Tóm tắt:
Phát hiện quan tâm của người dùng trên các mạng
xã hội là một trong những chủ đề thu hút nhiều quan
tâm nghiên cứu và áp dụng trong nhiều ứng dụng như
các hệ tư vấn người dùng, các chiến lược quảng cáo,
phân loại người dùng, . Trong bài báo này, chúng tôi
đề xuất một mô hình phân tích một số hành vi của
người dùng trên các mạng xã hội để phát hiện và so
sánh tương quan về quan tâm của họ, sau đó, đánh giá
bằng thực nghiệm với dữ liệu thực. Kết quả thực
nghiệm cho thấy nếu hai người dùng có nhiều hành vi
giống nhau thì sẽ có quan tâm tương tự nhau.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một ước lượng tương quan giữa hành vi và quan tâm của người dùng trên mạng xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Hội, Trần Đình Quế
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hội
Email: hoint2002@gmail.com
Đến toàn soạn: 5/2018 , chỉnh sửa: 7/2018 , chấp nhận đăng: 8/2018
MỘT ƯỚC LƯỢNG TƯƠNG QUAN GIỮA
HÀNH VI VÀ QUAN TÂM CỦA NGƯỜI DÙNG
TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Nguyễn Thị Hội*, Trần Đình Quế+
* Trường Đại học Thương Mại
+Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Tóm tắt:
Phát hiện quan tâm của người dùng trên các mạng
xã hội là một trong những chủ đề thu hút nhiều quan
tâm nghiên cứu và áp dụng trong nhiều ứng dụng như
các hệ tư vấn người dùng, các chiến lược quảng cáo,
phân loại người dùng, ... Trong bài báo này, chúng tôi
đề xuất một mô hình phân tích một số hành vi của
người dùng trên các mạng xã hội để phát hiện và so
sánh tương quan về quan tâm của họ, sau đó, đánh giá
bằng thực nghiệm với dữ liệu thực. Kết quả thực
nghiệm cho thấy nếu hai người dùng có nhiều hành vi
giống nhau thì sẽ có quan tâm tương tự nhau.
Từ khóa: Mạng xã hội, hành vi người dùng, quan
tâm của người dùng, độ đo tương tự
I. MỞ ĐẦU
Theo từ điển Tiếng Việt [18] thì quan tâm là sự
chú ý và để tâm một cách thường xuyên đến chủ đề
nào đó, các chủ đề quan tâm của người dùng trên các
mạng xã hội thường rất đa dạng và không dễ dàng để
xếp vào một lĩnh vực nào đó: Chẳng hạn như một
người dùng thường xuyên chia sẻ các bài viết về lịch
trình các trận tennis, tham gia vào nhóm cổ động viên
của Man U, thường xuyên thích hoặc bình luận hình
ảnh các vận động viên có thể xem người dùng đó
quan tâm đến chủ đề thể thao, hoặc một người dùng
thường xuyên chú ý đến các bộ phim bom tấn, tham
gia nhóm hâm mộ một ca sĩ, diễn viên nào đó, thường
xuyên theo dõi lịch chiếu và các sự kiện bên lề của các
liên hoan phim, có thể xem người dùng đó quan tâm
đến chủ đề phim ảnh, giải trí Như vậy, có thể nói
rằng, quan tâm của người dùng trên các mạng xã hội là
sự để tâm và chú ý thường xuyên đến một hoặc một số
chủ đề nào đó trên các mạng xã hội.
Cũng theo từ điển Tiếng Việt [18], hành vi là toàn
bộ những phản ứng, cách cư xử ra bên ngoài của một
người trong một hoàn cảnh cụ thể. Còn theo từ điển
Wikipedia [19] thì hành vi là một chuỗi các hành động
lặp đi lặp lại. Hành động là toàn thể những hoạt động
(phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, có mục đích cụ
thể là nhằm đáp ứng lại kích thích ngoại giới, là hành
động hoặc phản ứng của đối tượng (khách thể)
hoặc sinh vật, thường sử dụng trong sự tác động
đến môi trường, xã hội. Hành vi có thể thuộc về ý
thức, tiềm thức, công khai hay bí mật, có thể tự
giác hoặc không tự giác. Hành vi là một giá trị có thể
thay đổi qua thời gian.
