1. Mở đầu
Tự cổ chí kim, trong con mắt các nhà đạo đức học cổ hủ, các nhà xã hội học giáo điều,
“chuyện tình tay ba” luôn bị phản đối kịch liệt, bị coi là trái luân thường đạo lí, là căn nguyên dẫn
đến sự sụp đổ nền móng gia đình và đạo đức xã hội, là biểu hiện của sự suy thoái về lối sống và
nhân cách. Song, có vẻ như sự phóng thoát bản ngã - một nhu cầu thiết yếu của con người ở bất
cứ đâu, bất cứ thời đại nào - vẫn mãnh liệt, bất chấp rào cản của tầng tầng lớp lớp định kiến và
áp chế. Tự ý thức, tự lựa chọn cuộc sống, tình yêu, sẵn sàng chấp nhận hạnh phúc và đau khổ, đó
là biểu hiện của con người văn minh, trong thời đại văn minh. Bởi thế, vì nhiều nguyên cớ khác
nhau, dù kết cục các “chuyện tình tay ba” đều bi thảm, nhưng những người trong cuộc vẫn không
ngừng mạo hiểm, dấn thân vào con đường “tội lỗi” đầy mê đắm ấy, bởi họ cần tìm kiếm chính bản
thân mình. Và các “chuyện tình tay ba” vẫn mặc nhiên tồn tại, như một thách thức đối với dư luận
xã hội, thậm chí với cả tôn giáo lẫn cường quyền.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Motiv “Chuyện tình tay ba” trong văn học Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 63-69
This paper is available online at
MOTIV “CHUYỆN TÌNH TAY BA” TRONG VĂN HỌC NGA
Vũ Công Hảo
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Tóm tắt. Văn học Nga có nhiều “chuyện tình tay ba” đặc sắc. Bài viết này phân tích các
yếu tố tâm lí, tác động của hoàn cảnh, bản chất và kết cục của các “chuyện tình tay ba”
trong Anna Karenina của L.Tolstoy, Sông Đông êm đềm của M.Sholokhov và Bác sĩ Jivago
của B.Pasternak.
Từ khóa: Motiv, văn học Nga, chuyện tình tay ba, Anna Karenina, Bác sĩ Jivago, Sông
Đông êm đềm.
1. Mở đầu
Tự cổ chí kim, trong con mắt các nhà đạo đức học cổ hủ, các nhà xã hội học giáo điều,
“chuyện tình tay ba” luôn bị phản đối kịch liệt, bị coi là trái luân thường đạo lí, là căn nguyên dẫn
đến sự sụp đổ nền móng gia đình và đạo đức xã hội, là biểu hiện của sự suy thoái về lối sống và
nhân cách. Song, có vẻ như sự phóng thoát bản ngã - một nhu cầu thiết yếu của con người ở bất
cứ đâu, bất cứ thời đại nào - vẫn mãnh liệt, bất chấp rào cản của tầng tầng lớp lớp định kiến và
áp chế. Tự ý thức, tự lựa chọn cuộc sống, tình yêu, sẵn sàng chấp nhận hạnh phúc và đau khổ, đó
là biểu hiện của con người văn minh, trong thời đại văn minh. Bởi thế, vì nhiều nguyên cớ khác
nhau, dù kết cục các “chuyện tình tay ba” đều bi thảm, nhưng những người trong cuộc vẫn không
ngừng mạo hiểm, dấn thân vào con đường “tội lỗi” đầy mê đắm ấy, bởi họ cần tìm kiếm chính bản
thân mình. Và các “chuyện tình tay ba” vẫn mặc nhiên tồn tại, như một thách thức đối với dư luận
xã hội, thậm chí với cả tôn giáo lẫn cường quyền.
2. Nội dung nghiên cứu
Có hàng ngàn cơ hội để những gã đàn ông háo sắc tham lam, những người đàn bà trụy lạc
hư hỏng ngoại tình và cũng có chừng ấy lí do để biện hộ cho sự “vụng trộm” đáng chê trách ấy.
Song ngoại tình rất khác với “chuyện tình tay ba”, khác với hành trình tìm kiếm hạnh phúc gian
nan vừa ngọt ngào vừa đắng chát của định mệnh mà các nhân vật trong văn học Nga đã trải qua.
