Một số vấn đề về đào tạo báo chí tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Tóm tắt Năm 2010, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã quyết định mở chuyên ngành Viết báo trong ngành Sáng tác văn học thuộc Khoa Viết văn, Báo chí (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du). Năm 2016, chuyên ngành Viết báo được nâng lên thành ngành Báo chí. Có thể nói, thực tiễn đời sống báo chí đã có những biến động không ngừng, đặc biệt trước sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, việc nhận thức đúng, trúng các vấn đề đặt ra và điều chỉnh chương trình đào tạo ngành Báo chí trong bối cảnh hiện nay sẽ góp phần quan trọng trong mục tiêu phát triển đào tạo bền vững của nhà trường, đồng thời đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động cho lĩnh vực báo chí.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về đào tạo báo chí tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 31 (Tháng 3 - 2020)106 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐÀO TẠO BÁO CHÍ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI NGÔ VĂN PHONG* LÊ TUẤN DUNG* Tóm tắt Năm 2010, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã quyết định mở chuyên ngành Viết báo trong ngành Sáng tác văn học thuộc Khoa Viết văn, Báo chí (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du). Năm 2016, chuyên ngành Viết báo được nâng lên thành ngành Báo chí. Có thể nói, thực tiễn đời sống báo chí đã có những biến động không ngừng, đặc biệt trước sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, việc nhận thức đúng, trúng các vấn đề đặt ra và điều chỉnh chương trình đào tạo ngành Báo chí trong bối cảnh hiện nay sẽ góp phần quan trọng trong mục tiêu phát triển đào tạo bền vững của nhà trường, đồng thời đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động cho lĩnh vực báo chí. Từ khóa: Đào tạo báo chí, báo chí đa phương tiện, ngành Báo chí, Khoa Viết văn Báo chí, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Abstract In 2010, the Hanoi University of Culture decided to open a journalism major in the field of Literary Writing under the Creative Writing and Journalism Department (formerly Nguyen Du college of Writing). In 2016, journalism major was upgraded to journalism ology. It can be said that the reality of press life has been constantly changing, especially under the impact of the Industrial Revolution 4.0. Therefore, the correct awareness of the posed issues and the adjustment of the training program in the journalism industry in the current context will make an important contribution to the goals of sustainable training development of the university, at the same time meet labor market needs of the labor market in journalism field. Keywords: Journalism training, multimedia journalism, Journalism, Faculty of Creative Writing and Journalism, Hanoi University of Culture Cùng với sự phát triển của đất nước, trải qua hơn 30 năm đổi mới, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến ngày 30/11/2019, cả nước có 850 cơ quan báo chí, trong đó có 179 cơ quan báo, 648 tạp chí, 23 cơ quan báo chí điện tử độc lập; có 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh - truyền hình với 2 đài Quốc gia, 64 đài địa phương, 5 kênh truyền hình. Cả nước hiện có trên 41.000 người đang công tác tại các cơ quan báo chí (cả 4 loại hình), trong đó có 20.407 trường hợp đã được cấp thẻ nhà báo. Việc chuyển đổi từ báo chí truyền thống sang báo chí