Một số yêu cầu khách quan và vướng mắc nội tại của bộ luật dân sự năm 2005 dẫn tới cần thiết sửa đổi cơ bản bộ luật này

Trong 5 năm thi hành Bộ luật dân sự năm 2005, Nhà nước Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh chính sách xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được khởi xướng từ năm 1986. Sau gần ba thập kỷ chuyển đổi, Việt Nam đã hình thành những điều kiện cần thiết để tiến tới một nền kinh tế thị trường đầy đủ hơn. Việc thừa nhận sở hữu tư nhân và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển; việc cải thiện quyền tự do giao dịch, lao động; tự do tiền tệ; tự do đầu tư;

doc13 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số yêu cầu khách quan và vướng mắc nội tại của bộ luật dân sự năm 2005 dẫn tới cần thiết sửa đổi cơ bản bộ luật này, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ YÊU CẦU KHÁCH QUAN VÀ VƯỚNG MẮC NỘI TẠI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 DẪN TỚI CẦN THIẾT SỬA ĐỔI CƠ BẢN BỘ LUẬT NÀY Posted on 27/09/2010 by Civillawinfor NGUYỄN HỒNG HẢI – Vụ Pháp luật dân sự và kinh tế, Bộ Tư pháp 1. Yêu cầu sửa đổi cơ bản Bộ luật dân sự năm 2005 xét trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế Trong 5 năm thi hành Bộ luật dân sự năm 2005, Nhà nước Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh chính sách xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được khởi xướng từ năm 1986. Sau gần ba thập kỷ chuyển đổi, Việt Nam đã hình thành những điều kiện cần thiết để tiến tới một nền kinh tế thị trường đầy đủ hơn. Việc thừa nhận sở hữu tư nhân và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển; việc cải thiện quyền tự do giao dịch, lao động; tự do tiền tệ; tự do đầu tư; việc giao đất cho tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài và được phép chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê, chuyển đổi, cho hoặc tặng, góp vốn để kinh doanh; việc nỗ lực hình thành đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế (thị trường lao động, thị trường đất đai – bất động sản, thị trường vật tư – hàng hoá, thị trường tài chính – tiền tệ; thị trường khoa học – công nghệ)…, cũng như việc nỗ lực cải cách thể chế kinh tế, làm cho thể chế kinh tế của chúng ta ngày càng phù hợp hơn với thế giới.[1]&[2] Song song với những nỗ lực trên, Việt Nam cũng không ngừng mở rộng quan hệ ra thế giới và đã đạt được nhiều thành quả trong trong lĩnh vực thương mại quốc tế và các lĩnh vực luật tư khác. Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, tham gia ngày càng sâu rộng vào Diễn đàn APEC, các tổ chức khu vực… tham gia các hiệp định thương mại song phương, đa phương AFTA, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ… với những cam kết quốc tế trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và sở hữu theo cơ chế kinh tế thị trường. Tuy nhiên, để xây dựng một nền kinh tế thị trường đầy đủ, Việt Nam còn nhiều việc phải thực hiện, trong đó có yêu cầu bảo đảm các yếu tố cơ bản của thể chế pháp lý cho nền kinh tế thị trường: (1) Hệ thống pháp luật về tài sản, sở hữu, quyền của chủ thể không phải là chủ sở hữu, giao dịch được xây dựng trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể luật tư, Nhà nước không áp đặt quyền lực để can thiệp vào quan hệ giữa các chủ thể, họ có quyền tự quyết; (2) Chủ thể luật tư được tự do thể hiện ý chí trong giao dịch và phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi tham gia giao dịch (không phụ thuộc chủ thể là nhà nước, tổ chức, cá nhân); (3) Các cơ chế, phương