Một số vấn đề về chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học

Tóm tắt. Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học từ lớp 8 - 12 đang được triển khai ở các trường trung học phổ thông Việt Nam. Việc tổng kết kinh nghiệm, đánh giá quá trình xây dựng và phát triển chương trình là một việc làm cần cần thiết để đề xuất định hướng phát triển chương trình mới sau năm 2015. Bài báo đề cập đến qui trình phát triển chương trình giáo dục phổ thông, môn Hóa học; điều kiện hỗ trợ cũng như sự hợp tác giữa các cơ quan trong phát triển chương trình và một số ý kiến đánh giá chương trình hóa học được triển khai theo nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc Hội.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Vol. 56, No. 5, pp. 147-153 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN HÓA HỌC Cao Thị Thặng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam E-mail: caothang.hoa@gmail.com Tóm tắt. Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học từ lớp 8 - 12 đang được triển khai ở các trường trung học phổ thông Việt Nam. Việc tổng kết kinh nghiệm, đánh giá quá trình xây dựng và phát triển chương trình là một việc làm cần cần thiết để đề xuất định hướng phát triển chương trình mới sau năm 2015. Bài báo đề cập đến qui trình phát triển chương trình giáo dục phổ thông, môn Hóa học; điều kiện hỗ trợ cũng như sự hợp tác giữa các cơ quan trong phát triển chương trình và một số ý kiến đánh giá chương trình hóa học được triển khai theo nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc Hội. 1. Mở đầu Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học từ lớp 8 - 12 đã được triển khai đại trà trên toàn quốc đến nay đã được 6 năm. Việc tổng kết kinh nghiệm và đánh giá bước đầu chương trình hóa học sẽ là một trong những cơ sở quan trọng góp phần điều chỉnh dạy học hóa học trong giai đoạn hiện nay theo định hướng giảm tải và triển khai đổi mới chương trình và sách giáo khoa Hóa học trong giai đoạn sau 2015 theo định hướng đáp ứng yêu cầu của xã hội Việt Nam trong giai đoạn mới theo chủ trương của Chính phủ và Bộ Giáo dục & Đào tạo. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quá trình thực hiện và kết quả đạt được từ chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học * Về qui trình tổ chức đổi mới chương trình hóa học Theo sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Giáo dục & Đào tạo, chương trình giáo dục phổ thông các môn học nói chung và môn Hóa học nói riêng đã được xây dựng và hoàn thiện theo một qui trình tương đối chặt chẽ, đảm bảo sự liên thông từ cấp tiểu học, trung học cơ sở đến cấp trung học phổ thông. Qui trình gồm các bước chủ yếu sau đây: 147 Cao Thị Thặng Bước 1. Đánh giá chương trình hóa học hiện hành (chương trình cải cách giáo dục) từ lớp 8 - 12. Nội dung này đã được phòng bộ môn Hóa học, Viện Khoa học giáo dục (Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục) thực hiện từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX. Bước 2. Tham khảo chương trình hóa học nước ngoài. Nội dung này đã được phòng bộ môn Hóa học, Viện Khoa học Giáo dục trước đây và Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục thực hiện từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX và một phần trong khuôn khổ của dự án Phát triển Trung học cơ sở và đề án Trung học phổ thông bao gồm chương trình môn Khoa học, môn Hóa học nói riêng. Bước 3. Đề xuất định hướng xây dựng chương trình hóa học Việt Nam: Tư tưởng đổi mới chương trình hóa học Việt Nam, quan điểm phát triển và xây dựng chương trình hóa học trung học cơ sở và trung học phổ thông do Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục nghiên cứu và hoàn thiện. Bước 4. Phát triển chương trình hóa học thí điểm cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông được thực hiện theo những định hướng của NQ 40/2000 của Quốc hội, theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) do Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo làm trưởng Tiểu ban. Nội dung chương trình dự thảo thí điểm đã được lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia, giáo viên (GV), cán bộ quản lí giáo dục (CBQLGD), các nhà khoa học,... đã được Hội đồng thẩm định Quốc gia môn Hóa học thông qua đồng thời lấy ý kiến qua các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Giáo dục và Thời đại, ý kiến của các Sở Giáo dục & Đào tạo (GD & ĐT) trên phạm vi toàn quốc. Bước 5. Bộ trưởng Bộ GD & ĐT phê duyệt chương trình thí điểm môn Hóa học để triển khai biên soạn SGK theo chương trình thí điểm. SGK thí điểm dự thảo đã được các chuyên gia, giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục, các nhà khoa học,... góp ý và Hội đồng thẩm định (HĐTĐ) Quốc gia môn Hóa học thẩm định. Bước 6. Triển khai thử nghiệm chương trình và SGK thí điểm trong 3 năm tại một số trường địa phương đại diện cho các vùng miền trên cả nước để lấy ý kiến của các GV trực tiếp dạy học. Bước 7. Hoàn thiện chương trình thí điểm và đưa ra văn bản cuối cùng dựa trên kết quả thử nghiệm. Văn bản hoàn thiện chương trình môn Hóa học được lấy ý kiến của các chuyên gia, GV, CBQL GD trên toàn quốc, qua các vòng thẩm định của HĐTĐ Quốc gia môn Hóa học, được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến. Bộ trưởng Bộ GD & ĐT đã kí quyết định ban hành chính thức chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học từ lớp 8 - 12 tháng 5 năm 2006. Bước 8. Hoàn thiện SGK từ lớp 8 - 12 thí điểm căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình hóa học phổ thông đã được ban hành. SGK môn Hóa học được sự góp ý của các chuyên gia, GV, CBQL GD và được HĐTĐ Quốc gia môn Hóa học thông qua. 148 Một số vấn đề về chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học Bước 9. Triển khai SGK mới từ lớp 8 - 12 trên cả nước. Bước 10. Đánh giá Bộ chương trình và SGK Hóa học mới từ lớp 8 -12 theo yêu cầu của Quốc Hội (triển khai từ năm 2008). Theo đánh giá của các chuyên gia xây dựng chương trình môn Hóa học: Trong mỗi bước phát triển, hoàn thiện, triển khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới tuy còn có những hạn chế nhất định nhưng phải nói rằng đây là một qui trình phát triển chương trình đã tiếp cận được qui trình phát triển chương trình giáo dục phổ thông của nhiều nước tiên tiến trên thế giới và là sự phát triển chương trình qui mô nhất. * Các bộ chương trình hóa học hiện nay - Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học gồm: chương trình hóa học THCS (lớp 8, 9), chương trình hóa học THPT (chương trình chuẩn và chương trình nâng cao) từ lớp 10 - 12. - Chương trình tự chọn: Chương trình tự chọn THCS và THPT gồm 2 loại chủ đề: chủ đề bám sát và chủ đề nâng cao. - Chương trình chuyên sâu THPT: Dành cho các lớp chuyên Hóa học ở trường THPT chuyên. - Chương trình giáo dục thường xuyên môn Hóa học THCS và THPT. Các chương trình này được biên soạn đáp ứng theo yêu cầu mục tiêu giáo dục phổ thông và nhu cầu của người học. 2.2. Điều kiện hỗ trợ và sự phối hợp giữa các cơ quan để thực hiện chương trình và SGK môn Hóa học Cùng với việc đổi mới chương trình và SGK Hóa học, có rất nhiều hoạt động được chỉ đạo hỗ trợ, phối hợp của Chính phủ và các cơ quan thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo. Dưới đây là một số hoạt động hỗ trợ chủ yếu. * Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học: Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học ở trường THCS, THPT, cao đẳng sư phạm (CĐSP) và đại học sư phạm (ĐHSP) là một trong những quan điểm phát triển chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học đã được thể hiện trong phần giải thích chương trình môn Hóa học và cụ thể hóa ở chuẩn kiến thức kĩ năng môn Hóa học. Vấn đề này đã được quán triệt trong nội dung bồi dưỡng thay sách từ lớp 8 đến lớp 12 hoặc có những lớp tập huấn cho các GV cốt cán toàn quốc do Vụ Giáo dục Trung học và Cục nhà giáo và Cán bộ quản lí giáo dục tổ chức. * Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Hóa học: Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Hóa học là một trong những quan điểm cơ bản của việc phát triển cũng như xây dựng chương trình môn Hóa học. Nó đã được thể hiện rõ trong nội dung giải thích chương trình môn Hóa học và cụ thể 149 Cao Thị Thặng hóa ở chuẩn kiến thức kĩ năng môn Hóa học. Vấn đề đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Hóa học đã được triển khai ở các lớp tập huấn GV, cán bộ chỉ đạo cốt cán thuộc dự án phát triển THCS, phát triển THPT, phát triển giáo viên THCS và THPT, đề án THPT, bồi dưỡng thay sách các lớp từ lớp 8 - 12. Bộ GD & ĐT mà cụ thể là Vụ Giáo dục Trung học và Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng đã triển khai cụ thể ở kì thi Tốt nghiệp THPT và kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2007. * Thiết bị dạy học Hóa học: Bộ Giáo dục & Đào tạo đã thành lập Ban chỉ đạo về vấn đề thiết bị dạy học nói chung trong đó có thiết bị dạy học môn Hóa học nói riêng đồng thời đã xây dựng và thẩm định danh mục cũng như mẫu thiết bị dạy học Hóa học tối thiểu để phục vụ cho đổi mới chương trình và SGK từ lớp 8 - 12 thí điểm sau đó hoàn thiện Bộ danh mục thiết bị tối thiểu môn Hóa học theo chương trình và SGK mới. * Vấn đề chuẩn bị đội ngũ GV Hóa học mới: Các giảng viên (GV) của các trường ĐHSP, CĐSP đã được huy động tham gia để nắm bắt được việc đổi mới chương trình và SGK Hóa học phổ thông. Cụ thể là được tham gia các lớp tập huấn về chương trình và SGK THCS và THPT; tham gia biên soạn chương trình hoặc HĐTĐ chương trình môn Hóa học; tham gia biên soạn SGK Hóa học hoặc HĐTĐ các SGK Hóa học; tham gia góp ý cho chương trình và SGK môn Hóa học và làm báo cáo viên tại một số lớp tập huấn bồi dưỡng thay sách từ lớp 8 - 12. * Vai trò của cán bộ chỉ đạo bộ môn, GV đứng lớp: Các GV Hóa học THCS và THPT đã được tham gia nhiều hoạt động có liên quan đến đổi mới chương trình và SGK Hóa học. Cụ thể là tham gia các lớp tập huấn về chương trình và SGK ở THCS và THPT; tham gia Hội đồng thẩm định chương trình môn Hóa học; tham gia Hội đồng thẩm định SGK Hóa học và tham gia góp ý cho chương trình và SGK môn Hóa học. * Vấn đề tổ chức bồi dưỡng GV thay sách Hóa học từ lớp 8 - 12: Việc tổ chức bồi dưỡng thay sách nhìn chung là tốt. Đội ngũ các Báo cáo viên đa phần đều là tác giả chương trình và SGK. Nội dung bồi dưỡng gồm: những nội dung mới, khó của chương trình và SGK, vấn đề đổi mới phương pháp, đổi mới đánh giá kết quả học tập, hướng dẫn sử dụng thiết bị của từng lớp. * Chỉ đạo thực hiện: Từ cấp Trung ương (Vụ, Cục, Viện) đến địa phương (các sở GD & ĐT, các phòng GD & ĐT, các trường phổ thồng) tương đối thống nhất. * Hỗ trợ của các dự án thuộc Bộ GD & ĐT: Việc phát triển chương trình hóa học mới đã được sự hỗ trợ trực tiếp của một số dự án như Dự án phát triển THCS I và II, Dự án Phát triển THPT, Dự án Việt - Bỉ pha I và II,... * Sự công khai dân chủ góp phần hoàn thiện chương trình và SGK Hóa học: 150 Một