Motif trừng phạt trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á

TÓM TẮT Trên cơ sở kế thừa và vận dụng linh hoạt lí thuyết hình thái học truyện cổ tích của V. Ia. Propp cũng như lí thuyết về nguồn gốc lịch sử – văn hóa – dân tộc của motif được đặt ra từ những năm đầu của thế kỉ XIX, bài viếttiến hành tiếp cận và phân tích một chỉnh thể motif phổ biến trong truyện cổ dân gian khu vực Đông Nam Á: Motif trừng phạt. Thông qua việc khảo sát một số lượng tương đối các tư liệu truyện cổ dân gian từ các quốc gia khác nhau trong khu vực, bài viết làm sáng tỏ những đặc điểm quan trọng, mang tính quy trình và tính đặc thù rõ nét của motif này trên bình diện cấu trúc – chức năng cũng như trên bình diện nguồn gốc lịch sử và văn hóa tộc người. Những đặc điểm này một mặt vừa có những điểm chung nhất, một mặt vừa có những nét riêng biệt trong tương quan với truyện cổ dân gian thế giới.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Motif trừng phạt trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2015 - 2016 129 MOTIF TRỪNG PHẠT TRONG TRUYỆN CỔ DÂN GIAN ĐÔNG NAM Á Trần Khoa Nguyên (Sinh viên năm 3, Khoa Ngữ văn) GVHD:ThS Nguyễn Hữu Nghĩa TÓM TẮT Trên cơ sở kế thừa và vận dụng linh hoạt lí thuyết hình thái học truyện cổ tích của V. Ia. Propp cũng như lí thuyết về nguồn gốc lịch sử – văn hóa – dân tộc của motif được đặt ra từ những năm đầu của thế kỉ XIX, bài viếttiến hành tiếp cận và phân tích một chỉnh thể motif phổ biến trong truyện cổ dân gian khu vực Đông Nam Á: Motif trừng phạt. Thông qua việc khảo sát một số lượng tương đối các tư liệu truyện cổ dân gian từ các quốc gia khác nhau trong khu vực, bài viết làm sáng tỏ những đặc điểm quan trọng, mang tính quy trình và tính đặc thù rõ nét của motif này trên bình diện cấu trúc – chức năng cũng như trên bình diện nguồn gốc lịch sử và văn hóa tộc người. Những đặc điểm này một mặt vừa có những điểm chung nhất, một mặt vừa có những nét riêng biệt trong tương quan với truyện cổ dân gian thế giới. Từ khóa: Propp, motif, trừng phạt, cấu trúc, nguồn gốc. ABSTRACT Basing on inherited and flexibly applied Vladimir Propp’s Morphology of the folk tales theory and the theories of historical, cultural and ethnic origins of motif which were created in the early 1800s, the writer approached and analyzed one of the most popular motives of Southeast Asian folk tales – pusnishment motif in this essay. By carrying out research in some folk tales in Southeast Asian literature, this essay identified some important characteristics of this motif on the level of structure – function, as well as historical, cultural and ethnic origins. These characteristics somehow have both the same and the differences in comparison with the other folk tales all over the world. Keywords: Propp, motif, punishment, structure, origin. 1. Mở đầu Motif trừng phạt là một phần không thể thiếu trong sự cấu thành cốt truyện dân gian Đông Nam Á nói riêng và truyện dân gian thế giới nói chung. Sự trừng phạt diễn ra chính là kết quả tất yếu của quá trình xung đột giữa các phe tuyến nhân vật tồn tại trong diễn biến cốt truyện. Motif trừng phạt được dự đoán có sự khác biệt rất rõ nét trong tương quan với các motif khác như motif tái sinh, motif sự ra đời kì lạ, motif thách cưới bởi tính mở và tính bao quát nhất định của nó xuyên suốt cốt truyện. Định hướng nghiên cứu biểu hiện của motif này trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á là tìm ra một sơ đồ cấu thành hoàn chỉnh các thành