Tóm tắt. Tương tác với thế giới trực tuyến là một hình thức giao tiếp phố biến của giới trẻ
trong thời đại công nghệ hiện nay. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu mục đích tương tác với thế
giới trực tuyến của sinh viên. Kết quả khảo sát từ bảng hỏi cho thấy sinh viên tham gia thế
giới trực tuyến với 4 mục đích là bao gồm: Thu thập thông tin, giải trí trực tuyến, giao tiếp
trực tuyến và mua hàng trực tuyến. Trong đó mục đích thu thập thông tin, giao tiếp và giải
trí trực tuyến được sinh viên quan tâm nhiều hơn. Các yếu tố giới tính, khối học có tác động
đến mục đích tương tác với thế giới trực tuyến. Sinh viên nam có mục đích tương tác nhằm
“chơi game, tải game trực tuyến” cao hơn sinh viên nữ. Trái lại, sinh viên nữ có xu hướng
“xem phim, tải phim trực tuyến” và “xem hàng trực tuyến” cao hơn nam. Sinh viên năm thứ
ba có mục đích tương tác với thế giới trực tuyến ở các mục đích cao hơn sinh viên năm thứ
nhất. Kết quả nghiên cứu này góp phần định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo trong việc
tìm hiểu các yếu tố tác động đến mục đích tương tác với thế giới trực tuyến ở giới trẻ.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
267
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0047
Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 267-277
This paper is available online at
MỤC ĐÍCH THAM GIA THẾ GIỚI TRỰC TUYẾN
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ
Nguyễn Thanh Hùng* và Phạm Thị Thuý Hằng
Khoa Tâm lí – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Tóm tắt. Tương tác với thế giới trực tuyến là một hình thức giao tiếp phố biến của giới trẻ
trong thời đại công nghệ hiện nay. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu mục đích tương tác với thế
giới trực tuyến của sinh viên. Kết quả khảo sát từ bảng hỏi cho thấy sinh viên tham gia thế
giới trực tuyến với 4 mục đích là bao gồm: Thu thập thông tin, giải trí trực tuyến, giao tiếp
trực tuyến và mua hàng trực tuyến. Trong đó mục đích thu thập thông tin, giao tiếp và giải
trí trực tuyến được sinh viên quan tâm nhiều hơn. Các yếu tố giới tính, khối học có tác động
đến mục đích tương tác với thế giới trực tuyến. Sinh viên nam có mục đích tương tác nhằm
“chơi game, tải game trực tuyến” cao hơn sinh viên nữ. Trái lại, sinh viên nữ có xu hướng
“xem phim, tải phim trực tuyến” và “xem hàng trực tuyến” cao hơn nam. Sinh viên năm thứ
ba có mục đích tương tác với thế giới trực tuyến ở các mục đích cao hơn sinh viên năm thứ
nhất. Kết quả nghiên cứu này góp phần định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo trong việc
tìm hiểu các yếu tố tác động đến mục đích tương tác với thế giới trực tuyến ở giới trẻ.
Từ khóa: thế giới trực tuyến, mục đích tham gia thế giới trực tuyến, thu thập thông tin, giao
tiếp trực tuyến, giải trí trực tuyến, kinh doanh trực tuyến.
1. Mở đầu
Trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ như vũ bão, với những tiện ích
của mình, thế giới trực tuyến (TGTT) đang trở thành món ăn tinh thần của giới trẻ. Theo thống
kê của We Are Social và Hootsuite (2017), hiện nay có khoảng một nửa dân số thế giới sử dụng
Internet; số lượng này sẽ ngày càng gia tăng, với tốc độ là 8% một năm [1]. Trong số những người
sử dụng Internet, giới trẻ chiếm một tỉ lệ lớn, độ tuổi sử dụng Facebook (một loại mạng xã hội
trên Internet) nhiều nhất là từ 18 đến 24 [2]. TGTT đang dần chiếm ưu thế cả về thời gian lẫn
không gian sống của giới trẻ và trở thành một phần không thể thiếu của con người trong xã hội
hiện đại. Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về thực trạng tham gia TGTT của các đối
tượng, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên, trong đó có những nghiên cứu liên quan đến mục đích
tham gia trực tuyến. Tiêu biểu như nghiên cứu của Khare, Thapa và Sahoo (2007) cho thấy các
học giả sử dụng Internet để nghiên cứu, giải trí cũng như tìm kiếm công việc [3]. Nghiên cứu của
Singh, Devi, và Raychaudhury (2009) trên 548 người sử dụng các nguồn tài nguyên điện tử ở
trường Đại học (ĐH) Manipur (Ấn Độ) chỉ ra rằng mục đích sử dụng các nguồn tài nguyên này
khá phong phú và đa dạng, trong đó phổ biến như: tải các thông tin mong muốn, sử dụng chức
năng gửi email, cập nhật các kiến thức từ các trang web... [4]. Một nghiên cứu khác trên 474 sinh
viên (SV) ở một trường cao đẳng Ấn Độ của Kumar và Kaur (2005) đã cho thấy SV sử dụng
Internet với mục đích mục đích giáo dục là nhiều nhất, tiếp đến là nghiên cứu, giao tiếp; mục đích
giải trí là thấp nhất [5]. Nghiên cứu của Fasae và Aladeniyi (2012) trên đối tượng SV ở Nigiêria
cũng đưa ra kết luận tương tự [6].