Như nhiều nhà văn khác trong văn học thế giới, các nhà văn Nga đã dành sự quan tâm đặc biệt khi
miêu tả các “chuyện tình tay ba”, và hầu như chuyện tình nào cũng đáng chú ý, cũng trở thành bất
tử.
Sai lầm và trả giá, đó là kết cục “chuyện tình tay ba” đầu tiên cần kể đến giữa Anna với
Karenin và Vronski trong Anna Karenina của L.Tolstoi (1828-1910). Bằng sự am hiểu thấu đáo
Ngày nhận bài 11/2/2014. Ngày nhận đăng 14/10/2014.
Liên lạc Vũ Công Hảo, e-mail: vchao@cdsphanoi.edu.vn
63
Vũ Công Hảo
những chuyển biến của lịch sử nước Nga nửa sau thế kỉ XIX, khả năng phân tích tâm lí bậc thầy
và cái nhìn đầy nhân văn, Tolstoi vĩ đại đã biến nỗi bất hạnh của một người vợ trẻ “nổi loạn” trong
phạm vi gia đình thành bi kịch mang tính xã hội sâu sắc. Anna trẻ trung, xinh đẹp, có chồng là
Karenin quyền lực danh vọng, có con trai Xasa đáng yêu. Trong con mắt của giới quý tộc thượng
lưu đương thời, hình mẫu gia đình và địa vị hiện tại của Anna là đáng mơ ước. Tuy nhiên, Anna
không hạnh phúc, điều nàng thiếu chính là tình yêu, và có lẽ đối với mọi người phụ nữ, tình yêu
mới là tất cả. Người anh trai Stepan Oblonski đã nói: “Cô đã lấy một người hơn cô những hai mươi
tuổi. Cô lấy chồng không phải vì tình yêu, hoặc không hề biết đến tình yêu. Ta hãy coi đó là một
sai lầm” [1], và chính nàng cũng từng thừa nhận đó là “một sai lầm ghê gớm”. Sự cách biệt tuổi
tác vốn không hề có ý nghĩa với những người đến với nhau vì tình yêu, song lại là trở ngại lớn với
các đôi lứa được kết thành từ sự mai mối. Tất nhiên, Tania của A.Pushkin lấy công tước R. cũng
từ mai mối, nhưng nàng chấp nhận mà không phàn nàn, bởi nàng đã bừng tỉnh sau sự ngộ nhận
và tình yêu đơn phương với Evgeni Onegin. Còn Anna không có kinh nghiệm, cũng không phải là
người đàn bà đam mê tiền bạc hay danh vọng. Nàng về nhà chồng khi còn quá trẻ, quá ngây thơ
để hiểu được sự phức tạp của cuộc sống gia đình, ngay cả khát vọng, mong ước sâu xa của chính
bản thân mình nàng cũng chưa hề nghĩ tới. Thực ra, Karenin không phải là người xấu, ông ta cũng
quan tâm đến vợ con, nhưng là theo cái cách của một người đàn ông coi trọng danh vọng và địa vị
hơn tình cảm. Bởi thế, sự trịch thượng, điềm đạm, chừng mực, lịch lãm kiểu ông chủ trong thái độ,
lời nói và cách cư xử hàng ngày của Karenin khiến Anna phát ngán vì sự đơn điệu, tẻ nhạt. Nàng
cần tình yêu, cần thứ mà ở Karenin không có.
