Một vài suy nghĩ về việc dạy thành ngữ tiếng Hán cho sinh viên giai đoạn cao cấp

Tóm tắt Thành ngữ Hán là một bộ phận quan trọng trong hệ thống từ loại tiếng Hán, việc dạy và học thành ngữ Hán là một trong những nội dung trọng điểm, đặc biệt là đối với giai đoạn cao cấp. Thành ngữ Hán có nguồn gốc từ ngữ cố định truyền miệng và các sáng tác của các văn nhân qua các thời đại. Với đặc thù là số lượng lớn, kết cấu ổn định, hàm ý sâu xa, giàu tính triết lý, ẩn chứa các yếu tố văn hóa phong phú. Việc dạy và học thành ngữ Hán vẫn đang tồn tại những hạn chế nhất định. Để khắc phục những hạn chế ấy và nâng cao hiệu quả của việc dạy và học thành ngữ Hán, chúng tôi đã đưa ra những kiến nghị cụ thể về phương pháp giảng dạy cũng như việc vận dụng các phương tiện giảng dạy phù hợp.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài suy nghĩ về việc dạy thành ngữ tiếng Hán cho sinh viên giai đoạn cao cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
108 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Một vài suy nghĩ về việc dạy thành ngữ tiếng Hán cho sinh viên giai đoạn cao cấp Some thoughts about teaching Chinese idioms for high - level students Bùi Thị Trang, Nguyễn Thị Lan Email: trangbui175@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 07/01/2020 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 26/8/2020 Ngày chấp nhận đăng: 30/9/2020 Tóm tắt Thành ngữ Hán là một bộ phận quan trọng trong hệ thống từ loại tiếng Hán, việc dạy và học thành ngữ Hán là một trong những nội dung trọng điểm, đặc biệt là đối với giai đoạn cao cấp. Thành ngữ Hán có nguồn gốc từ ngữ cố định truyền miệng và các sáng tác của các vĕn nhân qua các thời đại. Với đặc thù là số lượng lớn, kết cấu ổn định, hàm ý sâu xa, giàu tính triết lý, ẩn chứa các yếu tố vĕn hóa phong phú. Việc dạy và học thành ngữ Hán vẫn đang tồn tại những hạn chế nhất định. Để khắc phục những hạn chế ấy và nâng cao hiệu quả của việc dạy và học thành ngữ Hán, chúng tôi đã đưa ra những kiến nghị cụ thể về phương pháp giảng dạy cũng như việc vận dụng các phương tiện giảng dạy phù hợp. Từ khóa: Người dạy; người học; giai đoạn cao cấp; giảng dạy thành ngữ Hán. Abstract: Chinese idiom is an important part in the system of Chinese parts of speech. Therefore, Chinese idiom teaching and studying it is one of the main points at the high education level. Chinese idioms are from unwritten proverbs and creations of writers through different eras. They have the features of the big quantity, stable components, thoughtful implication, high philosophy and plentiful culture. In fact, there are some certain limitations in Chinese idiom teaching and studying. In this article, we recommended some detailed opinions about teaching methods as well as the ways to take full advantage of suitable teaching facilities in order to improve the limitations and enhance the effectiveness of Chinese idiom teaching and studying. Key words: Teachers; learners; high education level; Chinese idioms teaching. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Hán là một bộ phận cấu thành của nền vĕn hóa Hán, trải qua mấy nghìn nĕm, không khi nào nền vĕn hóa Hán không được tiếng Hán truyền tải. Thành ngữ tiếng Hán là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống từ vựng, là tinh hoa vĕn hóa của dân tộc Hán được truyền lại cho đến ngày nay[1]. Về nguồn gốc thành ngữ trong tiếng Hán, các nhà ngôn ngữ học có những quan điểm khác nhau. Sử Thức cho rằng, thành ngữ có hai nguồn gốc chính là: Ngữ cố định truyền miệng và các sáng tác của các vĕn nhân qua các thời đại [2]. Trong đó ngữ cố định truyền miệng là nguồn gốc chủ yếu, còn các sáng tác của vĕn nhân qua các thời đại có thể được chia thành truyền thuyết thần thoại, ngụ ngôn, sự kiện lịch sử, tác phẩm vĕn học, trích lục các câu vĕn nổi tiếng trong các tác phẩm vĕn học, trích lục các thục ngữ truyền miệng được các vĕn nhân sử dụng trong các tác phẩm của mình. Mã Quốc Phàm cho rằng, thành ngữ có ba nguồn gốc chính là: Kế thừa của lịch sử, mới được sáng tạo và mượn dùng từ các dân tộc khác [3]. Với các đặc điểm nổi bật là: số lượng lớn, kết cấu ổn định, hàm ý sâu xa, giàu tính triết lý... khiến cho thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong cả vĕn viết và vĕn nói, đóng vai trò quan trọng trong tiếng Hán hiện đại. Đối với sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ, việc học thành ngữ và sử dụng chính xác thành ngữ tiếng Hán chưa bao giờ là điều dễ dàng. Trong chương trình giảng dạy tiếng Hán nói chung và chương trình của bậc đại học nói riêng, số lượng thành ngữ được tĕng dần qua từng giai đoạn học tập và tập trung chủ yếu ở giai đoạn cao cấp. Trong 5.000 từ vựng của trình độ HSK cấp 6 (Tương đương giai đoạn cao cấp), xuất hiện 107 thành ngữ. Hay trong Giáo trình hán ngữ cao cấp mới của Đại học Bắc Kinh cũng có 36 trên 458 từ vựng là thành ngữ[1]. Người phản biện: 1. PGS. TS. Cầm Tú Tài 2. TS. Nông Hồng Hạnh NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC 109Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 Tần suất xuất hiện ngày càng cao của thành ngữ trong hệ thống từ vựng giai đoạn cao cấp, yêu cầu người dạy phải đặc biệt coi trong việc giảng dạy thành ngữ sao cho hiệu quả, để người học có thể sử dụng đúng, sử dụng thành thạo những thành ngữ đã học. Tuy nhiên, việc dạy và học thành ngữ tiếng Hán giai đoạn cao cấp vẫn đang tồn tại những hạn chế không thể bỏ qua. Nguyên nhân khởi nguồn ở cả người học, người dạy và phương pháp giảng dạy. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sử dụng các ngữ liệu trong các bài viết luận, tiểu luận, luận vĕn của sinh viên khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Trường Đại học Sao Đỏ, đi sâu phân tích các lỗi sai thường gặp của sinh viên giai đoạn cao cấp trong quá trình học tập, lĩnh hội và vận dụng thành ngữ Hán, đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại trong công tác giảng dạy thành ngữ Hán cho sinh viên giai đoạn này, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc dạy thành ngữ Hán cho sinh viên. 2. DẠY VÀ HỌC THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN 2.1. Vai trò của việc giảng dạy thành ngữ tiếng Hán Thành ngữ Hán không chỉ là một bộ phận cấu thành của ngôn ngữ Hán, mà còn là kết tinh vĕn hóa, lịch sử của dân tộc Trung Hoa. Mỗi thành ngữ tiếng Hán đều ẩn chứa trong đó những câu chuyện lịch sử, những điển cố điển tích, những yếu tố vĕn hóa, và cả những triết lí nhân sinh sâu sắc. Việc giảng dạy thành ngữ tiếng Hán là một trong những phương thức hữu hiệu nhất để người học vừa có thể tiếp cận được kiến thức ngôn ngữ, vừa tiếp thu một cách chủ động các kiến thức về vĕn hóa, lịch sử đất nước Trung Hoa, đồng thời cũng thấm nhuần được những triết lí nhân sinh sâu sắc ấy. 2.2. Những lỗi sai của người học Qua quá trình giảng dạy, dựa vào việc chấm các bài viết trong quá trình giảng dạy kĩ nĕng viết và sửa bài viết của sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ, chúng tôi thấy sinh viên ngành Tiếng Trung của trường thường hay mắc các lỗi như: lỗi ngữ nghĩa, lỗi ngữ pháp, lỗi ngữ dụng, và lỗi tự tạo từ mới trong thành ngữ. 2.2.1. Lỗi ngữ nghĩa Trong quá trình học thành ngữ Hán, việc sinh viên chưa hiểu được tường tận ý nghĩa của thành ngữ mà dẫn đến việc suy đoán ý nghĩa và sử dụng sai một thành ngữ nào đó. Ví dụ: (1)姥姥在家的那半年,我还是终于没有跟她打心眼里说到一起,但是她给我留下了不可思议的很神秘的印象。(引自学生作文) (Nửa nĕm bà ngoại ở nhà, tôi vẫn chưa thực sự nói chuyện được với bà, nhưng bà đã để lại cho tôi một ấn tượng thần bí không thể tưởng tượng được - Trích bài luận của sinh viên). (2)他所作的一切给公司造成了很大的经济损失,可是他还认为不足为训 [4] 后来酿成了大祸。(引自学生作文) (Tất cả mọi việc anh ta làm đã gây tổn thất rất lớn về kinh tế cho công ty, nhưng anh ta vẫn không đáng làm gương, để sau này đã gây ra họa lớn - Trích bài luận của sinh viên). (3)我们把大教室装点得非常漂亮,班主任老师也刮目相看过了。(引自学生作文) (Chúng tôi trang trí lớp học rất đẹp, cô giáo chủ nhiệm cũng đã nhìn chúng tôi bằng một ánh mắt khác. Trích bài luận của sinh viên). Chúng ta thấy trong ví dụ (1),khi sử dụng thành ngữ trên đây “不可思议” có nghĩa là “không thể tưởng tượng được, khó mà lý giải được[1] thường dùng để miêu tả sự việc vượt quá sức tưởng tượng. Trong ví dụ (1) miêu tả hình tượng của bà ngoại khiến tôi cảm thấy rất thần bí, khiến tôi không muốn nghĩ, không muốn bàn luận. Chúng ta không thể nói hình tượng của bà ngoại khiến tôi cảm thấy “không thể tưởng tượng được, khó mà lý giải được”. Ở đây, chúng ta nên dịch cụm từ với nghĩa “không giải thích được”. Sở dĩ sinh viên đã viết ra câu sai như vậy là vì, khi nhìn thấy “不可思议” đã dựa vào mặt chữ mà đoán nghĩa của thành ngữ. Ở ví dụ số (2), “不足为训” vốn biểu thị ý nghĩa “không đáng làm gương, không mẫu mực” [4], nhưng sinh viên lại hiểu thành ngữ này với nghĩa “không coi đó là một bài học”, bởi sinh viên cho rằng “训” có nghĩa là “教训”. Ví dụ số (3) cũng cho chúng ta thấy lỗi sai tương tự của sinh viên. Sinh viên cho rằng “刮目相看” có nghĩa như “过目”(xem qua), mà không hiểu được “刮目相看” được dùng với nghĩa “nhìn với cặp mắt khác xưa”[1]. 