Một vài định nghĩa quan trọng
Để giải quyết những vấn đề phức tạp của công tác thanh tra hiện nay, tôi
cho rằng cần phải xuất phát từ một số khái niệm cơ bản, xác định nội hàm của
một số định nghĩa quan trọng mà mới thoạt nhìn mọi người đều có thể cho là
đơn giản. Tuy nhiên, như thực tế cho thấy, nhiều khi một định nghĩa đơ n giản
nhưng lại có nhiều cách giải thích và vận dụng. Thậm chí, có khi một đối tượng
lại có nhiều định nghĩa khác nhau.
1.1 Khái niệm thanh tra
Trong cuốn sách “thuật ngữ pháp lý phổ thông” do Nhà xuất bản Pháp lý
in năm 1986, định nghĩa thanh tra được xem là một biện pháp (phương pháp)
của kiểm tra. Nhiệm vụ thanh tra được uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước có
trách nhiệm.
Như vậy, thanh tra hẹp hơn kiểm tra. Thanh tra gắn liền với chức năng
pháp lý trong quản lý nhà nước. Nhiệm vụ của thanh tra cũng là kiểm tra nhưng
chỉ kiểm tra quyền sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể có được thực hiện đúng, có
được bảo vệ hay không, thẩm tra tính hợp pháp của các hoạt động kinh tế, tài
chính, tính chính xác của các báo cáo thống kê của việc thanh lý tài sản tập
thể
62 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề về thanh tra và tổ chức, hoạt động thanh tra trong tình hình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THANH TRA VÀ TỔ
CHỨC, HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRONG
TÌNH HÌNH HIỆN NAY
PGS.TS NGUYỄN VĂN THÂM
Học viện Hành chính Quốc gia
2
1. Một vài định nghĩa quan trọng
Để giải quyết những vấn đề phức tạp của công tác thanh tra hiện nay, tôi
cho rằng cần phải xuất phát từ một số khái niệm cơ bản, xác định nội hàm của
một số định nghĩa quan trọng mà mới thoạt nhìn mọi người đều có thể cho là
đơn giản. Tuy nhiên, như thực tế cho thấy, nhiều khi một định nghĩa đơn giản
nhưng lại có nhiều cách giải thích và vận dụng. Thậm chí, có khi một đối tượng
lại có nhiều định nghĩa khác nhau.
1.1 Khái niệm thanh tra
Trong cuốn sách “thuật ngữ pháp lý phổ thông” do Nhà xuất bản Pháp lý
in năm 1986, định nghĩa thanh tra được xem là một biện pháp (phương pháp)
của kiểm tra. Nhiệm vụ thanh tra được uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước có
trách nhiệm.
Như vậy, thanh tra hẹp hơn kiểm tra. Thanh tra gắn liền với chức năng
pháp lý trong quản lý nhà nước. Nhiệm vụ của thanh tra cũng là kiểm tra nhưng
chỉ kiểm tra quyền sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể có được thực hiện đúng, có
được bảo vệ hay không, thẩm tra tính hợp pháp của các hoạt động kinh tế, tài
chính, tính chính xác của các báo cáo thống kê của việc thanh lý tài sản tập
thể
Theo quan niệm như vậy, ngoài thanh tra chung còn có Thanh tra chuyên
ngành mà nhiệm vụ của nó là giám sát về mặt nhà nước việc thực hiện các
nhiệm vụ quản lý đã được giao cho một cơ quan chuyên môn, một tổ chức quản
lý nhất định. Ví dụ, thanh tra việc tổ chức và quản lý đất đai, bảo vệ môi trường,
bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và sự an toàn trong lao động Đây là một chức năng
quan trọng của Thanh tra mà không một cơ quan nào của bộ máy quản lý nhà
nước có thể thay thế được một cách đầy đủ. Theo chức năng này, Thanh tra của
các cơ quan chuyên môn có quyền đòi hỏi các đơn vị chức năng trong các lĩnh
vực quản lý trình bày những điều cần thiết nhằm đảm bảo cho việc thực hiện
các nhiệm vụ chuyên môn có hiệu quả và an toàn, hợp pháp, bảo đảm được mục
tiêu của quản lý nhà nước.