Hiện nay, với sự lớn mạnh và ảnh hưởng sâu rộng
của các mạng xã hội, các nghiên cứu về quan tâm của
người dùng trên các mạng xã hội không những được
rất nhiều cá nhân, tổ chức chú ý mà chúng còn có rất
nhiều ứng dụng trong các dịch vụ trực tuyến như các
hệ thống khuyến nghị người dùng, các chiến lược
quảng cáo sản phẩm, các chương trình giới thiệu dịch
vụ cho người dùngQuan tâm của người dùng trên
các mạng xã hội là một hướng được rất nhiều nhà
nghiên cứu phân tích và đưa ra nhiều cách thức để thu
được các kết quả nghiên cứu khác nhau. Theo khảo sát
của chúng tôi, có một số cách phát hiện quan tâm
người dùng phổ biến dùng trên các phương tiện truyền
thông như: trích xuất thông tin từ thông tin cá nhân
người dùng (profile) [2, 8, 17]; trích xuất từ các liên
kết của người dùng đến các người dùng khác (follows,
link) [2, 7, 12]; trích xuất hành vi đánh dấu, đăng bài
(tag, post)của người dùng [9, 10, 12, 13]
Tuy nhiên, hiện nay các thông tin cá nhân của
người dùng trên các mạng xã hội rất khó thu thập do
yêu cầu bảo mật người dùng hoặc người dùng cũng
thường xuyên không cung cấp đầy đủ thông tin. Thêm
nữa, các thông tin của người dùng thường quá ít, quá
rời rạc cũng là một trở ngại trong nghiên cứu về quan
tâm của người dùng trên các mạng xã hội, vì vậy, các
nghiên cứu về quan tâm của người dùng trên các mạng
xã hội những năm gần đây thường đi theo hai hướng
tiếp cận chính: một là phân tích về các kết nối, quan hệ
bạn bè, những danh sách những người được theo dõi,
các đánh dấu của người dùng trên các mạng xã hội
như [2, 7, 8]; hai là phân tích các bài đăng (status) và
các thuộc tính liên quan đến các bài đăng của người
SỐ 03 (CS.01) 2018 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 9
ƯỚC LƯỢNG QUAN TÂM NGƯỜI DÙNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI DỰA TRÊN HÀNH VI
dùng trên các mạng xã hội [7, 9, 11, 12]. Các nghiên
cứu này chủ yếu đi sâu vào vấn đề xác định hoặc phát
hiện quan tâm của từng cá nhân người dùng, chưa chú
ý nghiên cứu nhiều về mối liên quan giữa những người
dùng trên các mạng xã hội
Bài báo của chúng tôi dựa trên kết quả nghiên cứu
đã có về mô hình hành vi của người dùng để ước
lượng quan tâm tương tự của các người dùng trên
mạng xã hội
Phần còn lại của bài báo được tổ chức như sau:
Phần 2 là giới thiệu về mô hình bài viết và ước lượng
độ tương tự giữa các bài viết; Phần 3 giới thiệu về
hành vi và ước lượng độ tương tự hành vi; Phần 4 là
ước lượng quan tâm tương tự của người dùng và phần
5 là phần thực nghiệm và đánh giá;
II. MÔ HÌNH BÀI VIẾT VÀ ĐỘ TƯƠNG TỰ
GIỮA CÁC BÀI VIẾT TRÊN MẠNG XÃ HỘI
A. Mô hình bài viết của người dùng
Trên một mạng xã hội, có một tập những người
dùng, mỗi người dùng có thể có một hoặc một số bài
viết, một bài viết trên một mạng xã hội có thể là một
video clip, một hoặc một số bức ảnh, một văn bản,
hoặc một sự kết hợp những thành phần này.
Các bài viết trên mạng xã hội thường chia thành
hai nhóm: Nhóm thứ nhất là bài viết của người dùng
tự viết sau đó đăng lên tường của mình, có thể đánh
dấu vị trí, và đánh dấu những người liên quan, đánh
dấu cảm xúc Nhóm thứ hai là bài viết bao gồm nội
dung của người viết tự viết và một nội dung được chia
sẻ có thể bài viết của chính họ hoặc của người dùng
khác, có thể chia sẻ từ mạng xã hội hiện tại hoặc từ
một mạng xã hội khác, hoặc chia sẻ từ một phương
tiện truyền thông xã hội khác nữa.