2.2.2. Lỗi về cú pháp Thành ngữ cũng giống như những thực từ khác, có thể tự mình tạo thành câu, cũng có thể đảm nhiệm vai trò là thành phần câu, nhưng không phải tất cả các thành ngữ đều có thể đóng vai trò là thành phần câu, việc vận dụng thành ngữ cũng chịu sự hạn chế của các quy tắc nhất định, cần phải thỏa mãn những điều kiện sử dụng đặc thù. Những thành ngữ mang từ tính giống nhau thường lại có công nĕng ngữ pháp khác nhau khiến cho sinh viên khó nắm bắt được công nĕng ngữ pháp của chúng, dẫn đến lỗi cú pháp khi sử dụng thành ngữ. Ví dụ: (1)我听说最近很多商店的东西都是假的,模仿真的东西做的,所以我们去买东西的时候一定不能 110 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 很掉以轻心去。(引自学生作文) (Tôi nghe nói gần đây hàng hóa trong cửa hàng toàn đồ giả, làm nhái theo các sản phẩm thật, cho nên khi chúng ta đi mua hàng thì nhất định không được xem thường. Trích bài luận của sinh viên). (2)洪水就这样不断高升,那就会有很多人落到无家可归了。(引自学生作文) (Nước lũ cứ như vậy không ngừng dâng lên, như vậy sẽ có rất nhiều người rơi vào cảnh không có nhà để về. Trích bài luận của sinh viên). (3)其实,我也很想帮助你,可是我现在也是一个身不由己了。(引自学生作文) (Thực ra, tôi cũng rất muốn giúp đỡ bạn, nhưng tôi bây giờ cũng là một không thể tự quyết rồi. Trích bài luận của sinh viên). Trong ví dụ (1), “掉以轻心” miêu tả thái độ thờ ơ, xem thường, lơ là, thiếu cảnh giác trước sự việc[1], trước thành ngữ không thể dùng các phó từ chỉ mức độ như “很”, “非常” tu sức. Đối với ví dụ số (2), kết cấu “落到地步” khiến cho “无家可归” không thể độc lập đảm nhiệm chức nĕng ngữ pháp làm vị ngữ, mà chỉ có thể làm định ngữ cho “地步” để tạo thành cụm định ngữ “无家可归的地步”. Với ví dụ số (3), “身不由己” vốn có thể đứng độc lập làm vị ngữ, nhưng sinh viên lại dùng thành ngữ này như một trung tâm ngữ của cụm định ngữ. 2.2.3. Lỗi vận dụng Khi sử dụng thành ngữ đảm bảo chính xác về ngữ nghĩa và cú pháp mà nhưng sai về ngữ cảnh hay sắc thái tình cảm trong câu thì được coi là mắc lỗi vận dụng. Ví dụ: (1) 这些年轻的科学家决心以无所不为的勇气,克服重重困难,去探索大自然的奥秘。(引自学生作文) (Những nhà khoa học trẻ quyết tâm giải quyết các vấn khó khĕn với dũng khí không gì là không dám làm, khám phá những điều kỳ diệu của giới tự nhiên. Trích bài luận của sinh viên). (2) 我的看法是,当我选择要看的书籍时,选一些适合我们学历范围内的书籍,不要太枯燥,一目了然,这样我们对书本的内容,情节就能很快看懂,就能养成我们喜欢阅读的爱好。(引自学生作文) (Quan điểm của tôi là, khi lựa chọn những loại sách cần phải đọc, tôi sẽ chọn một số loại sách phù hợp với phạm vi trình độ của mình, không quá khô khan, vừa đọc đã hiểu ngay, như vậy tôi có thể nhanh chóng hiểu được các nội dung và tình tiết trong sách, có thể nuôi dưỡng sở thích đọc sách của mình. Trích bài luận của sinh viên). (3) 这个饭店的服务质量之差是有口皆碑,但又别无去处,难啊!