Để sửa chữa, đúng hơn, để tìm lại tuổi trẻ và tình yêu, Anna đã bất chấp tất cả, lao vào cuộc
tình say đắm, ban đầu vụng trộm, sau là công khai với chàng sĩ quan quý tộc có vẻ ngoài hào hoa
phong nhã Vronski. Song hành động nổi loạn mà nàng tưởng rằng đó là giải pháp duy nhất thoát
khỏi tình thế xung đột, bế tắc hiện tại lại chính là khởi đầu cho một chuỗi bi kịch mới. Xã hội quý
tộc thượng lưu, nơi đồng tiền và sự giả dối đang ngự trị, không dễ gì buông tha một người phụ nữ
bé nhỏ, xinh đẹp, thông minh, dù khao khát yêu và được yêu là chính đáng và thường tình, tự tách
khỏi vòng cương toả của nó, thậm chí, trong tâm thức, còn phản kháng kịch liệt với nó: “Tất cả
đều không thật, tất cả đều gian trá, tất cả đều lừa đảo, tất cả đều độc ác”. Trước lời thách thức của
Anna: “Tôi yêu chàng, tôi là người yêu của chàng, mình muốn làm gì tôi thì làm”, Karenin đã tìm
mọi cách trì hoãn, ngăn cản, sử dụng áp lực của cả dư luận xã hội và tín ngưỡng tôn giáo để cứu
vãn cuộc hôn nhân, không phải vì Anna mà vì cái “thể diện quý tộc” hão huyền của chính lão. Biết
không thể thuyết phục được Anna và nắm rõ điểm yếu của nàng là rất yêu con, Karenin đã ngấm
ngầm dùng “hạ sách” cuối cùng: “. . . xin li dị, nhưng làm sao để con tôi rời mẹ nó”.
Như thế, khó khăn trước hết Anna buộc phải đối mặt khi muốn “thoát cũi sổ lồng” là phải
giải quyết xung đột giữa tình yêu và tình mẫu tử. Thử thách này thật không dễ vượt qua với một
người mẹ trẻ, bởi đúng như nàng đã tâm sự với bà chị dâu Doly: “Trên đời, em chỉ yêu hai người
đó (Xasa và Vronski – VCH) và có người này thì không thể có người kia. Em không thể liên kết
hai người lại được, mà đó lại là mong ước duy nhất của em. Và nếu không đạt được điều đó thì
mọi cái khác đối với em đều chẳng quan trọng” [1]. Thực tế, chấp nhận xa đứa con trai yêu dấu vì
tình yêu, với Anna, là cả một sự hi sinh lớn, song vấn đề là ở chỗ, cái tình yêu mà nàng tin tưởng,
trao gửi, thậm chí mạo hiểm đánh đổi tất cả ấy lại không xứng đáng. Vronski chỉ có cái vỏ ngoài
hào nhoáng che đậy một tâm hồn hời hợt, sĩ diện và vô trách nhiệm bên trong. Hoá ra, sự chơi bời
trác táng và thói quen tán tỉnh những cô gái xinh đẹp là bản tính của anh ta và phần lớn sĩ quan
quý tộc giàu có, rỗng tuếch đương thời. Đáng tiếc, những người đang yêu thường không tỉnh táo,
64
Motiv “chuyện tình tay ba” trong văn học Nga
càng yêu say đắm càng mù quáng, dễ nhầm người. Anna cũng vậy, bi kịch lớn nhất của cuộc đời
nàng chính là “Em tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài. Ai ngờ giếng cạn phí hoài sợi dây”. Sau cú
vấp đau như vậy, một người dù có tính cách mạnh mẽ đến mấy cũng gục ngã, huống chi Anna. Sai
lầm nối tiếp sai lầm khiến nàng chìm sâu vào bế tắc, khủng hoảng, và giải thoát duy nhất, như là
tất yếu, chính là cái chết.
Anna Karenina của L.Tolstoi có nhiều tính cách, số phận và không chỉ có một “chuyện tình
tay ba”, nhưng không có kết cục cuộc đời nào lại nhiều kịch tính và bi thảm như nhân vật chính.
Đến tiểu thuyết này, lối kết thúc có hậu hoặc ít ra không quá bi thảm được nhà văn thể nghiệm
trong Chiến tranh và hoà bình qua mối quan hệ chồng chéo giữa Andrei - Natasa - Anaton hay
Elen - Pie - Natasa cũng tái lặp qua “chuyện tình tay ba” của Karenin - Anna - Vronski và Vronski
- Kity - Levin. Tuy nhiên, sự cần thiết giải phóng nhân tính, giải phóng người phụ nữ mới là tư
tưởng chủ đạo, quan trọng, bức thiết hơn sự lựa chọn đúng sai trong tình yêu, hạnh phúc thông
thường. Nỗi bất hạnh của Anna khiến người ta thương cảm và hành động nổi loạn dũng cảm khiến
nàng trở nên cao quý. Không ai có thể trách cứ, kết tội nàng, cũng như sau này, sang tận giữa thế
kỉ XX, người ta không thể trách cứ, kết tội Giamilia bỏ Xaduc đi theo chàng thương binh Daniyar
trong truyện ngắn cùng tên của Ts.Aitmatov là hư hỏng, theo trai, bởi ở hoàn cảnh ấy, con người
nào, người phụ nữ nào cũng hành động như vậy.
Tiếp theo, bất hạnh và đau khổ là kết cục chuyện tình tay ba giữa Acxinia - Grigori - Natalia
trong thiên sử thi nhân dân mãnh liệt Sông Đông êm đềm của M.Sholokhov (1905-1984). Chàng
thanh niên Codac lai một nửa dòng máu Thổ Nhĩ Kì Grigori là nhân vật trung tâm của tiểu thuyết
và cũng là trung tâm của chuyện tình tay ba thời nội chiến loạn lạc. Grigori yêu, hay đúng hơn là
dan díu với Acxinia, một người phụ nữ đã có chồng, và điều này, ở cái thôn Tacta nhỏ trên sông
Đông, nơi những hủ tục đạo lí nặng nề vẫn đang ngự trị, là điều không thể chấp nhận được. Mối
tình vụng trộm này không mang lại hạnh phúc như họ mong muốn mà ngược lại, ẩn chứa biết bao
khổ đau, nhưng sự cám dỗ ma quái của nó đã khiến cả hai không thể nào quên, không thể tìm lại
được. Acxinia là người đàn bà bất hạnh, khi còn là thiếu nữ, nàng đã bị chính cha đẻ của mình
cưỡng hiếp, lớn lên nàng phải sống với gã chồng Stepan cục súc, quen thượng cẳng chân hạ cẳng
tay với vợ bất cứ lúc nào. Bởi thế, dan díu với chàng thanh niên trẻ Grigori, Acxinia như thể được
hồi sinh. Cuồng dại trong mối tình muộn mằn của mình, nàng bất chấp tất cả, sẵn sàng xù lông xù
cánh để bảo vệ cái “tình yêu” đáng chê trách nhưng cũng đáng thương ấy. “Dưới cái áo chật căng,
cặp vú nàng lồng lên như hai con chim sa lưới. Hai con mắt nàng nảy lửa như muốn thiêu ông lão
ra tro. Lời nàng nói mỗi lúc một đáng sợ, mỗi lúc một trâng tráo. (. . . )
- Tôi đã sống cuộc đời đày đọa khổ cực quá rồi, tôi chán ngấy rồi!... Các người giết tôi đi
tôi cũng không sợ! Grisca là của tôi! Là của tôi!” [2;74].
Còn Grigori, tưởng chừng khi đã có vợ, chàng sẽ quên Acxinia, sẽ quên những cảm giác say
đắm đê mê lần đầu tiên được nếm trải, “Nhưng sau chừng ba tuần, chàng vừa bực bội vừa hoảng
sợ nhận thấy rằng trong thâm tâm, mình vẫn chưa cắt đứt hẳn được với Acxinia, và trong lòng vẫn
còn sót một cái gì như cái gai. (. . . ). Grigori đã từng đinh ninh rằng trong hoàn cảnh có vợ, được
sống thỏa mãn, mình sẽ gạt bỏ được hết, dễ như trở bàn tay: tất cả rồi cũng sẽ quên đi. . . Nhưng
đến nay chàng lại thấy là không thể nào quên được và mỗi khi nhớ lại thì vết thương lại rỉ máu”
[2;187-188].