đa phương tiện và hội tụ truyền thông đã được nhiều cơ quan báo chí thúc đẩy triển khai và là một xu hướng tất yếu. Các cơ quan báo in có trang thông tin điện tử, song hành ra báo điện tử hoặc hơn thế nữa: Đài Tiếng nói Việt Nam có báo in VOV, báo điện tử VOV.vn; Đài Truyền hình Việt Nam có tạp chí Truyền hình, báo điện tử VTVnew.vn; một số đài phát thanh - truyền hình địa phương có tạp * ThS, Khoa Viết văn, Báo chí, Trường ĐHVHHN Số 31 (Tháng 3 - 2020) 107 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ chí riêng, các đài đều có trang thông tin điện tử. Sự pha trộn thông tin, nguyên lý một đầu vào nhiều đầu ra đang được các cơ quan báo chí tận dụng tối đa để đáp ứng cao nhất nhu cầu thông tin đa dạng của công chúng trong xã hội. Sự phát triển sôi động của đời sống báo chí như hiện nay đòi hỏi việc đào tạo nhà báo đa phương tiện, được trang bị những kiến thức nền tảng thiết yếu, kỹ năng công nghệ hiện đại và các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp người làm báo trở nên cấp bách và cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt và lâu dài. Không thể có các cơ quan báo chí đa phương tiện phát triển đúng nghĩa nếu thiếu một đội ngũ nhà báo đa phương tiện thực thụ. Từ báo chí truyền thống sang báo chí đa phương tiện là một bước chuyển quan trọng mà đào tạo nhà báo đa phương tiện là khâu then chốt. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cũng đang đứng trước những yêu cầu về đổi mới đào tạo báo chí để có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng xu hướng phát triển báo chí đa phương tiện trong xã hội hiện đại. 1. Xu hướng phát triển báo chí đa phương tiện trong xã hội hiện đại Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, với sự phát triển công nghệ truyền thông mới đã tác động không nhỏ đến đời sống xã hội và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển báo chí toàn cầu. Trong truyền thông truyền thống, với một loại hình báo chí thông tin được truyền tải mang tính đơn nhất, công chúng chỉ có thể tiếp cận thông tin bằng cách đọc, nghe hoặc xem, nhưng với báo chí đa phương tiện, tính chất đơn nhất đã bị phá vỡ. Khi thể hiện một nội dung thông tin trên website, nhà báo có thể vừa sử dụng văn bản (text), vừa kết hợp hình ảnh, âm thanh (audio), đồ họa (graphic), video hay chương trình tương tác (interactive program) Công chúng cùng một lúc có thể tiếp nhận thông tin qua đa phương tiện. Hiệu quả truyền thông được nâng cao rõ rệt nhờ vào những yếu tố đa phương tiện bởi cách thức thể hiện mới mẻ, đa dạng thông tin dễ gây chú ý, chân thực và dễ tiếp nhận hơn. Việc sử dụng báo chí đa phương tiện giúp quá trình tiếp nhận thông tin của công chúng nhanh hơn, tiết kiệm thời gian so với các loại hình truyền thông truyền thống. Sau một thời gian ngắn, báo chí đa phương tiện đã có một vị trí khá vững chắc và khẳng định sẽ là xu thế phát triển mạnh mẽ về mặt phương thức truyền thông trong hiện tại và tương lai. Bàn về báo chí đa phương tiện, Andy Bull, trong cuốn Multimedia Journalism - A practical guide, cho rằng: “Báo chí đa phương tiện là sự phát triển của báo điện tử khi các tác phẩm báo chí trên báo điện tử được tích hợp đa phương tiện nhiều hơn” [1]. Mark Deuze, giảng viên báo chí Trường Đại học Amsterdam (Hà Lan), trong nghiên cứu “What is Multimedia Journalism”, cho rằng: “Báo chí đa phương tiện có cách thể hiện như một gói tin tức trên website với sự tích hợp của hai hay nhiều yếu tố đa phương tiện: lời nói, âm