TÓM TẮT
Bài báo trình bày khái quát về chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non giai đoạn 2011-2015,
phân tích những đánh giá từ phía người sử dụng lao động về chương trình đào tạo và sinh viên ngành
Giáo dục Mầm non được đào tạo trong giai đoạn 2011-2015 (Chương trình đào tạo ngành Giáo dục
Mầm non giai đoạn 2016-2020 chưa có sinh viên tốt nghiệp). Đồng thời, trên cơ sở đó, bài báo cũng
đưa ra những định hướng xây dựng và phát triển chương trình đào tạo giai đoạn 2020-2024 nhằm đảm
bảo đáp ứng nhu cầu xã hội, tăng thêm cơ hội làm việc và khả năng thích ứng cho người học cũng như
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các đơn vị sử dụng lao động.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 102 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình đào tạo ngành Giáo dục mầm non trường Đại học Sài Gòn từ góc độ của người sử dụng lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 69 (03/2020) No. 69 (03/2020)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website:
107
MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI CỦA CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SÀI GÒN TỪ GÓC ĐỘ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
The levels of meeting social needs of Preschool education curriculum of
Saigon University from the perspective of employers
ThS. Trần Thị Tâm Minh
Trường Đại học Sài Gòn
TÓM TẮT
Bài báo trình bày khái quát về chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non giai đoạn 2011-2015,
phân tích những đánh giá từ phía người sử dụng lao động về chương trình đào tạo và sinh viên ngành
Giáo dục Mầm non được đào tạo trong giai đoạn 2011-2015 (Chương trình đào tạo ngành Giáo dục
Mầm non giai đoạn 2016-2020 chưa có sinh viên tốt nghiệp). Đồng thời, trên cơ sở đó, bài báo cũng
đưa ra những định hướng xây dựng và phát triển chương trình đào tạo giai đoạn 2020-2024 nhằm đảm
bảo đáp ứng nhu cầu xã hội, tăng thêm cơ hội làm việc và khả năng thích ứng cho người học cũng như
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các đơn vị sử dụng lao động.
Từ khóa: chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội, Giáo dục Mầm non, người sử dụng lao động
ABSTRACT
The article presents an overview of the preschool education curriculum in the period of 2011-2015 and
analyzes the assessments from the employers on the curriculum and the learners of Preschool Education
Department trained in that period (The preschool education curriculum for the period 2016-2020 has no
graduates yet). At the same time, on that basis, the paper sets out the orientations for constructing and
developing a curriculum for the period 2020-2024 to ensure meeting social needs, increasing
employment opportunities and adaptability for learners as well as improving the quality of education in
employer agencies.
Keywords: curriculum, meeting social needs, Preschool education, the employer
1. Đặt vấn đề
Xây dựng và phát triển chương trình
đào tạo đại học đáp ứng nhu cầu xã hội là
một trong những vấn đề cốt lõi, thể hiện
năng lực đào tạo cũng như khả năng cạnh
tranh của cơ sở đào tạo nói chung và
khoa/ngành đào tạo nói riêng. Việc gắn kết
chương trình đào tạo với nhu cầu xã hội
đem lại cho đơn vị đào tạo cơ hội thu hút
người học nhờ gia tăng khả năng cạnh
tranh cho nguồn nhân lực được đào tạo tại
đơn vị đó với nguồn nhân lực tốt nghiệp từ
các đơn vị khác (Lê Thanh Sơn, Trần Thị
Tú Anh, 2012, tr.1). Bên cạnh đó, đào tạo
đáp ứng nhu cầu xã hội sẽ hạn chế lãng phí
(nhân lực, tài lực, thời gian.v.v.) (Nguyễn
Email: tamminhtran.gdmn@gmail.com
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020)
108
Huy Vị, 2015, tr.22).
Đối với ngành Giáo dục Mầm non
(GDMN), là ngành học có nhu cầu sử dụng
lao động luôn ở mức cao, nguy cơ thất
nghiệp thấp nhưng vẫn đòi hỏi sự cạnh
tranh về chất lượng đào tạo. Với những
thay đổi của xã hội, nghề giáo viên mầm
non (GVMN) cũng có nhiều yêu cầu cao
hơn về sự thích ứng với công việc nhờ vào
kỹ năng thực tế, thích ứng các mô hình
giáo dục hiện đại hoặc linh hoạt với những
thay đổi của chương trình theo từng năm
hoặc có năng lực làm việc trong môi
trường quốc tế.
