Tóm tắt
Từ Hán Việt đóng một vai trò quan trọng đối với sinh viên Việt Nam khi học tiếng Hán. Bởi sự tương
đồng về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ dụng giữa nhiều từ Hán Việt và tiếng Hán đã mang lại nhiều thuận
lợi cho sinh viên trong giai đoạn đầu học tiếng Hán, tuy nhiên chính từ Hán Việt cũng là bất lợi không
nhỏ cho sinh viên học tập ở giai đoạn này. Xuất phát từ thực tế đó, trên cơ sở lý luận về từ Hán Việt,
bài viết đi vào phân tích sự giống và khác nhau của từ Hán Việt với từ Hán hiện đại tương ứng, trên cơ
sở khảo sát việc dùng từ Hán Việt trong quá trình học tiếng Hán của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung
Quốc Trường Đại học Sao Đỏ. Từ đó đưa ra một số đề xuất vận dụng từ Hán Việt trong quá trình giảng
dạy từ vựng cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Hán cho sinh viên giai đoạn sơ cấp.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài đề xuất khi vận dụng từ Hán Việt trong giảng dạy từ vựng tiếng Hán giai đoạn sơ cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
86 Tạp chí Nghiên cứu khoa học,Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019
Một vài đề xuất khi vận dụng từ Hán Việt trong giảng dạy
từ vựng tiếng Hán giai đoạn sơ cấp
Suggestions for applying Sino-Vietnamese in teaching Chinese
vocabulary at elementary level
Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Xuyên
Email: nguyenhoa11180@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 19/11/2019
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 29/12/2019
Ngày chấp nhận đĕng: 31/12/2019
Tóm tắt
Từ Hán Việt đóng một vai trò quan trọng đối với sinh viên Việt Nam khi học tiếng Hán. Bởi sự tương
đồng về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ dụng giữa nhiều từ Hán Việt và tiếng Hán đã mang lại nhiều thuận
lợi cho sinh viên trong giai đoạn đầu học tiếng Hán, tuy nhiên chính từ Hán Việt cũng là bất lợi không
nhỏ cho sinh viên học tập ở giai đoạn này. Xuất phát từ thực tế đó, trên cơ sở lý luận về từ Hán Việt,
bài viết đi vào phân tích sự giống và khác nhau của từ Hán Việt với từ Hán hiện đại tương ứng, trên cơ
sở khảo sát việc dùng từ Hán Việt trong quá trình học tiếng Hán của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung
Quốc Trường Đại học Sao Đỏ. Từ đó đưa ra một số đề xuất vận dụng từ Hán Việt trong quá trình giảng
dạy từ vựng cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Hán cho sinh viên giai đoạn sơ cấp.
Từ khóa: Tiếng Hán; từ Hán Việt; giảng dạy; từ vựng tiếng Hán; giai đoạn sơ cấp.
Abstract
Sino-Vietnamese words play an important role for Vietnamese students in learning Chinese language.
It is the similarity in phonetics, semantics and pragmatics between many Sino-Vietnamese words and
Chinese words that have brought many advantages for students in the first stage of learning Chinese,
but the Sino-Vietnamese word isn’t also a small disadvantage for students to study at this stage.
Derived from that fact, based on the theoretical basis of Sino-Vietnamese words, the article analyzes
the similarities and differences between the Sino-Vietnamese words and the corresponding modern
Chinese words, examining the use of Sino-Vietnamese words in the process of studying Chinese
language of students at SaoDo University. As a result, the article makes some suggestions for applying
Sino-Vietnamese words when teaching vocabulary to students in order to improve the quality of teaching
Chinese at elementary level.
Keywords: Sino-Chinese words; teaching; Chinese vocabulary; elementary level.
Người phản biện: 1. PGS.TS. Cẩm Tú Tài
2. TS. Nguyễn Thị Thu Hà
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiếp xúc ngôn ngữ là “Sự tiếp giao nhau giữa các
ngôn ngữ do những hoàn cảnh cận kề nhau về
mặt địa lí, tương liên về mặt lịch sử xã hội dẫn đến
nhu cầu của các cộng đồng người vốn có những
thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau” (O.S.
