Một số vấn đề giáo dục Việt Nam

Một số nét về giáo dục Việt Nam từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIX Giáo dục Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay

ppt33 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề giáo dục Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC VIỆT NAMMột số nét về giáo dục Việt Nam từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIXGiáo dục Việt Nam thời kỳ Pháp thuộcHệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nayI. Một số nét về giáo dục Việt Nam từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIX 1. Một số nhận xét chung Thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 1000 (từ năm 111 tr.CN đến năm 938), thời kỳ này chỉ có một vài trường dành cho con em người Trung Quốc. Với chiến thắng của Ngô Quyền đã mở đầu một thời kỳ mới trong lịch sử Việt Nam nhưng phải đến nhà Lý mới có điều kiện bắt đầu chăm lo đến việc tổ chức nền giáo dục. Nền giáo dục trong xã hội phong kiến chịu ảnh hưởng theo mô hình Trung Quốc và nó không có biến đổi lớn trong suốt thời gian tồn tại của chế độ phong kiến Việt Nam. Đến năm 1919 triều đình Huế theo lệnh của thực dân Pháp đã tuyên bố bãi bỏ nền giáo dục phong kiến nhường chỗ cho một nền giáo dục mới do thực dân Pháp đặt ra.2. Nội dung và mục tiêu giáo dục của nền giáo dục phong kiến Việt Nam - Nhằm dạy và học để thực hiện lý tưởng của Nho giáo bao gồm trong 4 chữ: tu, tề, trị, bình (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ)- Nội dung học tập chủ yếu nhằm vào việc rèn luyện văn hay chữ tốt, diễn đạt những tư tưởng của Nho giáo- Mặc dù nội dung giáo dục chủ yếu thời kỳ này là Nho giáo nhưng nó đã được các nhà tư tưởng Việt Nam và chế độ phong kiến tái tạo cho phù hợp với bản sắc văn hóa của người Việt Nam.3. Tài liệu giáo khoa - Tài liệu giáo khoa cơ bản của nền giáo dục phong kiến Việt Nam là những sách kinh điển của Nho giáo gọi là Tứ Thư và Ngũ Kinh.+ Tứ Thư là bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa: Đại Học; Trung Dung; Luận Ngữ; Mạnh Tử.+ Ngũ Kinh là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo: Kinh Thi; Kinh Thư; Kinh Lễ; Kinh Dịch; Kinh Xuân Thu. - Sách Luận Ngữ là sách sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của người đương thời. - Đọc sách này, người ta hiểu được phẩm chất tư cách và tính tình của Khổng Tử, nhất là về giáo dục ông tỏ ra là người thấu hiểu tâm lý của từng học trò, khéo đem lời giảng dạy thích hợp với từng trình độ, từng hoàn cảnh của mỗi người. Khổng Tử - 551- 497 tr.CN Giới thiệu khái quát về Tứ Thư Sách Mạnh Tử là tác phẩm triết học, đạo đức học và chính trị học được viết bởi Mạnh Tử và các môn đệ của ông như Nhạc Chính Khắc, Công Tôn Sửu, Vạn Chương.v.v... ghi chép lại những điều đối đáp của Mạnh Tử với các vua chư hầu, giữa Mạnh Tử và các học trò, cùng với những lời phê bình của Mạnh Tử về các học thuyết khác như: học thuyết của Mặc Tử, Dương Chu.=> Sách Mạnh Tử là một kinh điển rất quan trọng của Nho học.Mạnh Tử 372–289 tr.CN Đại học do Tăng Tử viết là một trong những kinh điển trọng yếu của Nho gia. Xưa, người đến tuổi 15 thì vào học bậc đại học và được học sách này. Hai chữ "đại học" được nhà nho giải thích là "đại nhân chi học", hiểu theo 2 nghĩa, là cái học của bậc đại nhân và là cái học để trở thành bậc đại nhân. Tăng Tử - 505-435 tr.CN. Sách Trung Dung do Tử Tư viết ra. Trong sách Trung Dung, Tử Tư dẫn những lời của Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân. 4. Các trường học và vấn đề tổ chức nền giáo dục- Nền giáo dục Việt Nam dưới thời kỳ phong kiến được tổ chức thành trường công và trường tư. - Vai trò của các trường công chủ yếu nhằm tuyển chọn những người phục vụ cho nhà nước phong kiến, còn các trường tư mới thực hiện sự đảm nhiệm nhiều nhất công việc truyền thụ học vấn, truyền thụ những nét văn hóa, đạo đức và các giá trị tinh thần của xã hội phong kiến Việt Nam.5. Tổ chức thi cử - Các triều đại phong kiến dùng thi cử một mặt để chọn lọc những người phục vụ cho bộ máy cai trị, chọn các nhân tài trong xã hội và mặt khác, dùng chế độ thi cử để chỉ đạo toàn bộ hệ thống giáo dục, thông qua thi cử buộc thầy và trò phải tuân thủ một đường lối, một khuôn mẫu và những quy củ do các triều đại đó đặt ra. - Có thi hương (ở tỉnh hoặc liên tỉnh) sau đó thi hội và thi đình ở kinh đô, chế độ thi cử rất nghiêm ngặt và số người đỗ đạt rất ít.II. Giáo dục Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc 1. Nhận xét chungXuất phát từ lợi ích của thực dân Pháp, đặc biệt là trong hai cuộc khai thác thuộc địa, chúng đã thiết lập một chế độ giáo dục mới theo mô hình của Pháp. Mục đích là thực hiện chính sách văn hóa nô dịch và đồng hóa.2. Hệ thống giáo dục phổ thông Bao gồm hai bộ phận:+ Hệ thống giáo dục cho con em người Pháp ở Đông Dương: có 3 trường (1 trường ở Hà Nội, 1 trường ở Sài Gòn, 1 trường ở Đà Lạt).+ Hệ thống Pháp - Việt: Dành cho người Việt Nam bao gồm 4 bậc học: Sơ học: 3 năm và kết thúc bằng kỳ thi Sơ học yếu lược; Tiểu học: 2 hoặc 3 năm và kết thúc bằng kỳ thi tiểu học; Cao đẳng tiểu học còn gọi là Thành chung học 4 năm; Trung học: 3 năm, cả Việt Nam chỉ có 3 trường: Trường Bưởi ở Hà Nội, trường trung học Khải Định ở Huế, trường Trung học Vĩnh Ký ở Sài Gòn. => Hệ thống giáo dục phổ thông thời kỳ này theo mô hình của Pháp, dài 12 hoặc 13 năm, ngôn ngữ sử dụng chính là tiếng Pháp, tiếng Việt là phụ.3. Hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề Trong thời gian đô hộ, thực dân Pháp cũng mở một số trường đào tạo nghề ở trình độ sơ, trung cấp như trường Canh Nông, trường Mỹ thuật và Mỹ nghệ Hà Nội, trường Kỹ nghệ thực hành, mở một số xưởng đào tạo thợ, nhìn chung số trường còn ít, quy mô nhỏ, chất lượng đào tạo thuộc loại trung bình, chú trọng chủ yếu đào tạo tay nghề thực hành.4. Hệ thống giáo dục cao đẳng Được thành lập sớm từ năm 1900 theo mô hình của Pháp, như trường Y Dược thành lập năm 1902, trường Cao đẳng Sư phạm, Trường Nông lâm Các trường này được lập ra nhằm đào tạo người bản xứ phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa và bảo đảm sự thống trị lâu dài của thực dân Pháp, ngôn ngữ dùng trong trường chủ yếu là tiếng Pháp, đội ngũ giảng dạy đại đa số là người Pháp, người Việt chỉ được trợ giảngIII. