Mức lương tối thiểu chung

nhận lương và chế độ khác nhau. Thấp hơn 2,4 lần Hàng chục cuộc tranh chấp tại các DN hoạt động theo Luật DN trong thời gian qua đều liên quan tới tiền lương. Một phản ứng đã được các chuyên gia lao động (LĐ) tiên liệu sau khi Chính phủ ra nghị định 03 điều chỉnh tiền lương tối thiểu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Cùng một công việc, người LĐ làm việc ngoài khu vực FDI hưởng lương tối thiểu thấp hơn 2,4 lần trong khi các quyền lợi khác được qui định trong Luật LĐ không được chủ sử dụng quan tâm hoặc cố tình né tránh. Nhìn kỹ, LĐ tự phát đình công không hẳn chỉ vì chuyện tiền lương tối thiểu. Cuộc đình công ở Công ty Huê Phong (TP.HCM) có hơn 6.000 LĐ tham gia. Tới thời điểm xảy ra tranh chấp, LĐ ở công ty này vẫn chỉ được ký hợp đồng LĐ với các mức lương cơ bản là 330.000 - 350.000 và 400.000 đồng/tháng, có nghĩa thấp hơn, bằng và cao hơn chút xíu so với mức tiền lương tối thiểu chung. Mức lương cơ bản này là căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), tính các chế độ cho người LĐ. Tập thể LĐ đã yêu cầu công ty tăng tiền lương cơ bản và phải lấy mức lương cơ bản tăng thêm đó tính chế độ, BHXH. Chỉ tới khi công ty tăng mức lương cơ bản lên thấp nhất là gần 600.000 đồng, tập thể LĐ mới đồng ý trở lại làm việc. Các cuộc đình công tiếp theo cũng chỉ ngừng lại khi DN đồng ý tăng lương cơ bản

doc11 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mức lương tối thiểu chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cần một mức lương tối thiểu chung TT - Trước tết, đình công chủ yếu xảy ra ở doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài. Nay đình công chuyển sang khu vực DN hoạt động theo Luật DN vì cùng công việc nhưng người lao động nhận lương và chế độ khác nhau. Thấp hơn 2,4 lần Hàng chục cuộc tranh chấp tại các DN hoạt động theo Luật DN trong thời gian qua đều liên quan tới tiền lương. Một phản ứng đã được các chuyên gia lao động (LĐ) tiên liệu sau khi Chính phủ ra nghị định 03 điều chỉnh tiền lương tối thiểu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Cùng một công việc, người LĐ làm việc ngoài khu vực FDI hưởng lương tối thiểu thấp hơn 2,4 lần trong khi các quyền lợi khác được qui định trong Luật LĐ không được chủ sử dụng quan tâm hoặc cố tình né tránh. Nhìn kỹ, LĐ tự phát đình công không hẳn chỉ vì chuyện tiền lương tối thiểu. Cuộc đình công ở Công ty Huê Phong (TP.HCM) có hơn 6.000 LĐ tham gia. Tới thời điểm xảy ra tranh chấp, LĐ ở công ty này vẫn chỉ được ký hợp đồng LĐ với các mức lương cơ bản là 330.000 - 350.000 và 400.000 đồng/tháng, có nghĩa thấp hơn, bằng và cao hơn chút xíu so với mức tiền lương tối thiểu chung. Mức lương cơ bản này là căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), tính các chế độ cho người LĐ. Tập thể LĐ đã yêu cầu công ty tăng tiền lương cơ bản và phải lấy mức lương cơ bản tăng thêm đó tính chế độ, BHXH. Chỉ tới khi công ty tăng mức lương cơ bản lên thấp nhất là gần 600.000 đồng, tập thể LĐ mới đồng ý trở lại làm việc. Các cuộc đình công tiếp theo cũng chỉ ngừng lại khi DN đồng ý tăng lương cơ bản. Nhiều chuyên gia LĐ khẳng định tranh chấp LĐ sẽ còn biến động nhiều nếu không có sự thay đổi từ phía Nhà nước. Người LĐ đã bước đầu sử dụng luật để đấu tranh. Một "thủ lĩnh" LĐ nói: “Nếu yêu cầu của chúng tôi không được giải quyết, chúng tôi sẽ vẫn vào làm, nhưng cứ tới đợt cao điểm