Ngày nhận bài: 21/2/2020. Ngày sửa bài: 17/3/2020. Ngày nhận đăng: 2/4/2020.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thanh Hùng. Địa chỉ e-mail: tuanhung27@yahoo.com
Nguyễn Thanh Hùng* và Phạm Thị Thuý Hằng
268
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây với sự tác động mạnh mẽ của Internet đến cuộc sống
con người, đã có một số nghiên cứu về thực trạng sử dụng Internet nói chung và thực trạng sử
dụng mạng xã hội nói riêng. Có thể kể đến nghiên cứu của Trịnh Hoà Bình, Lê Thế Lĩnh, Phan
Quốc Thắng (2015) trên 500 thanh niên độ tuổi từ 16 đến 35 về thực trạng sử dụng mạng xã hội,
trong đó có mục đích sử dụng mạng xã hội trực tuyến. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn SV
sử dụng mạng xã hội với mục đích là cập nhật thông tin về đời sống của bạn bè [7]. Nghiên cứu
của Nguyễn Thị Hồng Trang (2015) về đặc điểm giao tiếp với bạn bè trên Facebook của học sinh
trung học phổ thông cũng chỉ ra rằng lý do (mục đích) học sinh giao tiếp với bạn bè trên Facebook
chủ yếu là “Có thể trò chuyện với những người bạn ở xa hay những người bạn mới quen, bạn
khác trường”, “Có thể giao tiếp với bạn bè dễ dàng và nhiều hơn là trò chuyện ở lớp” [8]. Nhìn
chung, so với thế giới, những nghiên cứu về mục đích tham gia thế giới trực tuyến chưa nhiều.
SV là bộ phận có nhiều điều kiện để tiếp cận TGTT, nhiều SV đã tương tác trực tuyến một
cách hiệu quả, tuy vậy, bên cạnh những thuận tiện, hữu ích, tương tác trực tuyến còn đưa đến
những hiện tượng tiêu cực, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ “phơi nhiễm” các tác động có hại như: quấy
rối trực tuyến, đe doạ, lừa đảo, hăm doạ qua mạng, xúi dục tình dục... Sự lo lắng của xã hội, nhà
trường, phụ huynh và cộng đồng quan tâm đến nguy cơ tiếp xúc với công nghệ trực tuyến luôn
thường trực bởi một bộ phận lớn thanh thiếu niên sử dụng mạng trực tuyến không đúng cách đã
mang lại nhiều hệ lụy. Bên cạnh đó, sự phát tán thông tin từ mạng xã hội rất nhanh và dễ dàng,
tạo môi trường để những kẻ xấu lợi dụng, gây nguy hại đến tư tưởng, tinh thần của người dùng
mạng xã hội, những tác hại tiêu cực từ TGTT, phần nào làm hạn chế các giá trị đạo đức, văn hóa
nhân văn của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay. Mức độ tác động của TGTT đến con người
chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó mục đích tham gia TGTT đóng một vai trò đáng kể.
Việc tìm hiểu về mục đích tham gia trực tuyến của SV là căn cứ thực tiễn quan trọng và có ý
nghĩa thiết thực để định hướng những biện pháp tăng cường ảnh hưởng tích cực trong tương tác
trực tuyến đối với SV đồng thời góp phần định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo trong việc tìm
hiểu các yếu tố tác động đến mục đích tương tác với TGTT ở giới trẻ.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã thực hiện nghiên cứu “mục đích tham gia thế giới
trực tuyến của sinh viên Đại học Huế”. Nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi: (1) Mục đích tham
gia thế giới trực tuyến của SV ĐH Huế là gì? (2) Có sự khác biệt về giới tính và khối học về mục
đích tham gia TGTT không? Để tìm hiểu các vấn đề trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo
sát bằng bảng hỏi làm phương pháp chủ đạo kết hợp phỏng vấn SV. Nội dung bảng hỏi nhằm tìm
hiểu 4 nhóm mục đích: 1) thu thập thông tin, (2) giải trí, (3) giao tiếp và (4) mua bán hàng, được
cụ thể hoá thông qua 15 mục đích nhỏ. Các mục đích được đánh giá bằng thang 5 điểm: 1. Không
bao giờ, 2. Hiếm khi, 3. Thỉnh thoảng, 4. Thường xuyên, 5. Rất thường xuyên. Hệ số Cronbach's
Alpha của bảng hỏi này là 0,776. Kết quả này cho thấy đây là bảng hỏi có độ tin cậy khá cao.
Khách thể nghiên cứu là 706 SV 4 trường ĐH thành viên của ĐH Huế: Trường ĐH Sư phạm,
Trường ĐH Khoa học, Trường ĐH Ngoại ngữ và Trường ĐH Kinh tế. Kết quả khảo sát được xử
lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.00.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm cơ bản
- Trực tuyến: Thuật ngữ “trực tuyến” (online) được dùng trong thời đại Internet, có ý nghĩa
cụ thể liên quan đến công nghệ máy tính và viễn thông. Trong đó, Internet được hiểu là một hệ
thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết
với nhau. Internet (International Net Work) là mạng của các mạng, được tạo ra bằng việc kết nối
các máy tính và các mạng máy tính với nhau trong một mạng chung rộng lớn mang tính toàn cầu.
Theo đó, khái niệm trực tuyến trong nghiên cứu được dùng cho sự kết nối hoạt động với một
mạng truyền thông, đặc biệt là trong mạng Internet hoặc chỉ liên kết trong mạng cục bộ, nghĩa là
Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế
269
người sử dụng đang mở một hệ thống kết nối toàn cầu và có thể trao đổi thông tin với mọi đối
tượng trong phạm vi toàn thế giới. Nói chung, “trực tuyến” chỉ ra một trạng thái kết nối với mạng
Internet toàn cầu - World Wide Web (www), trong khi “ngoại tuyến”, “ngắt mạng” chỉ ra một
trạng thái ngắt kết nối, không liên kết. Công nghệ trực tuyến mô tả cách thức mà mọi hoạt động
được tiến hành qua các mạng, chủ yếu là qua Internet đã trở thành phương tiện giúp việc giao tiếp
giữa mọi cá nhân, tổ chức và quốc gia trên khắp hành tinh diễn ra nhanh chóng và tiện ích.
- Thế giới trực tuyến: Từ khi Internet ra đời và phát triển cho đến nay, thế giới thông tin &
truyền thông đã thay đổi vô cùng rõ rệt, cộng đồng người trên quả địa cầu đang chuyển dịch
phương thức tương tác từ đa phần là thế giới truyền thống (mặt đối mặt) sang tương tác trong thế
giới trực tuyến - một thế giới rộng lớn trong mạng máy tính, đáp ứng tất cả các nhu cầu của mọi
người từ việc giải trí đến các nhu cầu trao đổi, tìm kiếm thông tin, dạy học và nhiều tiện ích khác.
Thế giới trực tuyến hiện nay đã trở nên quen thuộc với mọi người và đã chiếm ưu thế ở hầu hết
mọi không gian, thời gian của mỗi người. Theo đó, thế giới trực tuyến của SV đề cập đến không
gian mà SV tham gia tương tác trong một hệ thống kết nối toàn cầu với mọi đối tượng trong phạm
vi toàn thế giới nhằm phục vụ nhu cầu, mục đích khác nhau của bản thân. Thông qua thế giới trực
tuyến, SV có thể dễ dàng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc, trao đổi thông tin một cách có hiệu quả,
vượt qua trở ngại về không gian và thời gian.