pháp, thủ tục bảo đảm thực thi quyền của chủ thể luật tư phải dựa trên nguyên tắc tính tuyệt đối của quyền sở hữu, tự do về tư cách chủ thể, tự do thỏa thuận và lý lẽ công bằng; (4) Sự hiện diện và thể hiện vai trò của Nhà nước trong đời sống xã hội dân sự, trong thị trường, mức độ tự do hóa mà Nhà nước cho phép và hiệu quả hoạt động của thị trường; cam kết tôn trọng và bảo đảm của Nhà nước về sở hữu và quyền tự do giao dịch… Trong tất cả các yếu tố trên, Bộ luật dân sự đóng vai trò đặc biệt quan trọng – “luật của nền kinh tế thị trường”[3] và là đạo luật “gốc” cho hệ thống các văn bản luật tư (thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình, nhà ở, kinh doanh bất động sản…), cũng như là hành lang pháp lý trong xây dựng xã hội dân sự nói chung và nền kinh tế thị trường nói riêng.[4] Bộ luật dân sự năm 2005 của Việt Nam (trước đó là Bộ luật dân sự năm 1995) được ban hành cũng không nằm ngoài tham vọng này.[5] Thực tế qua 5 năm thi hành, Bộ luật đã có những đóng góp đáng kể trong việc góp phần xây dựng thể chế pháp lý cho nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Tuy nhiên, để nó thực sự là “luật của nền kinh tế thị trường” thì cần phải có sự cải cách mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật. Nhiều nguyên lý cơ bản của thể chế pháp lý kinh tế thị trường chưa được đề cập một cách đầy đủ hoặc không rõ nét trong Bộ luật này, cần được nghiên cứu toàn diện để định hướng trong sửa đổi, bổ sung[6], có thể nêu ra 3 vấn đề: - Thứ nhất, theo nguyên lý của thể chế pháp lý cho nền kinh tế thị trường, Bộ luật dân sự phải thể hiện quan điểm chiến lược, nhất quán của Nhà nước trong tôn trọng và bảo đảm “tính tuyệt đối của quyền sở hữu”, việc thụ hưởng nguyên tắc này giữa các chủ thể luật tư là bình đẳng như nhau, không phụ thuộc chủ thể là cá nhân hay tổ chức. Bộ luật dân sự năm 2005 dường như đã đi ngược với nguyên lý trên, khi qui định hình thức sở hữu với nhiều dấu ấn của sở hữu chính trị[7] nhiều hơn là sở hữu của nền kinh tế thị trường (sở hữu được qui định để phục vụ cho giao lưu dân sự, thương mai). Dựa trên yếu tố chủ thể, sở hữu của Việt Nam được phân loại theo 6 hình thức (sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá nhân, sở hữu chung, sở hữu của các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, và sở hữu của các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp). Sự phân loại trên thực tế không có ý nghĩa về mặt pháp lý (xét dưới góc độ luật tư) khi không chỉ ra được sự khác biệt cơ bản giữa các hình thức sở hữu này[8]. Xét cho cùng, khó có thể tìm ra sự khác biệt giữa chúng, vì sở hữu trong kinh tế thị trường không thể có sự phân biệt về yếu tố chủ thể (điều có thể trong sở hữu chính trị) mà phải chỉ ra được sự khác biệt cơ bản trong chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Yêu cầu khách quan của giao lưu dân sự, của thị trường đòi hỏi phải phân định được tình trạng pháp lý của một tài sản đang thuộc sở hữu của ai? một người hay của nhiều người có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó?[9]. Xuất phát từ yêu cầu khách quan trên, sở hữu được phân loại theo hai hình thức: sở hữu một chủ và sở hữu nhiều chủ (sở hữu chung) là một định hướng hợp lý trong Bộ luật dân sự sửa đổi[10]; - Thứ hai, tài sản (dưới góc độ vật) trong nền kinh tế thị trường là hàng hóa và tất yếu nó không thể thuộc sự chiếm hữu của riêng của chủ sở hữu mà còn có thể thuộc sự chiếm hữu của nhiều chủ thể luật tư khác nhau và ngoài chủ sở hữu, chủ thể luật tư khác có thể có quyền chi phối trực tiếp vật. Bộ luật dân sự của Việt Nam đã có qui định về vấn đề này, nhưng chưa có được tư duy “mạch lạc” về tài sản, phân loại tài sản[11], quyền của các chủ thể không phải là chủ sở hữu đối với vật[12]. Hạn chế này là rào cản rất lớn trong việc bảo đảm xây dựng chế độ sở hữu của nền kinh tế thị trường, cũng như trong việc bảo đảm chu trình tài sản tham gia vào các giao dịch và lợi ích của các chủ thể luật tư trong chu trình đó. Để khắc phục hạn chế trên, cần thiết phải cấu trúc lại Bộ luật dân sự theo hướng phân định rõ các nội dung vật quyền (quyền chi phối trực tiếp đối với vật của chủ sở hữu và của người không phải là chủ sở hữu)[13] và các nội dung trái quyền (quyền yêu cầu một chủ thể luật tư thực hiện một hành vi nhất định nhằm làm phát sinh, thực hiện, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự) để bảo đảm sự thông thoáng trong hành lang pháp lý về sở hữu, giao dịch dân sự, thương mại và trong việc bảo vệ quyền của các chủ thể luật tư; - Thứ ba, thể chế pháp lý cho nền kinh tế thị trường đòi hỏi Nhà nước phải bảo đảm có đủ nguồn căn cứ pháp lý để bảo vệ vệ quyền của chủ thể luật tư. Việc xác định tiền lệ, tập quán, học thuyết pháp lý và lẽ công bằng là nguồn của luật tư là một yêu cầu khách quan[14]. Trong đó, nguyên tắc Tòa án không được từ chối thụ lý đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là một nguyên tắc cơ bản. Khi chủ thể luật tư khởi kiện hoặc có yêu cầu, Tòa án phải thụ lý, xét xử hoặc giải quyết mà không giới hạn về thời hiệu khởi kiện. Pháp luật chỉ quy định các thời hiệu hưởng quyền, thời hiệu mất quyền hay miễn trừ nghĩa vụ, trên cơ sở đó, Tòa án công nhận hay bác yêu cầu của chủ thể có khởi kiện vụ án dân sự hoặc yêu cầu giải quyết việc dân sự. Bộ luật dân sự và pháp luật về tố tụng hiện hành của Việt Nam chưa ghi nhận nguyên lý cơ bản này, khi quy định hết thời hạn cho phép khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết việc dân sự mà chủ thể không khởi kiện hoặc yêu cầu thì chủ thể mất quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình[15]. Ngoài ra, việc áp dụng án lệ trong bảo vệ quyền của chủ thể luật tư cũng cần phải được nghiên cứu cơ bản trong áp dụng luật dân sự ở Việt Nam. Trên thế giới, không có Bộ luật dân sự nào có thể qui định hết được các quan hệ, nhóm quan hệ trong lĩnh vực luật tư. Thực tế đó sẽ dẫn tới có quan hệ, nhóm quan hệ, luật không quy định hoặc có quy định nhưng không rõ ràng và khi có yêu cầu của chủ thể luật tư, Tòa án sẽ không có đủ căn cứ pháp lý để xác định và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể. Giải pháp được nhiều nước lựa chọn để giải quyết vấn đề này là trao thẩm quyền cho Tòa án sử dụng án lệ, các học thuyết pháp lý để giải thích luật[16]. Việc Bộ luật dân sự Việt Nam được sửa đổi theo hướng bãi bỏ thời hiệu khởi kiện và thừa nhận nguyên tắc áp dụng án lệ nó sẽ đảm bảo “lẽ công bằng” trong dân sự và cũng để thực hiện nhiệm vụ được nêu ngay tại Điều 1 của Bộ luật dân sự năm 2005 “Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức…; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự…”. 