giao hàng chúng tôi sẽ đồng loạt tự ý nghỉ việc bốn ngày, rồi đi làm lại. Để xem lúc đó công ty có thỏa thuận lại không. Công ty không thể đuổi việc vì luật qui định tự ý bỏ việc năm ngày mới xử lý được”. Lương không đủ ăn, mặc Việc ký hợp đồng LĐ với LĐ ở mức thấp như vậy là động tác lách luật mà nhiều DN sử dụng. Chẻ nhỏ tiền lương để giảm bớt chi phí đóng BHXH và các chế độ khác. Mức lương căn bản chỉ dao động nhẹ quanh mức tối thiểu miễn sao không phạm luật, còn lại được biến thành tiền phụ cấp, tiền chuyên cần, tiền năng suất... Do đó, nhìn tổng thu nhập của LĐ thì không thấp hơn khu vực FDI bao nhiêu, song thực chất khi hưởng các chế độ, quyền lợi theo luật định thì bị tước đi rất nhiều. Nhiều LĐ cho biết nếu chỉ làm 8giờ/ngày suốt 26 ngày/tháng, mỗi người chỉ được hưởng khoảng 400.000 đồng, không đủ đáp ứng nhu cầu ăn, mặc. LĐ buộc phải tăng ca, làm thêm để tăng thu nhập. Cộng thêm việc nhiều DN tồn tại các sai phạm: ép tăng ca nhiều, tính phụ trội không đầy đủ, không đảm bảo điều kiện làm việc, vệ sinh an toàn LĐ... 600 LĐ Công ty may Liên Phương (phường Tân Phú, Q.9, TP.HCM) đình công vì tăng ca quá nhiều nhưng thu nhập chưa tới 900.000 đồng/tháng, công ty không công khai đơn giá gia công, nghỉ ốm có xin phép, có xác nhận bác sĩ vẫn bị trừ tiền chuyên cần... Qua các cuộc tranh chấp, các LĐ cho biết những bất hợp lý này đã kéo dài nhiều năm, kêu công đoàn mãi cũng không thấy chuyển biến gì, cơ quan hữu quan xuống kiểm tra rồi đâu vẫn nguyên đó. Khu vực DN nhà nước, cổ phần hóa thì ổn định hơn. Vừa qua chỉ xảy ra hai vụ đình công liên quan vấn đề lương và được giải quyết ngay trong ngày. Một chính sách tiền lương chung Bà Nguyễn Thị Dân, trưởng phòng lao động - tiền lương - tiền công Sở Lao động - thương binh & xã hội TP.HCM, cho rằng vấn đề then chốt để giải quyết những bất ổn này là Chính phủ cần có một chính sách chung về tiền lương áp dụng trong các DN, không phân biệt hình thức sở hữu. Đây cũng là điều mà nhiều lần các nhà đầu tư nước ngoài đưa ra tranh luận về chính sách cho LĐ với cơ quan hữu quan. Mới nhất, trong đợt đình công ở Khu chế xuất Linh Trung, khi tiếp xúc với lãnh đạo TP.HCM các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đưa vấn đề này ra giống như một yêu cầu về tính cạnh tranh. Ông H., giám đốc ba công ty giày (đầu tư trong nước), khẳng định việc có một mức lương tối thiểu chung là hợp lý, những DN không quan tâm tới LĐ không theo nổi thì cứ để thị trường tự sàng lọc, chứ lập lờ như thế này thiệt nhất chỉ là người LĐ. Thị trường lao động đầu năm: Cầu cao, cung thấp Ái Vân Những tháng đầu năm nay, cung - cầu lao động lại có sự biến động mạnh. Tình trạng này liên tục tái diễn trong những năm gần đây. Như đánh giá của giới cung ứng nguồn lao động, trong quí 1/2007, nhu cầu cần tuyển lao động tăng cao hơn 20% so với cùng kì năm ngoái. Nghề nào cũng thiếu Tình hình thực tế hiện nay là tất cả các ngành nghề đều đang có nhu cầu cần nguồn lao động lớn. Trong khi đó vài năm trở lại đây, các ngành công nghiệp sản xuất có tính chất sử dụng nhiều lao động như may mặc, da giày, đồ gỗ phát triển mạnh đã làm cho thị trường lao động của Việt Nam vốn đã “nóng” lại càng “nóng bỏng” hơn. Tại các trung tâm giới thiệu việc làm, như Thanh Niên, trung tâm giới thiệu việc làm các khu công nghiệp, Vinhempich... thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp dày đặc và với số lượng