2.2. Mục đích tham gia thế giới trực tuyến
Mục đích tham gia trực tuyến được hiểu là những mong muốn mà người tham gia trực tuyến
mong muốn có được, đạt được trong quá trình tương tác trong thế giới trực tuyến. Khi tham gia
trực tuyến, người sử dụng và tương tác trong thế giới trực tuyến có thể tham gia vào các hoạt động
đa dạng tuỳ vào mục đích khai thác, sử dụng, nghiên cứu phân loại mục đích tham gia trực tuyến
theo thành 5 nhóm sau:
- Thu thập thông tin: Thu thập thông tin trong thế giới trực tuyến là quá trình tìm kiếm, tập
hợp thông tin thông qua hoạt động trực tuyến theo những tiêu chí cụ thể của người sử dụng nhằm
làm rõ những vấn đề, nội dung liên quan đến lĩnh vực nhất định, đáp ứng mục tiêu của bản thân.
Internet là hạ tầng thông tin rất quan trọng, được xem là kho thông tin khổng lồ và vô tận, được
cung cấp từ hàng triệu Website trên khắp thế giới, chứa đựng hầu như là toàn bộ kiến thức của
nhân loại. Với những đặc điểm nhanh nhất, rẻ nhất và tương đối an toàn, thế giới trực tuyến giúp
người tham gia trực tuyến sử dụng các trang Web để truy cập tìm kiếm thông tin, đọc tin tức phục
vụ cho nghiên cứu, học tập, công việc của bản thân. Hiện nay có rất nhiều trang web với công
cụ hỗ trợ tìm kiếm đã giúp cho người sử dụng Internet rất nhiều trong việc tìm kiếm thông tin.
Trong số có thể kể đến các trang Web hỗ trợ tìm kiếm thông dụng như Google, Yahoo, AltaVista,
Lycos, AllTheWeb,...
- Giải trí trực tuyến: Việc tham gia vào TGTT với mục đích thư giãn, làm cho trí óc thoải
mái được xem là hoạt động giải trí trực tuyến, trong đó đơn giản nhất, các hoạ động như nghe
nhạc, xem phim, xem video, chơi game... là những hình thức phổ biến nhất của giải trí trực tuyến.
Các loại hình giải trí trực tuyến không ngừng nở rộ và phát triển như một xu thế tất yếu. Hiện nay
người ta gọi giải trí trực tuyến đang là một trong những ngành “công nghiệp không khói” có tốc
độ phát triển nóng nhất. Với nét đặc thù riêng giải trí trực tuyến đã “khép góc thị trường” chọn
giới trẻ là những khách hàng chủ yếu và từ đây trong chiến lược phát triển của các nhà cung cấp
dịch vụ, giới trẻ luôn được coi là đối tượng được ưu tiên hàng đầu. Tóm lại các nội dung trong
hoạt động giải trí trực tuyến là: Nghe nhạc, tải nhạc; xem phim, tải phim; tải hoặc đăng hình ảnh;
chơi game trên các trang Web; chơi game trên các ứng dụng trực tuyến.
- Giao tiếp trực tuyến: Tham gia vào TGTT với mục đích thực hiện hoạt động tương tác gián
tiếp giữa các cá nhân với sự hỗ trợ của hệ thống kết nối mạng máy tính được gọi là giao tiếp trực
tuyến. Trong quá trình giao tiếp trực tuyến, thông tin của cá nhân có thể được truyền dưới dạng
văn bản, qua quá trình nghĩ và viết, hoặc được chuyển tải bằng lời nói, hình ảnh, qua đó các cá
Nguyễn Thanh Hùng* và Phạm Thị Thuý Hằng
270
nhân có thể bộc lộ ý tưởng, cảm xúc, suy nghĩ của mình. Ngày nay, giao tiếp trực tuyến đã trở
nên chiếm ưu thế, trong đó, mạng xã hội đang trở thành một trong những phương thức tương tác
xã hội quan trọng, phổ biến, là dịch vụ nối kết con người trên toàn thế giới, không phân biệt không
gian và thời gian. Nếu tính trước thời điểm các mạng xã hội như Facebook, Zalo hay Twitter bắt
đầu bùng nổ thì con người giao tiếp qua mạng nhờ những ứng dụng thư điện tử như Yahoo hay
MSN, các diễn đàn online Tóm lại, trong hoạt động giao tiếp trực tiếp, người sử dụng có thể
tham gia các trang mạng xã hội, diễn đàn để kết nối, trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với
nhau thông qua các cách thức như xem bài/viết bài/bình luận trên các tiện ích trực tuyến.