Do đó, để xây dựng và phát triển
chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm
non - Trường Đại học Sài Gòn, giai đoạn
2020-2024 đạt hiệu quả hơn, tăng khả năng
cạnh tranh, việc đánh giá mức độ đáp ứng
nhu cầu xã hội của chương trình đào tạo
trong giai đoạn 2011-2015 là cần thiết.
(Chương trình giai đoạn 2016-2020 chưa
có sinh viên tốt nghiệp).
Nhu cầu xã hội bao gồm nhu cầu của
nhà nước, của phụ huynh, của người học,
của người sử dụng lao động (đơn vị sử
dụng lao động), của xu hướng phát triển
thế giới.v.v. (Nguyễn Xuân Thủy, 2013,
tr.3) Bài báo này trình bày và phân tích sự
đáp ứng nhu cầu xã hội ở góc độ người sử
dụng lao động.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Khái niệm
2.1.1. Nhu cầu xã hội
- Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội,
theo cách hiểu thông thường là các trường
phải đào tạo ngành nghề mà xã hội có nhu
cầu với chỉ tiêu hợp lý, không dư thừa, vì
như thế là gây lãng phí. Ngành nghề mà xã
hội đang cần, cũng như chỉ tiêu cần được
xác định thông qua dự báo có cơ sở khoa
học trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn. Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội
cũng có thể hiểu là trình độ sinh viên khi
tốt nghiệp phải đáp ứng được mong đợi của
người sử dụng lao động. Bài viết này tiếp
cận theo cách hiểu thứ hai.
- Nhu cầu sử dụng lao động là những
mong muốn của các tổ chức, cơ quan,
doanh nghiệp đối với người lao động mà
họ cần tuyển dụng về kiến thức, kĩ năng,
thái độ hành nghề để đảm bảo đúng chức
năng nhiệm vụ được giao (Lê Thanh Sơn,
Trần Thị Tú Anh, 2012, tr.3).
2.1.2. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo là kế hoạch tổng
thể bao gồm: mục đích đào tạo, mục tiêu,
chuẩn đầu ra, nội dung đào tạo (với độ
rộng và sâu), phương thức đào tạo và hình
thức tổ chức đào tạo (với các phương pháp,
phương tiện, công cụ dạy học), phương
thức đánh giá kết quả đào tạo (trong so
sánh, đối chiếu với chuẩn đầu ra) (Bộ Giáo
dục và Đào tạo, 2016, tr.21).
2.2. Tiêu chí về sự đáp ứng nhu cầu
xã hội của chương trình đào tạo
Theo Phan Văn Kha sự phù hợp giữa
chương trình đào tạo với nhu cầu xã hội thể
hiện qua nguyên tắc 3P: Performance (thỏa
mãn về tiềm năng, năng lực), Punctuality
(thời điểm cung cấp sản phẩm) và Price
(giá thành sản phẩm) (Phan Văn Kha,
2007, tr.32). Tiêu chí cụ thể để đánh giá sự
đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình
đào tạo GVMN như sau:
- Tiêu chí “Thỏa mãn về tiềm năng,
năng lực”
Bao gồm các yêu cầu về kiến thức, kĩ
năng, thái độ hành nghề được xây dựng
theo chuẩn nghề nghiệp do nhà nước ban
hành và phù hợp với định hướng phát triển
chương trình của các trường mầm non,
nhất là các trường mầm non tư thục chất
lượng cao hoặc trường quốc tế thực thụ với
TRẦN THỊ TÂM MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
109
mô hình giáo dục riêng.
- Tiêu chí “Thời điểm cung cấp sản
phẩm-người lao động”
Chương trình có thời gian đào tạo hợp
lý, không quá dài vì sẽ gặp nguy cơ lỗi
thời, lạc hậu nhưng cũng không rút ngắn
thời gian đào tạo quá mức vì sẽ gặp vấn đề
về chất lượng chuyên môn.
