Một số vấn đề nông thôn Việt Nam hiện nay

Bức tranh nông thôn và người nông dân Việt Nam hiện nay sẽ ra sao khi nước ta hội nhập sâu rộng hơn và khi nước ta trở thành nước cơ bản công nghiệp hóa? Đây là vấn đề mà nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, nhà văn hóa đang tập trung nghiên cứu. Đảng ta dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị Trung ương 7 (6/2008) để bàn sâu rộng và căn bản về vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam (tam nông). Dựa trên Báo cáo Phát triển Thế giới 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 11/12/2007 với tựa đề “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển” và thông tin từ hai cuộc hội thảo liên quan tới nông thôn Việt Nam tổ chức trong tháng 12 vừa qua, Vụ Báo chí xin tổng hợp lại một số thông tin để các đồng chí tham khảo. 1- Nông nghiệp đối với sự phát triển của các nước chuyển đổi Báo cáo của WB cho rằng Đông Á và ĐNA, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang đô thị hóa như Việt Nam, thì nông nghiệp vẫn được coi là yếu tố quan trọng trong việc xóa đói nghèo, tăng thu nhập cho nông dân. Hay nói cách khác, nông dân muốn thoát nghèo vẫn phải gắn với nông nghiệp. Các số liệu thống kê cho thấy, đã có 200 triệu người thoát nghèo nhờ nghề nông; việc di dân ra thành thị cũng là nguyên nhân chiếm 20% trong việc giảm số người nghèo có thu nhập 1 USD/ngày ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á; tới năm 2040 vẫn còn 75% người nghèo và đa số họ vẫn sống ở nông thôn. Ở Việt Nam, nông nghiệp còn mở đường cho các chính sách đổi mới. Thực tiễn trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam đã đem lại lợi ích cho cả vùng đô thị và nông thôn. Năm 1993 có tới 2/3 số dân nông thôn được coi là nghèo thì ngày nay con số này chỉ còn 1/5. Nhưng khi Việt Nam chuẩn bị bước vào vị thế là nước có mức thu nhập trung bình và cao hơn, vấn đề là liệu sự phát triển có lợi cho tất cả mọi người còn tồn tại được nữa không? Cải thiện năng suất nông nghiệp và tạo cơ hội cho người nghèo ở nông thôn và các dân tộc thiểu số vẫn là vấn đề lớn cần phải quan tâm đúng mức.

doc25 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề nông thôn Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang chủ » Thông tin báo chí » Tin chuyên đề » MỘT SỐ VẤN ĐỀ NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY Bức tranh nông thôn và người nông dân Việt Nam hiện nay sẽ ra sao khi nước ta hội nhập sâu rộng hơn và khi nước ta trở thành nước cơ bản công nghiệp hóa? Đây là vấn đề mà nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, nhà văn hóa đang tập trung nghiên cứu. Đảng ta dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị Trung ương 7 (6/2008) để bàn sâu rộng và căn bản về vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam (tam nông). Dựa trên Báo cáo Phát triển Thế giới 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 11/12/2007 với tựa đề “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển” và thông tin từ hai cuộc hội thảo liên quan tới nông thôn Việt Nam tổ chức trong tháng 12 vừa qua, Vụ Báo chí xin tổng hợp lại một số thông tin để các đồng chí tham khảo. 1-    Nông nghiệp đối với sự phát triển của các nước chuyển đổi Báo cáo của WB cho rằng Đông Á và ĐNA, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang đô thị hóa như Việt Nam, thì nông nghiệp vẫn được coi là yếu tố quan trọng trong việc xóa đói nghèo, tăng thu nhập cho nông dân. Hay nói cách khác, nông dân muốn thoát nghèo vẫn phải gắn với nông nghiệp. Các số liệu thống kê cho thấy, đã có 200 triệu người thoát nghèo nhờ nghề nông; việc di dân ra thành thị cũng là nguyên nhân chiếm 20% trong việc giảm số người nghèo có thu nhập 1 USD/ngày ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á; tới năm 2040 vẫn còn 75% người