Tính cách, đôi khi là thói quen, thường được tạo nên từ hoàn cảnh. Nếu Acxinia chỉ là một
người đàn bà lẳng lơ, phù phiếm và nếu Natalia biết cách yêu chồng, chuyện tình tay ba này đã kết
thúc không có bi kịch. Ai đó có thể trách cứ Grigori, cho rằng chàng đã gây đau khổ cho cả hai
65
Vũ Công Hảo
người phụ nữ, nhưng công bằng mà nói, thời cuộc có thể làm cho Grigori mù quáng, mất phương
hướng, song trong lĩnh vực tình cảm, chàng là người đàn ông khá thẳng thắn, rõ ràng. Mặc cho
những cám dỗ xác thịt của cuộc tình vụng trộm luôn vảng vất, Grigori vẫn nghe theo sự sắp đặt
của ông lão Pantelay, lấy Natalia làm vợ. Grigori thậm chí đã rất cố gắng trở thành một người đàn
ông tốt, một người chồng tốt, song “Đêm đêm, trong khi Grigori làm nhiệm vụ người chồng âu
yếm vuốt ve vợ, trong khi chàng cố truyền cho Natalia cái lửa tình ngùn ngụt của tuổi trẻ, thì lại
chỉ gặp về phía Natalia một thái độ lạnh lùng, vâng chịu ngượng ngùng. Việc vợ chồng đi lại với
nhau, Natalia làm rất miễn cưỡng, vì ngay từ khi lọt lòng, nàng đã được mẹ truyền cho một dòng
máu thờ ơ, hờ hững, chảy như rất chậm” [2;188]. Sự băng giá của người vợ gia giáo con nhà lão địa
chủ Korsunov đã làm tiêu tan những cố gắng của Grigori, khiến cái hố sâu ngăn cách hai người cứ
rộng ra mãi. Dù không muốn, nhưng Grigori vẫn buộc phải thú nhận: “Natalia cứ như một người
xa lạ thế nào ấy. . . Natalia chẳng khác gì vầng trăng kia: không làm tôi lạnh, cũng chẳng sưởi cho
tôi ấm. Tôi nói Natalia đừng giận, nhưng tôi không yêu Natalia. Tôi đâu muốn nói như thế, nhưng
rõ ràng là không thể sống mãi như thế này được nữa rồi. . . Tôi thương Natalia, và hình như trong
những ngày gần đây chúng ta có gần gụi nhau hơn, nhưng trong lòng vẫn chẳng cảm thấy chút gì. . .
Hoàn toàn trống rỗng” [2;207].
Những lời giãi bày này càng thật lòng bao nhiêu thì càng làm Natalia tội nghiệp thêm tê tái
bấy nhiêu. Nhưng nàng chẳng thể làm gì khác. Natalia cũng xinh đẹp, nết na, dịu hiền, được giáo
dục tử tế. Nàng yêu chồng nhưng khốn nỗi, nàng là người đến sau, khi trong trái tim người chồng
ngang tàng và có phần phóng đãng của mình đã từng in dấu một người đàn bà khác. Sự đoan chính
mà nàng được dạy dỗ và bản tính e ngại, thẹn thùng vốn dĩ của một cô gái mới lớn đã phần nào
ngăn trở nàng hòa nhập vào đời sống vợ chồng. Nàng chưa có bất cứ sự trải nghiệm nào, chưa biết
quyến rũ khiến đàn ông mê đắm, chưa biết cách “yêu”. Trong mớ hành trang nàng được chuẩn bị
để mang về nhà chồng chỉ có sự phục tùng, nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó, chứ không có những
dục tình cuồng say, đam mê vốn là khao khát của tuổi trẻ mà chồng mình đang tìm kiếm để xóa
nhòa bóng hình cũ. Được gia đình nhà chồng quý trọng, nhưng không được chồng yêu, đó là bi
kịch của nàng. Nàng đau khổ vì chồng vẫn qua lại với Acxinia, càng đau khổ, ê chề hơn khi tranh
cãi, đòi người đàn bà ấy “trả chồng” cho mình. Acxinia đã bất hạnh, nhưng Natalia còn bất hạnh
hơn, vì nàng có những nỗi buồn khổ không thể nói thành lời.