- Tiêu chí “Giá thành sản phẩm”
Ở góc độ người lao động, giá thành
sản phẩm tốt là học phí không cao nhưng
cơ hội làm việc có thu nhập cao, nhiều cơ
hội thăng tiến sẽ là tiêu chí hàng đầu. Ở
góc độ người sử dụng lao động chuyên
nghiệp, giá thành sản phẩm tốt là năng lực
của GVMN tương xứng với mức thu nhập
được chi trả. Tuy nhiên, hiện nay, ngành sư
phạm vẫn được nhà nước hỗ trợ học phí,
với học sinh xuất sắc và giỏi vẫn được
nhận học bổng, nên chi phí đào tạo không
phải là tiêu chí đánh giá chất lượng chương
trình. Bên cạnh đó, vì nhiều lí do khách
quan, thu nhập của GVMN nhìn chung vẫn
ở mức thấp, chưa tương xứng với công sức
lao động thực tế. Do đó, chương trình đào
tạo có giá thành sản phẩm tốt là chương
trình đảm bảo cơ hội việc làm với mức thu
nhập phù hợp, cơ hội thăng tiến cho sinh
viên sau tốt nghiệp.
2.3. Chương trình đào tạo ngành
Giáo dục Mầm non giai đoạn 2011-2015
của Trường Đại học Sài Gòn
Chương trình đào tạo ngành GDMN
giai đoạn 2011-2015 là sự kế thừa từ
chương trình giai đoạn trước, trên cơ sở
tiếp thu, học hỏi các chương trình đào tạo
GVMN trong và ngoài nước. Chương trình
đào tạo theo niên chế, thời gian đào tạo 4
năm với 134 tín chỉ (chưa bao gồm học
phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc
phòng). Trong đó: - Khối kiến thức chung:
25 tín chỉ - Khối kiến thức cơ sở: 40 tín chỉ
- Khối kiến thức ngành: 50 tín chỉ - Thực
tập nghề nghiệp: 9 tín chỉ - Khóa luận tốt
nghiệp/các học phần thay thế: 10 tín chỉ.
Mục tiêu chính của chương trình như sau:
2.3.1. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân ngành giáo dục mầm
non có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để thực
hiện công tác giáo dục trẻ và có khả năng
học ở trình độ cao hơn.
2.3.2. Mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra
2.3.2.1. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức
Sinh viên tốt nghiệp phải đạt những
yêu cầu sau đây về phẩm chất chính trị và
đạo đức nghề:
Phẩm chất chính trị
Có lập trường tư tưởng vững vàng, yêu
nước, yêu chủ nghĩa xã hội; nghiêm chỉnh
chấp hành đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước. Biết vận dụng
sáng tạo đường lối giáo dục của Đảng và
Nhà nước vào việc chăm sóc và giáo dục
trẻ em.
Phẩm chất nghề nghiệp
- Yêu nghề, say mê, tận tụy với công
việc;
- Yêu trẻ, tôn trọng và có tinh thần
trách nhiệm cao với trẻ;
- Có tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt,
năng động, độc lập; giao tiếp cởi mở, chân
tình, thân thương, gợi được cảm giác an
toàn ở trẻ;
- Có lối sống lành mạnh, trung thực,
giản dị, nêu gương tốt cho trẻ;
- Có văn hóa giao tiếp; đoàn kết,
khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng giúp đỡ đồng
nghiệp trong chuyên môn, quan hệ tốt với
cha mẹ trẻ và cộng đồng;
- Có ý thức rèn luyện để hoàn thiện
bản thân, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, thích ứng nhanh
trước những biến đổi của xã hội và của
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020)
110
ngành GDMN.
2.3.2.2. Yêu cầu về kiến thức
Bên cạnh phẩm chất đạo đức, sinh viên
tốt nghiệp phải dạt các yêu cầu về kiến
thức nghề nghiệp, cụ thể:
- Hiểu biết về kiến thức giáo dục đại
cương để vận dụng một cách sáng tạo vào
thực tiễn GDMN;
- Nắm vững hệ thống kiến thức khoa
học GDMN ở trình độ cao đẳng để thực
hiện tốt công tác chăm sóc-giáo dục trẻ;
- Hiểu biết đầy đủ về mục tiêu, nội
dung chương trình GDMN, phương pháp
tổ chức, đánh giá các hoạt động giáo dục
và sự phát triển của trẻ em ở các độ tuổi
khác nhau;
- Áp dụng kiến thức khoa học GDMN
vào việc tổ chức và đánh giá các hoạt động
chăm sóc - giáo dục trẻ ở tất cả các nhóm
tuổi, các loại hình trường, lớp mầm non
khác nhau.