lớn. Đối với các ngành may mặc, da giày, chế biến gỗ, chế biến thuỷ sản, thông tin tuyển dụng lên đến con số vài trăm công nhân. Từ sau Tết đến nay, theo như thống kê của các trung tâm giới thiệu việc làm, con số đặt hàng người lao động ở mỗi nơi lên đến con số vài ngàn người. Dạo quanh một vòng trong các khu công nghiệp ở Bình Dương, Tp.HCM, Đồng Nai và trên cả những trục đường lớn gần các khu công nghiệp như xa lộ Đại Hàn (Tp.HCM), đại lộ Bình Dương và nhất là ở những khu vực tập trung nhiều cơ sở may mặc, đâu đâu cũng dễ dàng tìm thấy các thông tin tuyển dụng lao động. Để thu hút lao động, phía các doanh nghiệp ngoài mức lương chính, rất nhiều nơi còn công bố luôn mức thưởng, trợ cấp đi lại, và một số chế độ khác. Chẳng hạn như tại Công ty May Hoàn Thành đóng trên đường Xa lộ 1A, Q12 Tp.HCM công bố: mức tiền thưởng chuyên cần 50.000 đồng/người/tháng và thưởng 100.000 đồng/người/tháng cho những công nhân có kết quả sản xuất tốt. Công ty May Shilla Gags Việt Nam cũng công bố mức lương thấp nhất là 35.800 đồng/người/ngày, đối với những thợ may giỏi sẽ trả lương theo thoả thuận. Bên cạnh các ngành may mặc, giầy da, lao động ở tất cả các ngành khác cũng đều rất thiếu. Tại Trung tâm việc làm Thanh Niên trực thuộc Thành đoàn Tp.HCM có khá nhiều công việc cần lao động phổ thông, nhân viên kinh doanh, bán hàng, thợ mộc, nhân viên văn phòng, kĩ sư cơ khí, điện tử, kế toán... Ngoài các công việc có mức lương từ 1,5 – 2 triệu đồng/tháng, không ít các vị trí tuyển dụng với mức lương trên 2 triệu- 3 triệu như: kế toán, thiết kế, trợ lí giám đốc, kĩ sư, chuyên viên... Vì sao đầu năm lao động lại biến động mạnh? Theo giải thích của ông Nguyễn Văn Sang, Trưởng phòng Trung tâm giới thiệu việc làm Thanh Niên, nguồn lao động được phân bổ và dao động theo từng giai đọan và sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề cũng góp phần tạo nên sự biến động của thị trường lao động. Trước kia, các ngành may mặc, giầy da thu hút nhiều lao động. Ngày nay, các ngành nghề trong lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng đang phát triển mạnh, trong khi ấy, đặc điểm của những công việc trong các ngành ở lĩnh vực thương mại dịch vụ nhẹ nhàng hơn đã thu hút một lượng lao động ở các ngành khác chuyển sang. Tiếp đó, với sự phát triển của nền kinh tế, các ngành nghề đều có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất nên nhu cầu lao động rất lớn. Một số nguyên nhân khiến người lao động thay đổi chỗ làm như tâm lí mau chán môi trường làm việc nên luôn thay đổi chỗ làm, một số vì không chịu nổi áp lực của công việc cũ. Tuy nhiên lương bổng luôn là vấn đề quan trọng nhất. Vì phần lớn người lao động bỏ việc giữa chừng là muốn tìm kiếm một mức lương cao hơn. Tại những cuộc hội thảo về vấn đề lao động, được tổ chức tại Tp.HCM vừa qua, có nhiều ý kiến cho rằng nếu doanh nghiệp quan tâm đến mức lương và đời sống của người lao động tốt hơn, sẽ góp phần hạn chế người lao động bỏ việc. Mỗi năm số lượng người đến độ tuổi lao động đều tăng lên, nhưng nhu cầu lao động vẫn thiếu. Cũng theo như cách giải thích của ông Sang thì thật sự nguồn lao động không thiếu nhưng số lượng lao động đáp ứng được về nhu cầu cho doanh nghiệp lại không nhiều. Chẳng hạn như đối với công việc văn phòng, nhà tuyển dụng yêu cầu người đi tìm việc phải biết Anh văn giao tiếp, nhưng mức lương chỉ khoảng 1 - 1,2 triệu đồng/tháng, người lao động cảm thấy