nghèo và đa số họ vẫn sống ở nông thôn. Ở Việt Nam, nông nghiệp còn mở đường cho các chính sách đổi mới. Thực tiễn trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam đã đem lại lợi ích cho cả vùng đô thị và nông thôn. Năm 1993 có tới 2/3 số dân nông thôn được coi là nghèo thì ngày nay con số này chỉ còn 1/5. Nhưng khi Việt Nam chuẩn bị bước vào vị thế là nước có mức thu nhập trung bình và cao hơn, vấn đề là liệu sự phát triển có lợi cho tất cả mọi người còn tồn tại được nữa không? Cải thiện năng suất nông nghiệp và tạo cơ hội cho người nghèo ở nông thôn và các dân tộc thiểu số vẫn là vấn đề lớn cần phải quan tâm đúng mức. Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đã làm tốt việc tạo điều kiện cho sản xuất tiếp cận tốt nhất với tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nước... giao đất cho nông dân sản xuất cùng với tự do hoá thương mại và đầu tư mạnh về thuỷ lợi. 2-    Nông thôn Việt Nam hiện nay: một số tồn tại Tại cuộc hội thảo "Công nghiệp hóa nông thôn và phát triển nông thôn Việt Nam - Đài Loan", do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Nghiên cứu Trung ương Đài Loan tổ chức ngày 17/12/2007, và cuộc hội thảo “Nông dân Việt Nam trong quá trình hội nhập” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn tổ chức ngày 18/12/2007, các chuyên gia đã liệt kê ra những vấn đề xã hội bức xúc, nan giải trong 20 năm qua. Đó là vấn đề khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội; tình trạng thiếu việc làm, di dân tự phát; xung đột xã hội gia tăng; dân trí và quan trí thấp; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe yếu kém; đời sống văn hóa có nhiều biểu hiện tiêu cực, xuống cấp; năng lực quản lý xã hội, kết cấu hạ tầng thấp kém; môi trường bị ô nhiễm và suy thoái ở mức báo động. Mức độ giảm nghèo chung của Việt Nam tiến bộ liên tục. Tuy nhiên, xu hướng phân hóa giàu nghèo gia tăng trong nội bộ khu vực nông thôn, đặc biệt là giữa nông thôn với đô thị. Nhiều chuyên gia còn đưa ra con số về chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn - thành thị lên tới trên 6,9 lần (2004) chứ không phải con số 3,5 lần như vẫn nhắc đến. Một vấn đề nữa là người nông dân thiếu việc làm do bị mất đất do xu thế tích tụ ruộng đất ngay tại nông thôn và quá trình đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp hiện nay (20 năm qua, 300.000 héc-ta đất nông nghiệp bị mất đi do quá trình này). Điều này đã làm cho vấn đề thiếu việc làm tại nông thôn và xu hướng di dân ra thành phố để mưu sinh là không thể tránh khỏi. Đây là xu thế của một xã hội phát triển là giảm tương đối cơ cấu của nông nghiệp trong nền kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Thiếu hụt nhất ở khu vực này là tri thức và thông tin khoa học hiện đại không được chuyển giao một cách có hệ thống. Người nông dân thiếu kiến thức, nên khó chuyển giao được khoa học công nghệ để họ thực sự làm chủ. Điều này tiếp tục đặt họ và thế bất lợi hơn nữa. Một thách thức to lớn nữa của khu vực nông thôn là sức ép trong chi tiêu cho giáo dục, áp lực của tình trạng gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường đến mức báo động. Làng nghề và các khu công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm đất, nước và không khí rất nặng, làm suy thoái tài nguyên môi trường do khai thác tự phát, không theo quan điểm phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Khu vực đô thị - công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường nặng nề hơn và cư dân ven đô lại là những người trực tiếp chịu hậu quả. 3-    Một số giải pháp - Phải có sự dịch chuyển lao động. Sự dịch chuyển này bằng hai cách. Một là đưa lao động ra khỏi khu vực nông thôn về các khu công nghiệp, đưa đi xuất khẩu lao động, đưa về thành phố. Hai là đưa công nghiệp, dịch vụ về nông thôn, phát triển làng nghề... Mặc dù đây là vấn đề rất lớn để giảm thiểu sự bất bình đẳng hiện nay, nhưng Việt Nam chưa quan tâm nhiều tới vấn đề này, trong khi đây là xu thế tất yếu. - Tăng đầu tư của Nhà nước về nông thôn. Hiện nay, đầu tư của Nhà nước về nông thôn còn hạn chế (chiếm 14% tổng đầu tư) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực này không đáng kể (3% tổng đầu tư FDI cả nước). Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư cho khoa học công nghệ (hiện chiếm 0,13% GDP nông nghiệp, trong khi các nước tương tự là 4%). Tất nhiên, vấn đề này cũng không dễ dàng bởi nông dân rất khó tiếp cận và làm chủ KHCN. - Thiết lập hệ thống khuyến nông tốt. Có thể thuê khuyến nông tư nhân làm mà không cần phải dựa hoàn toàn vào Nhà nước. Ngoài ra, phải có các cơ chế tài chính phù hợp thu hút các tổ chức quốc tế, phi chính phủ làm việc này và tăng cường các mô hình giáo dục, đào tạo ở địa phương để người dân có thể tiếp cận được". Song song đó là đầu tư cho các dịch vụ công khác và đẩy mạnh cải cách thể chế. - Nhà nước cần đầu tư đào tạo nghề cho nông dân để đối phó với sự dịch chuyển trong nông nghiệp. - Tận dụng nhiều hơn những ưu đãi cho nông nghiệp. Khi gia nhập WTO, phải xóa bỏ chính sách trợ giá, nhưng phải tận dụng được ưu đãi mà WTO cho phép (khoảng 10% GDP của nông nghiệp) như thủy lợi, hệ thống tưới tiêu, cải tạo đất đai, nghiên cứu áp dụng khoa học - công nghệ vào nông nghiệp. - Có chính sách hỗ trợ cho an ninh lương thực. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho lĩnh vực này. Muốn đảm bảo an ninh lương thực, duy trì diện tích và sản lượng lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long thì phải có chính sách để bảo đảm thu nhập cho người dân và cho phát triển vùng này. Hiện nay, những tỉnh có tỉ trọng nông nghiệp cao trong GDP là những tỉnh nghèo, kém phát triển. Nên xem vấn đề an ninh lương thực dưới góc độ cung cấp dịch vụ cơ bản. 4-    Kết luận Bằng nội lực, người dân nông thôn chỉ đủ đảm bảo mưu sinh. Muốn phát triển bền vững, người dân nông thôn cần rất nhiều sự hỗ trợ từ bên ngoài. Cụ thể, khu vực tam nông cần khung khổ pháp lý của nhà nước và những cam kết quốc tế; đào tạo, nâng cao năng lực toàn diện; quy hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển; chú trọng nâng cao năng lực đánh giá, điều chỉnh hoặc thay đổi các dự án và chương trình này. Quan điểm hỗ trợ tam nông phải được hiểu và thao tác theo lý thuyết tương tác, tương hỗ, tức là phát triển theo mô hình hợp tác giữa tam nông với các khu vực khác của xã hội. Lý thuyết hợp tác 4 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học) theo nguyên tắc các bên cùng có lợi cần phải bổ sung thêm nhà công tác xã hội để trở thành lý thuyết 5 nhà cho chiến lược phát triển bền vững tam nông....  Hậu WTO đối với nông nghiệp và đói nghèo ở Việt Nam Cùng với việc gia nhập WTO, làm sao Việt Nam có thể tối đa hoá lợi ích và giảm thiểu rủi ro; đảm bảo rằng người nghèo cũng được tiếp cận với các cơ hội mới. Vấn đề đói nghèo Từ đầu những năm 1990, Việt Nam đã tiến hành các cuộc cải cách về luật pháp, thiết chế và kinh tế song song với việc tự do hóa thương mại quốc tế một cách có chọn lọc. Tiến trình này đã mang lại sự ổn định kinh tế vĩ mô, một mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên đầu người là 6 phần trăm trong giai đoạn 1990-2001, giảm một nửa số người nghèo từ 58 phần trăm năm 1993 xuống còn 29 phần trăm năm 2002. Mặc dù đã thu được những thắng lợi to lớn trong việc giảm đói nghèo, Việt Nam vẫn là một quốc gia có thu nhập thấp với GDP trên đầu người đạt 550 USD (năm 2004). Một số đáng kể người Việt Nam vẫn còn phải sống chật vật và có tới một phần tư trẻ em dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng. Đại bộ phận nhân dân có mức thu nhập chỉ trên ngưỡng nghèo chút ít nên rất dễ bị tái