Một số nội dung tập huấn đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở tiểu học

1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của lập kế hoạch SHCM. - Lập kế hoạch SHCM nhằm: + Giúp tổ chức giáo dục (Tổ, nhóm chuyên môn – Trường và cụm trường) ý thức được sự thay đổi của môi trường và tạo điều kiện cho mọi thành viên thích ứng, đương đầu một cách hiệu quả với sự biến đổi đó. + Giúp tổ chức giáo dục ý thức đầy đủ về mục tiêu của hoạt động CM. + Làm rõ phương hướng hoạt động của tổ chức giáo dục, biến đơn vị thành một tổ chức biết học hỏi, biết hoàn thiện. + Tạo điều kiện tốt nhất để tổ chức giáo dục đánh giá ý nghĩa của đường lối, hành động đã cam kết. + Tạo điều kiện cho tổ chức giáo dục đánh giá được khả năng của chính mình và phối hợp hoạt động nhằm đạt mục tiêu chung. + Tạo cơ hội thúc đẩy, lôi kéo tất cả mọi người cùng hợp tác xây dựng và triển khai những quyết định quan trọng. + Xây dựng nền tảng cho việc ra quyết định đúng đắn, kịp thời. Cung cấp một khung chung để đánh giá kết quả hoạt động chuyên môn của tổ chức giáo dục. + Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong 4 chức năng của tổ chức giáo dục: Lập kế hoạch – Tổ chức – Lãnh đạo – Kiểm tra. + Giúp lựa chọn, xác định chương trình hành động trong tương lai nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nội dung tập huấn đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ NỘI DUNG TẬP HUẤN ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN Ở TIỂU HỌC 1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của lập kế hoạch SHCM. - Lập kế hoạch SHCM nhằm: + Giúp tổ chức giáo dục (Tổ, nhóm chuyên môn – Trường và cụm trường) ý thức được sự thay đổi của môi trường và tạo điều kiện cho mọi thành viên thích ứng, đương đầu một cách hiệu quả với sự biến đổi đó. + Giúp tổ chức giáo dục ý thức đầy đủ về mục tiêu của hoạt động CM. + Làm rõ phương hướng hoạt động của tổ chức giáo dục, biến đơn vị thành một tổ chức biết học hỏi, biết hoàn thiện. + Tạo điều kiện tốt nhất để tổ chức giáo dục đánh giá ý nghĩa của đường lối, hành động đã cam kết. + Tạo điều kiện cho tổ chức giáo dục đánh giá được khả năng của chính mình và phối hợp hoạt động nhằm đạt mục tiêu chung. + Tạo cơ hội thúc đẩy, lôi kéo tất cả mọi người cùng hợp tác xây dựng và triển khai những quyết định quan trọng. + Xây dựng nền tảng cho việc ra quyết định đúng đắn, kịp thời. Cung cấp một khung chung để đánh giá kết quả hoạt động chuyên môn của tổ chức giáo dục. + Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong 4 chức năng của tổ chức giáo dục: Lập kế hoạch – Tổ chức – Lãnh đạo – Kiểm tra. + Giúp lựa chọn, xác định chương trình hành động trong tương lai nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. + Tạo ra tính phối hợp nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức giáo dục. + Làm giảm tính bất ổn định, chồng chéo tạo điều kiện cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao (nếu không có kế hoạch thì cũng không có cả kiểm tra). - Trong hoạt động chuyên môn nhà trường có rất nhiều loại kế hoạch. Song có các loại kế hoạch cơ bản sau: + Kế hoạch trường và cụm trường (SHCM giữa các trường) + Kế hoạch chuyên môn nhà trường (Ban giám hiệu) + Kế hoạch tổ khối (Tổ trưởng) + Kế hoạch cá nhân. 2. Quy trình chung xây dựng bản kế hoạch SHCM cho năm học: B1: Lập dự thảo SHCM Thu thập xử lí thông tin. Xác định các mục tiêu và nhiệm vụ cho năm học mới. Xây dựng yêu cầu và các chỉ tiêu. Xác đinh các biện pháp thực hiện. Dự kiến bố trí công việc và thời gian thực hiện. B2: Thông qua, lấy ý kiến đóng góp của tập thể. B3: Điều chỉnh, hoàn thiện chỉnh lí dự thảo kế hoạch. B4: Gửi dự thảo cho Hiệu trưởng phê duyệt. B5: Công bố và thực hiện kế hoạch. 