Bài báo chỉ quan tâm đến phần chứa văn bản (text)
và đánh dấu (tag) hoặc biểu tượng cảm xúc (emotion
icon) của bài viết còn các hình ảnh, các video, các âm
thaanh sẽ không được xem xét trong bài báo này. Vì
vậy trong bài báo, một bài viết được mô tả bởi các đặc
tính của chúng, bao gồm: tiêu đề (caption), thể loại
(category), các đánh dấu (tags), nội dung (content),
cảm xúc (emotion), quan điểm (sentiment),
B. Độ tương tự các bài viết trên các mạng xã hội
Khi đăng một bài viết trên mạng xã hội người dùng
phần nào đã thể hiện thái độ và sự chú ý của mình về
một chủ đề nào đó thông qua bài viết, vì vậy, để ước
lượng độ tương tự các bài viết đã đăng của người
dùng, bài báo xem xét độ tương tự giữa các thành phần
đã đăng của người dùng và xây dựng bộ từ khóa tương
ứng. Cách thức xây dựng bộ từ khóa dựa trên nghiên
cứu trong [10] của nhóm tác giả, sau đó được tính toán
và ước lượng dựa trên TF-IDF của các từ khóa của
mỗi bài viết
Khoảng cách cosine được sử dụng để tính độ
tương tự giữa hai đối tượng, bài báo cũng sử dụng kỹ
thuật N-gram được giới thiệu bởi W.B. Cavnar và J.M.
Trenkle [16] để xây dựng các tập từ khóa và kế thừa
và mở rộng thuật toán đề xuất bởi S.A.Takale và S.S
Nandgaonkar [14] cho từng từ Tiếng Anh để xây dựng
và phân tích các N-gram áp dụng cho ngôn ngữ Tiếng
Việt. Sau khi phân tích, bài báo sử dụng TF-IDF để
xây dựng vectơ chứa giá trị của các thành phần trong
bộ hành vi của người dùng. TF-IDF (Term Frequency
– Inverse Document Frequency) là trọng số của một từ
trong tài liệu của người dùng được tính dựa trên thống
kê mức độ quan trọng hay số lần xuất hiện của từ này
trong tài liệu đó, cách tính như sau:
Gọi là số lần từ khóa xuất hiện trong vectơ
của bài viết , là tổng số từ khóa của bài viết e
được biểu diễn bởi vectơ là tổng số các bài viết
của người dùng u, là tổng số các bài viết của người
dùng u có chứa từ khóa k. Khi đó:
Tần suất của từ khóa k xuất hiện trong vec tơ của
bài viết e là TF được tính theo công thức (1) như sau:
( )
, (1)
Tần suất nghịch đảo của từ khóa k xuất hiện trong
vec tơ của bài viết e là IDF được tính theo công thức
(2) như sau:
( ) (
), (2)
Trọng số của từ khóa k xuất hiện trong vec tơ
của bài viết e là TF-IDF được tính theo công thức (3)
như sau:
và ( ) ( ) ( ) (3)
Như vậy dựa trên các công thức (1), (2) và (3) bài
báo tính toán các giá trị cho vec tơ thuộc tính của các
bài viết của người dùng trên các mạng xã hội như sau:
Giả sử U là một tập người dùng trên một mạng xã hội
và mỗi có một tập bài viết đã đăng
, với
mỗi bài viết được biểu diễn bởi 5 thành phần, ký hiệu
tương ứng như sau: nội dung là cont, đánh dấu là tags,
nhóm bài viết là cate, quan điểm là sent và cuối cùng
cảm xúc ký hiệu là emot.
Gọi
,
là hai bài viết tương
ứng của , mỗi tập từ khóa của mỗi bài viết
được biểu diễn bằng một vectơ
tương
ứng.
Sau khi tính TF-IDF của các từ khóa trong hai
vectơ biểu diễn hai bài đăng, bài viết thu được các
vectơ chứa trọng số của hai bài viết tương ứng
.