nghèo nếu có những chấn động kinh tế từ bên ngoài. Nghèo khổ đặc biệt phổ biến ở các vùng nông thôn, nơi hơn 90 phần trăm người nghèo của đất nước sống và làm việc. Nông nghiệp là một khu vực đặc biệt nhậy cảm. Nông nghiệp sử dụng 69 phần trăm lực lượng lao động của Việt Nam, và 45 phần trăm dân nông thôn sống dưới mức nghèo. [i] Bình quân một đơn vị canh tác hộ gia đình chỉ có 0,7 hécta. Các nhân tố như mất mùa hoặc giá nông sản bị tụt giảm do sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu là những mối đe dọa tiềm tàng đến thu nhập của hàng triệu người dân rất dễ bị tổn thương. Lợi ích tiềm năng Động lực chính để các nước đang phát triển tìm cách gia nhập WTO là hy vọng tư cách thành viên sẽ thúc đẩy xuất khẩu của họ, nhờ cải thiện được khả năng tiếp cận thị trường quốc tế. Việt Nam cũng hy vọng như thế, nhất là mở rộng được việc bán nông sản và thuỷ sản cũng như hàng dệt may. Tư cách thành viên WTO làm tăng sức hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam cũng trông đợi tận dụng lợi thế của cơ chế xử lý tranh chấp của WTO, một cơ chế áp dụng các luật lệ thương mại quốc tế. Là thành viên WTO, Việt Nam sẽ có tiếng nói trong việc xây dựng các luật lệ này. Hơn nữa, nhiều chuyên gia trong nước tin tưởng rằng việc Việt Nam trở thành thành viên WTO và thực thi các cam kết mở cửa sẽ là động lực tiếp tục thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước. Thách thức trước mắt và lâu dài Một phần lý do Việt Nam gần đây có mức tăng trưởng cao và giảm nghèo đầy ấn tượng là nhờ những thành công trong xuất khẩu được kết hợp với sự tiếp cận thận trọng tự do hóa nhập khẩu và đầu tư nước ngoài, không nhất nhất theo những đơn thuốc đang thịnh hành của Washington. Một trong những thách thức lớn lao đối với Việt Nam là tiến trình gia nhập WTO có thể buộc Việt Nam phải mở cửa nền kinh tế rộng hơn và nhanh hơn mức mong muốn, có thể dẫn đến tác động không lường trước đối với sản xuất trong nước, và thu hẹp sự linh hoạt của nhà nước trong việc đính hướng chiến lược phát triển quốc gia – limit policy space Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong thập kỷ qua về tăng trưởng và giảm nghèo, vấn đề bất bình đẳng giàu nghèo trong xã hội ngày càng tăng lên. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004 cảnh báo tăng trưởng đang trở nên kém hữu ích cho những người sống trong cảnh nghèo. Đảo ngược chiều hướng đó là một trong những thách thức gay cấn nhất cho Việt Nam trong những năm tới. Điều quan trọng cần nhận biết là thu nhập của một bộ phận lớn trong nhân dân chỉ chớm trên ngưỡng nghèo, [ii] và một hệ quả là nhiều gia đình về mặt “kỹ thuật” không phải là nghèo, lại rất dễ bị tổn thương trước những chấn động ngoại lai có thể đưa họ trở lại cảnh đói nghèo. Một số thách thức cụ thể bao gồm: Cuộc cạnh tranh đối với những nông dân tham gia xuất khẩu nông sản và những nông dân sản xuất phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước sẽ gia tăng trên mọi phương diện, có thể dẫn đến hạ giá sản phẩm. Điều đó có hại cho nông dân và có lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là đại bộ phận dân nghèo đang sống ở vùng nông thôn, hoặc là hộ sản xuất nhỏ hoặc là người dân không đất làm thuê. Nền kinh tế nông thôn và kế sinh nhai của họ phụ thuộc vào việc họ có bán được sản phẩm làm ra với một giá cả hợp lý hay không. Kinh nghiệm một số nước cho thấy, việc mở cửa thị trường không nhất thiết mang lại giá rẻ cho người nghèo thành thị; lợi nhuận dường như rơi vào túi các công ty nhập khẩu hay chế biến lớn. Hơn nữa, giá lương thực rẻ của ngày hôm nay có thể gây tác động lâu dài đến khả năng tự chủ lương thực của một quốc gia trong tương lai. Nông dân Việt Nam có thế mạnh về một số sản phẩm xuất khẩu mà có thể tiếp tục duy trì hoặc mở rộng trong tương lai (như gạo, hạt