Một trang web thương mại điện tử cần gì để thành công?

Ngày nay bất kỳmột công ty kinh doanh nào cũng muốn có một trang web điện tử đểquảng bá hàng hoá và thậm chí là bán luôn sản phẩm trên mạng. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có một trang web tiện ích. Dù mặt hàng kinh doanh của bạn có là gì đi chăng nữa, thì một trang web thương mại điện tửvẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủcác dịch vụcơbản mà khách hàng mong đợi nhưtrong trường hợp họgiao dịch trực tiếp với bạn.

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một trang web thương mại điện tử cần gì để thành công?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một trang web thương mại điện tử cần gì để thành công? Ngày nay bất kỳ một công ty kinh doanh nào cũng muốn có một trang web điện tử để quảng bá hàng hoá và thậm chí là bán luôn sản phẩm trên mạng. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có một trang web tiện ích. Dù mặt hàng kinh doanh của bạn có là gì đi chăng nữa, thì một trang web thương mại điện tử vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ cơ bản mà khách hàng mong đợi như trong trường hợp họ giao dịch trực tiếp với bạn. Điều tiên quyết là bạn phải giúp khách hàng của bạn nhanh chóng tìm thấy những thứ họ cần. Bạn có thể cung cấp các đường dẫn dễ nhìn thấy tới các danh mục hàng hóa khác nhau, một công cụ tìm kiếm để khách hàng có thể nhập tên sản phẩm. Quy tắc này cũng được áp dụng khi bạn cung cấp thông tin về các chính sách trao đổi, thông tin liên lạc, phí vận chuyển và các thông tin khác mà khách hàng quan tâm trước khi họ hoàn thành giao dịch. Ngoài ra, bạn đừng khiến khách hàng chán nản và bỏ dở việc mua bán qua mạng chỉ vì phần mềm và máy chủ của bạn không thể xử lý các yêu cầu của khách. Nếu bạn đang sử dụng một dịch vụ của người khác, thì hãy đảm bảo rằng họ sử dụng công nghệ tiên tiến nhất. Trong trường hợp bạn tự xây dựng trang web thì bạn hãy đầu tư vào đó các phần cứng và phần mềm tốt nhất theo khả năng của mình. Thêm nữa, hãy giúp khách mở hầu bao một cách dễ dàng nhất. Hãy chấp nhận thẻ tín dụng, tiền mặt điện tử, hoặc tiền mặt và séc qua thư. Để sẵn sàng cho các phương thức thanh toán ngoại tuyến, chẳng hạn như tiền mặt và séc gửi qua thư hoặc số thẻ tin dụng gửi qua fax, hãy ghi rõ địa chỉ gửi thư, số fax và số điện thoại tại nơi dễ thấy trên trang web của bạn. Hãy nhớ nếu hệ thống của bạn đã được bảo mật an toàn, hãy thông báo để khách hàng biết bởi bất cứ khách hàng nào cũng lo sợ mất an ninh khi giao dịch trực tuyến. Cần làm gì để cải thiện chất lượng website của bạn? Để website của bạn được nhiều người biết đến cũng như thu hút được nhiều đọc giả tới viếng thăm hơn – đó là điều mà các nhà quản trị cũng như chủ đầu tư cho website mong muốn. Bên cạnh những phương thức marketing, quảng bá thông thường, với tư cách là người chịu trách nhiệm về phần kỹ thuật, bạn cũng sẽ là người giúp cho website phát triển hơn nếu bạn tuân thủ một số gợi ý sau: 1. Không nên quá lạm dụng hình ảnh đồ hoạ, các banner trên một trang web bởi việc này sẽ làm hạn chế tốc độ tải và hiển thị trang web. Không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để chờ đợi, khách truy cập có thể sẽ đóng cửa sổ trình duyệt trang web của bạn để chuyển sang một trang khác. Nếu có quá nhiều ảnh trên một trang web, bạ hãy xoá hoặc chuyển bớt một vài cái sang một trang khác. 2. Bạn nên chèn thêm một số thành tố sau vào website: “Tự giới thiệu", một đoạn miêu tả vắn tắt về công ty và các sản phẩm cũng như mặt hàng kinh doanh. Bạn cũng có thể đưa thêm một số thông tin chi tiết cá nhân về bạn và các nhân viên. Phần “Liên hệ” (Cung cấp địa chỉ thư từ, điện thoại, fax, e-mail của công ty hay doanh nghiệp của bạn), một vài “Đường liên kết” tới những website hay những trang web có liên quan. Ở tất cả các trang nên có phần “Tìm kiếm” để khách truy cập có thể tìm những cái mà họ cần. 3. Hãy cung cấp một số dịch vụ miễn phí trên website của bạn. Bạn có thể cung cấp sách điện tử, một số phần mềm thông dụng miễn phí… Nếu có thể cung cấp một cách đều đặn theo một chu kỳ nào đó thì bạn có thể giữ khách quay trở lại với website. 