Đương nhiên, cái chuyện “chung chạ” ngang trái này thật khó chịu, song thực tế, nó vẫn
kéo dài và khiến cả ba người trong cuộc đều bị tổn thương. Grigori phải lấy một người vợ mà mình
không yêu khi trước đó đã trót đem lòng yêu một người đàn bà đã có chồng. Natalia đáng thương
rất yêu chồng nhưng không biết cách và chẳng thể nào giữ được người mình yêu. Còn Acxinia
đáng bị chê trách, song những nỗi bất hạnh của người phụ nữ ấy quá lớn, nên tình yêu của Grigori
giống như một sự bù đắp cho những thiệt thòi mà nàng đã phải gánh chịu. Natalia đã một lần tự
tử nhưng không chết, rồi chết tủi nhục vì băng huyết. Acxinia đi trốn cùng Grigori, mong được
sống nốt quãng đời còn lại ở nơi xa lắc, nhưng cuộc nội chiến tương tàn đang trong hồi kết thúc đã
không cho nàng, cho Grigori được thực hiện ước muốn nhỏ nhoi ấy. Cái chết của Acxinia và việc
“giã từ vũ khí” của Grigori đã khép lại một cuộc chiến, một thiên tình sử bi thảm vào bậc nhất
vùng sông Đông.
Cũng khai thác những tác động sâu sắc của nội chiến loạn lạc tới đời sống và mong ước
hạnh phúc, bình yên của mỗi con người, dù biên độ thời gian trong Bác sĩ Jivago của B.Pasternak
(1890-1960) có nới rộng chút ít so với Sông Đông êm đềm, nhưng bản chất và kết cục của các sự
kiện thì vẫn vậy. Trong Bác sĩ Jivago không có các cuộc cãi vã, tranh vợ giành chồng như trong
66
Motiv “chuyện tình tay ba” trong văn học Nga
Sông Đông êm đềm, các mối quan hệ chồng chéo, các chuyện tình tay ba diễn ra có vẻ bình lặng,
tự nhiên, song không tránh khỏi sự tan vỡ. Việc tạo lập các mối quan hệ tình cảm mới giữa các
nhân vật, ở đây là các nhân vật trí thức, cần được xem không phải là hệ quả tất yếu của nỗi cô đơn
hay là giải pháp để chống chọi với bao hiểm họa luôn rình rập khi buộc phải chia lìa, mà như thể
là tiền định.
Không phải ngẫu nhiên, B.Pasternak đã trích dẫn một câu đầy ngụ ý trong vở bi kịch Romeo
và Juliet của W.Shakespeare (1564-1616) “Trong sổ đoạn trường, tên chúng tôi cùng chung một
dòng” để khái quát về chuyện tình giữa Iuri Jivago – Tonia Gromecova – Lara Carlovna, và rộng
ra, cả với Lara Carlovna – Pasa Antipov – Iuri Jivago trong tiểu thuyết. Gặp gỡ, chia li và chỉ đoàn
tụ khi người này hoặc người kia đã vĩnh viễn ra đi hay đã chết là kết cục chuyện tình của họ. Số
phận đã gắn kết họ với nhau, để cùng chia sẻ những giây phút hạnh phúc ngắn ngủi và những nỗi
khổ đau tột cùng.
Iuri Jivago là một bác sĩ, ngoài công việc chuyên môn và một vài lần ít ỏi bày tỏ quan điểm
về thời cuộc với bố vợ, dường như cái anh chàng “chẳng ở phe này mà cũng không ở phe kia, đã
rời bờ bên này song chưa cập bến bên kia, cứ lơ lửng giữa dòng” không quan tâm đến bất cứ thứ gì
trên đời. Iuri lấy Tonia, song chuyện vợ chồng của họ, sự kết hợp giữa họ, thậm chí chân dung và
đời sống tâm hồn của họ sẽ chẳng có gì đáng nói nếu không có lá thư đẫm nước mắt Tonia gửi lại
trước khi bị lưu đày sang Paris cùng gia đình: “Toàn bộ đau khổ là ở chỗ em yêu anh, còn anh lại
không yêu em. (. . . ) Trời ơi, em yêu anh biết mấy, giá như anh có thể tưởng tượng ra được. Em yêu
hết thảy những gì đặc biệt ở anh, tất cả những cái có lợi và bất lợi, tất cả những khía cạnh thông
thường của anh, song lại rất quý báu trong sự kết hợp khác thường; em yêu khuôn mặt anh, một
khuôn mặt trở nên cao quý nhờ đời sống nội tâm, mà nếu không có nội dung ấy, có lẽ xem ra nó
không được đẹp, em yêu tài năng và trí thông minh của anh là hai thứ dường như thế chỗ cho cái
ý chí hoàn toàn thiếu vắng ở anh” [3;880-881].