nhạc, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, đồ họa, yếu tố tương tác và siêu văn bản” [5]. Theo PGS.TS Hà Huy Phượng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, báo chí đa phương tiện là báo chí ứng dụng tính năng đa phương tiện. Chữ “đa” trong đa phương tiện bao gồm: hội tụ tích hợp nhiều loại hình báo chí (trước đây riêng rẽ, giờ hội tụ làm một); sử dụng đa mã ngôn ngữ (bao gồm cả hình ảnh, âm thanh); tận dụng tối đa kỹ thuật công nghệ cao trong làm báo); hình thành mô hình nhà báo đa năng; khả năng tương tác đa chiều [4]. Trong xã hội hiện đại, báo chí đa phương tiện ra đời như một hệ quả tất yếu của sự phát triển và trở thành xu thế toàn cầu, xuất phát từ nhiều lý do: Thứ nhất, sự phát triển của công nghệ thông tin, trong đó có công nghệ mạng và công nghệ máy tính. Số người sử dụng internet cùng trình độ hiểu biết về máy tính, công nghệ mạng tăng lên hàng ngày, chiếm 70% dân số [7]; thứ hai, nhu cầu tiếp nhận và tương tác thông tin của công chúng ngày càng tăng, không chỉ là nhu cầu thông tin một chiều như trước đây; thứ ba, nhu cầu phát triển tự thân của các loại hình báo chí trước xu thế cạnh tranh gay gắt của các loại hình truyền thông đại chúng khác và truyền thông xã hội. Để tồn tại và phát triển, các cơ quan báo chí phải đa dạng hóa cách thức thể hiện thông tin bằng việc tích hợp các yếu tố đa phương tiện: văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh, đồ họa, video, chương trình tương tác, chứ không đơn thuần chỉ là văn bản và hình ảnh như trước đây. Báo chí đa phương tiện đang thể hiện ưu thế vượt trội bằng việc hội tụ đầy đủ những Số 31 (Tháng 3 - 2020)108 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA đặc điểm ưu việt của các loại hình báo chí truyền thống. Trước xu thế toàn cầu hóa, số hóa thông tin, một mặt yêu cầu nội dung báo chí phải đa dạng, phong phú, đảm bảo chất lượng tin, bài; mặt khác, giúp nhà báo nhìn nhận vai trò và điểm đến trong xã hội hiện đại. Sự phát triển của báo chí đa phương tiện là xu hướng tất yếu. Để đáp ứng xu hướng này cần phải có những nhà báo đa phương tiện. Nếu trước kia, mỗi nhà báo chỉ cần thành thạo một vài kỹ năng để hoàn thành tác phẩm cho một loại hình báo chí như báo in/phát thanh/ truyền hình/báo điện tử, thì ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, cùng nhu cầu của công chúng, nhà báo đa phương tiện phải biết thực hiện nhanh chóng nhiều loại sản phẩm báo chí. Điều này đặt ra những yêu cầu khác biệt so với nhà báo của loại hình đơn tuyến. Mỗi nhà báo đa phương tiện cần trang bị cho mình: Tư duy phân tích đa diện, đa chiều, đa phương tiện; kỹ năng tác nghiệp đa năng; khả năng chuyển tải thông tin tức thời; luôn trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, xã hội. Báo chí đa phương tiện ra đời vừa tạo cơ hội cho các nhà báo học hỏi, trau dồi thêm kỹ năng làm báo hiện đại, vừa yêu cầu các nhà báo phải hội nhập mạnh mẽ hơn nếu không muốn bị tụt hậu. Sự phát triển của báo chí đa phương tiện trong xã hội hiện đại đòi hỏi các cơ sở đào tạo báo chí cũng phải có những thay đổi phù hợp, bắt kịp xu thế làm báo trong kỷ nguyên số. Đây vừa là cơ hội, đồng thời là thách thức không nhỏ với các cơ sở đào tạo báo chí hiện nay. 2. Đào tạo báo chí tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội 2.1. Thực trạng đào tạo báo chí * Đào tạo kỹ năng, công nghệ hiện đại cho sinh viên Đối với nhà báo đa phương tiện, ngoài những kiến thức văn hóa, xã hội, chuyên ngành, thì việc làm chủ khoa học công nghệ, nhất là kỹ thuật công nghệ thông tin là vô cùng cần thiết. Thực tế hiện nay, việc đào tạo nhà báo đa phương tiện với kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin đủ mạnh đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, phân tích cho thấu đáo, trên cơ sở đó xác lập các chương trình đào tạo (CTĐT) xứng tầm đòi hỏi của thực tiễn cũng như nhu cầu phát triển của các cơ quan báo chí truyền thông. Yêu cầu đào tạo về kỹ thuật, kỹ năng công nghệ thông tin trong đào tạo nhà báo đa phương tiện phải được đặt lên hàng đầu trong đào tạo báo chí hiện nay: “Để trở thành nhà báo đa kỹ năng, các sinh viên báo chí cần phải được trang bị các kỹ năng về công nghệ thông tin dành cho các nhà báo. Ví dụ cần có môn học về sử dụng các phương tiện truyền thông mới cho hoạt động báo chí, đặc biệt sử dụng công nghệ hiện đại trong khai thác, tìm kiếm thông tin, cách xử lý tích hợp multimedia - đa phương tiện trên báo điện tử” [6]. Và điều này cũng phải được thực hiện trong đào tạo nguồn nhân lực báo chí tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội trong bối cảnh hiện nay. Thực tế hoạt động báo chí cho thấy ngoài những kiến thức nền được trang bị trong chương trình thì các kiến thức về kỹ năng ngày càng có vị trí vô cùng quan trọng. Kết quả khảo sát do Khoa Viết văn, Báo chí tiến hành năm 2019 tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho thấy, việc tăng cường các môn học nhằm nâng cao các kỹ năng thực hành tác nghiệp báo chí trong chương trình đào tạo đã được các đối tượng khảo sát đánh giá cao (Bảng 1). Cụ thể, đối với nhóm kiến thức về kỹ năng thâm nhập thực tế, phát hiện đề tài; thu thập, xử lý và tổ chức thông tin để sáng tạo tác phẩm báo chí theo các thể loại có tới 56,6% ý kiến cho rằng rất cần thiết và 40% cho là cần thiết. Đối với nhóm kỹ năng lập kế hoạch, thiết kế, tổ chức sản xuất ấn phẩm báo chí, chương trình phát thanh, truyền hình; sản phẩm/dự án truyền thông có 60% cho là cần thiết và 38,3% cho là rất cần thiết. Kỹ năng sử dụng thiết bị: máy quay phim, máy ảnh, ghi âm,... ứng dụng công nghệ kỹ thuật - truyền thông số, các phần mềm xử lý thông tin cơ bản và các phần mềm chuyên dụng phục vụ hoạt động tác nghiệp báo chí được đánh giá cao khi 55% cho là cần thiết và 41% cho là rất cần thiết. Ngoài ra, các kỹ năng biên tập tin, bài theo từng loại hình và thể loại khác nhau; kỹ năng theo dõi và xử lý thông tin phản hồi từ công chúng, tranh luận và phản biện xã hội; kỹ năng sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp, đều được trên 50% đối tượng khảo sát cho rằng cần thiết và rất cần thiết. Điều này cũng dễ hiểu, bởi về cơ bản học đại học chính là học nghề và báo chí cũng không phải là ngoại lệ. Các kiến thức về kỹ năng tác nghiệp báo chí sẽ luôn đồng hành với người học trong Số 31 (Tháng 3 - 2020) 109 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ suốt quá trình lao động báo chí sau này, đặc biệt, nó sẽ giúp cho người học rất nhiều trong việc tìm kiếm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. * Cung cấp kiến thức nền tảng thiết yếu Các tri thức thuộc khối kiến thức đại cương luôn giữ vai trò nhất định trong giáo dục đại học, đối với sinh viên ngành Báo chí lại càng trở nên quan trọng. Các kiến thức bao gồm: kỹ năng nhận thức và năng lực/kỹ năng xã hội (thu thập dữ liệu, quan sát và phân tích, giải quyết vấn đề, thích nghi với môi trường mới, quan hệ xã hội...); những nội dung liên quan đến luân lý, phẩm