2. Yêu cầu sửa đổi cơ bản Bộ luật dân sự xuất phát từ một số vướng mắc nội tại của Bộ luật dân sự năm 2005 Thực tiễn 5 năm thi hành Bộ luật dân sự năm 2005 đã phát sinh nhiều vướng mắc gây tranh luận về khoa học và thực tiễn áp dụng đòi hỏi phải có sự nghiên cứu thấu đáo tiến tới sửa đổi, bổ sung tránh trở thành rào cản giao lưu dân sự và phát triển kinh tế, thương mại. Trong phạm vi chuyên đề, người viết xin đề cập đến bốn vướng mắc về cấu trúc Bộ luật, chủ thể, chiếm hữu và quyền của người không phải là chủ sở hữu, thời hiệu. 2.1. Về cấu trúc của Bộ luật Nhìn vào cấu trúc của một bộ luật, người ta có thể thấy sự mạch lạc, quan điểm nhất quán có tính chiến lược và ý đồ của nhà làm luật khi điều chỉnh các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật, đồng thời, qua đó cũng thấy được tính hợp lý, logic, hệ thống của các nội dung được quy định. Trong khoa học và thực tiễn pháp lý thế giới, có nhiều cách tiếp cận khác nhau để xây dựng cấu trúc Bộ luật dân sự, nhưng về cơ bản có hai cách tiếp cận chính thể hiện ý đồ rõ nét của nhà làm luật[17]: (1) Cấu trúc Bộ luật thành các phần, chương tập trung vào chức năng của luật hay còn gọi là phương thức institutiones (Bộ luật dân sự được kết cấu theo hướng chủ thể = người, khách thể = vật, hành vi = chuyển dịch tài sản)[18]; (2) Cấu trúc Bộ luật thành các phần, chương theo hướng khái quát lý luận hay còn gọi là phương thức Pandekten[19] (Bộ luật dân sự được kết cấu theo các phần: qui định chung bao gồm các qui định áp dụng cho tất cả các nội dung được qui định trong các phần còn lại); vật quyền bao gồm các nội dung liên quan đến quyền chi phối trực tiếp đối với vật; trái quyền bao gồm các nội dung liên quan đến quyền yêu cầu một chủ thể thực hiện một hành vi nhất định; gia đình bao gồm các nội dung liên quan đến hôn nhân và gia đình; thừa kế bao gồm các nội dung liên quan đến dịch chuyển tài sản của người chết để lại). Bộ luật dân sự của Việt Nam được cấu trúc thành 7 phần: qui định chung, tài sản và quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, thừa kế, quy định về chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nhìn vào cấu trúc này thật khó có thể xác định Bộ luật dân sự của Việt Nam được cấu trúc theo phương thức Institutiones hay Pandekten, nhiều nội dung trùng lắp, có nội dung được đưa vào những vị trí không rõ mục đích và không đúng bản chất. Kết quả là ý đồ, mục đích, quan điểm chiến lược của nhà làm luật không được thể hiện rõ, các quy định trong luật không mang tính hợp lý, hệ thống, logic rất khó áp dụng trong thực tiễn pháp lý. Việc tái cấu trúc lại Bộ luật dân sự năm 2005 là cần thiết và Việt Nam hoàn toàn có thể vận dụng một trong hai phương thức Institutiones và Pandekten. Tuy nhiên, căn cứ vào yêu cầu khách quan như đã phân tích ở phần 1 bài viết này, căn cứ vào chất liệu đã có ở Bộ luật dân sự hiện hành; căn cứ vào tính hiệu quả trong áp dụng pháp luật ở hoàn cảnh Việt Nam, việc sử dụng phương thức Pandekten trong việc cấu trúc lại Bộ luật dân sự năm 2005 có tính hợp lý và thuyết phục hơn[20]. Với quan điểm như vậy, Bộ luật dân sự sửa đổi có thể được cấu trúc thành 5 phần: - Phần thứ nhất. Qui định chung; - Phần thứ hai. Vật quyền; - Phần thứ ba. Trái quyền; - Phần thứ tư. Thừa kế; - Phần thứ năm. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Theo cấu trúc này, phần gia đình sẽ không kết cấu trong Bộ luật dân sự sửa đổi như Bộ luật dân sự năm 2005 vì Việt Nam đã có luật chuyên ngành về hôn nhân và gia đình. Phần thứ 2 “Tài sản và sở hữu” trong Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 163 – Điều 279) không được tái kết cấu trong Bộ luật dân sự sửa đổi, các qui định về sở hữu được chuyển vào phần vật quyền, các qui định về tài sản được chuyển vào phần qui định chung. Phần thứ 5 (Điều 688 – Điều 735) “Qui định về chuyển quyền sử dụng đất” trong Bộ luật dân sự năm 2005 không tái kết cấu trong Bộ luật dân sự sửa đổi, các qui định có