Để làm được nhiệm vụ, Thanh tra có thể dựa vào bộ máy chuyên môn của
mình và dựa vào quần chúng. Cơ quan Thanh tra có trách nhiệm xem xét các
đơn thứ khiếu nại, tố cáo để tìm kiếm những biện pháp giải quyết thoả đáng.
Các biện pháp này ở nước ta đã được ghi rõ trong Pháp lệnh thanh tra do Hội
đồng Nhà nước ban hành ngày 1/4/1990. Thanh tra có mục tiêu quan trọng là
góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với bộ máy quản lý nhà nước, đề
cao phép nước để quản lý nhà nước đi vào kỷ cương hơn.
1.2 Khái niệm kiểm tra
Kiểm tra vốn là chức năng của mọi người quản lý, không phân biệt họ
làm việc ở cấp nàô trong bộ máy quản lý nói chung và trong bộ máy quản lý
nhà nước nói riêng. Dĩ nhiên là ở các cấp bậc khác nhau thì quy mô kiểm tra
cũng khác nhau và kiểm tra cũng có những yêu cầu khác nhau.
Kiểm tra gắn liền với công việc của một tổ chức nhất định và thông
thường theo một số hướng chủ yếu sau đây:
3
- Theo dõi để cho hoạt động của tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ và sự phân công giữa các đơn vị.
- Quan sát để bảo đảm rằng nhiệm vụ được giao có đủ điều kiện thực
hiện, phù hợp với thực tế không. Hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo
hiệu suất công việc của từng đơn vị.
- Kiểm tra kết quả cuối cùng, đánh giá hiệu quả thực tế của các hoạt động
theo kế hoạch đặt ra.
Về mặt quản lý chung, kiểm tra hướng tới việc xem xét tính hợp lý hay
không hợp lý của một chương trình công tác đã vạch ra, khả năng thực hiện
trong thực tế .
Nếu là cơ quan chuyên môn, kiểm tra sẽ hướng tới các tiêu chuẩn, các
định mức nêu ra cho các loại công việc, các phương tiện được sử dụng, nguồn
tài chính, con người
Trong quản lý hành chính nhà nước, kiểm tra có một mục tiêu quan trọng
là tìm kiếm động cơ thúc đẩy cán bộ làm tốt (hay không làm tốt) nhiệm vụ được
giao. Một sự kiểm tra như vậy có thể được thực hiện trong nội bộ của bộ máy
hành chính nhưng cũng có thể ở ngoài hệ thống đó mà người ta gọi là kiểm soát
ngoại lai, ví như kiểm soát từ phía tư pháp, kiểm soát chính trị
Kiểm tra trong quản lý còn gắn liền với tìm ra những điển hình tiên tiến
trong thực thi nhiệm vụ. Những điển hình tiên tiến thường gắn với ý thức trách
nhiệm cao về nhiệm vụ, điều mà kiểm tra phải làm sáng tỏ để nêu lên thành bài
học về động cơ hành động trong một tổ chức sao cho tổ chức phát triển bền
vững.
Như vậy, kiểm tra là một hoạt động thường xuyên, do tính chất này mà
chúng ta không thể nói là đã có một hệ thống kiểm tra hữu hiệu nếu chỉ có
những người lãnh đạo tổ chức và những cán bộ của tổ chức chuyên trách tham
gia vào hoạt động kiểm tra công việc. Điều hết sức quan trọng là phải thiết lập
được hệ thống tự kiểm tra và một nê nếp kiểm tra lẫn nhau trong nội bộ tổ chức
và giữa các đơn vị. Cơ sở của kiểm tra là sự kết hợp chặt chẽ giữa hai nhân tố
chủ quan và khách quan trong tổ chức hoặc hai nhân tố khác nhau trong cùng
một công việc. Nếu sự khác biệt đó mang tính bất thường thì kiểm tra sẽ mang
màu sắc thanh tra. Khi đó có thể sẽ cần đến sự tham gia của tổ chức Thanh tra
vào hoạt động kiểm tra.