tố có trong motif, từ đó kiến tạo nên một trình tự chức năng “cốt lõi” dẫn đến sự trừng phạt tương khớp với mạch cốt truyện Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 130 nguyên nhân – kết quả thường thấy trong nhiều truyện cổ tích nói riêng và truyện cổ dân gian nói chung lưu truyền ở khu vực Đông Nam Á dựa trên lí thuyết 31 chức năng cổ tích của nhà nghiên cứu truyện cổ tích V. Ia. Propp. Qua đó có thể phần nào nhận biết được những đặc trưng về mặt cấu trúc – chức năng của motif trừng phạt trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á. Trong công trình Những gốc rễ của truyện cổ tích thần kì, Propp đã đặt ra các tiền đề quan trọng và lần lượt giải quyết chúng dựa trên nguồn tư liệu là truyện cổ tích dân tộc Nga mà ông có. Đó là các tiền đề về mối quan hệ giữa truyện cổ tích với các quy chế xã hội của quá khứ, với nghi lễ, với phong tục và với thần thoại. Sự truy tìm những căn rễ lịch sử có trong truyện cổ tích hay cụ thể hơn là motif truyện kể là một việc làm thiết thực, không chỉ vạch ra một hướng nghiên cứu motif có ý nghĩa về mặt thực tiễn mà còn mang đến những đóng góp đáng kể cho các lĩnh vực nghiên cứu liên ngành. Những đặc trưng về mặt văn hóa của một dân tộc, một cộng đồng cũng sẽ được nhìn nhận và được thể hiện thông qua cách mà tập thể tác giả dân gian khu vực đó “sáng tác” và “biến báo” những nội dung motif sẵn có từ trong quỹ motif mang tính chất khuôn mẫu chung của nhân loại. 2. Motif trong lí thuyết của V. Ia. Propp: Sự kế thừa và phát huy thành tựu của các trường phái nghiên cứu motif đi trước V. Ia. Propp (1895-1970) là nhà nghiên cứu folklore học người Nga, Giáo sư Ngữ văn của Trường Đại học Tổng hợp Peterburg. Những công trình nghiên cứu giá trị mà ông để lại có ảnh hưởng rất lớn đến định hướng nghiên cứu văn học dân gian mà đặc biệt là thể loại tự sự dân gian ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, rất cần thiết phải kể đến Hình thái học truyện cổ tích (1928) và Những gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kì (1946) - hai công trình mang tính định hướng cao độ, là gợi ý về sự tiếp cận hai bình diện chính trong nghiên cứu thể loại tự sự dân gian mà đặc biệt là truyện cổ tích. Qua hai công trình này, Propp đã đặt ra hai góc độ hay nói đúng hơn là hai phương pháp nghiên cứu motif trong truyện cổ dân gian là tiếp cận cấu trúc – chức năng và tiếp cận nguồn gốc lịch sử - văn hóa. Bắt đầu từ sự nhìn nhận và đánh giá lại về lí thuyết tiền đề của nhà Ngữ văn học người Nga A. Veselovsky (1838-1906): Motif là “đơn vị trần thuật đơn giản nhất không thể chia cắt được”, V. Ia. Propp đặt giả thuyết về sự có hay không tính bất khả phân của motif và có hay không sự tồn tại của một thành tố nhỏ hơn motif trong truyện kể, vì ông cho rằng bản thân của một sự diễn đạt motif (về mặt ngữ nghĩa) cũng có thể tạo thành một cốt truyện cổ hoàn chỉnh. Nếu A. Veselovsky coi motif là đơn vị nhỏ nhất, sơ đẳng nhất trong tất cả các mối quan hệ và không thể phân chia nhỏ hơn được nữa thì Propp cho rằng motif là khả phân, được cấu thành từ các chức năng cổ tích riêng biệt, thứ có thể được sắp xếp theo một trình tự chặt chẽ và logic. Nhận thấy truyện cổ tích thường gắn những hành động như nhau cho những nhân vật khác nhau, Propp đã đưa ra kết luận rằng có thể nghiên cứu truyện cổ tích dựa theo những chức năng của nhân vật hành động như vậy. Mỗi chức năng là một hành động của một nhân Năm học 2015 - 2016 131 vật, được mô tả theo tầm quan trọng của nó đối với tiến