2.3.2.3. Yêu cầu về kĩ năng
Ngoài những yêu cầu trên, sinh viên
cần có những kĩ năng nghề sau:
- Phân tích chương trình giáo dục mầm
non;
- Quan sát, tìm hiểu và đánh giá các
hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Lập kế hoạch chăm sóc và giáo dục
trẻ lứa tuổi mầm non;
- Tổ chức, quản lý và thực hiện chế độ
sinh hoạt; các hoạt động chăm sóc-giáo dục
cho trẻ lứa tuổi mầm non theo kế hoạch;
- Giao tiếp và ứng xử sư phạm với các
đối tượng khác nhau;
- Làm việc trong nhóm; khả năng thích
ứng với yêu cầu của công tác chăm sóc
giáo dục trẻ;
- Tuyên truyền khoa học giáo dục, vận
động xã hội hóa GDMN;
- Ứng dụng công nghệ thông tin, thành
tựu giáo dục mầm non trong và ngoài nước
vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ;
- Tự nghiên cứu khoa học giáo dục
mầm non, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực
sư phạm và trình độ chuyên môn.
2.3.3. Vị trí làm việc của người học
sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có đủ
khả năng để làm việc ở các vị trí sau:
- Giáo viên mầm non ở các cơ sở giáo
dục mầm non;
- Chuyên viên trong các cơ quan, tổ
chức có liên quan đến bậc học mầm non;
- Giảng dạy trong các trường đào tạo
giáo viên mầm non;
- Cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục
mầm non (phải tốt nghiệp loại xuất sắc
hoặc giỏi).
2.3.4. Khả năng học tập và nâng cao
trình độ sau khi tốt nghiệp
Ngoài khả năng làm việc tại các vị trí
vừa nêu, người học còn có khả năng tiếp
tục học tập nâng cao sau khi tốt nghiệp,
bao gồm:
- Các chương trình bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ về giáo dục mầm non;
- Các chương trình đào tạo sau đại học
về giáo dục mầm non và quản lý giáo dục.
2.4. Mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội
của chương trình đào tạo giáo viên Mầm
non giai đoạn 2011-2015 của Trường Đại
học Sài Gòn, đánh giá từ góc độ của
người sử dụng lao động
Đối tượng được khảo sát bao gồm 41
cán bộ quản lý trường mầm non công lập,
tư thục, quốc tế, các công ty hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục kỹ năng sống - tổ
chức hoạt động ngoại khóa... trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh có sử dụng lao
động là sinh viên ngành GDMN trường
Đại học Sài Gòn đã được học chương trình
giai đoạn 2011-2015. Phương pháp khảo
sát được sử dụng là bảng hỏi và phỏng vấn.
TRẦN THỊ TÂM MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
111
Nội dung khảo sát bao gồm: đánh giá về
chương trình đào tạo, về năng lực làm việc
của người lao động. Về tiêu chí “Thỏa mãn
tiềm năng, năng lực” của chương trình đào
tạo, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.1. Mức độ đáp ứng của chương
trình đào tạo ngành GDMN giai đoạn
2011-2015 Trường Đại học Sài Gòn về
thỏa mãn tiềm năng, năng lực
STT Nội dung
Phù
hợp
Chưa
phù hợp
1 Mục tiêu đào tạo 100% 0%
2 Nội dung đào tạo 93% 7%
3 Chất lượng đào tạo 67% 33%
Về mục tiêu đào tạo, 100% nhóm khảo
sát đánh giá mục tiêu đào tạo phù hợp với
chuẩn nghề nghiệp cũng như nhu cầu thực
tiễn công việc. Tuy nhiên, vẫn cần bổ sung
thêm hoặc chi tiết hóa một số mục tiêu
quan trọng về giao tiếp sư phạm mầm non,
ứng dụng công nghệ thông tin, lập kế
hoạch giáo dục.
Về nội dung chương trình, 7% đánh
giá chưa phù hợp với những lý do sau:
- Một số nội dung đào tạo trong các
môn chuyên ngành như các môn phương
pháp, lập kế hoạch giáo dục vẫn chưa cập
nhật những chỉ đạo của Sở Giáo dục.