Akhmanova, 1966). Tiếp xúc ngôn ngữ còn được
hiểu là “sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều
ngôn ngữ tạo nên ảnh hưởng đối với cấu trúc và
vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ. Những điều
kiện xã hội của sự tiếp xúc ngôn ngữ được quy
định bởi nhu cầu cần thiết phải giao tiếp lẫn nhau
giữa những thành viên thuộc các nhóm dân tộc và
ngôn ngữ do những nhu cầu về kinh tế, chính trị,
vĕn hoá, xã hội... thúc đẩy” (V.N. Jarceva, 1990).
[8]. Hệ quả của quá trình giao lưu tiếp xúc ngôn
ngữ-vĕn hóa Việt-Hán trong một thời kì lịch sử lâu
dài đã để lại trong tiếng Việt một bộ phận quan
trọng, đó chính là lớp từ Hán Việt. Trong các loại
từ vay mượn tiếng Hán, từ Hán Việt chiếm ưu thế
tuyệt đối. Theo ước lượng của các nhà nghiên
cứu, từ Hán Việt chiếm khoảng trên dưới 70%
vốn từ trong phong cách chính luận, khoa học.
Maspéro (giáo sư, học giả người Pháp chuyên
nghiên cứu về phương Đông) thì cho rằng, từ Hán
Việt chiếm tới hơn 60% lượng từ tiếng Việt [1].
Với số lượng lớn từ Hán Việt trong tiếng Việt sẽ
LIÊN NGÀNH VĔN HÓA - NGHỆ THUẬT - THỂ DỤC THỂ THAO
87Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019
là điều kiện thuận lợi cho sinh viên Việt Nam học
tiếng Hán, nhưng nó cũng mang đến không ít khó
khĕn khi sử dụng.
Nhiều sinh viên Việt Nam sau khi học tiếng Hán
được 5÷6 tháng bắt đầu biết vận dụng từ Hán Việt
để biểu đạt ý của mình, đồng thời mở rộng lượng
từ vựng tiếng Hán của mình. Tuy nhiên, cũng có
rất nhiều sinh viên chưa phân biệt rõ được sự
giống và khác nhau giữa từ tiếng Hán và từ Hán
Việt nên trong quá trình sử dụng còn nhiều lỗi sai.
Từ trước đến nay có rất nhiều tác giả nghiên cứu
từ gốc Hán, từ Hán Việt về vấn đề tiếp xúc ngôn
ngữ Trung-Việt theo tuyến lịch đại, nghiên cứu
đối chiếu ngữ âm và từ vựng tiếng Việt và tiếng
Hán, nghiên cứu dạy học từ vựng tiếng Hán... [1-
5, 8], các tác giả chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu
về từ chưa đưa ra được giải pháp vận dụng từ
Hán Việt trong quá trình giảng dạy từ vựng cho
người học tiếng Hán. Do vậy, nhóm tác giả cho
rằng việc khảo sát, tìm ra nguyên nhân dẫn
đến việc sử dụng sai từ Hán Việt và từ tiếng
Hán tương ứng của sinh viên khi học tiếng Hán
không những cần thiết cho việc giảng dạy của
giảng viên, mà còn giúp cho sinh viên nâng cao
hiệu quả học tiếng Hán.
2. KHÁI NIỆM TỪ HÁN VIỆT
Từ Việt gốc Hán là một hiện tượng đa dạng và
phức tạp. Nó thuộc các nguồn khác nhau, được
du nhập vào tiếng Việt qua nhiều giai đoạn và
phương thức khác nhau; có lúc lẻ tẻ, chậm chạp,
theo con đường khẩu ngữ; có lúc ồ ạt mang tính
hệ thống theo con đường sách vở, hành chính,
giáo dục; có lúc bị biến đổi theo sự biến đổi ngữ
âm của tiếng Việt; có lúc bị biến đổi ngữ nghĩa qua
thời gian sử dụng, cũng có lúc bị biến đổi cả cấu
trúc. Ngay như ở thời kỳ sau này, cũng có những
từ vay mượn theo con đường khẩu ngữ, mang tính
phương ngữ, bằng cách phiên âm (như: hoành
thánh, há cảo, hủ tiếu, mì chính), tuy nhiên hiện
tượng này không nhiều. Các nhà ngôn ngữ học
thường chia từ và âm Hán Việt thành ba loại dựa
trên thời điểm hình thành tiếng Việt là từ Hán Việt
cổ (古汉越语), từ Hán Việt (汉越语), từ Hán Việt
Việt hóa (汉语越化). Cách phân loại này bắt nguồn
từ cách phân loại từ Hán Việt của nhà ngôn ngữ
học người Trung Quốc Vương Lực [2]. Sự
phân chia này cũng được nhiều nhà nghiên cứu
khác tán đồng.
Trong phạm vi bài nghiên cứu, nhóm tác giả xin
được đi sâu vào khái niệm từ Hán Việt. Ta có thể
hiểu từ Hán Việt là các từ gốc Hán được đọc theo
âm Hán Việt (được gọi tắt là từ Hán Việt). Âm Hán
Việt là âm đọc của tất cả các từ Hán được Việt hóa
theo một con đường như nhau, được hình thành
cho tất cả mọi chữ Hán, theo những quy luật khá
chặt chẽ, lớp từ Hán Việt được du nhập một cách
ồ ạt và tạo thành một hệ thống ngữ âm riêng. Đây
là nhóm từ Hán Việt thực sự tiêu biểu và có số
lượng lớn nhất. Nó là hệ quả của một thời kì lịch
sử mà chữ Hán được sử dụng trong mọi phạm
vi giao tiếp chính thức như hành chính, giáo dục,
nghệ thuật. Về cơ bản, người Việt tiếp thu cách
phát âm của người Hán giai đoạn này. Ví dụ: an
ninh, ẩn sĩ, bảo vệ, bản lĩnh, chính trị, kinh tế, quân
sự, vĕn hoá, dân chủ, độc lập, chiến tranh, hòa
bình, hạnh phúc...
3. SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU KHI SỬ DỤNG TỪ
HÁN VIỆT VỚI TỪ HÁN HIỆN ĐẠI TƯƠNG ỨNG
Số lượng từ Hán Việt không những nhiều mà
phạm vi sử dụng cũng rất rộng, đặc biệt trong các
lĩnh vực như chính trị, kinh tế, vĕn hóa, xã hội.
Trong tiếng Việt có một số từ Hán Việt chúng ta rất
dễ nhận ra, nhưng cũng có nhiều từ rất khó có thể
nhận ra đó là từ Hán Việt [3]. Chúng ta có thể tìm
hiểu sự giống và khác nhau của từ Hán Việt với từ
Hán hiện đại tương ứng theo các góc độ sau:
3.1. Về mặt ngữ nghĩa giữa từ Hán Việt và từ
Hán hiện đại tương ứng
3.1.1 Giữ nguyên nghĩa
Có những từ Hán Việt có sự tương đồng nhất định
về cả ngữ âm lẫn ngữ nghĩa với từ Hán Hiện đại
tương ứng. Theo tiến sĩ Nguyễn Phúc Lộc thống
kê: Có 3297 từ Hán Việt song âm tiết thuộc loại
này, trong đó danh từ chiếm 54,4%, động từ chiếm
27,9%, hình dung từ chiếm 12%, số còn lại là từ
kiêm loại và hư từ [4]. Trong quá trình học tiếng
Hán của sinh viên, những từ này đã giúp ích rất
nhiều.
Bảng 1. Ví dụ từ Hán Việt và nghĩa tiếng Việt của
từ tiếng Hán giống nhau hoàn toàn
TT Tiếng Hán Nghĩa tiếng Việt Từ Hán Việt
1 广告 Quảng cáo Quảng cáo
2 海关 Hải quan Hải quan
3 政治 Chính trị Chính trị
4 文化 Vĕn hóa Vĕn hóa
5 独立 Độc lập Độc lập
3.1.2 Nghĩa của từ thay đổi hoàn toàn
Có những từ Hán có từ Hán Việt tương ứng
nhưng ý nghĩa của chúng khác nhau hoàn toàn.
Cũng theo thống kê của tiến sĩ Nguyễn Phúc Lộc,
loại này tổng cộng có 445 từ [4].
Bảng 2. Ví dụ từ Hán Việt và nghĩa tiếng Việt của
từ tiếng Hán khác nhau hoàn toàn
TT Tiếng Hán Nghĩa tiếng Việt Từ Hán Việt
1 秘书 thư ký bí thư
2 书记 bí thư thư ký
3 收拾 thu dọn thu thập
4 困难 khó khĕn khốn nạn
5 博士 tiến sĩ bác sĩ
Từ Hán Việt của “秘书” là “bí thư”, mà nghĩa tiếng
Hán “bí thư” là “书记”, ngược lại, từ Hán Việt của “
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
88 Tạp chí Nghiên cứu khoa học,Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019
书记” là “thư ký”, nghĩa tiếng Hán “thư ký” là “秘书”.