trình hành động trong truyện kể. Những hành động chức năng này khác hành động thông thường ở chỗ, chúng có thể có sự lặp lại trong rất nhiều truyện cổ tích khác nhau, đóng vai trò quan trọng trong diễn biến cốt truyện. Như vậy, với Propp, motif là một đơn vị còn có thể phân chia nhỏ hơn về mặt hình thái thành các chức năng của hành động nhân vật. Tính hoàn chỉnh của motif thật ra chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa các chức năng cổ tích lại với nhau. Nói một cách đơn giản, chức năng chính là hệ thống “xương khớp” của một cỗ máy vận hành, motif đóng vai trò liên kết các khớp đó lại với nhau và cốt truyện chính là một chỉnh thể hoàn chỉnh được đắp bồi thêm phần “da thịt”. Propp liệt kê ra 31 hành động chức năng được sắp xếp theo một trục thẳng duy nhất, tạo nên sơ đồ cấu trúc cho truyện cổ tích, đặc biệt là truyện cổ tích thần kì, bao gồm: Chức năng I: Sự vắng mặt; Chức năng II: Sự cấm chỉ; Chức năng III: Sự vượt cấm chỉ; Chức năng IV: Sự dò la; Chức năng V: Sự bộc lộ; Chức năng VI: Sự lừa dối; Chức năng VII: Sự tiếp tay; Chức năng VIII: Việc làm hại; Chức năng IX: Sự toan tính; Chức năng X: Sự phản hồi; Chức năng XI: Sự khởi hành; Chức năng XII: Sự thử thách của người cho; Chức năng XIII: Phản ứng của nhân vật chính; Chức năng XIV: Sự có được biện pháp thần kì; Chức năng XV: Sự di chuyển về không gian giữa vương quốc; Chức năng XVI: Giao tranh; Chức năng XVII: Sự đánh dấu; Chức năng XVIII: Chiến thắng; Chức năng XIX: Sự đền bồi; Chức năng XX: Sự trở về; Chức năng XXI: Sự truy nã; Chức năng XXII: Sự thoát khỏi; Chức năng XXIII: Ẩn danh trở về; Chức năng XXIV: Sự mạo danh; Chức năng XXV: Nhiệm vụ khó khăn; Chức năng XXVI: Sự giải quyết nhiệm vụ khó khăn; Chức năng XXVII: Sự nhận ra; Chức năng XXVIII: Sự vạch mặt; Chức năng XXIX: Sự chuyển; Chức năng XXX: Sự trừng phạt; Chức năng XXXI: Đám cưới. Trên đây là sự tổng lược những thành tựu nghiên cứu trong công trình Hình thái học truyện cổ tích của Propp như là sự gợi ý về định hướng nghiên cứu motif dựa trên bình diện cấu trúc chức năng. Bên cạnh đó, phương pháp truy nguyên nguồn gốc lịch sử - văn hóa của motif cũng đượcông gợi mở cho các nhà nghiên cứu thông qua công trình Những gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kì. Kế thừa và phát triển quan điểm về việc kiếm tìm nguồn gốc và sự biến đổi lịch sử trong truyện cổ từ những trường phái nghiên cứu đi trước, Propp cho rằng, truyện kể dân gian mà đặc biệt là truyện cổ tích là một hiện tượng folklore phản ánh lịch sử xã hội, nhưng không phải là sự phản ánh nguyên vẹn và trực tiếp. Ngược lại, lịch sử xã hội cũng không phải là “hình chiếu sống động” của folklore. Không phải bất kì motif truyện kể nào cũng được tìm thấy nguồn gốc trong phong tục, nghi lễ có thật từ thực tại, mà có khi cội rễ của nó lại nằm ở những điều thuộc về ý niệm nguyên thủy và chưa từng tồn tại trong đời sống. Vấn đề cần tìm hiểu ở đây là tại sao lại có sự gợi ý về motif hay hình ảnh đó trong truyện cổ, và để giải quyết câu hỏi này, chúng ta cần truy nguyên về thực tế lịch sử để khảo sát những sự kiện (không tương đồng với thực tại) xảy ra có liên quan đến motif hay hình ảnh đó. Theo Propp, rất có thể những motif mà chúng ta đã từng tiếp xúc bắt nguồn từ những nghi lễ thực hành của người nguyên thủy, thứ được diễn ra để “kỉ niệm” về một Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 132 giai đoạn, bước ngoặt nào đó trong vòng đời con người. Như vậy, có thể thấy ở khía cạnh này, Propp đã quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc lịch sử của motif mà cụ thể hơn chính là việc truy tìm những ý niệm và thực hành nghi lễ nguyên thủy có trong motif. Mặt khác, dựa trên phương pháp này của Propp, người viết còn tìm thấy những giả thuyết về đặc thù văn hóa khu vực được tìm thấy thông qua việc phân tích các biểu hiện của nội dung motif đang xét trong truyện cổ dân gian các nước Đông Nam Á. 3. Motif trừng phạt trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á nhìn từ bình diện cấu trúc – chức năng 3.1. Cấu trúc logic hoàn chỉnh của motif trừng phạt Trong khi tiến hành phân tích motif trừng phạt (TP), người viết đã phát hiện ra một cấu trúc 5 thành tố hoàn chỉnh, mang tính chất chung nhất hiện diện trong tất cả các truyện cổ có chứa motif này: Sơ đồ trên đây thể hiện những thành tố cần có trong việc tạo thành một “hệ thống duy nhất” là motif trừng phạt, thông qua việc khảo sát 126 truyện cổ dân gian khu vực Đông Nam Á. Đây là dạng thức lí tưởng nhất của một motif trừng phạt. Thực tế khảo sát cho thấy, có nhiều truyện có sự “khuyết” đi một vài thành tố trong sơ đồ. Tuy nhiên, hai yếu tố đóng vai trò quan trọng, bắt buộc phải có trong việc tạo thành motif trừng phạt là Nguyên nhân trừng phạt và Đối tượng trừng phạt. Các thành tố này đóng vai trò rất quan trọng và có mối liên quan chặt chẽ với nhau, tạo nên sự logic trong diễn biến cốt truyện. - Nguyên nhân trừng phạt: Nguyên nhân trừng phạt trong mỗi truyện được thể hiện rất đa dạng, hầu như không truyện nào giống truyện nào. Tuy nhiên, tất cả các truyện được khảo sát đều cho thấy một điểm chung nhất trong nguyên nhân dẫn đến sự trừng phạt của nhân vật về sau chính là hành vi sai lầm của nhân vật. Có 3 biểu hiện cụ thể xoay quanh hành vi này, bao gồm: (1) Bắt chước không thành công (Sự tích con cua, Vì sao nước biển lại mặn? (Philippines), Cây khế, Hà rầm hà rạc, Hai cô gái và cục bướu (Việt Nam), Bawang Merah và Bawang Putih (Malaysia)); (2) Vi phạm điều cấm kị hay không đáp ứng (Khun Luang Viranga (Thái Lan), Ango, Sự tích con khỉ (Philippines), Truyền Năm học 2015 - 2016 133 thuyết cánh đồng Chum (Lào);(3) Làm điều ác hay có những hành vi sai lệch về mặt đạo đức xã hội (type truyện Tấm Cám, type truyện nhân vật nam tài năng đội lốt động vật,). Cùng với Đối tượng trừng phạt, Nguyên nhân trừng phạt là thành tố bắt buộc phải có trong bất cứ truyện cổ dân gian nào có chứa motif trừng phạt. Nó chi phối gần như toàn bộ cốt truyện tự sự, là sự “diễn hóa” kết cấu nhân - quả thường thấy trong truyện cổ. - Chủ thể và đối tượng trừng phạt: Việc trừng phạt phải hướng đến một đối tượng cụ thể nào đó. Không có một truyện cổ nào có chứa motif trừng phạt nhưng cuối cùng lại không nói rõ sự trừng phạt ấy hướng đến ai. Do kết cấu truyện cổ dân gian là kết cấu mạch thẳng, theo mối quan hệ trước – sau, nhân – quả nên sự xuất hiện của chủ thể trừng phạt và đối tượng trừng phạt là một điều tất yếu làm nên tính hoàn chỉnh của cốt truyện. Giữa hai thành tố này có mối liên hệ đặc biệt với nhau và đặc biệt là thành tố đối tượng trừng phạt được xem như không thể thiếu trong diễn biến của motif trừng phạt. Dưới đây chúng tôi tiến hành thống kê sự xuất hiện của những chủ thể trừng phạt khác nhau trong 126 truyện cổ dân gian: - Hình thức trừng phạt: Xét về mặt cốt truyện, hình thức trừng phạt chính là thành tố cụ thể hóa tính chất thần kì của cốt truyện dân gian. Những phép thuật, khả năng biến hóa, quyền năng của nhân vật, tình tiết gay cấn, thú vị, sinh