mức lương không thoả đáng. Người lao động và doanh nghiệp chưa có được tiếng nói chung. Thị trường lao động thời hội nhập WTO: Thị trường mở, nguy cơ mất việc tăng (21/03/2007 10:55) Sau khi Việt Nam (VN) chính thức được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một trong những vấn đề tác động nổi cộm với Việt Nam là thị trường lao động. Là thành viên WTO, VN sẽ tham gia vào hệ thống phân phối lao động quốc tế. Bên cạnh những lợi thế và cơ hội, sẽ có nhiều thách thức hơn về thị trường lao động. Thị trường trước thời điểm WTO Những năm qua, thị trường lao động VN đã hình thành, tại các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... có hàng ngàn trung tâm dịch vụ, giới thiệu việc làm, giúp DN có thêm kênh tuyển chọn lao động. Gia nhập WTO, đầu tư nước ngoài tăng vì vậy khối lượng xiệc làm cũng tăng lên, đặc biệt là trong các ngành sử dụng nhiều lao động với giá trị XK cao như ngành Dệt may, Thủy sản, Thủ công mỹ nghệ, Nông nghiệp... Tỷ trọng lao động được đào tạo nghề, có trình độ chuyên môn tăng do áp lực cạnh tranh tìm kiếm việc làm. Số lượng lao động làm việc ở nước ngoài tăng nhanh, trong đó tỷ trọng lao động có chuyên môn tăng rất nhanh do mở cửa và hội nhập thị trường lao động quốc tế. Khi thương mại và đầu tư quốc tế tăng lên sẽ làm tăng thu nhập, các mối quan hệ quốc tế và sự giao tiếp xuyên biên giới cũng sẽ tăng lên. Những thay đổi này sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu của quốc gia, cả về chất và lượng lao động. Theo các chuyên gia nghiên cứu kinh tế, tác động của việc gia nhập WTO đối với công ăn việc làm sẽ trên 3 lĩnh vực: Thứ nhất, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ chịu ảnh hưởng bởi những quy định về đầu tư của WTO. Thứ hai là các DN trong khu vực XK, đặc biệt là những DN sử dụng nhiều lao động sẽ chịu tác động của các qui định về thương mại của WTO. Thứ ba, là những khu vực khác bị tác động trực tiếp bởi thương mại toàn cầu. Đối với những khu vực này, sự tăng lên trong thương mại quốc tế sẽ gián tiếp dẫn đến sự tăng cầu trên thị trường trong nước, khiến cho nhu cầu lao động tăng lên. Trong bản dự thảo báo cáo về vấn đề lao động - việc làm hậu WTO của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang tiến hành lấy ý kiến xây dựng, trong đó đề ra các cơ hội cho thị trường lao động Việt Nam thời kỳ hậu WTO. Lợi thế thứ nhất chính là lực lượng lao động trẻ hùng hậu, có trình độ văn hóa khá và đồng đều, khả năng tiếp thu công nghệ nhanh và chấp nhận mức lương thấp hơn các thị trường khác. Thứ hai, hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó có pháp luật lao động đã được xây dựng, ban hành và cơ bản đảm bảo các tiêu chuẩn lao động quốc tế, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển xã hội. Thứ ba, trong những năm gần đây, thị trường lao động Việt Nam đã hình thành và dần hoàn thiện. Đặc biệt, tại các thành phố lớn,thị trường lao động đã phát triển khá mạnh mẽ, sôi động. Thứ tư, các chính sách về an sinh xã hội đã hình thành và phát triển, nhiều chính sách xã hội đã được thực hiện có hiệu quả nhằm khắc phục những hệ quả phát sinh từ thị trường lao động. Đây chính là những thuận lợi cơ bản để Việt Nam có một thị trường lao động phát triển mạnh mẽ, nâng cao dần mặt bằng trình độ nhân lực chung đồng thời trở thành một trong những nhân tố cơ bản nhất thu hút đầu tư nước ngoài. Cơ chế chính sách khập khiễng Thuận