“困难” trong tiếng Hán có nghĩa là “trắc trở, trở
ngại, khó khĕn”; khi dịch sang từ Hán Việt lại trở
thành một từ thường dùng để chỉ “hèn mạt, đáng
khinh bỉ, đáng nguyền rủa.
3.1.3. Vừa có nét nghĩa giống nhau, vừa có
điểm khác biệt
a) Tĕng thêm nét nghĩa
Nét nghĩa trong từ gốc tiếng Hán tướng đối ít, sau
khi vào hệ thống tiếng Việt, không những nó được
giữ nguyên nét nghĩa mà còn thêm nét nghĩa mới.
Hiện tượng này khá hiếm gặp, tiến sĩ Nguyễn
Phúc Lộc thống kê loại từ Hán Việt song âm tiết
này có 373 từ. Ví dụ:
留意 - lưu ý
Trong tiếng Hán nó có nghĩa là: cẩn thận, chú ý.
Nhưng sau khi được sử dụng trong tiếng Việt, từ
Hán Việt “lưu ý” lại được thêm với nghĩa “nhắc
nhở chú ý”
[1] Thầy giáo lưu ý sinh viên một số vấn đề thường
gặp trong thi cử.
Dịch:
老师提醒学生注意考试中常碰到的一些问题。
*老师留意学生考试中常碰到的一些问题。
重量 - trọng lượng
Trong tiếng Việt từ “trọng lượng” ngoài có ý nghĩa
là “trọng lực tác dụng vào một vật; khối lượng
của một vật cụ thể nào đó”, thì nó còn có nghĩa là
“sức thuyết phục cao”. Nghĩa này trong tiếng Hán
không có.
[2] Lời nói của anh ta rất có trọng lượng.
Dịch:
他的话很有分量。
*他的话很有重量。
b) Giảm nét nghĩa
Từ Hán Việt không có một số nét nghĩa so với từ
Hán hiện đại. Khi vay mượn, người Việt chỉ mượn
một hoặc vài nghĩa trong tổng số nghĩa của từ
mượn trong tiếng Hán; hoặc trong quá trình phát
triển, phạm vi sử dụng của từ Hán Việt đó đã bị thu
hẹp lại. Theo Nguyễn Phúc Lộc, loại từ này tổng
cộng có 814 từ.
Ví dụ:
活泼 - hoạt bát
Trong tiếng Hán hiện đại “活泼” ngoài nghĩa
tương đương như từ “hoạt bát” trong tiếng Việt
thì nó còn chỉ “đơn chất hoặc hợp chất dễ tác
dụng với đơn chất hoặc hợp chất khác để sinh ra
phản ứng hoá học”.
[3] 钾是金属元素中最活泼的元素。
Dịch:
Kali là nguyên tố dễ tác dụng nhất trong các kim loại.
* Kali là nguyên tố hoạt bát nhất trong kim loại.
骄傲- kiêu ngạo
Tiếng Hán hiện đại có các nét nghĩa: “kiêu cĕng;
tự hào; niềm tự hào”
[4]我们都以生活在社会主义的新越南而感到骄傲。
Dịch là:
Chúng tôi đều cảm thấy tự hào được sống trên
đất nước Việt Nam mới, xã hội chủ nghĩa.
* Chúng tôi đều cảm thấy kiêu ngạo được sống
trên đất nước Việt Nam mới, xã hội chủ nghĩa.
c) Vừa tĕng thêm vừa giảm đi nét nghĩa
Ví dụ:
成熟 - thành thục
成熟: (1) - 植物的果实等完全长成,泛指生物体发育到完备的阶段;
(2) - 展到完善的程度
Thành thục:
- (Cơ thể sinh vật) đã đạt đến giai đoạn có thể sinh
sản được;
- Hết sức thành thạo và nhuần nhuyễn về động
tác, kĩ nĕng, kĩ thuật (do đã qua một quá trình trau
dồi, luyện tập lâu dài và kĩ càng).
Có thể thấy được “成熟” không có nét nghĩa (2)
của từ “thành thục” và từ “thành thục” cũng không
có nét nghĩa (2 ) của từ “成熟”.
