Tuy nhiên, một số kĩ năng còn có một số hạn chế nhất định. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về mối tương quan giữa một số nhân tố chủ quan tác động đến kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội cho thấy, tương quan giữa kĩ năng tham vấn với các nhân tố chủ quan là mối tương quan thuận và khá chặt chẽ. Trong mối tương quan đó, sự gắn kết chặt nhất, có tác động, ảnh hưởng nhất là tương quan giữa kĩ năng tham vấn với sự say mê, hứng thú với công việc của nhân viên công tác xã hội. Từ khóa: Kĩ năng tham vấn, gia đình trẻ tự kỉ, nhân viên Công tác xã hội, nhân tố tác động chủ quan. 1. Mở đầu Trong quá trình tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ, nhân viên công tác xã hội vận dụng nhiều kĩ năng tham vấn như: Kĩ năng thiết lập mối quan hệ; Kĩ năng lắng nghe; kĩ năng đặt câu hỏi; kĩ năng thấu hiểu; kĩ năng phản hồi; kĩ năng cung cấp thông tin; kĩ năng đương đầu, kĩ năng vận động kết nối nguồn lực. . . Có một số kĩ năng được nhân viên công tác xã hội vận dụng thành thạo trong quá trình tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ như kĩ năng lắng nghe; kĩ năng đặt câu hỏi; kĩ năng phản hồi. Tuy nhiên, khi vận dụng một số kĩ năng tham vấn như kĩ năng thiết lập mối quan hệ; kĩ năng cung cấp thông tin; kĩ năng vận động kết nối nguồn lực thì nhân viên công tác xã hội gặp một số trở ngại, hạn chế nhất định [17]. Sự trở ngại, khó khăn , hạn chế trong việc vận dụng một số kĩ năng tham vấn trong hoạt động tham vấn đã được một số tác giả đề cập đến trong một số nghiên cứu. Tác giả Hoàng Anh Phước cho rằng có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng tham vấn là nhóm yếu tố thuộc về chủ thể tham vấn và nhóm các yếu tố bên ngoài [12, 14]; Tác giả Bùi Thị Xuân Mai chỉ ra 4 nhóm yếu tố có những tác động nhất định tới kĩ năng tham vấn gồm: Sự yêu thích công việc; thâm niên công tác và tuổi đời; chuyên môn được đào tạo; nền tảng kiến thức, kĩ năng tham vấn được tập huấn [8]. Trong nghiên cứu “Thực trạng kĩ năng tham vấn chuyên biệt cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội”, Tạp chí Tâm lí học xã hội, số tháng 8/2015, Tr .105-111, nhóm tác giả cũng chỉ ra kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội chịu sự tác động nhất định của một số các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan [17]. Ngày nhận bài: 4/1/2016. Ngày nhận đăng: 22/4/2016. Liên hệ: Nguyễn Hiệp Thương , e-mail: nguyenhiepthuong@gmail.com 11 Nguyễn Hiệp Thương Do vậy, để có thể nâng cao kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội trước hết cần phải tìm hiểu những biểu hiện của một số nhân tố chủ quan, khách quan sau đó phân tích tác động của các nhân tố này đến kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội, từ đó củng cố thêm những luận chứng cho việc đề xuất một số biện pháp tác động nâng cao kĩ năng tham vấn cho nhân viên công tác xã hội khi tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến một số nhân tố chủ quan tác động đến kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm “Kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội” Kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội là sự vận dụng kinh nghiệm, tri thức chuyên môn và thái độ nghề nghiệp phù hợp để hỗ trợ các