Ngay khi thịtrường chứng khoán nói chung hay một bộphận cổphiếu nào đó có chiều đi
xuống, các nhà đầu tưbán ra ngay và tìm kiếm những thịtrường nóng hơn. Cuối cùng khi
một cổphiếu mới nào đó với sựtăng trưởng mạnh hơn được lựa chọn để đầu tưvào, nhà
đầu tưtin tưởng rằng họsẽnhanh chóng chạm với tới sựgiàu có.
Nhưng rồi tình trạng trên lại lặp lại, họlại bán cổphiếu ra với mức giá thấp hơn với giá
mua vào. Rõ ràng vềtổng thể, danh mục đầu tưcủa họphản ánh những khoản lợi tức
dưới mức trung bình khi mua cổphiếu ởtrên chóp đỉnh của thịtrường và bán ởmức thấp
nhất.
Hay có thểnhà đầu tưvẫn hy vọng vào sựphát triển của cuộc chơi nhưng đẩy cổphiếu đi
bởi vì hai năm trước đó họ đã thu vềmột khoản lợi nhuận lớn và đây là thời điểm cho
một vài điều chỉnh nào đó.
Hai năm sau đó, trước sựtăng trưởng mạnh mẽcủa thịtrường đã khiến nhà đầu tưhết sức
nóng ruột, lo lắng đồng tiền ngày một mất giá đi trước cơn lốc lạm phát và do vậy sẽthua
thiệt lớn nếu không tìm cách đầu tưthu lợi nhuận. Vì thế, các nhà đầu tưcho rằng mình
đã mắc sai lầm và quyết định quay trởlại thịtrường. Giờ đây họquay trởlại đểbảo toàn
đồng vốn và mua lại cổphiếu trước đây đã nắm giữvới mức giá cao hơn mức giá đã bán
trước đó.
4 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mua cao bán thấp trong thị trường chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mua cao - Bán thấp
Mặc dù chuyện “mua cao, bán thấp” vi phạm hầu hết các quy tắc cơ bản trong đầu tư cổ
phiếu, song hàng nghìn nhà đầu tư vẫn vướng vào nó mỗi ngày. Chỉ có điều bên cạnh sự
thua thiệt của vô khối nhà đầu tư, không ít người đã may mắn hứng trận mưa vàng lớn.
Từ những thua lỗ đáng tiếc...
Ngay khi thị trường chứng khoán nói chung hay một bộ phận cổ phiếu nào đó có chiều đi
xuống, các nhà đầu tư bán ra ngay và tìm kiếm những thị trường nóng hơn. Cuối cùng khi
một cổ phiếu mới nào đó với sự tăng trưởng mạnh hơn được lựa chọn để đầu tư vào, nhà
đầu tư tin tưởng rằng họ sẽ nhanh chóng chạm với tới sự giàu có.
Nhưng rồi tình trạng trên lại lặp lại, họ lại bán cổ phiếu ra với mức giá thấp hơn với giá
mua vào. Rõ ràng về tổng thể, danh mục đầu tư của họ phản ánh những khoản lợi tức
dưới mức trung bình khi mua cổ phiếu ở trên chóp đỉnh của thị trường và bán ở mức thấp
nhất.
Hay có thể nhà đầu tư vẫn hy vọng vào sự phát triển của cuộc chơi nhưng đẩy cổ phiếu đi
bởi vì hai năm trước đó họ đã thu về một khoản lợi nhuận lớn và đây là thời điểm cho
một vài điều chỉnh nào đó.
Hai năm sau đó, trước sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường đã khiến nhà đầu tư hết sức
nóng ruột, lo lắng đồng tiền ngày một mất giá đi trước cơn lốc lạm phát và do vậy sẽ thua
thiệt lớn nếu không tìm cách đầu tư thu lợi nhuận. Vì thế, các nhà đầu tư cho rằng mình
đã mắc sai lầm và quyết định quay trở lại thị trường. Giờ đây họ quay trở lại để bảo toàn
đồng vốn và mua lại cổ phiếu trước đây đã nắm giữ với mức giá cao hơn mức giá đã bán
trước đó.
Điều này dường như phản chiếu hình ảnh một nhà đầu tư vụng về, nhưng không ít nghiên
cứu cho thấy, họ vẫn ở mức trung bình với những hành động theo cảm tính, cố gắng dự
đoán thị trường và đánh mất những mục tiêu dài hạn. Nói cách khác, các nhà đầu tư này
vô tình quên mất nguyên tắc 3D trong đầu tư chứng khoán:
1. Đa dạng hoá (Diversity): Đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ hay tất cả tiền bạc của bạn
vào một cổ phiếu duy nhất. Khi nền kinh tế phát triển, các dòng tiền có khuynh hướng
chảy tới lui giữa cổ phiếu và các tài sản đầu tư khác.
Nhưng giữa thị trường cổ phiếu và các thị trường khác luôn hiện hữu các lựa chọn lĩnh
vực cổ phiếu đầu tư tăng trưởng hay suy thoái với các tỷ lệ khác biệt nhau. Điều này tạo
ra những thúc đẩy dự đoán thị trường và nhiều khi đây là nguyên nhân khiến các nhà đầu
tư “mua cao, bán thấp”. Vậy giải pháp là đâu?