Buộc phải ra đi, với Tonia, là cả một nỗi đau khổ, tuyệt vọng lớn. Nàng cũng biết chồng
mình hình như đang có quan hệ với Lara Carlovna, cũng biết ghen tuông như tất thảy những người
phụ nữ khác, nhưng trong lá thư vĩnh biệt này tuyệt nhiên không có sự trách cứ, chỉ có rất nhiều
tình yêu. Bản thân nàng cũng từng gặp gỡ và quen biết Lara. Giữa hai người đàn bà vốn dĩ xa lạ
này như thể có một sự đồng cảm nào đấy trong việc cảm nhận và đánh giá về một con người, nên
dù những nhận xét của Tonia về “người tình” của chồng mình có thể không hoàn toàn chính xác,
ít nhiều bị chi phối bởi sự ghen tuông thầm kín, nhưng nó đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn và tình cảnh
thực tại của nàng: “Cảm ơn cô ấy đã luôn ở bên em lúc em gặp khó khó khăn và đã giúp đỡ lúc
em sinh nở. Phải thành thực công nhận rằng cô ấy là người tốt, nhưng em cũng phải nói thật rằng
cô ấy hoàn toàn trái ngược với con người em. Em sinh ra đời là để làm cho cuộc sống trở nên giản
dị hơn và để tìm lối thoát đúng đắn, còn cô ấy thì để làm rắc rối thêm cuộc sống và khiến người ta
lạc đường” [3;882]. Có thể nói, thay cho mọi chi tiết, ngôn từ miêu tả của nhà văn, chính tình yêu
đã giúp nàng, và giúp cả độc giả hiểu rõ hơn về Iuri, về sức hấp dẫn đặc biệt của hình tượng này
và cả về chuyện tình tay ba của họ.
Ý thức về bản thân mình, về hoàn cảnh và chấp nhận nó, đó là đặc điểm chung của tất cả
các nhân vật trong tiểu thuyết. Thái độ, quan điểm, hành động của các nhân vật rất rõ ràng, ngay
cả các chuyện tình tay ba của họ cũng vậy. Về tính cách, họ có thể là những con người trái ngược,
nhưng về tâm hồn và sự đồng cảm, họ lại là sự bổ sung hoàn hảo nhất cho nhau. Tonia là hình mẫu
người phụ nữ truyền thống, của thời bình, “theo kiểu Batiseli miêu tả” như nhận xét của Lara, còn
Lara là người phụ nữ của thời hiện đại, thời loạn, chứ không phải kiểu người làm đàn ông bị mê
67
Vũ Công Hảo
hoặc khiến người ta lạc đường như nhầm lẫn của Tonia. Bác sĩ Iuri thông minh, sâu sắc ở đời sống
nội tâm nhưng không muốn can dự vào thời cuộc, còn chàng giáo viên dạy giỏi Sử học và Toán
học Pasa – người mà sau này trở thành viên tướng Hồng quân lừng danh Strennicov – là con người
của ý chí, chỉ muốn trở về trong chiến thắng. Thế mạnh của người này bổ khuyết cho thiếu hụt của
người kia, dù họ không đi chung trên một con đường. Cả Tonia và Lara đều rất yêu chồng mình.
Nội chiến đã làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, chia rẽ họ nhưng không làm họ đổi thay, bởi đó là
những người biết trân trọng quá khứ và nâng niu hiện tại. Không có chuyện khi người này ra đi
thì người kia thế chỗ. Vấn đề là ý nghĩa đích thực của tình yêu và sức hút tự nhiên của nó với con
người. Thứ tình yêu, tình cảm vợ chồng thấm đẫm chất người, tràn đầy sự chân thành của Tonia với
Jivago không đối lập mà được nâng lên một tầm vóc mới qua tình yêu của Lara với Jivago. Theo
nhà văn: “Họ yêu nhau chẳng phải vì tất yếu, chẳng phải vì họ bị “say mê nung nấu” như người
ta vẫn diễn tả một cách sai lầm. Họ yêu nhau vì hết thảy mọi thứ xung quanh đều muốn như thế:
cả trái đất dưới chân lẫn bầu trời trên đầu họ, cả nhữn