- Một số kỹ năng cần có nhưng sinh
viên lại chưa được trang bị như kỹ năng
quản lý nhóm lớp, kỹ năng sử dụng bảng
tương tác, kỹ năng xử lý các tình huống sư
phạm .v.v
93% ý kiến cho rằng nội dung đào tạo
phù hợp nhưng cũng có chia sẻ tương tự
với nhóm trên. Tuy nhiên, nhóm khảo sát
này cho rằng việc GVMN thiếu kỹ năng,
chưa cập nhật các chỉ đạo mới vẫn có thể
làm việc tốt sau một thời gian nếu có nền
tảng cơ bản chắc chắn. Khoảng thời gian
để thích ứng ngắn hay dài phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, nhưng chủ đạo vẫn do nỗ lực
của chính sinh viên. Do đó, để tăng khả
năng thích ứng cũng như năng lực làm việc
cho sinh viên mới tốt nghiệp, chương trình
đào tạo cần bổ sung những nội dung sau:
Bảng 2.2. Những kỹ năng cần bổ sung vào
chương trình đào tạo GVMN
STT Nội dung
Tỉ lệ
(N=41)
1 Kỹ năng quản lý nhóm lớp 100%
2 Kỹ năng quan sát, tự học hỏi 90%
3
Thái độ khiêm tốn và kỹ
năng lắng nghe, tiếp thu ý
kiến
88 %
4
Kỹ năng sử dụng bảng tương
tác
85%
5
Kỹ năng xử lý tình huống sư
phạm
78%
6 Kỹ năng làm việc nhóm 78%
7 Kỹ năng quản lý cảm xúc 66%
8
Kỹ năng lập kế hoạch giáo
dục và tổ chức lễ hội
36%
9 Kỹ năng sử dụng nhạc cụ 14%
100% nhóm khảo sát cho rằng cần bổ
sung nội dung về “Kỹ năng quản lý nhóm,
lớp” vì sinh viên mới tốt nghiệp, tuy đã qua
hai kỳ thực tập nhưng vẫn chưa có khả
năng tổ chức nhóm lớp, bị lệ thuộc nhiều
vào giáo viên còn lại trong lớp. Việc điều
động trẻ trong các hoạt động hàng vẫn rất
lúng túng, nhất là khi tổ chức giờ học hoặc
cho trẻ di chuyển đến vị trí khác. Ngoài ra
việc quan sát, nắm bắt tình hình của trẻ
trong nhóm lớp còn thụ động và chưa bao
quát. Đặc biệt là chưa giải quyết ổn thỏa
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020)
112
những tình huống phát sinh từ trẻ như giúp
trẻ mới thích nghi sớm, dỗ trẻ khóc.v.v.
90% nhóm khảo sát đồng ý bổ sung
nội dung về “Kỹ năng quan sát, tự học hỏi”
vì rất ít sinh viên mới tốt nghiệp tỏ ra năng
động, tích cực học hỏi từ đồng nghiệp
trong quá trình làm việc. Nếu sinh viên
quan sát tốt, có thể thích ứng rất nhanh vì
với đặc thù nghề GVMN, các cô thường
không có nhiều thời gian để trao đổi,
hướng dẫn cụ thể chi tiết.
Bên cạnh đó, vẫn có nhiều giáo viên
nhiều kinh nghiệm sẵn sàng chia sẻ, hướng
dẫn đồng nghiệp mới, nhưng nhiều sinh
viên không tiếp thu và một vài trường hợp
thể hiện rõ thái độ không hài lòng vì cho
rằng người góp ý có trình độ thấp hơn
mình. Đây cũng là lí do một số cơ sở giáo
dục mầm non rất quan ngại khi tuyển dụng
GVMN có trình độ đại học. Do đó, “Thái
độ khiêm tốn và kỹ năng lắng nghe, tiếp
thu ý kiến” là nội dung được 88% ý kiến
tán đồng.
Ngoài ra, nội dung về ứng dụng công
nghệ thông tin tuy đã có, nhưng cần bổ
sung thêm về việc sử dụng bảng tương tác
(85%), vì đa số trường mầm non hiện nay
đều có bảng tương tác, nhưng sinh viên
mới tốt nghiệp hoàn toàn không biết sử
dụng phương tiện này.
Song song đó là cách ứng biến với các
tình huống sư phạm của sinh viên mới tốt
nghiệp vẫn còn nhiều lúng túng, ngây ngô,
nên cần bổ sung “Kỹ năng xử lý tình huống
sư phạm” (78%). Có những tình huống rất
đơn giản như đang trong giờ học, trẻ đi ra
khỏi lớp hoặc đi vệ sinh giữa lớp, hoặc
khóc òa lên... nhưng GVMN mới không
biết cách xử lý hoặc làm ngơ cho qua.
