Mua hàng theo nhóm –“Bình” mới, “rượu” sẽ mới

Gần đây, “ma lực” giảm giá đến 90% của các website “mua hàng theo nhóm” –groupon đã tạo thêm nguồn sinh lực cho thương mại điện tử Việt Nam. Nhưng, liệu nó có “bùng” lên sau thương vụ đầu tư “khủng” 60 triệuUSD vào Tập đoàn MJ, như một dấu hiệu vô cùng lạc quan, hay lại tiếp tục “hạn hán chờ cơn mưa”?

pdf8 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mua hàng theo nhóm –“Bình” mới, “rượu” sẽ mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mua hàng theo nhóm – “Bình” mới, “rượu” sẽ mới! Gần đây, “ma lực” giảm giá đến 90% của các website “mua hàng theo nhóm” – groupon đã tạo thêm nguồn sinh lực cho thương mại điện tử Việt Nam. Nhưng, liệu nó có “bùng” lên sau thương vụ đầu tư “khủng” 60 triệu USD vào Tập đoàn MJ, như một dấu hiệu vô cùng lạc quan, hay lại tiếp tục “hạn hán chờ cơn mưa”? Chợ đông mà thiếu “niềm tin” Trên thế giới, thậm chí, các ông lớn công nghệ như Google, Facebook đang “lăm le” đánh chiếm thị trường groupon. Groupon được coi là “một công ty phát triển nhanh chóng nhất trong lịch sử”. Năm ngoái, groupon ở Mỹ đã đạt doanh số 760 triệu USD, kỳ vọng năm nay tới một tỷ USD. Chỉ trong ba năm, groupon trở thành một “mô hình kinh doanh” mới, tạo ra thị trường mới đột phá từ những sản phẩm khuyến mãi “đỉnh”. Tương tự, ở Việt Nam, gần hai năm trở lại, các website groupon đang được “sinh sản vô tính”. Tuy vậy, trong hàng trăm website groupon, chỉ có thể điểm danh vài gương mặt nổi trội, như Nhóm Mua, muachung, hotdeal, cungmua, zingdeal,… Gần đây, Công ty Thế Giới Di Động cũng muốn áp dụng mô hình này cho nhóm các sản phẩm điện thoại, điện tử, điện máy. “Chợ” groupon đông đúc và náo nhiệt đang được hỗ trợ tích cực bởi nhiều yếu tố. Tháng 8/2011, kết quả nghiên cứu Net Index 2011 của Yahoo – Kantar Media cho thấy, tỷ lệ sử dụng internet hàng ngày (52%) lần đầu tiên đã vượt qua tỷ lệ nghe đài (40%) và đọc báo in (23%). Đặc biệt, số người sử dụng internet trên điện thoại di động ở những nơi mà ADSL chưa thực sự phát triển như Đà Nẵng, Cần Thơ… đang gia tăng nhanh chóng. Chưa hết, các cơn lốc “siêu phẩm công nghệ” như iPhone, iPad, Galaxy Tab…, với nhiều tính năng vượt trội được thị trường nồng nhiệt đón nhận, góp thêm phần hào hứng cho thương mại điện tử nói chung và groupon nói riêng. Tuy vậy, bức tranh groupon còn có những mảng màu tối. Người tiêu dùng từng “kêu” trên các phương tiện truyền thông đại chúng rằng họ từng bị thiệt hại hay gặp phiền toái khi sử dụng các coupon giảm giá “khủng”. Ví dụ đơn giản, nhà hàng không chăm sóc các khách hàng groupon tận tình như các khách hàng khác, hoặc cố tình giảm chất lượng món ăn. Phải chăng đó là cách để bù đắp khoản khuyến mãi 50-90% đã đưa ra? Kịch tính hơn, có cửa hàng thời trang đột ngột “mất tích” trước ngày coupon hết hạn. Groupon đang gặp phải những vấn đề “kinh niên” của nền kinh tế Việt Nam. Đó là sự thiếu chữ tín trong kinh doanh; đó là nạn hàng giả, hàng nhái hoành hành; đó là việc mua bán dựa vào quan hệ cá nhân làm nền tảng cho niềm tin. Một lần nữa Net Index 2011 khẳng định thế. Hóa ra, “rượu mới mà bình vẫn