Hãy xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng có những lựa chọn khác nhau thích hợp với
các mục tiêu tích tụ lợi nhuận tổng thể của bạn. Danh mục này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro
cũng như những hao tổn thời gian và công sức không cần thiết.
2. Cân bằng giá (Dollar Cost Average): Nguyên tắc này khá quan trọng trong việc hạn
chế “mua cao, bán thấp” bởi nó giải tỏa sự căng thẳng trong đầu tư mà thị trường chứng
khoán mang đến. Theo đó các nhà đầu tư sẽ rải tiền để mua một loại cổ phiếu theo từng
quãng thời gian định kỳ một.
Ví dụ, theo phương thức cân bằng giá, nhà đầu tư mua cổ phiếu của công ty ABC bằng
cách cứ mỗi 4 tháng mua vào số lượng cổ phần có trị giá 1000 USD cho dù giá cổ phần
có tăng hay giảm trong vòng 1 năm liền (vốn đầu tư do vậy sẽ là 3000 USD/năm).
Lần đầu mua 100 cổ phiếu với giá 10 USD/cổ phiếu, lần hai mua 200 cổ phiếu với giá 5
USD/cổ phiếu và lần thứ ba mua 133 cổ phiếu với giá 7,5 USD/cổ phiếu. Tổng cộng là
433 cổ phiếu. Nếu nhà đầu tư muốn bán ngay vì một lý do nào đó thì vẫn có mức lợi
nhuận 247 USD mặc dù giá chưa lên cao như lúc đầu (433 cổ phiếu x 7,5 USD/cổ phiếu
= 3247 USD).
Một lợi ích quá rõ ràng của phương thức cân bằng giá. Nó đặc biệt có giá trị đối với
những thị trường thường xuyên biến động mạnh.
3. Tính kỷ luật (Discipline): Đây là nhân tố quan trọng nhất để tránh những cảm bẫy
“mua cao, bán thấp”. Mặc dù thị trường chứng khoán vận động dựa trên tình hình nền
kinh tế, nhưng nó cũng có thể lên xuống thất thường do những yếu tố tâm lý, tin đồn về
thay đổi tỷ lệ lãi suất hay những sự kiện thế giới khác.
Nếu những quy tắc cơ bản của nền kinh tế vẫn thích hợp với các mục tiêu danh mục đầu
tư tổng thể của bạn, bạn đang đi đúng hướng. Đây là nơi mà chuyên môn tài chính sẽ trở
thành nhân tố quyết định thành công hay thất bại của nhà đầu tư trên thị trường chứng
khoán.
... đến những khoản lợi nhuận khôn ngoan
Không ít nhà đầu tư coi “Mua cao, bán thấp” như một chiến lược đầu tư thu lợi nhuận
thực thụ. Họ bán cổ phiếu ở mức giá thấp với số lượng khác nhau tạo ra một áp lực đẩy
giá cổ phiếu ngày một đi xuống hơn nữa.
Cách thức thực hiện phương thức này ra rất đa dạng, thường lại bằng cách rải các lệnh
bán ở mức dưới tham chiếu và lấp đầy bảng điện tử chứng khoán bằng các lệnh mua cao
bán thấp với số lượng nhỏ. Với chiến lược này, giá cổ phiếu luôn giảm trong khi hàng
luôn khan hiếm.
Khi đó, tâm lý của những người đầu tư nhỏ lẻ khác là thấy giá thấp quá sẽ bán ra nhằm
ngăn chặn sự thất thoát. Vì vậy họ thường bán tháo cổ phiếu một cách ngờ nghệch tại
mức giá sàn. Hiệu ứng “bầy đàn” này diễn ra theo quy luật bình thường khiến giá cổ
phiếu ngày một đi xuống.
Cuối cùng khi cổ phiếu này xuống một mức giá thấp nhất (theo đánh giá của các nhà đầu
tư), họ âm thầm thu gom mua cổ phiếu đó và nhà đầu tư tự tin hành động của mình sẽ
góp phần đẩy giá lên cao. Cứ thế, hành động này lặp đi lặp lại hết lần này đến lần khác.
Và về tổng thể danh mục đầu tư, các nhà đầu tư thu lời lớn.
Tuy nhiên, để thành công đòi hỏi các nhà đầu tư phải có một sự phân tích thấu đáo, bề
dày kinh nghiệm và tính mạo hiểm. Không một chương trình đầu tư nào đảm bảo lợi
nhuận và bảo vệ tuyệt đối đồng vốn của nhà đầu tư trong một thị trường suy thoái cả.
Hình ảnh “mua cao, bán thấp” đặc biệt phổ biến khi thị trường gặp thua lỗ lớn. Song dù
thế nào, nó đã đem lại nhiều bài học giá trị cho các nhà đầu tư. Thứ nhất, cần thường
xuyên xem xét lại các mục tiêu danh mục đầu tư của mình và đảm bảo rằng các bộ phận
cấu thành nên nó vẫn đang thích hợp nhất với các vấn đề nền tảng của nền kinh tế. Sau
đó, một khi thị trường đi xuống, đó chưa hẳn là thời điểm chuẩn xác để bán cổ phiếu.