Một số vấn đề đặt ra đối với giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp lĩnh vực khoa học tự nhiên ở phổ thông

Tóm tắt. Giáo dục và đào tạo nước ta đang đứng trước đòi hỏi đổi mới căn bản và toàn diện để đưa chất lượng nguồn nhân lực lên cao đáp ứng yêu cầu của xã hội phát triển. Lựa chọn và quyết tâm ứng dụng dạy học tích hợp đã đặt ra những thách thức lớn cho công tác đào tạo và bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trong đó có đội ngũ giáo viên dạy lĩnh vực Khoa học tự nhiên. Bài viết này xin được đề cập đến một số vấn đề đặt ra cho giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa trên những định hướng đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam và quan điểm tích hợp trong xây dựng chương trình lĩnh vực khoa học tự nhiên ở phổ thông sau 2015.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề đặt ra đối với giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp lĩnh vực khoa học tự nhiên ở phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0029 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 2, pp. 45-50 This paper is available online at MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC TÍCH HỢP LĨNH VỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở PHỔ THÔNG Hà Thị Lan Hương Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giáo dục và đào tạo nước ta đang đứng trước đòi hỏi đổi mới căn bản và toàn diện để đưa chất lượng nguồn nhân lực lên cao đáp ứng yêu cầu của xã hội phát triển. Lựa chọn và quyết tâm ứng dụng dạy học tích hợp đã đặt ra những thách thức lớn cho công tác đào tạo và bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trong đó có đội ngũ giáo viên dạy lĩnh vực Khoa học tự nhiên. Bài viết này xin được đề cập đến một số vấn đề đặt ra cho giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa trên những định hướng đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam và quan điểm tích hợp trong xây dựng chương trình lĩnh vực khoa học tự nhiên ở phổ thông sau 2015. Từ khóa: Dạy học tích hợp, lĩnh vực giáo dục, khoa học tự nhiên, giáo dục phổ thông. 1. Mở đầu Trong những thập kỉ vừa qua dạy học theo hướng tích hợp đã được phát triển ở nhiều nước, nhiều nơi trên thế giới. Có rất nhiều lí do khác nhau để lí giải cho sự phát triển của dạy học theo hướng tích hợp. Trước hết có thể thấy rằng cách dạy học truyền thống đang bộc lộ những hạn chế khi phải đương đầu với sự phát triển ngày càng lớn của lượng kiến thức nhân loại; hàng loạt những vấn đề mới nảy sinh có tính chất toàn cầu cần đưa vào nhà trường để dạy cho các em mà không thể dựa trên những kiến thức, tư duy của một lĩnh vực, một ngành khoa học; tính hữu dụng của mạng internet . . . Thứ hai, những nghiên cứu về hoạt động của não đã chỉ ra rằng não phát triển rất nhanh nhờ sự đa dạng của các quá trình tạo ra các mối liên kết, quan hệ (Drake 2007). Sau nữa, đòi hỏi về tính thực tiễn, hữu dụng của việc học nhấn mạnh mục tiêu xây dựng năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và trên hết là năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết những tình huống trong cuộc sống [7]. Điều đó có nghĩa là giáo dục phổ thông phải giúp học sinh có cái nhìn về thế giới trong tính chỉnh thể vốn có của nó, không bị chia cắt, tách rời thành từng môn, từng lĩnh vực quá sớm. Vì thế, xu hướng tích hợp các môn thành các lĩnh vực để dạy đã thu hút được sự quan tâm của nhiều giáo viên và các nhà khoa học trên thế giới. Tuy nhiên, những thói quen của cách dạy riêng từng môn đã có chiều dày lịch sử cũng như những đòi hỏi phức tạp của cách dạy học tích hợp vẫn đang là những cản trở lớn cho việc triển khai dạy học tích hợp trong thực tiễn. Trong chu kì thay sách sắp tới, giáo dục phổ thông Việt Nam sẽ tiến tới xây dựng chương trình theo quan điểm tích hợp và phân hóa [1]. Ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở sẽ tích hợp cao các lĩnh vực giáo dục các môn học để giảm tải, giảm kiến thức hàn lâm, giảm số lượng môn học. . . ; hình thành các môn học và các lĩnh vực giáo dục như lĩnh vực khoa học xã hội, lĩnh vực khoa học tự nhiên ở bậc Trung học cơ sở. Để thực hiện được chương trình phổ thông mới này thì Ngày nhận bài: 27/08/2014. Ngày nhận đăng: 16/03/2015. Liên hệ: Hà Thị Lan Hương, e-mail: huonghtl@hnue.edu.vn. 45 Hà Thị Lan Hương một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nhanh chóng đào tạo mới và bồi dưỡng lại đội ngũ giáo viên để họ có thể dạy học tích hợp các lĩnh vực. Nói cách khác, giáo viên phải được đào tạo hay bồi dưỡng để hình thành cho họ năng lực dạy học tích hợp trong đó có năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực Khoa học tự nhiên. Bài báo đề cập đến một số yêu cầu về năng lực (bao gồm kiến thức và kĩ năng) đặt ra cho giáo viên để họ có được năng lực dạy được chương trình phổ thông mới nói chung và dạy học lĩnh vực Khoa học tự nhiên nói riêng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015 Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định dựa vào: Kết quả tổng kết đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình theo Nghị quyết 40 và những bất cập của chương trình hiện hành so với Nghị quyết 29; Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng, phát triển và quản lí phát triển chương trình; biên soạn và sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy học. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra một số định hướng nội dung đổi mới về: Mục tiêu; nội dung; phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức giáo dục; hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; quản lí quá trình xây dựng và thực hiện chương trình. Một trong những định hướng trên đã nhấn mạnh, việc đổi mới phải tích hợp cao các lĩnh vực giáo dục, các môn học ở tiểu học và trung học cơ sở để giảm tải, giảm kiến thức hàn lâm, giảm số lượng môn học bằng cách lồng ghép những nội dung gần nhau của nhiều môn học vào cùng một lĩnh vực hoặc bổ sung, phát triển môn học tích hợp đã có trong chương trình hiện hành tạo thành môn học mới. Nội dung các môn học tích hợp được thiết kế theo hướng vẫn giữ các nội dung chính của các môn học hiện nay nhưng lựa chọn, lồng ghép, sắp xếp và bố trí các chủ đề, đề tài gần nhau của các môn học này để dễ bổ sung, làm sáng tỏ cho nhau trong quá trình dạy và học; hình thành các chủ đề dạy học liên môn. Ở cả ba cấp học đều thực hiện tích hợp trong nội bộ môn học, trong đó tích hợp cả các chủ đề liên quan đến thực tiễn đời sống [1]. Định hướng trên đã đặt ra nhiều vấn đề trong công cuộc đổi mới trong đó có việc xây dựng chương trình và sách giáo khoa; chuẩn bị cho giáo viên năng lực dạy học tích hợp để họ có thể thực hiện được chương trình và sách giáo khoa theo định hướng này. Có hai vấn đề đặt ra cần phải giải quyết liên quan đến việc chuẩn bị năng lực dạy học tích hợp cho đội ngũ giáo viên. Một là, bồi dưỡng năng lực này cho giáo viên đang giảng dạy ở phổ thông thông qua các khóa tập huấn và các công việc cụ thể như tổ chức các cuộc thi xây dựng chủ đề liên môn, chủ đề tích hợp dựa trên chương trình và sách giáo khoa hiện hành; hoặc là giáo viên phải tham gia phát triển chương trình giáo dục nhà trường có gắn kết với điều kiện và tình hình thực tiễn của địa phương. Hai là, trong các cơ sở đào tạo giáo viên phải đào tạo cho sinh viên của mình có được năng lực dạy học tích hợp, cụ thể là có các kiến thức và kĩ năng về dạy học tích hợp. 2.2. Quan điểm tích hợp trong xây dựng chương trình lĩnh vực khoa học tự nhiên ở phổ thông Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự kết hợp, sự hòa nhập. Tích hợp là một quan điểm trong việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, trong việc tổ chức các nội dung dạy học của nhiều nước trên thế giới [2]. Điều này xuất phát từ những vấn đề thực tiễn, giúp cho quá trình dạy học trở nên có ý nghĩa. Trước hết, nhận thức loài người phát triển theo quy luật: Từ nhận thức tổng hợp đến nhận thức riêng biệt, thể hiện bằng việc xuất hiện nhiều ngành khoa học và các ngành khoa học phát triển đến một lúc nào đó lại có mối liên hệ với nhau. Việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức tổng hợp giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, dạy học tích hợp giúp làm số đầu môn học, tránh sự trùng lặp về nội dung giữa các môn học, giảm thời lượng học tập mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Lĩnh vực giáo dục là phạm vi để người học học tập và rèn luyện, để hiểu biết, có kĩ năng. 46 Một số vấn đề đặt ra đối với giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy học tích... Qua đó, người học có được nội dung học vấn, năng lực cần đạt. Theo đó, lĩnh vực giáo dục là một bộ phận của chương trình giáo dục phổ thông, sẽ bao gồm trong nó (mà cũng có thể trùng với) những môn học, hay mạch kiến thức, hay chủ đề, từ đó xác định nội dung dạy học. Mỗi lĩnh vực giáo dục hướng đến hình thành và phát triển một số năng lực chuyên biệt. Việc xác định các lĩnh vực giáo dục cốt lõi cho giáo dục phổ thông cũng khác nhau giữa các quốc gia do điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá và trình độ phát triển khác nhau. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế (chương trình của các nước và vùng lãnh thổ: UK, Canada, Australia, Singapore, Namibia, South Korea, Hong Kong...), có thể thấy một số lĩnh vực giáo dục sau thường được nhắc tới như là một trong các lĩnh vực giáo dục chủ chốt. Đó là: Ngôn ngữ; Toán; Khoa học; Khoa học Xã hội và Nhân văn; Công nghệ; Giáo dục Thể chất, Nghệ thuật [2]. Căn cứ vào thực tiễn Việt Nam, dự thảo kế hoạch giáo dục phổ thông sau 2015 xác định có 8 lĩnh vực giáo dục chủ chốt bao gồm: Ngôn ngữ (Tiếng Việt - Ngoại ngữ); Toán học; Khoa học Tự nhiên; Khoa học Xã hội và Nhân văn; Công nghệ; Giáo dục Nghệ thuật; Đạo đức - Giáo dục công dân; Giáo dục Thể chất. Trong đó, lĩnh vực Khoa học tự nhiên được xác định như sau [1]: - Cấp Tiểu học: + Ở giai đoạn đoạn đầu của cấp Tiểu học (lớp 1, 2, 3), do trình độ nhận thức của học sinh cũng như kiến thức các môn học chưa sâu nên các môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên được tích hợp với lĩnh vực khoa học xã hội và các kiến thức về sức khoẻ và môi trường với tên là Tìm hiểu tự nhiên và xã hội; hoặc Thế giới quanh ta; hay Khám phá thế giới;. . . Trong đó, chương trình quán triệt quan điểm tích hợp ở mức độ cao hơn với các chủ đề xuyên suốt. Nội dung môn học được bố trí theo không gian từ gần đến xa đối với học sinh (gia đình, trường học, địa phương). Mức độ tích hợp được thực hiện cao hơn so với chương trình hiện tại. + Ở giai đoạn cuối cấp Tiểu học (lớp 4, 5) lĩnh vực khoa học tự nhiên được tách riêng với tên gọi là Tìm hiểu tự nhiên. Đây là môn học được phát triển trên cơ sở môn Khoa học đã có trong kế hoạch dạy học hiện hành và tăng cường tích hợp thêm một bước với nội dung công nghệ. Môn học này xây dựng các chủ đề mang tính tích hợp, tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng của khoa học và công nghệ giải quyết các vấn đề gần gũi trong cuộc sống. Chẳng hạn, có các chủ đề: Thế giới vật chất; Trái đất và Vũ trụ; Sinh vật; Năng lượng; Lực và chuyển động... - Cấp THCS (lớp 6, 7, 8, 9): Lĩnh vực khoa học tự nhiên được tích hợp thành môn học với tên là môn Khoa học tự nhiên. Môn học này bao gồm chủ yếu kiến thức, kĩ năng của các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học, có thể có phần địa lí tự nhiên trong môn Địa lí và các vấn đề toàn cầu như: Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sức khoẻ sinh sản....; có mục tiêu chung, có một số chủ đề chung, kĩ năng chung. Môn học này vẫn giữ tính đặc thù của Vật lí, Hoá học, Sinh học. Tuy nhiên, ở những kiến thức giống nhau và gần nhau cũng như những kĩ năng chung được xây dựng thành những chủ đề mang tính tích hợp dưới dạng các chủ đề: Nước, Không khí, Năng lượng, Cây trồng, Vật nuôi.... Các chủ đề này có thể được dạy xen kẽ trong quá trình thực hiện chương trình hoặc xây dựng thành một tài liệu giáo khoa riêng và dùng dạy học sau khi học hết chương trình ở mỗi lớp. - Cấp THPT (lớp 10, 11, 12): Lĩnh vực khoa học tự nhiên được tách thành các môn học độc lập đó là: Vật lí, Hoá học, Sinh học và tiến hành tích hợp trong nội bộ môn và đa môn, đồng thời vẫn có môn Khoa học tự nhiên. 2.3. Dạy học tích hợp lĩnh vực Khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông 2.3.1. Khái niệm và đặc điểm của dạy học tích hợp Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy động đồng thời kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết. Mục đích của dạy học tích hợp là để hình thành và phát triển năng lực học sinh. Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lí các kiến thức, kĩ 47 Hà Thị Lan Hương năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định; và phương pháp tạo ra năng lực đó chính là dạy học tích hợp [4,5]. Theo đó, dạy học tích hợp có những đặc điểm sau đây: - Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kĩ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp. - Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kĩ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống. - Làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt. - Giáo viên không đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lí, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa. - Khắc phục được thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kĩ năng rời rạc làm cho con người trở nên"mù chữ chức năng", nghĩa là có thể được nhồi nhét nhiều thông tin, nhưng không dùng được. Như vậy, dạy học tích hợp là cải cách giảm tải kiến thức không thực sự có giá trị sử dụng, để có điều kiện tăng tải kiến thức có ích. Để lựa chọn nội dung kiến thức đưa vào chương trình các môn học trước hết phải trả lời kiến thức nào cần và có thể làm cho học sinh biết huy động vào các tình huống có ý nghĩa. Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kĩ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở tiếp thụ lượng tri thức rời rạc. 2.3.2. Dạy học tích hợp lĩnh vực Khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp cũng không nằm ngoài định hướng đổi mới phương pháp dạy học. Trong quá trình dạy học, giáo viên luôn luôn có ý thức và sử dụng các phương pháp để liên hệ với các nội dung học sinh đã học thuộc các lĩnh vực khác hoặc các vấn đề đặt ra của đất nước, quốc tế có liên quan tới nội dung bài học. Ngoài ra, giáo viên phải vận dụng các phương pháp để học sinh thể hiện những hiểu biết của bản thân về những vấn đề sẽ được tìm hiểu trong bài mang tính tích hợp. Vận dụng các phương pháp dạy học để tạo điều kiện cho học sinh được thực hành vận dụng giải quyết vấn đề nội dung mang tính tích hợp, tạo điều kiện để các em có cơ hội liên hệ, vận dụng, phối hợp những kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực vào giải quyết những vấn đề thực tế đời sống. Tăng cường các hình thức học tập ngoài thực địa để giúp các em học tập ngoài thực tiễn. Tổ chức các câu lạc bộ liên quan tới các lĩnh vực khoa học tự nhiên giúp các em cùng nhau giải quyết những vấn đề lí thú trong cuộc sống có liên quan đến nhiều lĩnh vực. Tăng cường các hoạt động giáo dục trải nghiệm, các hoạt động này không chỉ giúp các em cần phải huy động những kiến thức tổng hợp để ứng xử những vấn đề trong cuộc sống mà còn tạo thuận lợi cho sự tham gia, gắn kết, phối hợp của gia đình, cộng đồng với nhà trường. Như phân tích về lĩnh vực Khoa học tự nhiên ở 3 cấp của phổ thông ở trên, ngoài việc vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học chúng ta còn phải vận dụng những phương pháp dạy học đặc thù cho lĩnh vực này như phương pháp dạy học bàn tay nặn bột, phương pháp dạy học dự án,. . . Trong dạy và học các lĩnh vực khoa học tự nhiên yêu cầu cần giáo viên linh hoạt trong cách hoạt động dạy học của mình giúp học sinh có cơ hội học tập tốt nhất đồng thời giúp học sinh có cơ hội sử dụng các kĩ năng quá trình của mình một cách hợp lí và hiệu quả nhằm phát triển các kĩ năng và các năng lực khoa học và năng lực chung cần thiết. Trong dạy và học các lĩnh vực khoa học tự nhiên yêu cầu cần giáo viên linh hoạt trong cách hoạt động dạy học của mình giúp học sinh có cơ hội học tập tốt nhất đồng thời giúp học sinh có cơ hội sử dụng các kĩ năng quá trình của mình một cách hợp lí và hiệu quả nhằm phát triển các kĩ năng và các năng lực khoa học và năng lực chung cần thiết. 