[5] 我的意见还不成熟. 。
Dịch:
Ý kiến của tôi chưa được chín chắn.
* Ý kiến của tôi chưa được thành thục.
[6] Qua những động tác thành thục đó, có thể
thấy được anh ấy là một thủy thủ giàu kinh
nghiệm.
Dịch:
从那熟练的动作,可以看出他是个经验丰富的水手。
*从那成熟的动作, 可以看出他是个经验丰富的水手。
Ngoài ra, đối với nét nghĩa (1), phạm vi sử dụng
của từ Hán Việt cũng thu hẹp nhiều so với từ Hán
tương ứng.
3.2. Về mặt từ loại của từ Hán Việt và từ Hán
hiện đại tương ứng
Từ Hán Việt và từ Hán tương ứng có sự khác nhau
về từ loại. Có thể là do khi thay đổi về ý nghĩa mà
dẫn đến sự thay đổi về từ loại của nó; hoặc trong
quá trình sử dụng, từ Hán Việt được thay đổi để
phù hợp với người Việt, đây là một trong những
điều mà người học ít chú ý đến. Điều này dẫn đến
việc đặt sai vị trí ngữ pháp của từ trong câu. Ví dụ:
社交 - xã giao
LIÊN NGÀNH VĔN HÓA - NGHỆ THUẬT - THỂ DỤC THỂ THAO
89Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019
Trong tiếng Hán, “社交” chỉ có từ loại là động từ;
nhưng từ Hán Việt, nó lại mang thêm cả nhiệm vụ
của danh từ và tính từ.
[7] Đó chỉ là nụ cười xã giao thôi.
Dịch: 这只是敷衍的笑容而已。
* 这只是社交的笑容而已。
方便 - Phương tiện
“方便” trong tiếng Hán, từ loại của nó là tính từ
“thuận tiện, thuận lợi”, động từ “làm cho tiện lợi,
giúp đỡ” và danh từ “điều kiện thuận lợi, cơ hội”,
nhưng khi dịch ra từ Hán Việt nó lại trở thành danh
từ “công cụ, phương tiện”.
[8] Xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu ở
Việt Nam.
Dịch: 摩托车是越南的主要交通工具。
* 摩托车是越南的主要交通方便。
[9] 北京市的交通很方便。
Dịch: Giao thông ở Bắc Kinh rất thuận tiện.
* Giao thông ở Bắc Kinh rất phương tiện.
3.3. Về mặt trật tự từ tố của từ Hán Việt và từ
Hán hiện đại tương ứng
Về phương diện trật tự từ, việc đảo vị trí từ tố của
từ Hán Việt song âm tiết cũng là một trong những
thủ pháp Việt hóa, mặc dù thay đổi từ tố trước sau
cho nhau nhưng hầu như không thay đổi về mặt
ý nghĩa. Nhà nghiên cứu La Vĕn Thanh đã thống
kê trong 10917 từ Hán Việt song âm tiết có 268 từ
Hán Việt thuộc loại này. Thông qua quá trình thống
kê và phân tích 268 từ này, tìm ra có 161 từ Hán
Việt sau khi đảo trật tự từ tố, dùng như từ Hán hiện
đại 107 từ không đảo trật tự được; trong 161 từ có
146 từ sau khi đảo trật tự từ, nghĩa cơ bản không
thay đổi, 15 từ sau khi đảo trật tự từ có sự biến đổi
về nghĩa [5].