tiêu, điều). Song, một số sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước sẽ gặp khó khăn vì Việt Nam chưa có khả năng cạnh tranh về những sản phẩm này (như đường, ngô, sản phẩm sữa và thịt). Hơn nữa, nhiều sản phẩm mà Việt Nam đang cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu (như gạo) hay sẽ nhập khẩu ngày càng nhiều (như ngô) được Chính phủ các nước giàu trợ cấp ở mức độ cao cũng như được bảo hộ thông qua hàng rào thuế quan. Chính phủ Mỹ hang năm trợ cấp 10 tỷ USD cho các chủ trang trại trồng ngô, hay 3.6 tỷ USD cho trang trại sản xuất gạo. Hay một con bò EU được trợ cấp 2.62 USD mỗi ngày, nhiều hơn thu nhập của nông dân nghèo Việt Nam. Thách thức đối với việc thực hiện cam kết về Các biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch động thực vất (SPS) ngay sau khi Việt Nam trở thành thanh viên WTO là rất lớn. Hiệp định này đòi hỏi sự hài hoà các tiêu chuẩn quốc gia trong nông nghiệp và thuỷ hải sản. Đây là mốt thách thức lớn đặc biệt cho những người sản xuất nghèo, qui mô nhỏ, nhất là vùng sâu vùng xa, và chắc chắn phải mất một thời gian để hoàn thành. Ngân hàng Thế giới ước tính chi phí thực thi một hiệp định là 100 triệu USD, trong khi nguồn lực của Chính phu còn hạn chế trong việc tăng cường nguồn lực cho việc xoá đói giảm nghèo. Hơn nữa, việc dựa vào nguồn lao động rẻ tiền để cạnh tranh xuất khẩu các mặt hang nông lâm thuỷ hải sản sẽ không khả thi và không bền vững trong giai đoạn tới khi nền kinh tế tiếp tục phát triển ở Việt Nam. Do đó vấn đề nâng cao giá trị gia tăng của các mặt hang xuất khẩu là vấn đề ưu tiên chiến lược cho phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo. Định hướng tương lai Vai trò hỗ trợ và điều tiết của Chính phủ là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong việc phân bổ nguồn lực, đầu tư cho nông nghiệp, phát triển nông thôn, tiếp tục nỗ lực giảm nghèo và cải thiện vấn đề bất bình đẳng trong xã hội. Cần tăng cường nỗ lực theo dõi chặt chẽ tác đông đối với nhóm người nghèo và dẽ bị tổn thương để có biện pháp hỗ trợ kịp thời nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực. Hiện tại hiểu quả sản xuất và thương mại một số mặt hang nông nghiệp còn thấp. Song nếu được hỗ trợ đầu tư ở mức độ nhất định, thì có thể nâng cao hiểu quả để đảm bảo duy trì tính hấp dẫn đối với thu nhập của người nông dân ngay cả khi thị trường bị giảm sút và vẫn có ý nghĩa quan trong để đảm bảo an ninh lương thực. Trong nhiều trường hợp chính phủ có thể giúp đỡ nông dân đa dạng hoá sản phẩm hay chuyển sang các loại cây trồng khác do khả năng cạnh tranh hay tiềm năng về sinh thái nông nghiệp của Việt Nam có giới hạn. Các loại cây trồng vật nuôi ưu tiên cần được lựa chọn trên cơ sở nhu cầu của thị trường thay vì dựa vào tiềm năng cung cấp. Đồng thời, cần xem xét áp dụng cơ chế chuyên hoá ở mức độ nhất định tại từng vùng, miền căn cứ vào các điều kiện sinh thái nông nghiệp và nhu cầu tiêu dùng của địa phương để cho các hoạt động thương mại và chế biến ở địa phương đó có thể tranh thủ được lợi thế về quy mô. Đối với những nông dân nghèo, đặc biệt là ở các hệ sinh thái bất ổn định ở vùng cao thì nên áp dụng chủ trương đa dạng hoá cây trồng và thiết lập các hệ thống sản xuất hỗn hợp (trồng trọt sử dụng các giống cây phù hợp; chăn nuôi gia súc; nuôi cá; trồng rừng, kể cả các loại lâm sản ngoài gỗ). Đặc biệt là Chính phủ có thể hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng về tiếp thị và thương mại, kể cả các chợ bán buôn nơi mà giá cả được quy định theo từng ngày. Cần tập trung hỗ trợ cho những địa phương gặp khó khăn để tránh tác động tiêu cực về công bằng xã hội. Chính phủ cần tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu, đặc biệt về cây trồng (như tạo ra các giống cây trồng năng suất cao phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp cụ thể và các vật tư cho sản xuất); nghiên cứu về các hệ thống sản xuất tổng hợp; và các giống gia súc. Ngoai ra, Chính phủ cần đầu tư vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ thú y và vệ sinh chuồng trại (để phòng ngừa bệnh cúm gia cầm), và cơ chế quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Năm 1989, Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường trong sản xuất nông nghiệp thực hiện giao khoán đến hộ đã nhảy vọt từ nước đang thiếu lương thực vươn lên thành nước xuất khẩu gạo, và giữa vị trí trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ đó đến nay, an ninh lương thực đã vững vàng. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tỷ lệ đói nghèo (bao gồm cả thiếu lương thực) mà đa số phân bố ở các xã thuộc chương trình 135 (xã nghèo). Đầu thập niên 1990, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết là số liệu trẻ em suy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%). Ngay đầu năm 1991, vấn đề xoá đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển khai thành phong trào xoá đói giảm nghèo. Tổng bí thư Đỗ Mười khi đó rất quan tâm đến chương trình này, ông lo lắng thế hệ con cháu mai sau bị ảnh hưởng do đói nghèo hôm nay. Nghị quyết Quốc hội Việt Nam về nhiệm vụ năm 1993 đã đánh giá cao tinh thần cộng đồng, tương thân tương ái "trong nhân dân đã phát triển nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ nhau và phong trào xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa..." Sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lấy ngày 17 tháng 10 là "Ngày vì người nghèo", đó cũng là ngày Liên hợp quốc chọn là ngày "Thế giới chống đói nghèo". Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo". Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết phù hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp Quốc công bố. Trong quá trình xây dựng chiến lược có sự tham gia của chuyên gia các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như IMF, UNDP, WB,.. tổng hợp thành các mục tiêu phát triển Việt Nam. Vấn đề là cụ thể hoá chiến lược bằng các chương trình, dự án được triển khai, được giám sát và đánh giá thường xuyên. Các nghiên cứu đã lập được bản đồ phân bố đói nghèo đến từng xã, từng hộ. Việt Nam đã ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu: Xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói. Đạt phổ cập giáo dục tiểu học. Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh. Tăng cường sức khỏe bà mẹ. Phòng chống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác. Đảm bảo bền vững môi trường. Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển. Những mục tiêu này mang kết quả trực tiếp và gián tiếp xóa đói giảm nghèo một cách bền vững bởi nguy cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể xảy ra trong những biến cố của môi trường thiên nhiên, của quá trình hội nhập và phát triển. Một quốc gia khi không giải quyết dứt điểm xóa đói giảm nghèo thì luôn ẩn chứa nguy cơ phát triển không bền vững dẫn đến những hậu quả bất ổn định kinh tế - xã hội. Những mục tiêu đó cũng gợi mở những phương thức tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, chuẩn nghèo của thế giới quy định quốc gia có thu nhập bình quân người hàng năm là 735 USD. Thu nhập bình quân của Việt Nam khoảng 400 USD, dù có quy đổi về giá trị so sánh tương đương (PPP) vẫn chưa qua chuẩn nghèo. Ngày 29 tháng 3 năm 2005, tại Hội thảo "Hợp tác giữa các nhà tài trợ và các Tổ chức phi Chính phủ trong xóa đói giảm nghèo" theo định hướng giảm nghèo toàn diện hơn, bền vững hơn, công bằng hơn và hội nhập hơn, Việt Nam sẽ nâng chuẩn đói nghèo lên gấp hai lần. (Chuẩn đói nghèo trước đây theo mức thu nhập bình quân người /tháng theo khu vực miền núi, nông thôn, thành thị: trước năm 2000 là 45.000 đồng, 70 000 đồng và 100 0