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay 1. Nhận xét chung- Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, nước ta đã bắt tay ngay vào xây dựng nền giáo dục quốc dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy được vai trò của giáo dục đối với sự phát triển đất nước, người khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.- Từ đó đến nay, nước ta đã xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại.2. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam Dưới góc độ xã hội học, có thể hình dung hệ thống giáo dục quốc dân được cấu trúc bởi hai phần chính:+ Hệ thống phần “mềm” gồm mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục+ Hệ thống phần “cứng” gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên với các cơ sở giáo dục phân theo cấp, bậc và loại hình khác nhau.2.1. Hệ thống phần “mềm” - Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.- Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội2.1. Hệ thống phần “mềm” (tiếp)- Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.- Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.2.2. Hệ thống phần “cứng” Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân gồm: a) Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; b) Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; c) Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; d) Giáo dục đại học và sau đại học (gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.a. Giáo dục mầm non- Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.- Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1.- Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.a, Giáo dục mầm non (tiếp) Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ. Cơ sở giáo dục mầm non gồm: Nhà trẻ nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi; Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi; Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.b. Giáo dục phổ thông- Giáo dục phổ thông gồm:+ Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi+ Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi+ Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi.b. Giáo dục phổ thông (tiếp)- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.- Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học. b. Giáo dục phổ thông (tiếp)- Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.- Cơ sở giáo dục phổ thông gồm: 1. Trường tiểu học; 2. Trường trung học cơ sở; 3. Trường trung học phổ thông; 4. Trường phổ thông có nhiều cấp học; 5. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.c. Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề + Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông+ Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm: Trường trung cấp chuyên nghiệp; Trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề). c. Giáo dục nghề nghiệp (tiếp) Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.- Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo. Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc.d. Giáo dục đại học- Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; - Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành; - Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; - Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm học đối với người có bằng thạc sĩ. d. Giáo dục đại học (tiếp) Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nội dung giáo dục đại học phải có tính hiện đại và phát triển, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản, ngoại ngữ và công nghệ thông tin với kiến thức chuyên môn và các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc; tương ứng với trình độ chung của khu vực và thế giới. Cơ sở giáo dục đại học gồm: Trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng; Trường đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học; đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao. Viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao.d. Giáo dục đại học (tiếp) Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng. Phương pháp đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện bằng cách phối hợp các hình thức học tập trên lớp với tự học, tự nghiên cứu; coi trọng việc phát huy năng lực thực hành, năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn. Phương pháp đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện chủ yếu bằng tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà giáo, nhà khoa học; coi trọng rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy sáng tạo trong phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn.e. Giáo dục thường xuyên- Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập.- Các hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm : a) Vừa làm vừa học; b) Học từ xa; c) Tự học có hướng dẫn.e. Giáo dục thường xuyên (tiếp)- Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.- Cơ sở giáo dục thường xuyên gồm: Trung tâm giáo dục thường xuyên được tổ chức tại cấp tỉnh và cấp huyện; Trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức tại xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
Tài liệu liên quan