nội dung vật quyền (quyền bề mặt, tài sản bảo đảm…) chuyển vào phần vật quyền, các qui định về giao dịch chuyển vào phần trái quyền và phần thừa kế. Phần thứ 6 (Điều 736 – Điều 757) “Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ” trong Bộ luật dân sự năm 2005 cũng không tái kết cấu trong Bộ luật dân sự sửa đổi, các qui định về tài sản vô hình sẽ được chuyển vào nội dung tài sản ở phần qui định chung, nội dung còn lại chuyển vào qui định tại Luật sở hữu trí tuệ. Ngoài phương án trên, cũng có hai phương án khác về cấu trúc Bộ luật dân sự sửa đổi: (1) Giữ nguyên cấu trúc Bộ luật dân sự năm 2005 hiện hành; (2) Cấu trúc thành 6 phần (qui định chung, vật quyền, trái quyền, thừa kế, quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài). 2.2. Về chủ thể Chủ thể được qui định trong phần quy định chung của Bộ luật dân sự năm 2005, chương 3 Cá nhân (Điều 14 – Điều 83), chương IV Pháp nhân (Điều 84 – Điều 105), chương V Hộ gia đình, tổ hợp tác (Điều 106 – Điều 120). Xét về tổng thể, nhiều quy định trong Bộ luật đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn về xác định tư cách chủ thể. Tuy nhiên, chủ thể luật tư rất rộng, nó bao trùm lên hầu hết các chủ thể trong xã hội. Các chủ thể trong xã hội cũng rất đa dạng về loại và tư cách chủ thể, nhưng xét cho cùng chỉ ở hai tư cách: cá nhân và tổ chức. Qui định về chủ thể trong Bộ luật dân sự phải mang tính khái quát cao để có thể điều chỉnh được tất cả các chủ thể luật tư và Bộ luật dân sự hiện hành của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu này ở hai khía cạnh: không bao quát hết các chủ thể luật tư và gặp rất nhiều vướng mắc về xác định tư cách chủ thể trong thực tiễn áp dụng, cụ thể: - Thứ nhất, hộ gia đình là chủ thể mang tính đặc thù của Việt Nam, nó được qui định dựa trên cơ sở truyền thống, tập quán của gia đình và xã hội Việt Nam, đồng thời cũng xuất phát từ chính sách kinh tế hộ của Nhà nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp… Việc áp dụng chế định hộ gia đình đã trở thành một trong vấn đề được tổng kết, đánh giá, kiến nghị nhiều nhất cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn trong xác định thành viên, người đại điện theo pháp luật của hộ gia đình, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, mối liên hệ giữa khái niệm gia đình trong hôn nhân và gia đình với khái niệm hộ gia đình trong luật dân sự[21]… Hiện có 2 quan điểm về hộ gia đình[22]: (1) tiếp tục ghi nhận hộ gia đình là một chủ thể luật tư, nhưng phải cụ thể hóa các qui định về những vấn đề nêu trên[23]; (2) không nên qui định hộ gia đình với tư cách là một chủ thể luật tư mà nên điều chỉnh nó thông qua chế định sở hữu chung (sở hữu nhiều chủ). Theo quan điểm của chúng tôi, việc tiếp tục qui định hộ gia đình là chủ thể luật tư cũng không giải quyết được triệt để vướng mắc cố hữu về xác định thành viên, người đại diện của hộ gia đình do tính chất và mối quan hệ phức tạp về truyền thống, tập quán trong gia đình Việt Nam[24]. Giải pháp phù hợp hơn có lẽ ở quan điểm thứ hai không qui định hộ gia đình với tư cách là một chủ thể luật tư mà nên điều chỉnh nó thông qua chế định sở hữu chung (sở hữu nhiều chủ), khi các thành viên gia đình có tài sản chung thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung sẽ theo nguyên tắc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu nhiều chủ[25]. - Thứ hai, Bộ luật dân sự năm 2005 qui định pháp nhân là chủ thể luật tư (Điều 84 – Điều 105), nhưng một tổ chức chỉ là pháp nhân khi đảm bảo các điều kiện công nhận