Để kiểm tra, người ta cần phải xây dựng các tiêu chuẩn, cần đo lượng
công việc và cuối cùng đều phải có sự điều chỉnh các tiêu chuẩn cho phù hợp
với nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra. Quá trình đó diễn ra mọi nơi và cho mọi đối
tượng. Do vậy, các nhà quản lý còn gọi kiểm tra là một hệ thống liên hệ ngược.
Nó được hiểu như một hệ thống phản hồi.
Trong quản lý nhà nước, khi nói đến kiểm tra chúng ta còn phair nói đến
kiểm tra nhà nước (hay kiểm tra mang tính nhà nước). Đó là việc kiểm tra chấp
hành kỷ luật nhà nước, kỷ luật lao động, pháp chế và trật tự xã hội của các viên
chức nhà nước, của những người có chức vụ, thành viên của các tổ chức xã hội
và của công dân.
4
1.3 Khái niệm kiểm sát
Trước hết cần nhấn mạnh rằng đó là một khái niệm gắn liền với việc giữ
quyền công tố trước Toà án của người đại diện cơ quan Kiểm sát (Kiểm sát
viên). Kiểm sát viên tham gia nghiên cứu các chứng cứ, các kết luận trong xét
xử, trình bày quan điểm của cơ quan Kiểm sát về việc áp dụng các quy định của
pháp luật hình sự và hình phạt đối với bị cáo, có quyền khởi tố hoặc truy tố các
vụ án nếu thấy cần thiết để bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và các
quyền công dân.
2. Thanh tra trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức
kinh tế - xã hội hiện nay
2.1 Những ưu điểm và nhược điểm của cơ cấu thanh tra hiện nay ở nước
ta
Chúng ta cho rằng, ưu điểm lớn nhất của hệ thống Thanh tra cảu chúng ta
hiện nay là tương đối hoàn chỉnh và hoạt động rộng khắp. Chúng ta có Thanh
tra nhà nước, Thanh tra chuyên ngành (tài chính, lao động, giáo dục, y tế...).
Cùng với Thanh tra chuyên trách, chúng ta còn Thanh tra nhân dân. Ngoài ra,
còn có những tổ chức, viên chức tuy không mang danh nghĩa là cán bộ thanh tra
nhưng cũng có hoạt động thanh tra do một số yêu cầu thực tế hoặc do một chức
năng được phân định chưa rõ ràng (ví dụ thanh tra đoàn thể).
Trước hết, đó là sự phân công trong nội bộ ngành Thanh tra hoặc là thiếu
rõ ràng hoặc không được tuân thủ. Có những vụ việc thì nhiều đơn vị của ngành
Thanh tra cùng đến xem xét, nhưng cũng có những vụ lại bị bỏ trống. Ví dụ:
nếu có một vụ việc như vi phạm việc sử dụng đất trong một cơ quan thì Thanh
tra thuộc hệ thống nào có nhiệm vụ xem xét? Thanh tra chuyên ngành hay
Thanh tra của các cơ quan chủ quản? Nếu có vụ vi phạm về chi tiêu tài chính
trong ngành Giáo dục thì trách nhiệm của Thanh tra tài chính đến đâu, của
Thanh tra Giáo dục đến đâu? Nếu chương trình đã thông qua không được đảm
bảo khi thực thi (ví dụ chương trình giảng dạy trong giáo dục) thì Thanh tra
Giáo dục có thẩm quyền đến đâu đối với thầy giáo? Được biết, Thanh tra Giáo
dục hiện nay cũng chỉ mới quan tâm đến một số việc về tài chính, xây dựng của
ngành Giáo dục.