cá nhân trong gia đình trẻ tự kỉ, giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi một cách tích cực và tìm kiếm các giải pháp giải quyết vấn đề của mình một cách hiệu quả. 2.2. Thực trạng kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội 2.2.1. Thực trạng kĩ năng tham vấn cơ bản cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội Biểu đồ 1. Thực trạng kĩ năng tham vấn cơ bản cho gia đình TTK của NVCTXH (ĐTB) Kết quả nghiên cứu thực trạng KNTV cơ bản cho gia đình TTK cho thấy, khi đánh giá về KNTV của bản thân, NVCTXH đã đánh giá khá cao những KNTV cơ bản của mình khi tham vấn cho gia đình TTK, thể hiện ở chỗ: ĐTB cao nhất là 6,0 thì trong 5 thang đo đánh giá KNTV cho gia đình TTK các NVCTXH đã đánh giá các kĩ năng của mình thấp nhất là 4,35 điểm (kĩ năng phản hồi) và cao nhất là 4,72 (kĩ năng thấu hiểu). Ở nghiên cứu này, các NVCTXH đánh giá cao kĩ năng thấu hiểu, kĩ năng hỏi, 2 nhóm kĩ năng thiết lập mối quan hệ và kĩ năng lắng nghe đứng vị trí thứ ba và thứ tư, kĩ năng phản hồi là kĩ năng yếu nhất so với 4 nhóm kĩ năng trên. Tuy vậy, ĐTB của nhóm yếu nhất này cũng nằm ở mức cao như đã phân tích ở trên. Kết quả đánh giá mức độ KNTV cơ bản cho gia đình TTK cho thấy, đa số NVCTXH có KNTV ởmức độ khá (67,4%), mức trung bình và mức tốt gần tương đương nhau (lần lượt là 16,9% và 15,7%). Xét một cách tổng quát không có NVCTXH nào trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi có nhóm KNTV cơ bản ở mức độ yếu, kém, và tương tự như vậy, cũng không có NVCTXH nào có 12 Một số nhân tố chủ quan tác động đến kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên... KNTV cơ bản ở mức rất tốt. Tuy nhiên, khi xét riêng từng nhóm KNTV thì ở nhóm kĩ năng thiết lập mối quan hệ có 2,2% NVCTXH ở mức yếu, cũng là con số đó nằm ở nhóm kĩ năng hỏi. Song, có một điều thú vị là ở nhóm kĩ năng hỏi có 2,2% số NVCTXH đánh giá KNTV của mình đạt mức yếu, thì bù lại có 1,1% đánh giá kĩ năng này đạt mức rất tốt. Số lượng đạt mức rất tốt 1,1% cũng đã được lặp lại ở kĩ năng thấu hiểu. Nhóm kĩ năng thấu hiểu không có NVCTXH nào đạt mức yếu. Bảng 1. Mức độ KNTV cơ bản cho gia đình TTK của NVCTXH (ĐTB) Các KNTV cơ bản Mức độ KNTV cơ bản Kém Yếu Trung bình Khá Tốt Rất tốt 1. Kĩ năng thiết lập mối quan hệ 0,0 2,2 13,5 61,8 22,5 0,0 2. Kĩ năng hỏi 0,0 2,2 14,6 62,9 19,1 1,1 3. Kĩ năng lắng nghe 0,0 1,1 22,5 44,9 31,5 0,0 4. Kĩ năng thấu hiểu 0,0 0,0 20,2 62,9 15,7 1,1 5. Kĩ năng phản hồi 0,0 0,0 48,3 33,7 18,0 0,0 Nhóm KNTV cơ bản 0,0 0,0 16,9 67,4 15,7 0,0 2.2.2. Thực trạng kĩ năng tham vấn chuyên biệt cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội Kết quả nghiên cứu thực trạng KNTV chuyên biệt cho gia đình TTK cho thấy, khi đánh giá về KNTV của bản thân, NVCTXH cũng đánh giá khá cao những KNTV chuyên biệt của mình khi tham vấn cho gia đình TTK, điều này thể hiện ở chỗ: ĐTB cao nhất là 5,0 thì trong 5 thang đo đánh giá KNTV chuyên biệt cho gia đình TTK các NVCTXH đã đánh giá các kĩ năng chuyên biệt của mình thấp nhất là 3,74 điểm (nhóm kĩ năng phát hiện sớm) và cao nhất là 4,46 (nhóm kĩ năng can thiệp). Biểu đồ 2. Thực trạng KNTV chuyên biệt cho gia đình TTK của NVCTXH (ĐTB) Ghi chú: 1. Kĩ năng phát hiện sớm 2. Kĩ năng cung cấp thông tin 3. Kĩ năng đương đầu 4. Kĩ năng can thiệp 5. Kĩ năng vận động và kết nối nguồn lực Kết quả hiện thị ở biểu đồ trên cho thấy, các NVCTXH đã đánh giá cao kĩ năng can thiệp, kĩ năng đương đầu, 2 nhóm kĩ năng cung cấp thông tin và kĩ năng vận động – kết nối nguồn nhân 13 Nguyễn Hiệp Thương lực đứng vị trí thứ 3 và thứ 4, kĩ năng phát hiện sớm là kĩ năng yếu nhất so với 4 nhóm kĩ năng còn lại và là kĩ năng duy nhất nằm ở mức trung bình. 2.3. Tác động của các nhân tố chủ quan đến kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội 2.3.1. Sự say mê, hứng thú với công việc của nhân viên công tác xã hội Sự say mê, hứng thú với công việc có vai trò cực kì quan trọng trong hoạt động của con người nói chung, nghề tham vấn tâm lí nói riêng. Khi say mê, hứng thú với công việc sẽ làm nảy sinh tính tích cực trong hoạt động nghề nghiệp của NVCTXH, có thể làm tăng sức làm việc, kích thích và nảy sinh khát vọng hành động và hành động một cách sáng tạo trong nghề tham vấn tâm lí. G.I. Sukina đã nhận xét rằng, “Hứng thú nhận thức làm cho con người có óc tìm tòi và khao khát tri thức, khao khát được lao động, lao động không mệt mỏi, đầy sáng tạo, có sáng kiến, kiên trì và yêu lao động. Hứng thú làm cho con người cảm thấy đầy đủ và hạnh phúc” Hoặc như Macxim Gorki nói: “Nếu con người yêu thích công việc của mình thì dù việc ấy là đơn giản cũng có thể trở thành sáng tạo” [5]. Khảo sát thực tiễn về sự say mê, hứng thú với công việc của NVCTXH được trình bày ở bảng sau: Bảng 2. Sự say mê, hứng thú với công việc của NVCTXH Những biểu hiện ĐTB Thứ bậc Phương án trả lời (%) Hoàn toàn sai Phần lớn sai Phần lớn đúng Hoàn toàn đúng 1. Tôi hăng hái, nhiệt tình tham gia các cuộc tranh luận về các vấn đề chuyên môn liên quan đến nghề nghiệp của mình 3,38 3 1,1 2,2 53,9 42,7 2. Càng đi sâu vào chuyên môn, tôi càng thấy hứng thú với công việc mình đang làm 3,11 7 0,0 20,2 48,3 31,5 3. Tôi xác định mục tiêu rõ ràng và làm việc hết mình để đạt được mục tiêu đó 3,25 4 0,0 3,4 68,5 28,1 4. Tôi cảm thấy công việc đang làm không có gì hấp dẫn đối với tôi* 3,45 2 0,0 3,4 48,3 48,3 5. Tôi luôn cố gắng hết sức để hoàn thành tốt công việc được giao 3,13 5 0,0 19,1 48,3 32,6 6. Càng ngày tôi càng nhận ra rằng, mình đã sai lầm khi quyết định làm công việc hiện nay* 3,12 6 0,0 3,4 80,9 15,7 7. Trong công việc, tôi cố gắng đạt được tất cả những gì trong khả năng của mình 3,48 1 0,0 6,7 38,2 55,1 Nhóm sự say mê, hứng thú với công việc 3,28 Ghi chú: Những mệnh đề có dấu * được tính điểm ngược với những mệnh đề còn lại Điểm thấp nhất = 1; điểm cao nhất = 4; điểm càng cao, NVCTXH càng say mê, hứng thú với công việc. 14 Một số nhân tố chủ quan tác động đến kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên... Kết quả ở bảng trên cho thấy sự say mê, hứng thú với nghề nghiệp của NVCTXH về tổng thể ở mức độ trung bình với ĐTB là 3,28. Trong các biểu hiện về sự say mê, hứng thú nghề nghiệp của NVCTXH thì biểu hiện “Trong công việc, tôi cố gắng đạt được tất cả những gì trong khả năng của mình” có ĐTB cao nhất (3,48). Biểu hiện cao thứ hai là công việc tham vấn tâm lí cho cha mẹ TTK thực sự hấp dẫn với NVCTXH. Trong tham vấn cho cha mẹ TTK, nếu cảm thấy công việc này thực sự hấp dẫn sẽ lôi cuốn NVCTXH phát huy được tốt nhất những điểm mạnh của bản