cũ”! Cơn lốc groupon mạnh mẽ thế, nhưng du nhập qua “thân thể” yếu kém của nền kinh tế Việt Nam đang “chậm dần” lại chăng? Đi tìm “anh cả” Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trên thị trường groupon cần được đặt ra mạnh mẽ, vì họ phải trả tiền trước khi sử dụng coupon. Họ có quyền lo lắng và hồ nghi. Website nào uy tín? Nhà cung cấp nào uy tín? Nếu có vấn đề xảy ra, ai sẽ là người giải quyết khiếu nại (đặc biệt trong bối cảnh hạ tầng pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam chưa hoàn thiện)?… Vì vậy, người tiêu dùng càng cần hiểu biết rõ hơn về những website làm ăn uy tín, có thể buộc nhà cung cấp giữ đúng cam kết về chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Hoặc nếu có vấn đề xảy ra, website đó sẽ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Thị trường rất cần những “anh cả” mang đến cho họ “niềm tin”! Một website như thế dường như đã xuất hiện, khi thương vụ thỏa thuận đầu tư 60 triệu USD vào Tập đoàn MJ ra mắt. MJ gồm Nhóm Mua, Địa Điểm cùng hai công ty khác, trở thành tập đoàn số một về thương mại điện tử ở Việt Nam. Theo ông David Trần, Giám đốc điều hành Chi nhánh TP.HCM, mục tiêu tối thượng của MJ là “trở thành người giữ vai trò thiết lập xu hướng ở Việt Nam, bằng cách chú trọng thực sự vào nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp”. Mặc dù, “thỏa thuận đầu tư” chưa công bố mức đầu tư từng giai đoạn và nội dung cụ thể, nó vẫn là cơ sở vững chắc cho Nhóm Mua khẳng định vị trí số 1 của mình. Bởi ba quỹ đầu tư công nghệ đó đều có “máu mặt” trên thế giới: IDG Ventures Vietnam, Rebate Networks, ru-Net. Nhóm Mua thừa hưởng “gia tài” kinh nghiệm của Rebate Networks tại hơn 30 nước và hơn 1.000 thành phố trên toàn thế giới. Nhóm Mua học được kinh nghiệm thiết kế deal để cân bằng lợi ích giữa các bên (Nhóm Mua – nhà cung cấp – người tiêu dùng), những trục trặc có thể xảy ra và phương hướng giải quyết. Với website diadiem.com phát triển từ năm 2003, việc tính toán đường đi hiệu quả cho người giao coupon cũng trở nên dễ dàng. Và, trên hết, như ông Michael Brehm, nhà lãnh đạo Rebate Network tiết lộ, đội ngũ ấn tượng của Nhóm Mua đóng vai trò quan trọng trong quyết định đầu tư. Đó là: Tom Trần, Tổng giám đốc Tập đoàn MJ – nhà sáng lập, tướng tiên phong, vốn là chủ một công ty phần mềm từ Silicon Valley, có thế mạnh về chiến lược và công nghệ; David Trần – Giám đốc điều hành Chi nhánh TP.HCM giỏi về marketing; Võ Giao – Tổng giám đốc Chi nhánh Hà Nội giỏi phát triển thị trường; và Ken Trương – Tổng giám đốc bán hàng Chi nhánh TP.HCM dày dạn trong bán hàng. Có vẻ như, khoản đầu tư “khủng” 60 triệu USD ấy sẽ “chống lưng” cực tốt cho Nhóm Mua hiện thực hóa tham vọng của mình. Bởi, nếu không có tiền nuôi quân hay tuyển quân tinh nhuệ, không có tiền xâm nhập thị trường mới, không có tiền quảng bá mạnh mẽ, không có tiền giải quyết, đền bù tổn thất cho người tiêu dùng, ai dám “mạnh miệng” tuyên bố sẽ “đi đường dài” và tận tâm thực hiện các cam kết bảo vệ khách hàng của mình? Tập đoàn MJ dự kiến tuyển dụng ít nhất 1.000 nhân viên mới trong vòng 12 tháng tới vào các vị trí quản lý, kỹ thuật, hỗ trợ, hành chính. Nhóm Mua cũng dự kiến nhanh chóng mở rộng tới Hải Phòng, Cần Thơ. Theo một nguồn tin có cơ sở, Nhóm Mua hiện chiếm khoảng 60% thị phần mua hàng theo nhóm ở Việt Nam. Vai trò “anh cả” trên thị trường đã được xác lập. Người đi sửa chữa thị trường Trong câu chuyện bảo vệ người tiêu dùng, có thể nói, tầm nhìn ngắn hạn – “ăn xổi ở thì”, và hiểu biết chưa thấu đáo về groupon đã dẫn đến sự thiếu “chữ tín” của nhà cung cấp. Thấu hiểu điều này, Nhóm Mua đã xác định mình như một người “đi sửa chữa thị trường”. Làm cho nhà cung cấp hiểu rõ về groupon và nề nếp kinh doanh lấy “chữ tín” làm đầu là công việc “anh cả” xác định rõ. Nhà cung cấp cần hiểu rằng khoản khuyến mãi chính là chi phí marketing, xây dựng thương hiệu và “chiêu mộ” khách hàng mới. Muốn vậy, nhà cung cấp cần phải nhìn xa hơn, phải phục vụ và chăm sóc khách hàng tốt, phải tạo niềm tin cho họ, để bất cứ lúc nào khách hàng có nhu cầu sẽ nghĩ ngay đến mình, dù có khuyến mãi hay không. Không phải ngẫu nhiên mà các nhãn hàng lớn như Sony, P&G, Megastar, Cơm Tấm Mộc… rất thích hợp tác với Nhóm Mua. Họ tìm thấy sự “đồng cảm” với Nhóm Mua trong tầm nhìn xa, phong cách làm việc chuyên nghiệp, và sự tận tâm với khách hàng. Để thuyết phục được nhà cung cấp hiểu đúng về groupon và giữ “chữ tín”, nhân viên bán hàng của Nhóm Mua phải được đào tạo liên tục. Mất tới ba, bốn tháng trời để một nhân viên có khả năng định hướng khách hàng giữ “chữ tín”. Tại TP.HCM và Hà Nội, Nhóm Mua có tới gần 150 nhân viên thuộc bộ phận Customer Merchant Service (Dịch vụ khách hàng và nhà cung cấp). Bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận các khiếu nại của khách hàng (qua hotline, website, email, skype…), cũng như kiểm tra các deal trước khi ký hợp đồng và sau khi kết thúc deal. Khi có vấn đề xảy ra, câu chuyện bảo vệ người tiêu dùng bằng “chữ tín” rất “thiên hình vạn trạng”. Ví dụ, khi nhà hàng Dê Núi chỉ chấp nhận hai khách hàng sử dụng tối đa hai voucher, mà điều này không có trong quy định, Nhóm Mua đã “mạnh tay” phạt hợp đồng, xin lỗi khách hàng và tặng họ sử dụng miễn phí dịch vụ lần đó. Hoặc có dịch vụ spa massage chân, khi nhiều khách hàng không cho tiền tip, sau đó nhân viên đã “đình công” và hẹn lần lữa đến khi hết hạn coupon. Trường hợp này, Nhóm Mua kiên quyết thu hồi voucher, trả lại tiền cho khách hàng, tặng coupon khác như một bù đắp cho sự phiền phức họ phải gánh chịu. Đối với trường hợp nhà cung cấp chuyển địa điểm, hay “biến mất” thì Nhóm Mua sẽ, tất nhiên, hoàn lại tiền cho khách hàng… Tỷ phú công nghệ Leonid Boguslavsky từ Tập đoàn ru-Net đã chọn Nhóm Mua ở Việt Nam, thay vì một công ty nào khác ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan…Vậy, các nguồn vốn khác từ châu Âu có đến Việt Nam nữa không? Ông chủ Michael Brehm của Tập đoàn Rebate Networks khẳng định, MJ với Nhóm Mua sẽ là một hình mẫu (model) của thị trường! Hiệu quả của nó sẽ trở thành tiêu chí để các nguồn vốn công nghệ từ châu Âu quyết định có đầu tư vào thương mại điện tử Việt Nam không. Xem ra, Nhóm Mua đúng là “anh cả” trên thị trường, theo nhiều nghĩa!
Tài liệu liên quan