- Kinh doanh trực tuyến: Kinh doanh trực tuyến có thể được hiểu là việc ứng dụng thông tin
và công nghệ liên lạc để hỗ trợ của tất cả các hoạt động kinh doanh. Các hoạt động kinh doanh
trực tuyến bao gồm: sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến; bán hàng trực tuyến; mua sắm trực
tuyến; xem trang mua bán/đấu giá trực tuyến Đó là một quá trình mua và bán hàng hóa, thực
hiện các dịch vụ và trao đổi thông tin kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Trong kinh doanh
trực tuyến, cả hai đối tượng người mua và người bán đều sử dụng các thiết bị điện tử như máy
tính, điện thoại có kết nối Internet để thực hiện các quy trình mua bán và giao dịch. Hình thức
kinh doanh trực tuyến trên mạng internet phổ hiến là thông qua các kênh trực tuyến hay và mạng
xã hội như: website bán hang, bán hàng trên Youtube, qua Facebook, Zalo, Instagram, Google
Plus để quảng cáo trưng bày và bán sản phẩm.
2.3. Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế
2.3.1. Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế dưới lát cắt tổng quát
Tổng hợp kết quả phân tích thống kê về mức độ thường xuyên tham gia trực tuyến nhằm các
mục đích khác nhau của SV ĐH Huế được trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1. Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế
TT Mục đích ĐTB ĐLC
1 Thu thập thông tin 3,45 0,596
1.1 Tra cứu tài liệu phục vụ cho nghiên cứu, học tập 3,76 0,835
1.2 Cập nhật tin tức thời sự, xã hội 3,58 0,865
1.3 Cập nhật thông tin về cuộc sống của gia đình, bạn bè 3,66 0,894
1.4 Tìm kiếm việc làm 2,79 1,010
2 Giải trí trực tuyến 3,18 0,721
2.1 Nghe nhạc, xem nhạc, tải nhạc trực tuyến 3,90 0,848
2.2 Xem phim, tải phim trực tuyến 3,53 0,966
2.3 Chơi game, tải game trực tuyến 2,58 1,210
2.4 Đăng/tải trên các ứng dụng trực tuyến, chia sẻ đa phương tiện
(YouTube, Flickr, clip.vn) 2,72 1,215
3 Giao tiếp trực tuyến 3,38 0,664
3.1 Gửi/nhận thư điện tử (E-mail) 3,36 0,980
3.2 Tham gia diễn đàn online, hỏi đáp (Yahoo Q&A...). 2,62 1,093
3.3 Tương tác trực tuyến qua mạng xã hội (Facebook, Zalo) xem
bài/viết bài/like, comment, gửi tin/nhận tin 4,14 0,856
4 Kinh doanh trực tuyến 2,23 0,742
4.1 Xem hàng trực tuyến 3,04 1,037
Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế
271
4.2 Mua hàng trực tuyến 2,56 1,046
4.3 Bán hàng trực tuyến 1,87 1,076
4.4 Đấu giá trực tuyến 1,45 0,887
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; 1≤ĐTB≤5
Số liệu khảo sát ở Bảng 1 cho thấy, xếp thứ bậc cao nhất trong mục đích tham gia TGTT của
SV là “thu thập thông tin” (ĐTB=3,45). Để thu thập các thông tin cho công việc học tập của
mình, nhiều SV đã tham gia TGTT nhằm là “tra cứu tài liệu phục vụ cho nghiên cứu, học tập”.