Còn Thanh tra Văn hoá, Thanh tra Lao động? Đã có trường hợp Thanh tra
Lao động yêu cầu quản lý các thiết bị liên quan đến an toàn lao động nhưng hầu
hết các cơ quan có loại thiết bị này đều phản đối vì cho rằng đó không phải là
nhiệm vụ của Thanh tra Lao động, mà là nhiệm vụ của cơ quan quản lý chuyên
môn, nghiệp vụ. Ở đây có vấn đề phân chia đối tượng thanh tra và sự hợp tác
giữa các tổ chức Thanh tra như thế nào để không có tình trạng “khoanh
vùng”máy móc, nhưng cũng không “lấn sân” tuỳ tiện hoặc bỏ rơi các vùng khó
khăn.
Tồn tại thứ hai rất đáng quan tâm hiện nay là quan hệ giữa Thanh tra và
các hoạt động quản lý nhà nước khác, quan hệ giữa Thanh tra và các cơ quan
bảo vệ pháp luật của chúng ta, đặc biệt là với cơ quan Kiểm sát cũng còn chưa
có sự phân định rõ ràng. Sự hợp tác giữa các cơ quan này là tất yếu, nhưng hợp
5
tác và phân công trách nhiệm là hai vấn đề khác nhau. Không thể không có một
sự quy định về mặt chức năng đối với một sự việc, một vấn đề cần xem xét dưới
góc độ pháp lý. Cũng nên nói rằng, về mặt văn bản, thì dường như đã có sự rõ
ràng giữa chức năgn kiểm sát và thanh tra. Nhưng đó chỉ là những quy định
trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh thanh tra. Vấn đề là ở chỗ
cụ thể hoá các quy định đó trong thực tế. Ví dụ, cần hiểu như thế nào sự khác
nhau giữa kiểm sát việc tuân theo pháp luật (kiểm sát chung) với nhiệm vụ
thanh tra việc thi hành các chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước? Trên
thực tế đã cso sự trùng lặp. Rất rễ phát hiện ra sự trùng lặp này khi khảo sát khối
hồ sơ lưu trữ công việc cảu hai ngành Kiểm sát và Thanh tra mà chúng tôi đã
có dịp thực hiện. Về mối quan hệ này cần lưu ý rằng có quan hệ về mặt pháp lý
và cũng có quan hệ mang tính thực tế; có quan hệ vật chất và cũng có quan hệ
phi vật chất mà cả hai bên đều cùng phải quan tâm. Ngoài ra, còn nhiều mối
quan hệ khác mà chúng ta rõ ràng chưa quan tâm đầy đủ. Khi càng có nhiều
đơn vị, nhiều tổ chức tham gia vào xem xét một đối tượng thì quan hệ càng
phức tạp và khi đó việc phân định rõ chức năng của mỗi loại quan hệ là vô cùng
cần thiết. Khó khăn là ở chỗ quan hệ đó cần quy định như thế nào để không
cứng nhắc, để có sự uyển chuyển khi đưa ra một biện pháp giải quyết thực tế.