Khi đó, độ tương tự của của hai bài viết
được
tính theo công thức (4) như sau:
(
) (
) (4)
Trong đó,
là các vectơ chứa trọng số tính
theo TF-IDF của hai bài viết
tương ứng
III. MÔ HÌNH HÀNH VI VÀ ƯỚC LƯỢNG
TƯƠNG TỰ HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÙNG
A. Mô hình hành vi người dùng trên mạng xã hội
Trong một mạng xã hội, có nhiều người dùng kết
nối với nhau theo các kiểu quan hệ như quan hệ bạn
SỐ 03 (CS.01) 2018 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 10
Nguyễn Thị Hội, Trần Đình Quế
bè, quan hệ gia đình, quan hệ đồng nghiệp... Trong đó,
mỗi người dùng có một không gian cá nhân riêng và
người dùng có toàn quyền làm những việc họ muốn,
chẳng hạn như đăng các bài viết mô tả trạng thái cá
nhân; thích và chia sẻ niềm vui vì hoàn thành công
việc hay đạt được một thành tựu nào đó; trích dẫn và
chia sẻ lại những bài viết, bài báo, bức ảnh, đoạn phim
mà bản thân thấy thú vị...
Những hành động như đăng bài viết, bài chia sẻ,
thích hoặc bình luận trong một bài viết hoặc bài chia
sẻ, tham gia một nhóm trên mạng xã hội gọi chung
là các hành vi của người dùng trên các mạng xã hội.
Các hành vi trên mạng xã hội phản ánh một phần cách
ứng xử của người dùng đó với các sự kiện hoặc hiện
tượng xảy ra trên mạng xã hội
Ví dụ với một người dùng trên mạng xã hội
Facebook như Hình 1 thì có các thông tin như giới
thiệu về bản thân, đăng nội dung bài viết, chia sẻ nội
dung từ phương tiện truyền thông xã hội khác, nhóm
tham gia, thích, bình luận, trả lời bình luận,
Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân
Bài người dùng viết
Nút thích Nút bình luận Nút chia sẻ
Bài người dùng chia sẻ
Hình 1. Ví dụ về người dùng trên MXH Facebook
Các hành vi trên mạng xã hội có rất nhiều kiểu
khác nhau như: đăng bài viết, chia sẻ bài viết, bình
luận trong một bài viết, kết bạn, theo dõi một người
dùng khác hoặc một trang khác, nhưng trong bài
báo chỉ tập trung nghiên cứu và xem xét các hành vi
phổ biến nhất bao gồm: đăng một bài viết (post), chia
sẻ bài viết (share), thích bài viết (like), bình luận trong
bài viết (comment)
Tuy nhiên, hành vi chia sẻ bài viết trên mạng xã
hội của người dùng được bao hàm trong hành vi đăng
bài nên bài báo xem hành vi chia sẻ đồng nhất với
hành vi đăng bài. Trên một số mạng xã hội như
Facebook.com, Twitter.com hành vi bình luận về một
bình luận trong một bài viết của người dùng được xem
như là bình luận trong bài viết để tránh phức tạp và
nhập nhằng khi thống kê các bình luận và thống nhất
về khái niệm sử dụng.
Như vậy, mỗi người dùng trên mạng xã hội được
bài báo tập trung xem xét với các hành vi sau: đăng
bài viết, thích bài viết, bình luận trong bài viết
B. Ước lượng độ tương tự hành vi người dùng
Giả sử U là một tập người dùng trên một mạng xã
hội, khi đó, mỗi có một tập các hành vi , với
mỗi
có thể là một trong ba hành vi được ký
hiệu tương ứng như: đăng/chia sẻ bài là post, thích bài
viết là like, và bình luận trong bài viết là comm
Khi đó, việc ước lượng độ tương tự giữa hai tập
hành vi người dùng và của
được tính toán bằng cách tích hợp các độ tương tự của
ba tập con các thuộc tính post, like và comm. Để tính
độ tương tự giữa các thuộc tính hành vi của bộ hành vi
thì bài báo tính toán như sau:
- Độ tương tự hành vi đăng bài viết (post)
Gọi là hai người dùng, mỗi người dùng
có tập các bài viết đã được đăng
và
mỗi người dùng sẽ có một vectơ trọng số biểu diễn các
bài viết của họ tương ứng là ⃗
⃗
. Với mỗi cặp
người dùng thì mỗi thành phần
của
vectơ ⃗
được tính như sau:
Mỗi
của tính độ tương tự của
với
tất cả các bài viết
của . Mỗi thành
phần
được tính theo công thức:
( (
) (
))
(5)
Trong đó,
và m là số bài viết của và