Bảng 3. Một số ví dụ về đảo vị trí từ tố từ Hán Việt
với từ Hán tương ứng
TT Tiếng Hán
Từ Hán Việt
(Chưa đảo
vị trí từ tố)
Từ Hán Việt
(Đảo vị trí
từ tố)
1 征兆 Chứng triệu Triệu chứng
2 潮水 Triều thủy Thủy triều
3 命运 Mệnh vận Vận mệnh
4 例外 Lệ ngoại Ngoại lệ
5 热闹 Nhiệt náo Náo nhiệt
3.4. Về phong cách của từ Hán Việt và từ Hán
hiện đại tương ứng
Bảng 4. Một số ví dụ về phong cách của từ Hán
Việt và từ Hán hiện đại tương ứng
TT Tiếng Hán
Nghĩa
tiếng Việt
Từ Hán
Việt
1 地球 Trái đất, quả đất Địa cầu
2 名帖 Danh thiếp Danh thiếp
3 润笔 Tiền nhuận bút Nhuận bút
4 骄傲 Kiêu ngạo,đáng tự hào Kiêu ngạo
5 利用 Lợi dụng, tận dụng Lợi dụng
Tiếng Hán có rất nhiều từ sử dụng trong vĕn nói,
nhưng từ Hán Việt của từ tiếng Hán đó khi dùng
trong tiếng Việt lại được dùng trong vĕn viết. Như
“địa cầu”(地球)hiện nay thường được thay thế
bằng từ “Trái Đất”, còn từ “địa cầu” thường chỉ
được dùng trong vĕn viết; hiện nay thường ít được
sử dụng ngoại trừ những trường hợp đã được gắn
liền với ý nghĩa cố định như “quả địa cầu”. Ngoài
ra còn phải kể đến một số từ trong tiếng Trung chỉ
được sử dụng trong vĕn viết, hoặc các vĕn bản cổ,
phạm vi sử dụng rất hẹp nhưng ở Việt Nam, các
từ Hán Việt này được sử dụng rất phổ biến như:
danh thiếp (名帖), nhuận bút (润笔), du học (游学),
ngạc nhiên (愕然) ,
[8] 我在酒店时遇见了他。
Dịch: Tôi đã gặp anh ấy ở khách sạn.
* Tôi đã gặp anh ấy ở tửu điếm.
Bên cạnh đó, còn các từ mang nghĩa xấu, tốt,
trung tính. Ví dụ: “kiêu ngạo –骄傲“, “lợi dụng - 利用”, “thủ đoạn - 手段” trong tiếng Hán đều là từ
trung tính, nhưng trong từ Hán Việt những từ này
lại biến thành từ nghĩa xấu.
4. KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT
TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TIẾNG HÁN
4.1. Đối tượng khảo sát
Nhóm tác giả tiến hành khảo sát 67 sinh viên ngành
Ngôn ngữ Trung Quốc khoa Du lịch và Ngoại ngữ
Trường Đại học Sao Đỏ, trong đó có 23 sinh viên
nĕm thứ hai, 44 sinh viên học nĕm thứ nhất.
4.2. Nội dung và kết quả khảo sát
Nội dung khảo sát chủ yếu bao gồm hai phần sau:
4.2.1. Chọn đáp án đúng/sai
Nhóm tác giả đưa ra 15 từ tiếng Hán và từ Hán
Việt tương ứng (những từ tiếng Hán này đã được
học ở nĕm thứ nhất - Giáo trình tiếng Trung tổng
hợp 1, 2) yêu cầu sinh viên xác định đúng/sai để
nhận biết chúng giống hay khác nhau trong quá
trình sử dụng.
序号 汉语词 越南语意义相近的词语 答案
1 学生 Học sinh
2 点心 Điểm tâm
3 师傅 Sư phụ
4 电话 Điện thoại
5 工作 Công tác
6 书记 Thư ký
7 大学 Đại học
8 照顾 Chiếu cố
9 方便 Phương tiện
10 顺便 Thuận tiện
11 便宜 Tiện nghi
12 困难 Khốn nạn
13 包子 Bao tử
14 朋友 Bằng hữu
15 表演 Biểu diễn
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
90 Tạp chí Nghiên cứu khoa học,Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019
Kết quả tỷ lệ phần trĕm trong biểu đồ 1 được nhóm
tác giả thống kê theo tổng số lượt từ đúng/sai của
sinh viên. [6,7]
Biểu đồ 1. Kết quả xác định từ tiếng Hán và từ
Hán Việt tương ứng
Qua biểu đồ ta có thể thấy tỉ lệ lượt từ đúng của
sinh viên nĕm thứ hai đạt 79,4% nhiều hơn tỉ lệ
đúng của sinh viên nĕm nhất trên 15,3%, tỉ lệ lượt
chọn sai của sinh viên nĕm hai là 20,6%, sinh viên
nĕm nhất là 35,9%, nhiều hơn sinh viên nĕm thứ
hai 15,9%. Do sinh viên nĕm thứ hai có thời gian
học và tiếp xúc với tiếng Hán dài hơn với sinh viên
nĕm thứ nhất. Tuy nhiên, kết quả thống kê cho
thấy đến hơn 90% số sinh viên kể cả sinh viên
nĕm thứ nhất và sinh viên nĕm thứ hai đều lựa
chọn đáp án sai tập trung ở các từ “点心” (điểm
tâm), “照顾’ (chiếu cố) và “方便” (thuận tiện).