Tồn tại thứ ba là cơ sở nghiệp vụ chuyên ngành, cơ sở thông tin và
phương pháp xử lý thông tin. Đã có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này dưới
nhiều cách nhìn khác nhau. Tựu chung, đây là một tồn tại có tính lịch sử. Cán
bộ thanh tra của chúng ta là những người có kinh nghiệm, thường được lựa chọn
từ các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, phải công nhận rằng trình độ nghiệp vụ
thanh tra của họ rất khác nhau. Nhiều người làm việc theo kinh nghiệm nghề
nghiệp cũ hơn là theo nghiệp vụ thanh tra được huấn luyện. Còn các nguồn
thông tin cần có để xem xét các vấn đề đơn giản. Có nhiều lý do khác nhau, vì
các hệ thống văn bản quản lý nhiều nơi chưa được hoàn thiện; vì trình độ nhận
thức pháp lý của không ít người còn hạn chế nên việc khai thác thông tin khó
chuẩn mực... Chính vì vậy, nhiều cuộc thanh tra đã không có được kết luận thoả
đáng. Cũng có khi thông tin không thiếu, nhưng kỹ thuật xử lý thông tin sai vì
các lý do khác nhau của một cuộc thanh tra cũng gây nên khó khăn. Trong thời
gian qua, khó khăn thuộc loại này là rất lớn, do cơ chế xử lý thông tin thiếu
khách quan của chúng ta.
2.2 Hoạt động thanh tra nhà nước như một yêu cầu tất yếu khách quan
trong quản lý nhà nước, là điều hoàn toàn có thể khẳng định. Sự khẳng định đó
không phải là võ đoán mà có đầy đủ căn cứ khoa học.
Trước hết, như chúng ta đều biết, hoạt động quản lý và quản lý nhà nước
luôn luôn gắn liền một cách khách quan với công tác kiểm tra. Khi xem thanh
tra như một loại hình kiểm tra tức là chúng ta đã xác định tính tất yếu của nó.
Đó là nhiệm vụ chấn chỉnh quá trình quản lý để đảm bảo rằng các mục tiêu của
quản lý sẽ được hoàn thành tốt, có hiệu quả đảm bảo giữ gìn được kỷ cương
phép n ước. Điều chỉnh các sai lệch chính là chức năng mà qua đó thanh tra
được thấy rõ như là một đầu mối mà qua đó các chức năng khác của quản lý nhà
6
nước có thể được nối lại với nhau. Chẳng hạn, nếu thanh tra phát hiện được rằng
do cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước thiếu trách nhiệm mà một quyết đinhjj
không được thực hiện thì việc xem xét hình thức xử lý đối với các cán bộ đó là
điều hoàn toàn hợp lý. Nhưng nếu vì các điều kiện để đảm bảo cho quyết định
không đầy đủ mà dẫn đến hậu quả không tốt thì việc khiển trách hay bất cứ một
hình thức xử lý kỷ luật nào đối với cán bộ sau thanh tra cũng là không hợp lý.
Như thế, thanh tra chính là điều kiện để hoạt động quản lý có thể thực hiện chức
năng tự điều chỉnh cần thiết.
Thứ hai, tính tất yếu của thanh tra đối với quản lý còn thể hiện ở chỗ nó
làm cho hoạt động quản lý luôn luôn có khả năng thích hợp với những biến đổi
của đối tượng và môi trường quản lý. Sự biến đổi của môi trường và của đối
tượng quản lý luôn luôn làm cho hoạt động quản lý có xu thế bị quan liêu hoá
và rất rễ có sự lệch hướng. Muốn khắc phục xu thế đó, cần có sự kiểm tra, thanh
tra. Hồ Chủ tịch, khi nhắc nhở cán bộ quản lý, đã có lần nói: “Muốn chống bệnh
quan liêu, bệnh giấy tờ; muốn biết các nghị quyết có được thi hành không,
muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát”.
Trong điều kiện hiện nay, khi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với nền kinh tế có
nhiều thanh phần ngày càng trở nên phức tạp thì việc thanh tra, kiểm tra càng
không thể tách rời nhiệm vụ quản lý nhà nước. Tổ chức tốt công tác thanh tra
còn là điều kiện để người lãnh đạo có thể ngăn ngừa được những sai lầm trong
chỉ đạo công việc. Không làm tốt công tác thanh tra thì ý thức thường trực để
tránh các sai lầm dần dần có thể mất. Các sai lầm trong quản lý sẽ ngày càng
nhiều lên và trầm trọng thêm. Điều đó đã được thực tế chững minh không chỉ
một lần.