(引自学生作文) (Sự kém cỏi trong chất lượng phục vụ của nhà hàng này ai ai cũng khen, nhưng lại không có lựa chọn nào khác, thật là khó. Trích bài luận của sinh viên). Ý nghĩa trong câu (1) cụ thể là: Những nhà khoa học trẻ tuổi quyết tâm với dũng khí làm mọi việc để khắc phục khó khĕn, tìm tòi những điều kỳ diệu trong tự nhiên. Còn ý nghĩa của “无所不为” lại mang hàm ý “việc xấu xa nào cũng có thể làm được [1] mang hàm ý không tốt. Như vậy, thành ngữ “无所不为” sử dụng trong câu (1) là không phù hợp về sắc thái tình cảm của câu. Ở ví dụ số (2): “一目了然” biểu thị ý nghĩa “vừa xem đã hiểu ngay; liếc qua thấy ngay” [4], nhưng ý nghĩa của câu lại biểu thị “nội dung của sách không nên quá khô khan, để chúng ta có thể dễ dàng hiểu được”. Trong câu (3), “有口皆碑” cụ thể là mang hàm ý tốt, biểu thị việc khen ngợi của mọi người đối với những người tốt việc tốt, nhưng sinh viên lại dùng với nghĩa xấu. 2.2.4. Lỗi tự tạo từ mới trong thành ngữ Trong quá trình học tập và nắm bắt các thành ngữ tiếng Hán, sinh viên có xu hướng cĕn cứ vào hình thức, kết cấu và ý nghĩa của những thành ngữ đã học, tự tạo thay đổi một vài chữ Hán và vô tình tạo ra các “thành ngữ mới” chưa từng xuất hiện trong hệ thống từ vựng tiếng Hán. Ví dụ: 对挨饿的人来讲食物是刻不容缓的问题,不吃就死掉,那他们选择哪个,不言而喻(一言而喻)的,所以说,我觉得不想吃这些用过化肥的食物的情感我能理解,也是理所当然的。(引自学生作文) (Đối với những người phải chịu đói rét, lương thực là vấn đề không thể chậm trễ, không ĕn thì sẽ chết đói, vậy họ sẽ chọn lựa cách nào, không nói chúng ta cũng hiểu, cho nên mới nói, tôi hoàn toàn có thể thấu hiểu được tâm trạng của những người không muốn ĕn những thứ đã được bón bằng phân bón vô cơ, đó cũng là điều đương nhiên. Trích bài luận của sinh viên). Trong ví dụ trên đây ta thấy, “不言而喻” đã bị sinh viên viết thành “一言而喻”. Trong một số bài viết khác của sinh viên, đôi khi còn gặp các “thành ngữ mới” tương tự như: “不言而晓”, “不言而知”... 2.3. Nguyên nhân dẫn đến các lỗi sử dụng thành ngữ Hán 2.3.1. Người dạy coi nhẹ việc truyền thụ kiến thức về thành ngữ Trong quá trình giảng dạy thực tế, phần lớn các phương pháp giảng dạy được sử dụng đều khá “cũ”, đại đa số người dạy thường tập trung vào phương diện ngôn ngữ như từ vựng, ngữ pháp, NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC 111Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 kiến thức ngôn ngữ, quy luật là chủ yếu, mà coi nhẹ các kiến thức lý luận về ngữ cảnh, chưa nhận thức rõ về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và nĕng lực vận dụng ngôn ngữ, chưa thực sự kết hợp được một cách hiệu quả giữa bản thân ngôn ngữ với nĕng lực vận dụng ngôn ngữ của người học và coi đó là nội dung giảng dạy chủ yếu [1]. Người dạy chưa thực sự phân biệt rõ những khác biệt mang tính cĕn bản giữa thành ngữ Hán với thành ngữ tiếng Việt tương đương. Nên trong quá trình giảng dạy, người dạy mặc định sẵn tính tương đương về mặt ý nghĩa và ngữ cảnh vận dụng của một số thành ngữ mà bản thân chúng có nhưng khác biệt đôi khi là trái ngược về mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng. Ví dụ: Thành ngữ “亡羊补牢” thường được người dạy mặc định tương đương về mặt ý nghĩa cũng như ngữ dụng với thành ngữ “mất bò mới lo