3. Cấu trúc xây dựng bản kế hoạch SHCM tổ/nhóm chuyên môn năm học. 3.1/ Xác định các căn cứ (cơ sở pháp lí) 3.2/ Các nội dung chính: - Đặc điểm tình hình: (Thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức) - Các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản. - Các biện pháp thực hiện từng nhiệm vụ. - Xác định lịch trình thực hiện và cách thức kiểm tra, kiểm soát. - Những đề xuất. 3.3/ Hình thức trình bày 1 bản kế hoạch: Phần 1: Thể thức hành chính bao gồm: Tên chủ thể của kế hoạch (Trường->Tổ), Quốc hiệu, Thời gian, Tên văn bản. Phần 2: Nội dung chính gồm 5 nội dung (như mục 3.2) Phần 3: Chủ thể lập kế hoạch ký tên và Hiệu trưởng phê duyệt. Ví dụ TRƯỜNG TIỂU HỌC TỔ CỘNG HÒA XÃ HỌI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc , ngàythángnăm. KẾ HOẠCH. Căn cứ Căn cứ Tổ. I. Đặc điểm tình hình: 1/ Bối cảnh năm học 2/ Thuận lợi (Điểm mạnh/thời cơ) 3/ Khó khăn (Điểm yếu/thách thức) II. Các mục tiêu năm học: Mục tiêu 1: Mục tiêu 2 Mục tiêu 3: III. Các nhiệm vụ, chỉ tiêu và biện pháp thực hiện: 1/ Nhiệm vụ 1: Các chỉ tiêu: Các biện pháp: 2/ Nhiệm vụ 2: Các chỉ tiêu: Các biện pháp: . IV. Lịch trình thực hiện kế hoạch: Thời gian ND công việc Chỉ tiêu/kết quả Người phụ trách Nguồn lực Ghi chú (điều chỉnh) Từđến.. Từđến.. V. Những đề xuất: 1.. 2. Phê duyệt Tổ trưởng (Hiệu trưởng kí tên, đóng dấu) (kí tên) 4. Chu trình quản lí xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chuyên môn: Xây dựng kế hoạch Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch Tổ chức triển khai kế hoạch Chỉ đạo thực hiện kế hoạch 5. Hình thức SHCM trong nhà trường gồm: 5.1/ SHCM theo chuyên đề. 5.2/ SHCM theo nghiên cứu bài học. 5.1/ SHCM theo chuyên đề: a) Lựa chọn nội dung SHCĐ đảm bảo các nguyên tắc sau: - Bắt nguồn từ việc giải quyết các vấn đề khó hoặc các vấn đề mới phát sinh. - Nội dung SHCĐ phải mang tính phổ biến và khả thi. - Đảm bảo nguồn nhân lực, CSVC để thực hiện được chuyên đề. b) Quy trình SHCĐ: Giai đoạn 1: Lập kế hoạch: Xác định tên chuyên đề. Mô tả hành động. Cơ sở đặt vấn đề. Phát thảo các câu hỏi nghiên cứu. Lập kế hoạch thu thập tài liệu. Xác định thời gian thực hiện, tổ chức phân công thực hiện. Giai đoạn 2: Triển khai kế hoạch SHCĐ: Thực hiện từng hành động. Ghép các hành động đã thực hiện. Quan sát và thu thập thong tin về kết quả. Giai đoạn 3: Phân tích và chiêm nghiệm: Phân tích số liệu. Chiêm nghiệm kết quả và quá trình. Trình bày các câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Đặt ra các câu hỏi mới. 5.2/ SHCM theo nghiên cứu bài học. *SHCM theo nghiên cứu bài học (NCBH) là gì? Khái niệm: Thuật ngữ NCBH (Tiếng Anh là Lesson Study hoặc Lesson Reearrch) dùng để chỉ một quá trình nghiên cứu, học hỏi từ thực tế của một nhóm hay nhiều giáo viên trong một nhà trường nhằm đáp ứng tốt nhất việc học có chất lượng của từng học sinh. NCBH có trọng tâm là nghiên cứu việc học của học sinh thông qua từng chủ đề, bài học, môn học, lớp học cụ thể. Để tìm hiểu học sinh học như thế nào? GV cần phải làm gì để HS học tập thực sự và có hiệu quả. * 5 nguyên tắc trao đổi, chia sẻ trong SHCM: - Từ bỏ thói quen quan sát và đánh giá người dạy. - Nội dung trao đổi tập trung vào hoạt động học của học sinh. - Lắng nghe, tôn trọng sự khác biệt trong việc suy ngẫm bài học. - Mỗi thành viên của tổ/nhóm chuyên môn đều có ý kiến riêng. - Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh họa trong SHCM theo nghiên cứu bài học. * Kĩ năng trao đổi, chia sẻ trong SHCM - Kĩ năng lắng nghe tích cực. - Không phát biểu chung chung. - Không rút ra kết luận thống nhất chung của buổi thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ. Nên nhấn mạnh lại các vấn đề nổi bậc, đáng quan tâm. * Kĩ năng chủ trì, điều hành thảo luận trong SHCM: - Định hướng thảo luận, tập trung vào những tình huống thực tế. - Hướng mọi người tham gia vào hoạt động quan tâm đến chủ yếu đối tượng là học sinh. - Tạo cơ hội cho tất cả những người tham dự được phát biểu: Nên bắt đầu từ người ít tuổi, ít kinh nghiệm phát biểu trước. Người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm phát biểu sau. - Gợi ý thảo luận khi SHCM. - Kĩ năng ra quyết định; giải quyết các ý kiến trái