Là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định
hướng quá trình đầu tư bằng một hệ thống
đồng bộ các biện pháp nhằm đạt được hiện
quả kinh tế xã hội cao trong những điều kiện
cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng
tạo những quy luật kinh tế khách quan nói
chung và quy luật vận động đặc thù của đầu
tư nói riêng
45 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề chung về quản lý dự án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
“QUẢN LÝ DỰ ÁN”
GS.TS. Bïi Xu©n Phong
Khoa Qu¶n trÞ kinh doanh 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
về Quản lý dự án
1.1. Khái niệm quản lý dự án
Là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định
hướng quá trình đầu tư bằng một hệ thống
đồng bộ các biện pháp nhằm đạt được hiện
quả kinh tế xã hội cao trong những điều kiện
cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng
tạo những quy luật kinh tế khách quan nói
chung và quy luật vận động đặc thù của đầu
tư nói riêng
Là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng ,
công cụ , kỹ thuật vào hoạt động dự án
nhằm đạt được những yêu cầu và mong
muốn từ dự án.
Là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều
phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá
trình phát triển của dự án từ khi bắt đầu
đến khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự án
hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi
ngân sách được duyệt và đạt được các yêu
câu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản
phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp
và điều kiện tốt nhất cho phép.
1.2. MÔ HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN
1. Mô hình trực tiếp quản lý thực hiện dự án:
chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án (tự sản
xuất, tự xây dựng, tự tổ chức giám sát và tự
chịu trách nhiệm trước pháp luật) hoặc chủ
đầu tư lập ra ban quản lý dự án để quản lý
việc thực hiện các công việc dự án theo sự
uỷ quyền.
Mô hình này thường được áp dụng cho
các dự án quy mô nhỏ, đơn giản về kỹ
thuật và gần với chuyên môn của chủ dự
án, đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực
chuyên môn kỹ năng và kinh nghiệm quản
lý dự án.
Để quản lý chủ đầu tư được lập và sử
dụng bộ máy có năng lực chuyên môn của
mình không lập ban quản lý dự án.
2. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án:
Chủ đầu tư giao cho ban quản lý điều
hành dự án chuyên ngành làm chủ nhiệm
điều hành hoặc thuê tổ chức có năng lực
chuyên môn để điều hành dự án.
Chủ đầu tư không đủ điều kiện trực tiếp
quản lý thực hiện dự án thì phải thuê tổ
chức chuyên môn hoặc giao cho ban quản
lý chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành
dự án; chủ đầu tư phải trình người có thẩm
quyền quyết định đầu tư phê duyệt tổ chức
điều hành dự án.
Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp
nhân có năng lực và có đăng ký về tư vấn
đầu tư và xây dựng.
3. Mô hình chìa khoá trao tay: nhà quản lý
không chỉ là đại diện toàn quyền của chủ
đầu tư chủ dự án mà còn là "chủ" của dự
án
Hình thức chìa khoá trao tay được áp dụng
khi chủ đầu tư được phép tổ chức đấu
thầu để chọn nhà thầu thực hiện tổng
thầu toàn bộ dự án từ khảo sát thiết kế,
mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến
khi bàn giao công trình đưa vào khai thác,
sử dụng. Tổng thầu thực hiện dự án có
thể giao thầu lại việc khảo sát, thiết kế
hoặc một phần khối lượng công tác xây
lắp cho các nhà thầu phụ
4. Mô hình tự thực hiện dự án: Chủ đầu tư
có đủ khả năng hoạt động sản xuất xây
dựng phù hợp với yêu cầu của dự án thì
được áp dụng hình thức tự thực hiện dự
án.
Hình thức tự thực hiện dự án chỉ áp
dụng đối với các dự án sử dụng vốn hợp
pháp của chính chủ đầu tư (vốn tự có, vốn
vay, vốn huy động từ các nguồn khác).
Khi thực hiện hình thức này, chủ đầu tư
phải tổ chức giám sát chặt chẽ việc sản
xuất, xây dựng và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về chất lượng sản phẩm, chất
lượng công trình xây dựng.