động, đầy huyền bí hay ghê rợn đều được thể hiện ở vị trí này. Nhờ có hình thức trừng phạt mà các motif trừng phạt giữa các cốt truyện khác nhau trở nên đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Thực tế tư liệu khảo sát cho thấy, có một số truyện bị khuyết đi thành tố này trong motif trừng phạt. Các tác giả dân gian trong quá trình sáng tác chỉ nói chung chung là trừng phạt, trừng trị, trị tội nhân vật chứ không diễn giải rõ ràng là trừng phạt bằng cách nào. - Kết quả trừng phạt: Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 134 Thông thường, sự trừng phạt thường mang đến sự thiệt mạng hay sự nhận phải những điều kiện bất lợi (bị bắt lưu đày, chịu án khổ sai, bị đuổi vào rừng,) cho người bị trừng phạt. Kết quả trừng phạt chính là sự trả giá cho những hành động mà người chịu phạt đã gây ra trước đó, hoặc là xúc phạm, làm tổn hại đến tinh thần và thể xác của người khác, hoặc là phạm phải một điều cấm kỵ hay thể hiện một sự sai lệch trong hành vi, thói tật nào đó đối với các thế lực thần quyền hay cường quyền. Dưới đây là sơ đồ thể hiện thang mức độ trừng phạt trong 116 truyện đang xét (có 10/126 truyện không nói rõ kết cục của người chịu phạt): - Hậu trừng phạt: Phần hậu trừng phạt xuất hiện khi motif trừng phạt đã hoàn chỉnh về mặc logic trong bản thân nó: Đối tượng trừng phạt đã lĩnh “án phạt”, kết thúc có hậu gây thỏa mãn cho người đọc. Tuy nhiên, nhiều lúc truyện chưa dừng lại ở đó. Sự xuất hiện của phần Hậu trừng phạt chính là phần làm nên tính liền mạch của câu chuyện. Thông thường, phần Hậu trừng phạt thường mang hai chức năng sau: (1) Lí giải, đưa ra nhận xét hay lời biện giải cũng như bài học đạo đức rút ra từ truyện (Con cá vàng (Thái Lan), Yểng và trâu (Lào)); (2) Đóng vai trò như một chặng tiếp theo, nối tiếp diễn biến cốt truyện vừa được kể ở trên để tạo thành một cốt truyện hoàn chỉnh (Vợ chồng chim sẻ (Lào), Sự tích con cú mèo, Sự tích con thạch sùng (Philippines), Sự tích con muỗi (Việt Nam)). Những phần hậu trừng phạt trong những truyện ở (2) có điểm chung là đều đề cập đến cuộc sống đã trở thành thói quen của đối tượng sau khi bị trừng phạt. Bằng cách chọn tập quán, thói quen như vậy, các tác giả dân gian đã thể hiện sự gắn kết tự nhiên, logic của loài vật, sự vật đang đề cập tới với cốt truyện. Xây dựng phần hậu trừng phạt theo kiểu này tức là đã dựa trên sự tương đồng giữa tâm tính tiêu cực của nhân vật chịu phạt (lúc chưa bị trừng phạt) với tập tính, bản năng, đặc điểm loài động vật hay sự vật đó mà sau đó, nhân vật bị trừng phạt sẽ được “đính ghép” vào để hóa thân thành. 3.2. Motif trừng phạt trong truyện cổ tích Đông Nam Á: Các hành động chức năng nhìn từ lí thuyết của Propp Năm học 2015 - 2016 135 3.2.1. Trình tự chức năng A: fVIII, fXXI, fXXII, fXXVII vàfXXX Trong đó, chức năng fVIII (sự làm hại/ tai họa, ký hiệu: A, gồm 19 hình thức gây hại khác nhau) được xem như là chức năng quan trọng nhất trong sơ đồ 31 chức năng của Propp. Chính ở chức năng mở màn này, hành vi tội ác hay sai lệch về mặt đạo đức, chuẩn mực xã hội của nhân vật được bộc lộ. Trong hầu hết truyện cổ tích, sự xuất hiện của một tai họa hay một sự làm hại nào đó luôn là “tình huống truyện” cơ bản của phần mở đầu truyện. Chức năng fXXI(Sự truy nã, ký hiệu: Pr, gồm 7 trường hợp) thực chất cũng nằm trong “quá trình làm hại” của phe phản diện đối với nhân vật chính. Nhìn chung, trình tự này đã vạch ra một kiểu kết cấu khá phổ biến trong hầu hết các truyện cổ là kết cấu trốn tìm. Ở đó, nhân vật chính