( ) là độ tương tự của hai bài viết
tương ứng
Mỗi thành phần
của vectơ ⃗
cũng được tính
tương tự, khi đó, độ tương tự của hai người dùng
dựa trên hành vi đăng bài viết được tính
bằng:
( ) ( ⃗
⃗
) (6)
Trong đó ⃗
⃗
là các vec tơ chứa trọng số các
bài viết đã được đăng của hai người dùng tương
ứng, có thể thấy rằng ( ) nằm
trong khoảng [0,1]
- Độ tương tự hành vi thích/ quan tâm bài viết
Mỗi người dùng trên mạng xã hội có thể thích hay
quan tâm (người dùng thể hiện các thái độ yêu, mỉm
cười, lo âu, buồn, giận dữtrong bài báo đều được coi
là có quan tâm đến bài viết) hoặc bỏ qua một bài viết
trên mạng xã hội, để ước lượng độ tương tự hành vi
thích/quan tâm của hai người dùng về bài viết thì bài
báo xem xét và tính toán như sau:
Gọi
và
lần lượt là tập của các bài viết
đã được thích/quan tâm của người dùng ,
khi đó độ tương tự về hành vi thích/quan tâm bài viết
của hai người dùng được tính bằng độ
tương tự giữa hai tập bài viết đã được thích/quan tâm
của hai người dùng dựa trên công thức (5) và (6) như
sau:
( ) ( ⃗
⃗
) (7)
Trong đó ⃗
⃗
là các vectơ chứa trọng số các bài
viết đã được thích của hai người dùng tương
ứng, có thể thấy rằng ( ) nằm trong
khoảng [0,1]
- Độ tương tự hành vi bình luận trong bài viết
Mỗi người dùng có thể bình luận hoặc thích một
vài bình luận mà các người dùng đã bình luận trong
SỐ 03 (CS.01) 2018 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 11
ƯỚC LƯỢNG QUAN TÂM NGƯỜI DÙNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI DỰA TRÊN HÀNH VI
một bài viết, để ước lượng độ tương tự về hành vi bình
luận của hai người dùng, bài báo xem xét các bình
luận của hai người dùng và bài viết mà họ đã bình luận
trên mạng xã hội. Các bình luận của người dùng đó
cùng với bài viết mà người dùng đã bình luận được
xây dựng bộ từ khóa dựa trên nghiên cứu của [16, 14]
và tính toán TF-IDF tập từ khóa như cách ước lượng
trọng số của bài viết đã đăng của người dùng theo các
công thức (1), (2) và (3). Khi đó, độ tương tự hành vi
bình luận của hai người dùng được bài báo tính toán
như sau:
Gọi là hai người dùng, mỗi người dùng
có tập các bình luận cùng các bài viết mà họ đã bình
luận trong đó,
và mỗi người dùng
sẽ có một vectơ trọng số biểu diễn các bình luận và bài
viết mà họ đã bình luận tương ứng là ⃗
⃗
.
Mỗi thành phần của ⃗
⃗
được tính như công
thức (5), trong đó các bài viết được kết hợp thêm các
bình luận của người dùng trong thuộc tính nội dung
cont để tính toán và ước lượng
Khi đó, độ tương tự về hành vi bình luận của hai
người dùng
được tính dựa trên công thức
(5) và (6) như sau:
( ) ( ⃗
⃗
) (8)
Trong đó ⃗
⃗
là các vec tơ chứa trọng số các
bình luận và bài viết đã được bình luận của hai người
dùng tương ứng, có thể thấy rằng
( ) nằm trong khoảng [0,1]
C. Độ tương tự của người dùng theo hành vi
Sau khi ước lượng độ tương tự trên từng tập hành
vi của hai người dùng thì độ tương tự của hai người
dùng dựa trên các hành vi được tính như sau:
Gọi là hai người dùng, mỗi người dùng
có tập các bộ hành vi và mỗi người dùng
sẽ có một vectơ trọng số biểu diễn các hành vi của họ
tương ứng là ⃗
⃗
được tính bằng:
⃗
{
( )
( )
( )
(9)
và
⃗
{
( )
( )
( )
(10)
Khi đó, độ tương tự của hai người dùng
dựa trên các hành vi được tính bằng:
( ) ( ⃗
⃗
) (11)
Trong đó ⃗
⃗
là các vec tơ chứa trọng số các bộ
hành vi đã thực hiện trên mạng xã hội của hai người
dùng tương ứng, có thể thấy rằng
( ) nằm trong khoảng [0,1]
IV. ƯỚC LƯỢNG QUAN TÂM TƯƠNG TỰ
NGƯỜI DÙNG
A. Xác định các chủ đề trên mạng xã hội
Phát hiện các chủ đề và các quan tâm đến các chủ
đề của người dùng đã được rất nhiều nghiên cứu đưa
ra như các nghiên cứu của Bhattacharya et al [2],
Diana et al [7], Li Xin et al [9], Sheng Bin et al [13].