5. Mô hình quản lý dự án theo chức năng:
Mô hình quản lý này có đặc điểm
Dự án đầu tư được đặt vào một phòng
chức năng nào đó trong cơ cấu tổ chức
của doanh nghiệp (tuỳ thuộc vào tính chất
của dự án)
Các thành viên quản lý dự án được điều
động tạm thời từ các phòng chức năng
khác nhau đến và họ vẫn thuộc quyền
quản lý của phòng chức năng nhưng lại
đảm nhận phần việc chuyên môn của
mình trong quá trình quản lý điều hành dự
án
6. Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án:
Đây là mô hình quản lý mà các thành viên ban
quản lý dự án tách hoàn toàn khỏi phòng chức
năng chuyên môn, chuyên thực hiện quản lý
điều hành dự án theo yêu cầu được giao
7. Mô hình quản lý dự án theo ma trận: Mô
hình này kết hợp giữa mô hình quản lý dự án
theo chức năng và mô hình quản lý chuyên
trách dự án. Từ sự kết hợp này hình thành hai
loại ma trận: ma trận mạnh và ma trận yếu
Căn cứ lựa chọn mô hình quản lý dự án
Quy mô dự án,
Thời gian thực hiện,
Công nghệ sử dụng,
Độ bất định và rủi ro của dự án,
Địa điểm thực hiện dự án,
Nguồn lực và chi phí cho dự án,
Số lượng dự án thực hiện trong cùng thời
kỳ và tầm quan trọng của nó.
Ngoài ra cũng cần phân tích các tham
số quan trọng khác là phương thức thống
nhất các nỗ lực, cơ cấu quyền lực, mức độ
ảnh hưởng và hệ thống thông tin.
1.3 Mục tiêu chung của quản lý dự án
Đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các mục
tiêu của chiến lược phát triển KTXH trong
từng thời kỳ của quốc gia.
- Huy động đối đa sử dụng với hiệu quả cao
nhất các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài
nước, tận dụng và khai thác tốt các tiềm
năng và tài nguyên thiên nhiên, đất đai,
lao động và các tiềm năng khác, bảo vệ
môi trường sinh thái, chống mọi hành vi
tham ô, lãng phí trong sử dụng vốn đầu
tư và khai thác các kết quả của đầu tư.
- Đảm bảo quá trình thực hiện đầu tư, xây
dựng công trình theo quy hoạch kiến trúc
và thiết kế kỹ thuật được duyệt, đảm bảo
sự bền vững và mỹ quan, áp dụng công
nghệ xây dựng tiên tiến, đảm bảo chất
lượng và thời hạn xây dựng với chi phí
hợp lý.
Trên giác độ từng cơ sở, doanh nghiệp có
vốn đầu tư, nhằm đạt được hiệu quả kinh
tế tài chính cao nhất với chi phí vốn đầu
tư thấp nhất trong một thời gian nhất định
trên cơ sở đạt được các mục tiêu quản lý
của từng giai đoạn của từng dự án đầu tư.
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, mục tiêu chủ
yếu của quản lý là đảm bảo chất lượng và
mức độ chính xác của các kết quả nghiên
cứu, dự toán, tính toán.
Giai đoạn thực hiện đầu tư, mục tiêu chủ
yếu của quản lý là đảm bảo tiến độ, chất
lượng với chi phí thấp nhất.
Giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư là
nhanh chóng thu hồi đủ vốn đó bỏ ra và
có lời đối với các công cuộc đầu tư sản
xuất kinh doanh, hoặc đạt được hiệu quả
kinh tế xã hội cao nhất với chi phí thấp
nhất đối với các hoạt động đầu tư khác
1.4 Nhiệm vụ của công tác quản lý dự án:
- Xây dựng các chiến lược phát triển, kế
hoạch định hướng; cung cấp thông tin, dự
báo để hướng dẫn đầu tư. Xây dựng kế
hoạch định hướng cho các địa phương và
vùng lãnh thổ làm cơ sở hướng dẫn đầu
tư cho các nhà đầu tư.
- Xây dựng luật pháp: quy chế và các
chính sách quản lý đầu tư như luật xây
dựng, luật thuế, luật đầu tư, luật bảo vệ
môi trường, luật đất đai, luật đấu thầu...
- Tạo môi trường kinh tế thuận lợi và quy
định khuôn khổ pháp lý cho hoạt động
đầu tư thông qua các kế hoạch định
hướng, dự báo thông tin, luật pháp và
chính sách đầu tư.
- Xây dựng luật pháp: quy chế và các
chính sách quản lý đầu tư như luật xây
dựng, luật thuế, luật đầu tư, luật bảo vệ
môi trường, luật đất đai, luật đấu thầu...
- Tạo môi trường kinh tế thuận lợi và quy
định khuôn khổ pháp lý cho hoạt động
đầu tư thông qua các kế hoạch định
hướng, dự báo thông tin, luật pháp và
chính sách đầu tư.
- Điều hoà thu nhập giữa chủ đầu tư, chủ
thầu xây dựng, người lao động và các lực
lượng dịch vụ, tư vấn, thiết kế... phục vụ
đầu tư.
- Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với
người lao động trong lĩnh vực thực hiện
đầu tư.
- Tổ chức các doanh nghiệp Nhà nước để
tham gia điều tiết thị trường và thực hiện
đầu tư vào lĩnh vực chỉ có Nhà nước mới
đảm nhiệm.
- Xây dựng chính sách cán bộ lĩnh vực đầu
tư, quy định chức danh và tiêu chuẩn cán
bộ; quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ
và xử lý vấn đề cán bộ thuộc thẩm quyền
Nhà nước.
- Thực hiện sự kiểm soát của Nhà nước đối
với toàn bộ hoạt động đầu tư, chống các
hiện tượng tiêu cực trong đầu tư.
- Đảm bảo đáp ứng đòi hỏi phát triển của
đất nước theo đường lối của Đảng,
chuyển nền kinh tế sang nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
một cách hợp lý.
- Vận dụng kinh nghiệm của các nước vào
hoàn cảnh Việt Nam để xây dựng luật lệ,
thể chế và phương thức quản lý đầu tư
phù hợp với yêu cầu của quản lý nền kinh
tế nói chung và mở rộng quan hệ với các
nước khác trong lĩnh vực đầu tư
Đề ra các giải pháp quản lý sử dụng vốn cấp
phát cho đầu tư từ ngân sách, từ khâu xác
định chủ trương đầu tư, phân phối vốn,
quy hoạch, thiết kế và thi công xây lắp
công trình. Quản lý việc sử dụng các
nguồn vốn khác để có các biện pháp thích
hợp nhằm đảm bảo sự cân đối tổng thể
toàn bộ nền kinh tế.
Đề ra các biện pháp nhằm đảm bảo chất
lượng các công trình xây dựng, đảm bảo
quyền lợi của người tiêu dùng và an toàn
cho xã hội.
Quản lý đồng bộ hoạt động đầu tư từ khi
bỏ vốn đến khi thanh lý các tài sản do đầu
tư tạo ra.
Có chủ trương đúng đắn trong hợp tác
đầu tư với nước ngoài, chuẩn bị nguồn lực
về tài chính, vật chất, lao động cho hợp
tác đầu tư với nước ngoài.
1.5. Phương pháp quản lý dự án
1. Phương pháp giáo dục:
Giáo dục về thái độ lao động, ý thức kỷ luật,
tinh thần trách nhiệm, khuyến khích phát huy
sáng kiến, thực hiện các biện pháp kích thích
sự say mê hăng hái lao động, giáo dục về tâm
lý tình cảm lao động, về giữ gìn uy tín đối với
người tiêu dùng. Các vấn đề này đặc biệt quan
trọng trong lĩnh vực đầu tư do những đặc điểm
của hoạt động đầu tư
2. Phương pháp hành chính: là cách thức tác
động trực tiếp của chủ thể quản lý đến đối
tượng quản lý bằng những văn bản, chỉ thị,
những quy định về tổ chức.
Ưu điểm của phương pháp này là góp phần
giải quyết trực tiếp và nhanh chóng những vấn
đề cụ thể, nhưng cũng dễ dẫn đến tình trạng
quan liêu máy móc, bộ máy hành chính cồng
kềnh và độc đoán.
Phương pháp hành chính trong quản lý được thể
hiện: Mặt tĩnh thể hiện ở những tác động có tính
ổn định về mặt tổ chức thông qua việc thể chế
hoá tổ chức (gồm cơ cấu tổ chức và chức năng
quản lý) và tiêu chuẩn hoá tổ chức (định mức và
tiêu chuẩn tổ chức). Mặt động của phương pháp
là sự tác động thông qua quá trình điều khiển
tức thời khi xuất hiện và các vấn đề cần giải
quyết trong quá trình quản lý.
3. Phương pháp kinh tế: Là sự tác động của
chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý bằng
các chính sách và đòn bẩy kinh tế như tiền
lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận,
tín dụng, thuế,...
Phương pháp kinh tế thông qua các chính
sách và đòn bẩy kinh tế để hướng dẫn, kích
thích, động viên và điều chỉnh các hành vi của
những đối tượng tham gia quá trình thực hiện
đầu tư theo mục tiêu nhất định của nền kinh tế xã
hội.
Phương pháp kinh tế trong quản lý đầu tư
chủ yếu dựa vào lợi ích kinh tế của đối
tượng tham gia vào quá trình đầu tư với
sự kết hợp hài hoà lợi ích của Nhà nước,
xã hội với lợi ích của tập thể và cá nhân
người lao động trong lĩnh vực đầu tư.