lợi nhiều, song những thách thức khi tham gia hội nhập cũng không phải là nhỏ. Theo, Giám đốc một Trung tâm Giới thiệu việc làm tại TP.HCM nhìn nhận: Thị trường lao động tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung vẫn đang chập chững những bước đi đầu tiên - gần như hoàn toàn tự phát. Các hoạt động dịch vụ liên quan đến thị trường lao động chưa hoàn thiện, quy mô thị trường lao động còn hạn chế, lượng người tham gia thị trường lao động còn thấp (chỉ chiếm 20% lực lượng lao động). Gia nhập WTO, sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động cũng đe dọa đến thu nhập và sự phân hóa giàu nghèo. Khi thương mại và đầu tư quốc tế tăng, nhu cầu đối với những người lao động có kỹ năng sẽ tăng một cách nhanh chóng. Trong khi, cung của nhóm lao động này lại vẫn ở mức thấp hơn so với cầu. Do đó, theo quy luật cung - cầu, lương trên thị trường lao động của lao động chưa qua đào tạo sẽ tăng lên chậm hơn nhiều so với lương của nhóm lao động có kỹ năng. Ngoài ra, khoảng cách về thu nhập giữa các khu vực sẽ gia tăng. Thể hiện rõ ràng nhất là khoảng cách thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Một khó khăn với thị trường lao động Việt Nam hiện nay, đó là trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động còn thấp; ý thức, tác phong công nghiệp chưa cao. Phần lớn số lao động chưa được đào tạo nghề hiện sinh sống ở nông thôn, gây ít nhiều khó khăn cho các cơ quan Nhà nước trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động. Thực tế cho thấy, những năm qua việc tập trung quá lớn lực lượng lao động ngoại tỉnh, lao động nông thôn về các khu công nghiệp tại nhiều tỉnh, thành phố lớn đã gây sức ép đối với xã hội (như: y tế, giáo dục, điện nước...), làm quá tải bộ máy hành chính quản lý đô thị và xây dựng nếp sống đô thị hiện đại. Tình trạng thất nghiệp ở những ngành nghề cạnh tranh kém cũng là nguy cơ được nhiều chuyên gia về thị trường lao động cảnh báo. Bà Phạm Chi Lan, nguyên chuyên gia nghiên cứu kinh tế của Thủ tướng nói về thách thức đối với lao động Việt Nam khi hội nhập đó là nguy cơ mất việc làm treo trên đầu bất cứ ai. Khi gia nhập WTO, hàng hóa, dịch vụ nước ngoài tràn vào thị trường VN; các doanh nghiệp, lĩnh vực VN không cạnh tranh được, sản xuất bị thu h‹p hoặc khó tồn tại, ảnh hưởng đến công ăn việc làm. Tác động trực tiếp nhất của việc thu hẹp sản xuất là người lao động có nguy cơ mất việc làm. Không loại trừ ngành Dệt may, Da giày mà những lĩnh vực dịch vụ, nông sản yếu kém cũng bị đe dọa. Nhận xét về cơ cấu nguồn lao động hiện nay, bà Chi Lan nhận định - Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp quá, kỹ năng làm việc lại yếu. Hiện chỉ có 27% lao động được đào tạo, có kỹ năng. "Người ta vẫn nói là "thừa thầy, thiếu thợ" nhưng thực tế "thầy" đâu có thừa. Tốt nghiệp đại học ra đâu thể gọi là thầy được bởi họ làm việc chưa đáp ứng yêu cầu xã hội. Hoặc trong cơ cấu đại học bây giờ, các em cứ lao vào học ngành Kinh doanh nhưng ít vào ngành Kỹ thuật. Đó cũng là một cái khó cho việc tạo một thị trường lao động đa dạng". Nhiều chuyên gia lao động nhận định, trong lĩnh vực lao động và xã hội, để phù hợp với nguyên tắc thị trường của nền kinh tế, có nhiều vấn đề cần nghiên cứu điều chỉnh. Trước hết, đó là vấn đề quan hệ lao động và tiền lương. Đây là một trong những yếu tố để xác định tính chất thị trường của một nền kinh tế. Trước dự báo về sức ép cạnh