48 Một số vấn đề đặt ra đối với giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy học tích... 2.4. Những yêu cầu đặt ra cho giáo viên đáp ứng dạy học tích hợp lĩnh vực Khoa học tự nhiên ở phổ thông Chương trình phổ thông được thực hiện thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng hay trình độ tay nghề của giáo viên. Bên cạnh rất nhiều những yêu cầu đối với giáo viên về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm dạy học. . . , để dạy học tích hợp đòi hỏi ở giáo viên những kĩ thuật và kinh nghiệm đặc trưng có liên quan. Như phân tích ở trên về định hướng và quan điểm dạy học tích hợp trong đó có dạy học tích hợp lĩnh vực Khoa học tự nhiên, muốn dạy học tích hợp lĩnh vực Khoa học tự nhiên ở phổ thông, giáo viên cần có những yêu cầu sau đây về kiến thức và kĩ năng: 2.4.1. Về kiến thức - Hiểu và nắm rõ bản chất của dạy học tích hợp, phân tích được xu hướng dạy học tích hợp từ đó nhận ra tính tất yếu của dạy học tích hợp lĩnh vực Khoa học tự nhiên ở nhà trường; - Nắm chắc các phương pháp dạy học tích hợp phù hợp với lĩnh vực Khoa học tự nhiên theo định hướng dạy học chủ đạo: Dạy và học qua khám phá và điều tra khoa học. Định hướng dạy học này được thể hiện qua các phương pháp cụ thể: Thực nghiệm, học qua làm, động não, nghiên cứu trường hợp, sơ đồ khái niệm, học tập hợp tác, trò chơi, điều tra, sơ đồ tư duy, xây dựng mô hình, giải quyết vấn đề, làm việc dự án, ứng dụng công nghệ thông tin. . . Ngoài ra giáo viên cũng cần được khuyến khích sử dụng phối hợp các phương pháp một cách linh hoạt, sáng tạo để tạo thuận lợi cho các quá trình khám phá của học sinh. - Nắm chắc các hình thức tổ chức dạy học đặc thù với lĩnh vực Khoa học tự nhiên như: Học qua hình thức đi tham quan, thực tế; tổ chức câu lạc bộ liên quan đến lĩnh vực Khoa học tự nhiên giúp các em vui vẻ, cùng nhau giải quyết những vấn đề lí thú trong cuộc sống có liên quan đến nhiều lĩnh vực. - Nắm chắc các yêu cầu, khả năng dạy học tích hợp của lĩnh vực Khoa học tự nhiên; - Nắm vững các nguyên tắc phát triển chương trình lĩnh vực Khoa học tự nhiên quán triệt dạy học tích hợp; - Biết và hiểu rõ được những điều kiện bảo đảm cho việc dạy học tích hợp lĩnh vực Khoa học tự nhiên. 2.4.2. Về kĩ năng - Xác lập mối liên hệ giữa mục tiêu, nội dung lĩnh vực Khoa học tự nhiên với các mục tiêu, nội dung lĩnh vực khác trong chương trình; - Xác định các mục tiêu tích hợp (chung cho nhiều môn học). Các mục tiêu này được tạo thành từ các hoạt động mà học sinh sẽ tương tác với các nội dung; - Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: Câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung; - Thiết kế chủ đề tích hợp; - Xây dựng các bài tập tích hợp, tức là các tình huống học tập; - Thiết kế các nhiệm vụ học tập (mục tiêu cụ thể) của học sinh; - Tổ chức và quản lí đồng thời các hoạt động đa dạng của các học sinh khác nhau; - Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả học tập tích hợp (cả trong và sau quá trình học) của học sinh; - Thiết kế bài kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chuẩn kiến thức, kĩ năng tương ứng với các nhiệm vụ trong bài học trong tình huống mới. Ngoài những kĩ năng được nêu ở trên, trong quá trình áp dụng dạy học tích hợp giáo viên sẽ cần phải sử dụng nhiều kiến thức, kĩ năng bổ trợ khác cho việc dạy học như sử dụng CNTT, tính toán, viết bài luận, đề tài, thuyết trình... Quan trọng hơn giáo viên sẽ cần có những kĩ năng làm việc với đồng nghiệp trong việc thiết kết, thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động của 49 Hà Thị Lan Hương bản thân và đồng nghiệp. Những yêu cầu về năng lực nghề nghiệp đối với giáo viên một phần được chuẩn bị trong các trường sư phạm và sau đó trong tập thể nhà trường thông qua quá trình xem xét, phân tích, suy ngẫm về hoạt động thực tiễn của bản thân với đồng nghiệp. 3. Kết luận Muốn thực hiện thành công công cuộc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015 theo định hướng tích hợp cao các lĩnh vực giáo dục thì khâu then chốt quan trọng là phải có đội ngũ giáo viên có năng lực dạy học tích hợp. Hiện nay, mặc dù công cuộc đổi mới chương trình, sách giáo khoa đang được nghiên cứu triển khai nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào có được đội ngũ giáo viên có năng lực dạy học tích hợp nói chung hay năng lực dạy học tích hợp lĩnh vực Khoa học tự nhiên nói riêng đang gặp phải nhiều bế tắc và vướng mắc. Vì vậy, vấn đề này cần được triển khai nghiên cứu để khô