hạnh, đạo đức; những hiểu biết chung về triết học, kinh tế học, luật học, về nhà nước, thiết chế, về lịch sử, tôn giáo, nghệ thuật,... luôn là khối kiến thức nền thiết yếu đối trong hành trang của người sinh viên hiện đại trong đó có sinh viên ngành báo chí. Hơn thế, những môn học đại cương được ví như nền móng của một ngôi nhà, nền móng có chắc thì nhà mới vững được. Hiện nay, các nhà tuyển dụng (trong đó có các cơ quan báo chí truyền thông) khi tuyển dụng lao động thường ưu tiên kiến thức nền tốt để đào tạo thêm. Học tốt các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương là tiền đề để sinh viên đáp ứng yêu cầu của các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành. Trong CTĐT ngành Báo chí tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, các môn học thuộc khối kiến thức đại cương được chia thành bốn nhóm: Nhóm 1 gồm các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Pháp luật đại cương) và 3/6 môn học tự chọn (Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tâm lý học đại cương, Tiếng Việt thực hành, Logic học đại cương, Xã hội học đại cương); nhóm 2 gồm các môn học về ngoại ngữ và tin học; nhóm 3 gồm các môn học về giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh; nhóm 4 gồm các môn học cơ sở của nhóm ngành (Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam, Lý thuyết truyền thông, Quan hệ công chúng , Cơ sở lý luận Báo chí, truyền thông, Văn học Việt Nam hiện đại...). Theo phân bổ số tín chỉ, các môn học thuộc khối kiến thức đại cương thường từ 2 đến 3 tín chỉ và tổng số tín chỉ là 41. Đây là dung lượng vừa phải so với một số cơ sở đào tạo báo chí Nội dung Tỉ lệ % (Mức 1 - Không cần thiết) Tỉ lệ % (Mức 2 - Ít cần thiết) Tỉ lệ % (Mức 3 - Phân vân) Tỉ lệ % (Mức 4 - Cần thiết) Tỉ lệ % (Mức 5 - Rất cần thiết) Kỹ năng thâm nhập thực tế, phát hiện đề tài; thu thập, xử lý và tổ chức thông tin để sáng tạo tác phẩm báo chí theo các thể loại 0 0 3.33 40 56.7 Kỹ năng lập kế hoạch, thiết kế, tổ chức sản xuất ấn phẩm báo chí, chương trình phát thanh, truyền hình; sản phẩm/dự án truyền thông 0 0 1.67 60 38.3 Kỹ năng sử dụng thiết bị: máy quay phim, máy ảnh, ghi âm... ứng dụng công nghệ kỹ thuật - truyền thông số, các phần mềm xử lý thông tin cơ bản và các phần mềm chuyên dụng phục vụ hoạt động tác nghiệp báo chí 0 0 3.33 55 41.7 Kỹ năng biên tập tin, bài theo từng loại hình và thể loại khác nhau 0 0 5 56.7 38.3 Kỹ năng theo dõi và xử lý thông tin phản hồi từ công chúng, tranh luận và phản biện xã hội 0 0 3.33 56.7 40 Kỹ năng sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp 0 1.67 6.67 56.7 35 Kỹ năng giao tiếp 0 0 3.33 58.3 38.3 Kỹ năng làm việc nhóm 0 1.67 1.67 53.3 43.3 Bảng 1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết về nhóm kỹ năng đối với sinh viên báo chí (Nguồn: [3]) Số 31 (Tháng 3 - 2020)110 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA khác như Học viện Báo chí và Tuyên truyền (46 tín chỉ) hay Viện đào tạo Báo chí và Truyền thông Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (43 tín chỉ). Theo kết quả khảo sát của Khoa Viết văn, Báo chí, hầu hết các đối tượng khảo sát đều cho rằng các kiến thức thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương là cần thiết và rất cần thiết (Bảng 2). Cụ thể, ở khối kiến thức đại cương bao gồm nhóm các môn học về khoa học xã hội và nhân văn có 39/60 phiếu cho rằng cần thiết (65%), 20/60 phiếu bày tỏ ý kiến là rất cần thiết (33,3%) và chỉ có 01 phiếu cho là ít