Trong ứng xử với phụ huynh càng thể hiện
sự vụng về. Một số vấn đề thường gặp như
thường xuyên than phiền về trẻ với phụ
huynh vì nghĩ đó là biểu hiện của sự quan
tâm nhưng không nhận ra thái độ không
vui của phụ huynh, quên hoặc nhầm đồ của
trẻ khi trả trẻ, thiếu nụ cười và lời chào khi
phụ huynh đưa hoặc đón con, giải đáp thắc
mắc của phụ huynh một cách qua loa hoặc
thiếu chính xác, quát mắng phụ huynh khi
phụ huynh cư xử thiếu tôn trọng .v.v
Một trong những nguyên nhân tác
động đến vấn đề ứng xử do kỹ năng quản
lý cảm xúc chưa phù hợp trong các tình
huống giao tiếp với phụ huynh, trẻ và đồng
nghiệp. Do đó, cần bổ sung thêm mục tiêu
về quản lý cảm xúc (66%).
Ngoài ra, công việc của GVMN là
công việc đòi hỏi sự hợp tác, làm việc đội
nhóm, do đó, 78% ý kiến cho rằng cần bổ
sung “Kỹ năng làm việc nhóm” vào nội
dung đào tạo.
“Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức lễ
hội” cũng cần bổ sung vào dù đây không
phải là công việc chính của GVMN, nhưng
là một phần không thể thiếu trong hoạt
động ở trường mầm non, vì trẻ học qua vui
chơi, trong lễ hội cũng có màu sắc của hoạt
động vui chơi. Bên cạnh đó, việc trang bị
kỹ năng này có thể tạo điều kiện cho những
sinh viên yêu trẻ nhưng không thể chịu
được áp lực khi làm GVMN có thể chuyển
hướng sang làm ở lĩnh vực tổ chức sự kiện
cho trẻ mầm non.
14% ý kiến đề nghị bổ sung kỹ năng
sử dụng nhạc cụ vì trường mầm non có
trang bị đàn ở các lớp, nhưng giáo viên lại
không biết sử dụng, vừa lãng phí vừa làm
giảm hiệu quả giáo dục. Điều này hợp lý,
vì trẻ mầm non giàu cảm xúc, thích vận
động, thích cảm thụ cái đẹp, và âm nhạc
chính là chất xúc tác tuyệt vời. Việc cô
giáo biết sử dụng nhạc cụ sẽ đem lại cho
trẻ nhiều cơ hội trải nghiệm cảm xúc, vận
động tự do theo giai điệu ngẫu hứng của cô
TRẦN THỊ TÂM MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
113
để phát triển tưởng tượng, sáng tạo hoặc
chỉ đơn giản là phá vỡ bầu không khí trầm
buồn trong lớp khi cần thiết.
Đánh giá về sản phẩm đào tạo, 67%
đánh giá “Phù hợp” vì nhận định rằng sinh
viên ra trường đã đáp ứng cơ bản nhu cầu
nghề nghiệp. 33% nhóm khảo sát đánh giá
“Chưa phù hợp” vì nhận thấy mục tiêu
chương trình đào tạo về cơ bản là đầy đủ,
nhưng một số sinh viên ra trường vẫn còn
thiếu nhiều mục tiêu đã đề ra, nổi bật là
tinh thần trách nhiệm, khả năng tự học, tinh
thần học hỏi và sự yêu nghề. Nhiều sinh
viên đi làm chỉ quan tâm đến thu nhập,
không quan tâm đến những cơ hội, điều
kiện đã được nhận. Tình trạng này chủ yếu
xảy ra ở các trường mầm non tư thục chất
lượng cao, trường mầm non quốc tế.
Những trường chất lượng thật sự thường có
những yều cầu riêng về chuyên môn, nên
sinh viên tốt nghiệp mới vào làm sẽ được
huấn luyện thêm, không thu phí. Tuy
nhiên, chủ các cơ sở luôn lo lắng công sức
đào tạo của mình bị lãng phí do sinh viên
thường có xu hướng tìm nơi thu nhập cao –
việc ít dù điều kiện làm việc tại những cơ
sở này rất tốt. Tuy nhu cầu tăng thu nhập là
chính đáng nhưng thái độ vô ơn, quay lưng
chỉ vì thu nhập là điều không được hoan
nghênh. Một số trường mầm non có cách
chế tài bằng hợp đồng bồi thường nếu
không đả