Thứ ba, tanh tra còn là phương pháp mà qua đó bộ máy quản lý nhà nước
có thể toạ điều kiện cho mọi người, kể cả những người lao động ở các cơ sở, các
cán bộ thừa hành thực sự có thể tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước. Nếu
chúng ta đang cố gắng tìm kiếm những phương thức hữu hiệu để đảm bảo nhân
dân tham gia có hiệu quả vào quản lý nhà nước, thì một trong những phương
thức là sử dụng tốt hệ thống Thanh tra nhân dân nói riêng và hệ thống Thanh tra
nói chung. Thực tế vừa qua cho thấy, ở nơi nào, ngành nào mà công tác thanh
tra được làm tốt thì ở đó cán bộ, nhân dân đều phấn khởi và sãn sàng đóng góp
ý kiến để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý. Trái lại, ở những
nơi không quan tâm đúng mức đến hoạt động thanh tra hoặc cán bộ thanh tra
không làm tốt nhiệm vụ của mình thì sự cách biệt giữa cán bộ quản lý và cơ sở,
bệnh quan liêu ngày càng phát triển. Vấn đề này đã có nhiều bài viết của cán bộ
trong và ngoài ngành Thanh tra đề cập đến.
Cuối cùng, thanh tra là một động cơ để một mặt vừa đòi hỏi trách nhiệm
của cán bộ quản lý, nhưng mặt khác sẽ giúp hoạt động năng động sáng tạo hơn,
tin tưởng hơn ở chính minhhf. Xét cho cùng, đây là một hoạt động có tính tương
hỗ hai mặt.
Tóm lại, có thể nói, tính tất yếu của hoạt thanh tra trong quản lý nhà nước
được thể hiện ở chỗ nó là bộ phận, một khâu của quá trình quản lý. Nếu xét về
7
nội dung của hoạt động thanh tra thì đó là một chức năng quan trọng của bộ
máy quản lý có vai trò điều chỉnh, kiểm tra, mở rộng và thúc đẩy hoạt động của
bộ máy quản lý trong bất cứ giai đoạn nào. Xem nhẹ thanh tra trong trường hợp
nào cũng đều là biểu hiện của xem nhẹ quản lý, buông lỏng quản lý. Còn hậu
của buông quản lý thì mọi người đều đã rõ, đó là căn bệnh mà chúng ta đang
phải kiên quyết chống lại, loại trừ. Thanh tra không đứng ngoài mà đứng trong
quản lý, cùng phát triển với quản lý. Quản lý càng phát triển thì thanh tra cũng
phát triển theo. Cần nói thêm rằng, trong nền hành chính phát triển, dưới nhiều
cách gọi khác nhau, các nhà hành chính học trên thế giới đều quan niệm thanh
tra, kiểm tra là bộ phận tất yếu phát triển tương ứng. Rất khó có thể hình dung
một nền hành chính phát triển mà không có một cơ chế hoạt động thanh tra để
bảo đảm được tính bền vững của nó.
3. Về một số yêu cầu của công tác thanh tra trong điều kiện mới
Về điều này, có lẽ chúng ta còn phải bàn nhiều. Ở đây, chúng tôi chỉ xin
nêu một số suy nghĩ ban đầu qua nghiên cứu hoạt động của bộ máy quản lý nhà
nước trong giai đoạn mới.