pháp nhân được qui định trong Bộ luật dân sự (Điều 84). Với qui định như vậy sẽ có tổ chức không là pháp nhân vì không đảm bảo điều kiện công nhận pháp nhân và những tổ chức này chưa được qui định cụ thể trong Bộ luật[26]. Việc qui định điều kiện công nhận pháp nhân cũng không hợp lý khi qui định tổ chức là pháp nhân phải được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập, ba điều kiện này không có ý nghĩa về pháp lý vì nó đương nhiên đối với mọi tổ chức không phụ thuộc là pháp nhân hay không là pháp nhân. Có 3 điểm khác biệt cơ bản giữa tổ chức là pháp nhân và tổ chức không là pháp nhân: tố: (1) Tổ chức đó đăng ký tư cách pháp nhân hay không?; (2) tài sản của tổ chức có độc lập với tài sản của thành viên của tổ chức hay không? (3) tổ chức chịu trách nhiệm dân sự trong phạm vi tài sản của tổ chức (trách nhiệm hữu hạn) hay bằng cả tài sản của tổ chức và tài sản của thành viên (trách nhiệm vô hạn). Một tổ chức là pháp nhân khi nó có đăng ký tư cách pháp nhân, có tài sản độc lập với tài sản của thành viên tổ chức và chịu trách nhiệm hữu hạn trong thực hiện nghĩa vụ. Để giải quyết những mâu thuẫn trên, theo quan điểm của chúng tôi, chương IV Pháp nhân của Bộ luật dân sự năm 2005 cần thiết kế lại thành chương Tổ chức, trong đó thừa nhận nguyên tắc “mọi tổ chức tự do về tư cách pháp nhân nếu có đăng ký”. Ngoài ra cũng cần phân loại cụ thể tổ chức thành tổ chức là pháp nhân và tổ chức không là pháp nhân với những qui định khác biệt về tài sản, cơ chế điều hành, trách nhiệm dân sự của pháp nhân[27]. Qui định theo hướng này về căn bản sẽ giải quyết được vướng mắc có nên qui định hay không qui định hộ gia đình và tổ hợp tác là chủ thể luật tư. 2.3. Về chiếm hữu và quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản Chiếm hữu được Bộ luật dân sự Việt Nam hiện hành qui định như là kết quả của quyền sở hữu (mục 1, chương XII Nội dung quyền sở hữu) và cũng chưa có sự phân định cụ thể giữa “tình trạng chiếm hữu” với quyền chiếm hữu, trong khi quyền chiếm hữu là sự thừa nhận của Nhà nước về quyền của một chủ thể xuất phát từ tình trạng chiếm hữu của chủ thể đó đối với một vật[28]. Trên thực tế, nhiều qui định trong Bộ luật dân sự xuất phát từ tình trạng chiếm hữu của một chủ thể mà xác lập sở hữu hoặc có quyền chiếm hữu hợp pháp đối với vật – chiếm hữu được coi là điều kiện để xác lập quyền, như các qui định: xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu (Điều 239), xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm chưa được tìm thấy (Điều 240), xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên (Điều 241), xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc (Điều 242), xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc (Điều 243), xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước (Điều 244), xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu (Điều 247)… Bên cạnh quyền sở hữu, Bộ luật dân sự Việt Nam cũng đã thừa nhận quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản (Điều 173): “1. Người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản không thuộc sở hữu của mình theo thỏa thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật. 2. Các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản bao gồm: a) Quyền sử dụng đất; b) Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề; c) Các quyền khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 3. Việc chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu tài sản cho người khác không phải là căn cứ để chấm dứt các qu