sẽ chịu sự truy nã của phe phản diện qua nhiều hình thức khác nhau (từ Pr1 đến Pr7). Sau đó, bằng sự trợ giúp của lực lượng phù trợ hay đồ vật thần kì, nhân vật chính sẽ vượt thóat và được nhận ra bằng nhiều cách (từ Q1 đến Q4). Cuối cùng, chịu sự chi phối bởi mạch nhân – quả của cốt truyện cổ tích, phe phản diện sẽ bị trừng phạt bởi những tội trạng mà mình đã gây ra (gồm U- và U+) và phe chính diện sẽ được ban thưởng. Theo khảo sát, có 9 trường hợp miêu tả U, tức tha bổng cho nhân vật chịu phạt. Dưới đây là chuỗi trình tự chức năng A cấu thành diễn biến trừng phạt theo lí thuyết Propp đã được mã hóatrong một số truyện tiêu biểu: 3.2.2. Trình tự chức năng B: XII, XIII, XIV, XXIV, XXV, XXVIII và XXX trong sự cấu thành motif sự bắt chước không thành công và motif thử lòng Motif thử lòng và motif bắt chước không thành công có thể cùng xuất hiện để tạo thành cốt truyện (Sự tích con cua - Philippines, Sự tích ông bình vôi – Việt Nam, Bawang Merah và Bawang Putih – Malaysia). Khi đó, người đọc sẽ nhận thấy hai tuyến nhân vật rõ rệt tồn tại trong cốt truyện. Vì yêu cầu của motif sự bắt chước không Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 136 thành công là phải có sự xuất hiện tuần tự của người làm tiên phong và người bắt chước theo, biểu hiện trong truyện cổ tương đương với nhân vật trung tâm, chính diện (người tiên phong) và nhân vật phản diện (người bắt chước theo). Qua quá trình nghiên cứu để tìm ra một sơ đồ chung nhất mô tả được cốt truyện dạng này, chúng tôi đề xuất một trình tự chức năng bao gồm 7 chức năng cấu thành từ sơ đồ Propp. Trong đó, kết quả cuối cùng dẫn đến sự trừng phạt dành cho nhân vật bắt chước không thành công: Dưới đây là chuỗi trình tự chức năng B cấu thành diễn biến trừng phạt theo lí thuyết Propp đã được mã hóa trong một số truyện tiêu biểu: 4. Motif trừng phạt trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á nhìn từ bình diện nguồn gốc lịch sử và văn hóa tộc người 4.1. Nguồn gốc ý niệm và thực hành nghi lễ nguyên thủy trong một số biểu hiện của motif trừng phạt Qua việc khảo sát và rút ra những đánh giá xoay quanh 5 thành tố cấu thành nên motif trừng phạt, chúng tôi chọn ra 2 thành tố, thứ đặc biệt quan trọng trong việc tìm về những căn rễ lịch sử giấu kín đằng sau bề mặt cốt truyện của nó (Đối tượng trừng phạt và Cách thức trừng phạt). Thông qua việc phân tích những biểu hiện cụ thể, chi tiết của thành tố, sau đó liên hệ, gắn kết nó với thực tại lịch sử trong quá khứ cổ xưa, ta có thể nghiệm thu được những kết quả bất ngờ, đầy sức thuyết phục có liên quan đến bình diện lịch sử - văn hóa – xã hội của motif trừng phạt: 4.1.1. Đối tượng trừng phạt - Mụ phù thủy - dì ghẻ Người viết tìm ra mối liên hệ giữa hình tượng mụ phù thủy ăn thịt người với ý niệm về kẻ ngoài bộ lạc trong một số ngôn ngữ cổ xưa. “Đối với người nguyên thủy thì người ở bộ lạc khác được coi là những kẻ thù thực sự, những bọn ăn thịt, là những kẻ không những có bản chất hiếu chiến mà còn mang tính chất ma quỷ, thù địch với bộ lạc Năm học 2015 - 2016 137 này. Trong một số ngôn ngữ cổ xưa, từ “người bộ lạc khác” đồng nghĩa với từ “ăn thịt người”. Người mẹ kế, một người đàn bà thuộc bộ lạc khác, trong truyện cổ tích được miêu tả như một kẻ độc ác, một mụ phù thủy, chính là do nguyên nhân thuộc về những sự kiện dân tộc học như vậy” (Meletinsky). Từ sự lí giải trên, chúng ta đã phần nào hiểu được vì sao lại có sự gợi ý về hình ảnh mụ phù thủy ăn thịt người trong nhiều cốt truy
Tài liệu liên quan