làm chuồng” trong tiếng Việt. Phải chĕng hai thành ngữ này có tính tương đương? Câu trả lời là hoàn toàn không. Người dùng thường quên rằng, phía sau thành ngữ “亡羊补牢” thường vẫn thêm cụm từ “未为迟也” hoặc“为时不晚” nên ý nghĩa của câu thành ngữ này là: Mất dê rồi thì sửa chuồng đi để tránh mất thêm các con dê khác, việc ấy cũng không quá muộn màng. Nhưng thành ngữ “mất bò mới lo làm chuồng” trong tiếng Việt ý chỉ “đã mất bò rồi thì việc sửa chuồng là quá muộn màng ví với việc đã hỏng rồi mới lo cứu chữa, không có tác dụng”[1]. Xét về mặt sắc thái tình cảm, hai thành ngữ này cũng hoàn toàn khác nhau, “亡羊补牢” mang sắc thái tích cực, còn “mất bò mới lo làm chuồng” mang sắc thái tiêu cực. Nhìn từ góc độ vĕn hóa đời sống, hai thành ngữ này cũng có khác biệt rõ rệt. “亡羊补牢” việc nuôi dê của người dân Trung Quốc phổ biến nuôi thành đàn, nên nếu mất một con dê thì tổn thất ấy là không quá lớn, nhưng ở Việt Nam, khi người dân coi con bò là cả một gia tài, thì tổn thất của việc “mất bò” là vô cùng lớn. 2.3.2. Ảnh hưởng của vĕn hóa và tiếng mẹ đẻ đến việc hiểu sai về ý nghĩa của thành ngữ Do người học chưa có sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử và vĕn hóa Trung Quốc, mà nguồn gốc của thành ngữ Hán phần nhiều bắt nguồn từ lịch sử và vĕn hóa, nên sự khác biệt về vĕn hóa sẽ dẫn đến những lỗi sai trong việc sử dụng thành ngữ Hán. Thêm vào đó, người học có thời gian tiếp xúc và thấm nhuần vĕn hóa, tiếng mẹ đẻ càng lâu thì ảnh hưởng của nền vĕn hóa và tiếng mẹ đẻ đến việc học ngoại ngữ càng lớn. Ở Việt Nam, tuy vĕn hóa Việt và vĕn hóa Hán cũng có những điểm tương đồng, tiếng Việt có đến trên 60% từ vựng là từ Hán Việt, nhưng chúng ta cũng không thể phủ định ảnh hưởng của vĕn hóa Việt và tiếng Việt đến việc học tiếng Hán và tiếp nhận vĕn hóa Hán, trong đó có việc học và tiếp thu thành ngữ Hán. 2.3.3. Tính phức tạp của thành ngữ Hán Sự phức tạp trong kết cấu, chức nĕng ngữ pháp, chức nĕng cú pháp của thành ngữ Hán khiến cho người học không thể nắm bắt và vận dụng trong thời gian ngắn, mà yêu cầu một quá trình học tập dài hạn và vận dụng thường xuyên. Kết cấu của thành ngữ Hán rất đa dạng, dường như bao hàm mọi kết cấu ngữ pháp của câu đơn và câu phức. Hơn nữa chức nĕng từ loại của thành ngữ rất khó phán đoán, những khác biệt rất nhỏ trong cách dùng của thành ngữ đã làm tĕng mức độ khó cho việc học và vận dụng thành ngữ Hán của người học. Thêm vào đó, thành ngữ Hán có tính kế thừa lịch sử, điều này cũng tạo ra rất nhiều trở ngại cho người học trong việc nắm bắt và sử dụng. 2.3.4. Các giáo trình giảng dạy thiếu phần giới thiệu chi tiết về chức nĕng ngữ pháp và ngữ dụng của thành ngữ Trong các giáo trình đang sử dụng cho việc giảng dạy tiếng Hán hiện hành, trong các mục giải thích về thành ngữ chủ yếu chỉ dừng lại ở việc sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng Việt chú thích về ý nghĩa của thành ngữ Hán xuất hiện trong bài, mà không có phần giới thiệu cụ thể về chức nĕng ngữ pháp, ngữ cảnh vận dụng cụ thể của từng thành ngữ, điều này vô tình đã tạo gánh nặng cho người dạy và khó khĕn trong việc nắm bắt và vận dụng thực tế của người học. 2.