3.1 Mục tiêu của nền hành chính mới được đặt ra trước hết là nhằm điều
hành vĩ mô nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, định hướng xã
hội chủ nghĩa. Đi theo đó, yêu cầu quan trọng của thanh tra trong quản lý nhà
nước sẽ không phải là đánh giá các nhà quản lý theo tư cách cá nhân, mà là
nhằm xem xét hoạt động của cơ chế mới, của quá trình vận dụng nó vào đời
sống thực tiễn. Trên cơ sở đó mà xem xét trách nhiệm điều hành nhằm xác định
rõ yêu cầu của các bộ phận khi thực hiện các nhiệm vụ được giao. Dĩ nhiên,
trong trách nhiệm này, có cả trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân các nhà
quản lý. Nó khác với yêu cầu của thanh tra tác nghiệp trong sản xuất. Yêu cầu
quan trọng của thanh tra quản lý nhà nước là yêu cầu về sự hoàn thiện cơ chế
mới trên cơ sở pháp luật hiện hành. Nếu nắm vững yêu cầu này thì có lẽ đã
tránh được việc tranh cãi về quyền thanh tra, tổ chức việc thanh tra như thế nào
đối với việc an toàn trong sử dụng các thiết bị sản xuất do Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội đề xuất đã nhắc đến ở phần trên.
3.2 Yêu cầu đối với hệ thống tổ chức thanh tra trong thời kỳ mới là việc
thiết kế nó cần đảm bảo sao cho các quan hệ trong quá trình thanh tra không
chồng chéo, đồng thời có thể kết hợp thuận lợi khi xem xét một vấn đề, một
hoạt động nhất định. Cho đến nay, đây vẫn là điều khó khăn của chúng ta. Càng
chuyển sang cơ chế mới càng có nhiều khó khăn hơn vì nền kinh tế nhiều thành
phần và cách quản lý mới có những yêu cầu khác nhau. Chúng ta sẽ tổ chức hệ
thống thanh tra như thế nào để cem xét các quan hệ đó theo đúng pháp luật
nhưng phù hợp với các loại thành phần kinh tế khác nhau đó? Thoạt nhìn điều
này có vẻ đơn giản, nhưng thực tế cho thấy rất phức tạp nếu cơ sở được thanh
tra là một đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu không có một sự kết hợp khéo
léo, chúng ta sẽ rất khó đạt được mục đích của công tác thanh tra. Đây là những
quan hệ có tính biện chứng và phải được chú ý xử lý tốt.
8
3.3 Công tác thanh tra trong giai đoạn mới nhất định phải dựa trên một hệ
thống văn bản pháp lý được hoàn thiện theo yêu cầu cụ thể và thống nhất. Bởi
lẽ, song song với việc hoàn thiện hệ thống tổ chức Thanh tra thì yêu cầu hoàn
thiện hệ thống văn bản pháp lý cho các tổ chức Thanh tra hoạt động là rất cần
thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong giai đoạn này có thể kết hợp để phân định
danh giới giữa chức năng thanh tra với các chức năng có liên quan như kiểm tra,
giám sát mà ở phần đầu chúng tôi đã đề cập. Phân biệt những nội dung khác
nhau đó trên văn bản có thể giúp cho Thanh tra đảm bảo được tính chất đặc thù
của mình như một lĩnh vực của kiểm tra và bảo vệ pháp luật trong quản lý nhà
nước. Hệ thống văn bản pháp lý của hoạt động thanh tra cũng là phương tiện để
góp phần hoàn thiện nghiệp vụ thanh tra trong thời gian tới. Nó sẽ góp phần làm
cho công tác thanh tra dần dần đạt được chuẩn mực và thống nhất trên các
phương tiện cụ thể như: đối tượng, phạm vi, mục đích của thanh tra Chất
lượng của công tác thanh tra sẽ lệ thuộc một phần rất lớn vào các công cụ mà nó
sử dụng, trong đó có các hệ thống văn bản.
Tất nhiên hoàn thiện hệ thống văn bản phục vụ công tác thanh tra là một
việc không đơn giản. Có thể làm từng bước một mà trước hết là cụ thể hoá các
văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến công tác thanh tra. Tiếp theo, cần hoàn
thiện hệ thống văn bản hướng dẫn nghiệp vụ; các quy định cần có trong tình
hình mới; tiêu chuẩn hoá các văn bản công vụ c