4. Bạn nên định rõ các màu cụ thể cho nền trang, chữ, đường liên kết động, những đường liên kết đã được khách nhắp chuột và những đường liên kết Url ở phần BODY tag. Phần lớn các website được thiết kế với nền màu trắng, bạn có thể thay đổi thói quen cố hữu này bằng một màu nền khác bởi theo tôi đọc nội dung trên nền màu trắng sẽ làm cho mắt bạn bị căng và khó chịu nhanh hơn so với các gam màu dịu khác. 5. Ở phần thẻ Meta từ khoá, hãy cố gắng dùng từ ở cả hai dạng số ít và số nhiều: ví dụ: internet cafes, internet cafe. Không nên lặp lại một từ khoá 3 lần và Không nên để một từ khoá giống nhau nối tiếp nhau. 6. Bên cạnh các thẻ Meta từ khoá, bạn hãy đặt tên cho thẻ tiêu đề, tiêu đề của trang, tên ảnh, đường link, đường liên kết một cách chuyên nghiệp và có nhiều từ thông dụng. Như vậy, website của bạn sẽ được xếp ở thứ hạng cao trong bảng xếp hạng của các trang cung cấp dịch vụ tìm kiếm. Tuy vậy, công nghệ đánh giá cho điểm xếp hạng ngày nay căn cứ vào cả nội dung các đoạn văn giới thiệu – đây là biện pháp nhằm tránh sự gian dối ở khâu sử dụng từ khoá của các website. 7. Cố gắng giữ kích thước của trang web dưới dung lượng 32 kilobytes (kb). Luôn kiểm tra lỗi ngữ pháp, chính tả của các trang web trước khi upload lên server. Khi upload xong, nhờ bạn bè, đồng nghiệp kiểm lại xem họ còn phát hiện ra những lỗi khác còn tồn tại. 8. Kiểm tra các đường link bị lỗi. Bạn có thể kiểm tra bằng tay hoặc sử dụng phần mềm. Những đường link tới các website bị đóng hoặc bán thường khiến cho đường link bị lỗi. Tìm hiểu về website thương mại điện tử Bạn đã hiểu một website thương mại điện tử là thế nào chưa ? Website thương mại điện tử cũng là website động với các tính năng mở rộng cao cấp hơn cho phép giao dịch qua mạng như: giỏ hàng, đặt hàng, thanh toán qua mạng, quản lý khách hàng, quản lý đơn đặt hàng... 1. Chức năng sản phẩm: Module này cho phép doanh nghiệp chia thành nhiều danh mục sản phẩm có thể tự thay đổi theo nhu cầu ví dụ chia thành sản phẩm nội thất, sản phẩm mỹ nghệ, sản phẩm nông sản...Trình bầy thông tin, hình ảnh giá thành của sản phẩm theo dạng e-catalog. tích hợp sẵn giỏ mua hàng điện tử (e-shopping cart) phục vụ cho nhu cầu mua sắm trên mạng của khách hàng. 2. Chức năng thanh toán qua mạng: Module này đi kèm với giỏ mua hàng điện tử (e-shopping cart), phục vụ cho nhu cầu thanh toán qua mạng của khách hàng. 3. Chức năng quản lý khách hàng: Lưu giữ thông tin về quá trình đặt hàng, mua hàng, hóa đơn thanh toán...vvv, giúp khách hàng và doanh nghiệp thuận tiện tra cứu khi cần thiết. 4. Chức năng dịch vụ: Hiển thị thông tin, hình ảnh về các dịch vụ của doanh nghiệp trên website một cách rõ ràng cụ thể nhất. Mỗi dịch vụ có 1 form yêu cầu dịch vụ đi kèm, cho phép khách hàng dễ dàng liên hệ khi cần thiết. 5. Chức năng tin tức: Module cho phép chia nhỏ thành nhiều loại tin tức khác nhau ví dụ tin trong nước, tin quốc tế, tin tức công nghệ, tin nội bộ...vvv. 6. Chức năng FAQ (Những câu hỏi thường gặp): Module này giúp doanh nghiệp đăng tải các câu hỏi thường gặp của khách hàng và nội dung trả lời từ phía doanh nghiệp, tạo cái nhìn chuyên nghiệp đối với người xem về sản phẩm - dịch vụ của mình. Tích hợp chức năng giúp khách hàng thuận tiện gửi những yêu cầu, đề nghị, đóng góp ý kiến... đến doanh nghiệp. 7. Chức năng tuyển dụng: Cho phép doanh nghiệp đăng tải các thông tin tuyển dụng nhằm tìm kiếm các ứng viên tiềm năng cho mình. 8. Chức năng tạo thăm dò ý kiến (bình chọn): Doanh nghiệm có thể đưa ra những câu hỏi để thăm dò ý kiến của khách hàng khi viếng thăm website. 9. Chức năng quảng cáo trực tuyến trên website: Cho phép doanh nghiệp quản lý các banner, logo của các đối tác trên website mình, tạo nguồn thu từ website. 10. Chức năng tìm kiếm: Bao gồm 2 chức năng tìm kiếm: Tìm nhanh và tìm nâng cao. Tìm nhanh: cho phép người xem tìm kiếm nhanh bất kỳ thông tin nào trong website thông qua thao tác đơn giản là nhập từ khóa cần tìm và nhấn enter để ra kết quả. Tìm nâng cao: cho phép người xem giới hạn khu vực tìm kiếm thông tin để kết quả hiển thị ra chính xác hơn. 11. Tích hợp bộ đếm chuyên sâu: Bao gồm bộ đếm số người đã truy cập, đang truy cập website, đếm số lần đã được xem cho từng sản phẩm. 12. Form liên hệ trực tuyến: Cho phép khách liên hệ với doanh nghiệp khi có nhu cầu. Chức năng này như viết một email liên hệ, nên rất thuận tiện cho khách hàng cũng như người quản trị website.
Tài liệu liên quan