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy thành ngữ Hán 2.4.1. Nắm chắc đặc điểm của thành ngữ, phân loại, so sánh thành ngữ trong quá trình giảng dạy Thành ngữ là những cụm từ cố định được dùng trong thời gian dài, với hình thức ngắn gọn nhưng ý nghĩa biểu đạt sâu sắc. Thành ngữ Hán có bốn đặc trưng chủ yếu là: kết cấu ổn định, ý nghĩa nhiều tầng lớp, đa dạng trong chức nĕng ngữ pháp, nội hàm vĕn hóa phong phú, nên trong quá trình giảng dạy thành ngữ Hán cần phải tuân theo những đặc trưng riêng có ấy để tiến hành giảng dạy. Kết cấu ổn định của thành ngữ Hán yêu cầu người dạy phải nhấn mạnh nhiều lần để người học có thể ghi nhớ bền vững về những thành ngữ Hán đã được học.Ý nghĩa nhiều tầng lớp cho thấy thành ngữ Hán ngoài nghĩa gốc còn có nghĩa phái sinh và nghĩa ví von. Mặt khác, thành ngữ Hán còn mang sắc thái tình cảm phong phú, cho nên trong quá trình giảng dạy, người dạy cần lấy nhiều ví dụ và đưa ra nhiều ngữ cảnh khác nhau để thể hiện rõ nét và đầy đủ hàm ý của mỗi thành ngữ. Tính đa dạng và phức tạp trong chức nĕng ngữ pháp, chức nĕng cú pháp và khó 112 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC khĕn trong việc phân biệt chức nĕng từ loại của thành ngữ Hán cũng yêu cầu người dạy phải tĕng cường tính giao tiếp trong hoạt động giảng dạy, biến hoạt động học tập của người học thành hoạt động thực hành ngôn ngữ. Nội hàm vĕn hóa phong phú, nguồn gốc rộng rãi của thành ngữ Hán cũng yêu cầu người dạy phải giải thích các thành ngữ thông qua những yếu tố vĕn hóa hàm chứa trong thành ngữ, từ đó giúp người học hiểu đúng hơn, hiểu sâu hơn về hàm ý của thành ngữ. Đây cũng là sự kết hợp hoàn hảo giữa quá trình giảng dạy ngôn ngữ và quá trình truyền thụ vĕn hóa. Người dạy có thể tiến hành phân loại thành ngữ theo các lĩnh vực khác nhau như ý nghĩa, hình thức, sắc thái tình cảm, kết cấu của thành ngữ. Ví dụ: Những thành ngữ có chứa các con số. 一唱一和, 一干二净,一举两得,三长两短,三思而行,三头六臂,四海为家,五花八门,六亲不认,七上八下,半斤八两,九死一生,十全十美,百川归海,千方百计,万众一心 ...[1]. Những thành ngữ có chứa tên các loài động vật. 虎步龙行,如虎添翼,生龙活虎,龙精虎猛,龙马精神,望子成龙,画龙点睛,马到成功,如鱼得水,亡羊补牢 (Biểu thị nghĩa tốt) [5]. 狗仗人势,狐朋狗友,狼心狗肺,狗急跳墙,兔死狗烹,鼠目寸光,牛鬼蛇神,放虎归山,画蛇添足,打草 (Biểu thị nghĩa xấu) [1]. 2.4.2. Coi trọng ý nghĩa của thành ngữ, loại bỏ các trở ngại trong quá trình tìm hiểu ý nghĩa của thành ngữ Hiểu đúng ý nghĩa của thành ngữ là tiền đề để vận dụng chính xác thành ngữ vào quá trình giao tiếp, ngược lại việc hiểu không đúng, nắm không chắc ý nghĩa của thành ngữ lại trở thành một trong những vấn đề lớn nhất của người học thành ngữ Hán [8]. Việc nhầm hiểu ý nghĩa của thành ngữ với ý nghĩa của một số từ ngữ đã học xuất hiện trong thành ngữ, suy đoán ý nghĩa của thành ngữ thông qua những chữ Hán đã biết, không hiểu được ý nghĩa phái sinh và ý nghĩa