chiều, xung đột, hóa giải để đi đến điểm chung. - Tôn trọng sự phát biểu đa chiều của mọi người. - Không nhất thiết tổng kết buổi thảo luận mà khuyến khích mỗi GV tự phát triển khả năng tổng kết của mình. * Sự khác nhau giữa SHCM truyền thống và SHCM theo NCBH SHCM truyền thống SHCM theo NCBH 1. Mục đích - Đánh giá, xếp loại giờ dạy - Tạo cơ hội để cho GV học tập lẫn nhau. Tìm giải pháp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. - Tập trung vào hđ dạy của GV - Tập trung vào hđ học của HS. - Thống nhất cách dạy để GV cùng thực hiện - Mỗi GV tự rút ra bài học để áp dụng vào bài học hằng ngày. 2. Thiết kế bài dạy - Một GV thiết kế và dạy minh họa. - Một nhóm GV thiết kế rồi giao cho một GV dạy minh họa. - Thực hiện theo đúng nd, quy trình, các bước thiết kế theo quy định. - Căn cứ vào trình độ HS để lựa chọn nd, pp, quy trình cho phù hợp. 3. Người dạy minh họa - Dạy theo kiến thức có trong SGK, PPDH theo sách GV. - Điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với việc học của học sinh. - Thực hiện tiến trình giờ học theo đúng quy trình chung. - Thực hiện tiến trình giờ học linh hoạt, sáng tạo dựa trên khả năng của HS. 4. Vấn đề quan tam của người dự - Việc dạy của GV (kiến thức, ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ của GV, kiến thức dạy học, nề nếp học tập của HS, quy trình, khâu, bước, thiếu, thừa kiến thức, trình bày bảng) - Việc học của từng HS (khi nào HS học thực sự, khi nào ngừng học ? Thái độ sư phạm của HS ? Nhận thức của HS ? Các mối quan hệ dạy-học, chất lượng việc học, nguyên nhân, giải phápHọc hỏi được điều gì từ phân tích chia sẻ trên.. 5. Ghi chép chủ yếu khi dự giờ - Nội dung, tiến trình giờ dạy, sai sót hạn chế của GV. Ít khi hoặc không quay phim giờ dạy. - Ghi chép các tình huống học tập của HS trong bài học và những điều suy ngẫm. Quay phim, chụp ảnh giờ dạy để phân tích việc học của HS 6. Thảo luận sau dự giờ - Đánh giá, nhận xét rút kinh nghiệm việc dạy của GV minh họa, đưa ra cách dạy khác một cách chủ quan, thiếu căn cứ thực tế, thống nhất PPDH cụ thể - Suy ngẫm và chia sẻ về thực tế việc học của HS, Suy đoán và lí giải các nguyên nhân; đưa ra cách giải quyết. Phân tích việc học cụ thể, có minh chứng trên phim ảnh và dựa vào ý định của GV dạy minh họa. - Thiếu sự đối thoại, lắng nghe trong thảo luận. - GV tự ghi nhận những gì hữu ích cho bản thân. 7. Thời lượng thảo luận sau dự giờ - Thường nhanh kết thúc khi các ý kiến đã “trùng nhau” hoặc đã thống nhất. - Khoảng 2 -> 2,5 giờ/buổi, sau đó GV tiếp tục tự suy ngẫm sau SHCM, trong công việc hằng ngày 8. Số lượng người nêu ý kiến - Thường ít và có ý kiến “đại diện” hoặc “giống ý kiến trước”. GV thường ngại đưa ra ý kiến riêng của mình, thiếu sự chú ý lắng nghe khi người khác phát biểu. - Nhiều ý kiến hơn. Ai cũng có ý kiến riêng và lắng nghe tích cực ý kiến người khác để học hỏi. 9. Cách nêu ý kiến chủ yếu - Nhận xét ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân (ý kiến thường chung chung); đưa ra cách dạy khác nhưng ít gắn với thực tế HS và ý định của GV dạy minh họa. - Chia sẻ khó khăn, nỗ lực của đồng nghiệp; suy ngẫm và chia sẻ: HS nào? Khi nào? Như thế nào? Thể hiện điều gì? Vì sao như vậy? Đã học được điều gì từ thực tế đó? Làm thế nào để thay đổi? - Người dự có thái độ đánh giá, thường chỉ ra những thiếu sót của bài dạy minh họa. - Ý kiến luôn gắn với thực tế việc học của HS và ý định của GV dạy minh họa. 10. Trách nhiệm giờ dạy - Bài dạy là của riêng GV dạy minh họa; chịu trách nhiệm chính; người dự đánh giá kết quả việc dạy là chủ yếu. Thường đối chiếu kết quả: Đã làm được gì? - Bài dạy là chung của mọi người; không đánh giá kết quả mà cùng nghiên cứu và học hỏi. Suy ngẫm, chia sẻ về quá trình: Đã làm như thế nào? Lưu ý: Các thầy cô tìm đọc thêm: - Tài liệu Tập huấn Đổi mới sinh hoạt chuyên môn (Dùng cho cán bộ quản lí, giáo viên Tiêu học) do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn.
Tài liệu liên quan