thân và giúp họ vượt qua những áp lực của công việc này qua đó nâng cao được KNTV của bản thân. Biểu hiện xếp thứ ba về sự say mê, hứng thú với công việc của NVCTXH là “Tôi hăng hái, nhiệt tình tham gia các cuộc tranh luận về các vấn đề chuyên môn liên quan đến nghề nghiệp của mình”. Biểu hiện này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao KNTV cho NVCTXH bởi lẽ, khi họ hăng hái, nhiệt tình tham gia các cuộc tranh luận về các vấn đề chuyên môn liên quan đến nghề nghiệp của mình sẽ giúp cho họ nhận thức rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân liên quan đến hoạt động tham vấn cho gia đình TTK, qua đó học hỏi được kiến thức, KNTV cho gia đình TTK từ các chuyên gia, đồng nghiệp thậm chí từ chính thân chủ của mình”. 2.3.2. Kiến thức chuyên môn được đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn Kết quả của sự thực hiện tham vấn nói chung và KNTV nói riêng chịu sự chi phối khá nhiều nét tâm lí cá nhân đặc biệt là hứng thú nghề nghiệp tham vấn của NVCTXH như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, các nhân tố đó không thể quyết định cho tay nghề của NVCTXH, nếu họ không có được nền tảng kiến thức chuyên môn về tham vấn. Y.Anthony cho rằng, những người thực hiện tham vấn cần được trang bị kiến thức về tham vấn một cách bài bản, hệ thống. Những kiến thức nền tảng mà người trợ giúp cần có là kiến thức về xã hội, đặc biệt là kiến thức về hành vi con người, về tâm lí phát triển người nói chung và những đối tượng mà họ trợ giúp nói riêng, những hiểu biết về sự định hướng nghề nghiệp (lịch sử, quy định dạo đức tham vấn). Đào tạo tham vấn là dạng đào tạo tay nghề, cho nên cần được chú trọng tới khía cạnh thực hành, đặc biệt là thực hành dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn. Nội dung chương trình đào tạo phải khoa học, cân đối giữa lí thuyết và thực hành kĩ năng, bám sát thực tiễn học đường là điều kiện để NVCTXH tích lũy được các KNTV cơ bản, có hiểu biết đầy đủ về các kĩ năng và cơ sở để thực hiện kĩ năng một cách thành thạo và linh hoạt. Nội dung chương trình đào tạo, tập huấn cũng cần lưu ý tới việc cung cấp cho người học những phương pháp tiếp cận khác nhau trong tham vấn. Tuy nhiên, cần có sự sử dụng phối hợp linh hoạt trong những tình huống khác nhau. Theo Y.Anthonny (1999), nhà tham vấn không nên định khuôn trong một cách tiếp cận nào, bởi không có cách tiếp cận nào đưa ra một hướng đi đúng đắn nhất cho một tập hợp các vấn đề phức tạp của con người. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay chưa có một chương trình đào tạo chính thức và đầy đủ cho ngành tham vấn đối với NVCTXH, chưa có các tổ chức nghề nghiệp của những người làm tham vấn cho cha mẹ trẻ mắc hội chứng tự kỉ và chưa có những chính sách cũng như tiêu chuẩn của quốc gia cho hoạt động tham vấn này, chính vì vậy trình độ KNTV của NVCTXH có những hạn chế nhất định. Kết quả được hiển thị ở Bảng 2 cho thấy, về tổng thể kiến thức chuyên môn được đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn của NVCTXH ở mức độ trung bình với ĐTB là 3,26. Có sự chênh lệch giữa các biểu hiện trong đó NVCTXH năm vững các nguyên tắc đạo đức của nghề tham vấn tâm lí với ĐTB là 3,51. Đây chính là nền tảng kiến thức rất quan trọng đối với NVCTXH để có thể