cần thiết (1,67%). Điều này cho thấy các kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn luôn có vai trò và vị trí quan trọng trong hành trang tri thức của người học ngành Báo chí truyền thông. Về nhóm kiến thức tin học và ngoại ngữ, các ý kiến đều cho rằng cần thiết (60%) và rất cần thiết (40%). Rõ ràng, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, khi Việt Nam đã, đang và sẽ còn hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới thì việc trang bị những kiến thức về tin học và ngoại ngữ thực sự mang ý nghĩa sống còn trong cuộc chiến việc làm của bất cứ ai và thuộc bất cứ lĩnh vực đào tạo nào. Về nhóm kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh, đã có những ý kiến khác nhau khi có đến 10 phiếu (chiếm 16,7%) cho rằng ít cần thiết và 01 phiếu (chiếm 1,67%) là không cần thiết. Thực tế, các kiến thức về an ninh quốc phòng và giáo dục thể chất luôn có vai trò quan trọng nhưng khảo sát lại cho ra kết quả không tương xứng. Điều này đặt ra cho những người làm CTĐT và đặc biệt là những người làm công tác giảng dạy ở nhóm kiến thức này những thách thức lớn, và phải có những thay đổi, điều chỉnh trong quá trình thực hiện CTĐT. Về khối kiến thức cơ sở nhóm ngành, cơ sở ngành, kiến thức ngành và kiến thức chuyên ngành, các đối tượng khảo sát đều cho rằng cần thiết, cụ thể tỷ lệ lần lượt là 61,7%, 56,7%, 56,7%, đặc biệt nhóm kiến thức chuyên ngành đã đạt mức độ đánh giá rất cần thiết là 58,3%. Điều này cũng dễ hiểu khi các môn học thuộc các nhóm kiến thức này đều đã bám sát được những yêu cầu của đời sống báo chí. Năng lực tự chủ và trách nhiệm của người học là một yêu cầu rất đỗi cần thiết đối với bất cứ CTĐT đại học nào. Vì vậy, phần lớn các ý kiến khảo sát đều bày tỏ quan điểm là cần thiết (48,3%) và rất cần thiết (50%). Tuy nhiên, thực tế đào tạo cho thấy, do ảnh hưởng của lối sống thực dụng, không ít sinh viên báo chí khi học những môn mà họ chưa thấy liên quan đến chuyên ngành, chưa thấy phục vụ trực tiếp cho công việc sau này thì đều cho là không quan trọng. Cái nhìn hạn hẹp này của người học bắt nguồn từ suốt những năm phổ thông. Khi đó, học sinh chỉ tập trung học toán, lý, hóa, văn, sử, địa, ngoại ngữ,... để thi tốt nghiệp và thi đại học. Chính vì vậy, giáo dục phổ thông đã dồn học sinh vào góc hẹp của tri thức. Các em không hình dung được công việc của mình sau này cần những kiến thức liên quan nào. Mặt khác, các môn đại cương thường khô khan, một số môn học thường bị chính trị hóa dẫn đến sinh viên không có hứng thú khi học. Nội dung Tỉ lệ % (Mức 1 - Không cần thiết) Tỉ lệ % (Mức 2 - Ít cần thiết) Tỉ lệ % (Mức 3 - Phân vân) Tỉ lệ % (Mức 4 - Cần thiết) Tỉ lệ % (Mức 5 - Rất cần thiết) Kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn 0 1.67 0 65 33.3 Kiến thức tin học và ngoại ngữ 0 0 0 60 40 Kiến thức giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh 1.67 16.7 10 53.3 18.3 Kiến thức cơ sở của nhóm ngành 0 0 0 61.7 38.3 Kiến thức cơ sở của ngành 0 0 0 56.7 43.3 Kiến thức ngành 0 0 0 56.7 43.3 Kiến thức chuyên ngành 0 0 0 41.7 58.3 Năng lực tự chủ và trách nhiệm 0 0 1.67 48.3 50 Bảng 2. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của khối kiến thức giáo dục đại cương đối với sinh viên báo chí (Nguồn: [3]) Số 31 (Tháng 3 - 2020) 111 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ * Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp Thực tế đời sống báo chí nước ta cho thấy, vừa qua có không ít phóng viên,
Tài liệu liên quan