số vấn đề về chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học Trong việc lấy ý kiến và trao đổi về chương trình và SGK của các giáo viên, nhà giáo dục, các tổ chức xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng là một điểm rất mới chưa từng có, góp phần nâng cao chất lượng chương trình và sách giáo khoa môn Hóa học. Trong lịch sử xây dựng và phát triển chương trình môn Hóa học phổ thông qua các thời kì thì lần này đã thể hiện sự phối hợp tốt nhất, sự hỗ trợ cũng như phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, trường học có liên quan, đảm bảo sự thành công đổi mới chương trình giáo dục phổ thông các môn học nói chung và môn Hóa học nói riêng. 2.3. Một số ưu điểm và hạn chế của chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học theo nghị quyết 40/2000 của Quốc hội 2.3.1. Một số ưu điểm * Tính thống nhất trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học Lần đầu tiên chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học được xây dựng tương đối thống nhất từ THCS đến THPT theo một cấu trúc tương đối hợp lí. Chương trình được thống nhất về quan điểm xây dựng và phát triển chương trình môn Hóa học, thống nhất ở nội dung môn Hóa học, cấu trúc nội dung chương trình môn Hóa học và thống nhất ở chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học. * Tính hệ thống, phổ thông, cơ bản, khoa học, tương đối hiện đại và thực tiễn Chương trình và SGK môn Hóa học đảm bảo kiến thức, kĩ năng hóa học trong chương trình, SGK là phổ thông, cơ bản; đảm bảo tính khoa học, tương đối hiện đại; đảm bảo tính thực tiễn, học đi đôi với hành. Lần đầu tiên số tiết luyện tập, thực hành của bộ môn Hóa học được bảo đảm hợp lí tạo điều kiện cho HS được ôn tập kiến thức, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức hóa học đã học ở mức tối thiểu và đảm bảo tiếp cận nhất định về nội dung và phương pháp dạy học hóa học so với chương trình hóa học của một số nước trong khu vực và thế giới. * Tính phân hóa ở THCS và THPT Chúng ta đã xây dựng được bước đầu chương trình môn Hóa học theo định hướng phân hóa: - Có chương trình và SGK Hóa học THPT cơ bản và nâng cao dành cho HS có khuynh hướng KHTN và KHXH & NV. - Có bộ chương trình hóa học tự chọn ở THCS và THPT dành cho HS có nguyện vọng học tự chọn theo chủ đề bám sát và nâng cao. - Có bộ chương trình hóa học THPT chuyên sâu dành cho HS trường THPT chuyên môn Hóa. * Định hướng đổi mới phương pháp và đánh giá kết quả học tập môn Hóa học 151 Cao Thị Thặng Bước đầu thể hiện đổi mới phương pháp và đánh giá kết quả học tập môn Hóa học trong nội dung giải thích chương trình; hệ thống kiến thức, kĩ năng trong môn Hóa học và SGV cũng như SGK Hóa học ở các lớp đặc biệt là ở cấp THCS. * Thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu giáo dục cấp THCS và cấp THPT Chương trình môn Hóa học giúp HS đạt được hệ thống kiến thức hóa học phổ thông cơ bản, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm: kiến thức cơ sở hóa học chung; hóa học vô cơ và hóa học hữu cơ đồng thời dạt được hệ thống kĩ năng hóa học phổ thông cơ bản và thói quen làm việc khoa học gồm: kĩ năng học tập hóa học; kĩ năng thực hành, thí nghiệm hóa học; kĩ năng vận dụng kiến thức hóa học cũng như rèn luyện thái độ tích cực như: hứng thú học tập bộ môn Hóa học; ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng; phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học và ý thức vận dụng những tri thức hóa học đã học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện. Lần đầu tiên đã xây dựng được chuẩn kiến thức kĩ năng môn Hóa học, làm cơ sở cho việc hoàn thiện SGK, SGV, sách bài tập (SBT) và chỉ đạo dạy học ở nhà trường phổ thông. So với các bộ chương trình hóa học trước đây, chuẩn kiến thức và kĩ năng là điểm mới căn bản, định hướng cho dạy học và đánh giá kết quả dạy học môn Hóa học. 2.3.2. Một số hạn chế - Cũng như một số môn học khác, sự phân hóa của chương trình môn Hóa học còn hạn chế do chỉ ở hai mức: chương trình giáo dục phổ thông và chương trình hóa học THPT nâng cao. Việc triển khai chương trình tự chọn hóa học ở các trường tại các địa phương theo hai loại chủ đề cũng còn có những hạn chế nhất định. - Việc cập nhật những vấn đề thực tiễn của cuộc sống lao động và sản xuất hóa học hàng ngày, vấn đề hiện đại tuy đã được chú trọng nâng cao nhưng vẫn còn hạn chế. - Chương trình đã chú ý tăng cường luyện tập thực hành nhưng còn chưa có tiết bài tập, tiết trả bài kiểm tra 45 phút tạo điều kiện để HS thực hành vận dụng kiến thức rèn luyện kĩ năng và tự đánh giá kết quả học tập. GV chưa có thời gian để nhận xét, đánh giá kiến thức, kĩ năng cho HS một cách đầy đủ qua kết quả bài kiểm tra. - Phân hóa theo vùng, miền và theo năng lực HS tuy đã có ở phần giải thích chương trình Hóa học nhưng chưa được đề cập cụ thể. - Một số GV ở một số địa phương còn cho rằng chương trình hóa học còn nặng về khối lượng kiến thức nhất là chương trình THPT nâng cao môn Hóa học. 152 Một số vấn đề về chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học 3. Kết luận Với qui trình thực hiện tương đối hợp lí, với sự phối hợp tương đối chặt chẽ giữa các cơ quan nghiên cứu, chỉ đạo, đào tạo và bồi dưỡng,. . . các bộ chương trình hóa học phổ thông đã được xây dựng và triển khai. Tuy còn một số hạn chế nhưng với những ưu điểm chủ yếu đã nêu trên, chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu của việc đổi mới chương trình và SGK theo nghị quyết 40/QH2000 của Quốc hội, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm mục tiêu đào tạo những người lao động mới theo yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, xã hội Việt Nam đã và đang có những chuyển biến quan trọng trong đó có nhu cầu mới về nguồn nhân lực. Do đó việc đáp ứng của giáo dục phổ thông nói chung, chương trình và SGK Hóa học nói riêng trong giai đoạn mới cũng cần được xem xét đánh giá khách quan để chương trình được phát triển đáp ứng với những thay đổi của xã hội nhất là giai đoạn sau 2015. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2006 - 2010. Các bộ chương trình: Giáo dục phổ thông môn Hóa học, Chương trình THPT môn Hóa (chuẩn và nâng cao), Chương trình tự chọn THCS và THPT, Chương trình chuyên sâu THPT, Chương trình giáo dục thường xuyên môn Hóa học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và đào tạo. Đánh giá chương trình và SGK môn Hóa học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2009. Báo cáo việc thực hiện chương trình, SGK môn Hóa học theo nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội. ABSTRACT Some issues on curriculum of Chemistry in General Education Curricula of Chemistry in General Education for classes 8 - 12 are implemented at Secondary Schools of Vietnam. The assessment of process for curriculum devel- opment is necessary for proposal on new trend for curriculum development after the year 2015. The paper deals with recommendation on the procedure of curriculum de- velopment of Chemistry in General Education; rcommendation on the conditions of support and the cooperation between organizations in the curriculum development of Chemistry in General Education and assessment on some chemistry curriculum, which have been implemented in the light of the Resolution 40/2000/QH10 of the National Assembly. 153