đảm bảo được lợi ích của thân chủ cũng như bảo vệ uy tín nghề nghiệp cho các trung tâm nuôi dạy trẻ tự kỉ. Bởi lẽ, Tham vấn là một nghề trợ giúp cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỉ, họ bị bất ổn về tâm lí, việc không tuân thủ các chuẩn mực đạo đức không những không giúp được họ mà có thể còn làm phương hại đối với họ. NVCTXH cần ở một mức độ nhất định có quyền lực trong quan hệ tham vấn, việc lạm dụng quyền lực là trái với đạo đức. Khi hành nghề, ngoài các đòi hỏi về năng lực, phẩm chất nhà tham vấn phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. 15 Nguyễn Hiệp Thương Bảng 3. Kiến thức chuyên môn được đào tạo, kinh nghiệm thực tiễn của NVCTXH Những biểu hiện ĐTB Thứ bậc Phương án trả lời (%) Hoàn toàn sai Phần lớn sai Phần lớn đúng Hoàn toàn đúng 1. Tôi được trang bị các kiến thức tham vấn một cách bài bản, hệ thống 3,21 3 0,0 7,9 62,9 29,2 2. Tôi có các kiến thức chuyên sâu về tâm lí học phát triển 3,18 5 0,0 5,6 70,8 23,6 3. Tôi có các kĩ năng thực hành làm việc với gia đình trẻ tự kỉ 3,19 4 1,1 9,0 59,6 30,3 4. Tôi có các kiến thức cơ bản về tham vấn tâm lí cho gia đình trẻ tự kỉ 3,11 7 1,1 9,0 67,4 22,5 5. Tôi nắm vững các nguyên tắc đạo đức của nghề tham vấn tâm lí 3,51 1 0,0 4,5 40,4 55,1 6. Tôi sử dụng thành thạo các kĩ năng cơ bản của tham vấn tâm lí 3,46 2 0,0 2,2 49,4 48,3 7. Tôi sử dụng thành thạo các kĩ năng tham vấn chuyên biệt cho gia đình trẻ tự kỉ 3,13 6 0,0 14,6 57,3 28,1 Nhóm kiến thức, kinh nghiệm 3,26 Ghi chú: Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 4; điểm càng cao, NVCTXH càng say mê, hứng thú với công việc. Xếp thứ 2 là NVCTXH sử dụng thành thạo các KNTV cơ bản với ĐTB là 3,46 và đạt mức trung bình. Đây là biểu hiện rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tham vấn cho cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỉ bởi lẽ các KNTV cơ bản như kĩ năng lắng nghe, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng thấu cảm, kĩ năng phản hồi và diễn đạt lại mà NVCTXH nắm vững sẽ giúp cho họ thành công bước đầu trong việc hỗ trợ cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỉ. Biểu hiện xếp vị trí thứ 3 là “Tôi được trang bị các kiến thức tham vấn một cách bài bản, hệ thống” nhưng cũng ở mức trung bình với ĐTB là 3,21. Việc trang bị kiến thức tham vấn một cách bài bản, hệ thống sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hình thành KNTV cho NVCTXH khi làm việc với cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỉ. PVS một cán bộ ở trung tâm Ánh Sao chị cho biết: “Em tốt nghiệp ngành CTXH của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trong quá trình học ở trường em được học môn tham vấn, môn tham vấn trẻ em và gia đình nên em cũng hiểu những vấn đề cơ bản về tham vấn, tuy chưa sâu nhưng điều này cũng giúp em có được kiến thức ban đầu để khi em làm ở trung tâm này em có điều kiện vận dụng để nâng cao KNTV cho cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỉ”. 