Từ “照顾’ có các nghĩa sau: 1. xem xét, chú ý ; 2.
chĕm sóc, trông nom; 3. chú ý đặc biệt; 4. chiều
khách hàng
Từ “方便” có các nghĩa: 1. thuận tiện, thuận lợi;
2. làm cho thuận tiện, thuận lợi; 3. giàu có, dư dật;
4. đại tiểu tiện.
Từ “点心” trong tiếng Hán có nghĩa: 1. “lót dạ”;
2. bánh ngọt, thường sẽ dùng trong tình huống nói
về các bữa ĕn nhẹ giữa buổi.
4.2.2. Dịch sang tiếng Hán
Nhóm tác giả đưa ra 8 câu tiếng Việt, sinh viên
dịch các câu đó sang tiếng Hán. Trong mỗi câu
chú trọng vào một từ Hán Việt để với ý đồ khảo
sát sinh viên vận dụng từ Hán Việt khi đặt vào ngữ
cảnh cụ thể. Kết quả thu được thể hiện dưới đây:
Câu 1: Mỗi người đều phải tuân thủ luật giao thông.
Dịch: 每个人都要遵守交通规则。
Biểu đồ 2. Tỷ lệ đúng/sai câu 4
Câu 2: Cô ấy chuẩn bị xong hết rồi, lần này nhất
định sẽ không thất bại.
Dịch: 她都准备好了,这次她一定不会失败。
Biểu đồ 3. Tỷ lệ đúng/sai câu 2
Câu 3: Đối với kỳ thi tiếng Hán lần này tôi cảm thấy
rất tự tin.
Dịch: 对这次汉语考试,我觉得很有自信。
Biểu đồ 4. Tỷ lệ đúng/sai câu 3
Câu 4: Chúng tôi đang nghiên cứu ngữ pháp
tiếng Hán.
Dịch: 我们正在研究汉语语法。
Biểu đồ 5. Tỷ lệ đúng/sai câu 4
Câu 5: Chị tôi là thư ký của một công ty máy tính.
Dịch: 我姐姐是一家电脑公司的秘书。
Biểu đồ 6. Tỷ lệ đúng/sai câu 5
Câu 6: Hàng ngày tôi vừa mới thức dậy, mẹ liền
làm điểm tâm cho tôi.
LIÊN NGÀNH VĔN HÓA - NGHỆ THUẬT - THỂ DỤC THỂ THAO
91Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019
Dịch: 每天我刚起床,我妈妈就给我做早饭。
Biểu đồ 7. Tỷ lệ đúng/sai câu 6
Câu 7: Xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu
ở Việt Nam.
Dịch: 摩托车是越南的主要工具。
Biểu đồ 8. Tỷ lệ đúng/sai câu 7
Câu 8: Trước khi thi đấu, chúng ta nên làm vài
động tác khởi động.
Dịch:比赛前,我们该做几个热身动作。
Biểu đồ 9. Tỷ lệ đúng/sai câu 8
Qua các biểu đồ kết quả thống kê của từng câu
dịch cho thấy, từ câu 1 đến câu 4, các từ tiếng
Việt được đặt trong câu: “tuân thủ, thất bại, tự tin,
nghiên cứu” dịch nghĩa ra tiếng Hán là: ‘遵守、失败、自信、研究’, các từ tiếng Hán này âm Hán
Việt lại hoàn toàn tương ứng với nghĩa tiếng Việt.
Do vậy, tỷ lệ sinh viên nĕm thứ nhất dịch đúng từ
trên 80% và sinh viên nĕm thứ hai dịch đúng đạt
trên 90%. Tuy nhiên, từ câu 5 đến câu 8, từ Hán
Việt và từ tiếng Hán tương ứng lại có sự khác biệt
về nghĩa và từ loại. Do vậy, xuất hiện tỷ lệ sinh
viên dịch sai nhiều, tỷ lệ dịch đúng của cả hai đối
tượng chỉ đạt dưới 50%.
Từ kết quả khảo sát trên, nhóm tác giả cho rằng tỷ
lệ sinh viên lựa chọn sai từ tiếng Hán tương ứng
là do bị ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt), sự
ảnh