Hiện nay, với các công cụ tra cứu tiện ích như Google, Yahoo, Bing, Baidu, Wolfram Alpha,
SV có thể tìm kiếm được nguồn thông tin phong phú từ các trang web. Ví dụ như công cụ tìm
kiếm Google, hiện nay nắm giữ 65% thị phần tìm kiếm Mĩ (theo [9]), nó có nhiều tính năng đặc
biệt giúp người sử dụng tìm chính xác những gì muốn tìm kiếm như: Google Books (cho phép
tìm kiếm và xem trực tuyến hàng trăm ngàn quyển sách mà không cần thiết phải tải về), Google
Patent Search (tìm kiếm được đơn xin cấp bằng sáng chế của các nhà khoa học trong cả hiện tại
lẫn tương lai), Google Scholar (cho phép tìm các thông tin về sách, các bài báo, báo cáo liên quan
tới nhiều chủ đề), chuyển đổi các đơn vị, dịch thuật, tìm kiếm định dạng file, các hoạt động tại
một địa điểm (Những công cụ và chức năng ẩn của Google) Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra cho
SV khi tìm kiếm thông tin tin trên Internet đó là các nguồn thông tin rất đa dạng, khó kiểm chứng
về tính chính xác. Chính vì vậy, SV cần phải biết lựa chọn những thông tin tin cậy ở những trang
web có uy tín.
Ngoài ra, SV tham gia TGTT còn hướng tới mong muốn “cập nhật thông tin về cuộc sống
của gia đình, bạn bè”. Các trang mạng xã hội được xemlà sợi dây kết nối bạn bè, gia đình lại với
nhau. Một trong những tính năng chính của các trang mạng xã hội là các thành viên có thể đăng
tải những thông tin cá nhân của bản thân, các hoạt động diễn ra hàng ngày, những cảm nhận, suy
nghĩ của bản thân, và có thể kèm theo các hình ảnh, icon, video sống động. Do đó, nếu tham gia
trực tuyến thường xuyên, SVcó thể biết được các thông tin cuộc sống của những người thân trong
gia đình hay bạn bè, dù cách xa về mặt địa lý. Bên cạnh đó, không ít SV tham gia TGTT để “cập
nhật tin tức thời sự, xã hội”. Khi tham gia TGTT, SV có thể cập nhật các tin tức thời sự từ các
báo điện tử, các trang tin tức của các mạng xã hội hoặc thậm chí là xem online chương trình thời
sự của các đài phát thanh, truyền hình. Nếu so với các báo in thì việc cập nhật tin tức ở các báo
điện tử hay các trang web khác diễn ra nhanh hơn, do đó, nó thu hút lượng độc giả đông hơn. Một
số SV tham gia thế giới thế giới trực tuyến để “tìm kiếm việc làm”. Ngoài thời gian học tập, không
ít sinh viên còn có nhu cầu làm thêm, làm bán thời gian để có thêm kinh nghiệm làm việc hoặc
tăng thêm thu nhập. Trên Internet, SV có thể tìm kiếm các nguồn thông tin về việc làm ở các trang
web của các cơ sở tuyển dụng hoặc ở trang rao vặt hay ở các trang mạng xã hội, thư điện tử
Bên cạnh việc thu thập thông tin, SV tham gia TGTT nhằm thực hiện các hoạt động giao tiếp
trực truyến (ĐTB= 3,38, xếp thứ bậc 2). Trong đó, mục đích “tương tác trực tuyến qua mạng xã
hội (Facebook, Zalo) xem bài/viết bài/like, comment, gửi tin/nhận tin” là phổ biến nhất
(ĐTB=4,14). Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối
kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không
phân biệt không gian và thời gian. Hiện nay, thế giới có hàng trăm dịch vụ mạng xã hội khác
nhau, trong đó những trang mạng phổ biến như: Facebook, WhatApp, QQ, Facebook Messenger,
Qzone, Wechat, Tumblr, Instagram, Twitter, Baidu Tieba [9]. Mạng xã hội đang trở thành trào
lưu lớn ở giới trẻ hiện nay, nó trở thành một phần không thể thiếu được trong đời sống của con
người. Trong các mạng xã hội, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất, và Việt Nam nằm trong
top 10 quốc gia có số người sử dụng Facebook nhiều nhất với 46 triệu người [2]. Nghiên cứu của
Trịnh Hoà Bình, Lê Thế Lĩnh, Phan Quốc Thắng (2015) trên 500 thanh niên từ 16 đến 35 tuổi ở
Hà Nội và Nam Định cũng cho thấy có 98,2% đã và đang sử dụng mạng Facebook [7]. Dịch vụ
Nguyễn Thanh Hùng* và Phạm Thị Thuý Hằng
272
mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã
luận. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo
group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail
hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sá