2.3.3. Tính tích cực, chủ động Trong nhóm các nhân tố chủ quan thì tính tích cực, chủ động là nhâ tố quan trọng tác động đến việc hình thành KNTV của NVXTXH. Tính tích cực, chủ động giúp NVCTXH luôn nỗ lực tìm tòi, vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào quá trình tham vấn cho cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỉ. 16 Một số nhân tố chủ quan tác động đến kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên... Bảng 4. Tính tích cực, chủ động của NVCTXH Những biểu hiện ĐTB Thứ bậc Phương án trả lời (%) Hoàn toàn sai Phần lớn sai Phần lớn đúng Hoàn toàn đúng 1. Công việc càng khó khăn, tôi càng tích cực, nỗ lực thực hiện và đạt được kết quả đáng khích lệ 3,63 4 0,0 1,1 35,2 63,6 2. Mỗi khi gặp thất bại, tôi thường tự nhủ sẽ phải cố gắng hơn 3,75 1 0,0 0,0 24,7 75,3 3. Tôi thường chủ động, cố gắng tìm phương án giải quyết khó khăn xảy ra với mình 3,67 2 0,0 0,0 32,6 67,4 4. Trước khi làm việc gì, tôi thường lên kế hoạch thực hiện cụ thể 3,67 2 0,0 0,0 32,6 67,4 5. Tôi luôn sẵn sàng và ứng phó được đối với những thay đổi ngoài kế hoạch 3,24 6 3,4 6,7 52,8 37,1 6. Tôi là người làm việc năng nổ, không ngại khó và chủ động, sáng tạo trong công việc 3,58 5 0,0 1,1 39,3 59,6 Nhóm tích cực, chủ động 3,59 Ghi chú: Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 4; điểm càng cao, NVCTXH càng tích cực, chủ động trong cuộc sống. Nhìn chung tính tích cực, chủ động của NVCTXH trong quá trình tham vấn cho cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỉ ở mức trung bình với ĐTB là 3,59. Trong đó biểu hiện cao nhất của tính tích cực, chủ động của NVCTXH là “Mỗi khi gặp thất bại, tôi thường tự nhủ sẽ phải cố gắng hơn” với ĐTB là 3,75. Trong tham vấn cho gia đình TTK, việc thất bại là điều khó tránh khỏi đặc biệt là với những NVCTXH mới vào nghề, tuy nhiên điều quan trọng nhất là họ đã biết tự bản thân phải cố gắng hơn để sữa chữa những điểm yếu của bản thân giúp họ thành công hơn trong nghề nghiệp phức tạp này. PVS một cán bộ của Trung tâm phát triển Giáo dục đặc biệt thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, anh cho biết “Tuần trước em có làm một ca tham vấn cho mẹ của một TTK ở đây khi cô ấy hỏi em về chính sách hỗ trợ của nhà nước dành cho TTK em đã lúng túng không biết trả lời thế nào cuối cùng em đã hẹn trả lời cô ấy vào tuần này, em đã tích cực tìm đọc và hỏi chuyên gia để có thể giải đáp chính xác cho cô ấy”. Có hai biểu hiện liên quan đến tích tích cực, chủ động của NVCTXH có ĐTB như nhau đó là “Tôi thường chủ động, cố gắng tìm phương án giải quyết khó khăn xảy ra với mình” và “Trước khi làm việc gì, tôi thường lên kế hoạch thực hiện cụ thể” với ĐTB là 3,67. Việc NVCTXH chủ động, cố gắng tìm phương án giải quyết khó khăn với mình tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao KNTV cho họ cũng như trước khi làm việc gì, NCTXH thường lên kế hoạch cụ thể sẽ tránh được sai lầm trong tham vấn cho gia đình TTK, từ đó sẽ nâng cao được KVTV khi tham vấn cho gia đình TTK. 17 Nguyễn Hiệp Thương 2.4. Tương quan giữa kĩ năng tham vấn cho gia đình trẻ tự kỉ của nhân viên công tác xã hội với các nhân tố tác động chủ quan Đánh giá một cách khái quát nhất, kết quả khảo sát thực tiễn được hiển thị ở sơ đồ 1 phản ánh mối tương quan tỉ lệ thuận có ý nghĩa thống kê từng đôi một của KNTV cho gia đình TTK của NVCTXH với sự say mê, hứng thú với công việc; kiến thức chuyên môn được đào tạo, kinh nghiệm thực tiễn; tính tích cực, chủ động của họ. Trong các cặp tương quan này, chúng tôi nhận thấy mối tươn
Tài liệu liên quan