Bài báo dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đó của
chính nhóm tác giả [11] để áp dụng cho bài toán phân
loại các bài viết của người dùng theo các chủ đề, nhóm
nghiên cứu sau khi phân tích đã thu được một danh
sách gồm 21 chủ đề chính và 81 chủ đề con được sử
dụng phổ biến trên mạng xã hội. Bài báo kế thừa kết
quả nghiên cứu đó để áp dụng cho ước lượng và phân
loại các bài viết của người dùng trên mạng xã hội vào
các chủ đề. Ví dụ một số chủ đề được minh họa trong
Bảng I. như sau:
Bảng I. Ví dụ về chủ đề cùng từ khóa của chủ đề
Chủ đề Danh sách từ khóa
Giáo dục Giáo dục, tiếng Anh, học tập, kiến thức, thói
quen, thế hệ, giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu,
trải nghiệm, giáo dục, tiểu học, trung học, từ
nguyên, từ đồng, tiếng Việt, toàn cầu, Quốc tế,
Kinh tế, Xã hội, Văn hóa, Quốc công, cha mẹ,
trực tuyến, Liên Hiệp Quốc, học trực tuyến,
giáo dục tiểu học,
Môi trường Môi trường, tổ hợp, tự nhiên, xã hội, hệ thống,
tập hợp, tương tác, định nghĩa, con người,
không khí, độ ẩm, sinh vật, loài người, môi
trường, vật chất, đối tượng, tập hợp con,
Mỗi chủ đề sau khi xác định danh sách từ khóa
được biểu diễn bằng một vectơ trọng số
được tính
toán theo công thức (3), trong đó, chỉ số k là chủ đề
thứ k trong danh sách các chủ đề và w là ký hiệu vec
tơ chứa trọng số các từ khóa của chủ đề thứ k.
B. Xác định quan tâm theo các chủ đề
Với mỗi người dùng , bài báo xác định mức
độ quan tâm của các hành vi ( )
theo chủ đề như sau:
Gọi
lần lượt là tập các bài viết
đã đăng, đã thích, đã bình luận, bài báo ước lượng độ
tương tự của mỗi bài viết
đã đăng của
người dùng với mỗi chủ đề được tính
bằng công thức:
(
) (
) (11)
Trong đó,
là vectơ trọng số của bài viết
của và
là vectơ trọng số của chủ
đề . Nghĩa là độ quan tâm của bài viết theo chủ
đề dựa trên độ tương tự của các từ khóa của bài viết và
từ khóa của chủ đề đang xem xét. Khi đó:
Độ quan tâm dựa trên hành vi đăng bài viết của
người dùng theo chủ đề được tính bằng:
SỐ 03 (CS.01) 2018 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 12
Nguyễn Thị Hội, Trần Đình Quế
( )
{
( (
)
( (
)}
(12)
Trong đó, n là số bài viết đã đăng của người dùng
và là chủ đề thứ j trong danh sách các
chủ đề đang xem xét
Độ quan tâm dựa trên hành vi thích/quan tâm bài
viết của người dùng theo chủ đề được
tính bằng:
( )
{
( (
)
( (
)}
(13)
Trong đó, m là số bài viết đã thích/quan tâm của
người dùng và là chủ đề thứ j trong
danh sách các chủ đề đang xem xét
Độ quan tâm dựa trên hành vi bình luận bài viết
của người dùng theo chủ đề được tính
bằng:
( )
{
( (
)
( (
)}
(14)
Trong đó, p là số bài viết đã bình luận của người
dùng và là chủ đề thứ j trong danh sách
các chủ đề đang xem xét
Như vậy, mức độ quan tâm của người dùng
với chủ đề được tính dựa trên các công thức
(12), (13), (14)
( )
{
( )
( )
( ) }
(15)
C. Độ quan tâm tương tự của người dùng theo chủ đề
dựa trên hành vi
Với mỗi trên mạng xã hội cùng tập các
hành vi ,