tranh nguồn nhân lực khi Việt Nam gia nhập WTO, các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cần phải tìm những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Khi hội nhập, yếu tố cạnh tranh về lao động sẽ rất lớn, không chỉ bản thân người lao động phải nỗ lực, mà doanh nghiệp cũng phải tạo điều kiện để người lao động được học tập (chẳng hạn như hỗ trợ tiền học phí, đào tạo...). Từng doanh nghiệp cần phải hiểu nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động trong đơn vị mình cũng là nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Để người lao động đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp và thị trường, mô hình học tập cộng đồng, học tập suốt đời cần được khuyến khích. Rõ ràng đây cũng là vấn đề lớn, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Đối với người lao động, các chuyên gia kinh tế cho rằng, để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức, lao động VN cần được chuẩn bị, đào tạo và đào tạo lại để có thể tham gia tích cực và hiệu quả nhất vào một số công đoạn của chuỗi giá trị toàn cầu này. TBTC 35 Thứ Sáu, 05/08/2005, 19:02 (GMT+7) Nhu cầu lao động tăng trưởng ở mức kỷ lục TTO - Theo kết quả mới nhất của tài liệu Thông số nhân lực VN do tập đoàn VietnamWorks thực hiện, quý 2 năm nay có mức tăng trưởng kỷ lục: 42% so với quý 1, một tin tức lạc quan cho người tìm việc tại thời điểm này. Tiffany Nguyễn, Giám đốc Phát triển Chiến lược của VietnamWorks và là tác giả của bản Thông Số Nhân Lực Việt Nam, đo cung và cầu của thị trường lao động dựa trên số lượng thông báo tuyển dụng và hồ sơ xin việc được đăng trên trang web tuyển dụng hàng đầu này cho biết “sự tăng trưởng mạnh của nhu cầu lao động trong quý này là một tín hiệu tốt từ họat động tuyển dụng ở Việt Nam và là bằng chứng rõ ràng về sự phát triển của nền kinh tế quốc gia”. Mức tăng của quý này là nhờ vào nhu cầu tuyển dụng mạnh từ các ngành chủ chốt như Bán hàng, Công nghệ/Viễn thông, Tiếp thị, Kỹ thuật, Kế toán và Hành chính/Thư ký. Thực tế thì cả 30 trong tổng số 39 ngành công việc đều thể hiện sự tăng trưởng về nhu cầu tuyển dụng trong quý 2. Xét theo tỷ lệ phần trăm, Kế toán là ngành có tỷ lệ cao nhất với mức tăng 87% so với quý 1. Trong khi đó đứng đầu các ngành đang giảm về nhu cầu là Bảo hiểm với mức giảm đến 63% trong quý 2 so với quý 1 2005. TP.HCM dẫn đầu về khu vực có nhiều cơ hội làm việc nhất, chiếm 57% tổng số công việc trên toàn quốc. Tiếp theo là Hà Nội với 24% trong tổng số các công việc đã được đăng tuyển và cũng là nơi có nhu cầu lao động tăng mạnh gần như gấp đôi so với quý 1. Trong khi nhu cầu lao động tăng một cách đáng kể thì nguồn cung vẫn không có sự thay đổi mạnh mẽ. Nguồn cung lao động trong quý 2 chỉ tăng nhẹ. Công nghệ/Viễn thông là ngành có nhiều người tìm việc nhất. Trong quý 2, 31 trong số 39 ngành đều có tăng nhưng không cao trong khi đó hai ngành quan trọng là Hành chính/Thư ký và Kế tóan lại cho thấy sự sút giảm mạnh về cung lao động, đến 80% và 35%. Jonah Levey, Tổng Giám đốc VietnamWorks.com và Navigos Group nói, “Thông số Nhân lực của quý này cho thấy khoảng trống giữa cung và cầu trên thị trường lao động vẫn tiếp tục tăng. Nhu cầu về nhân sự có chuyên môn vẫn tiếp tục tăng và đang vượt quá mức cung. Lý do này dẫn theo sự tăng về lương và chúng tôi mong rằng xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển. Trong các ngành chuyên môn như Viễn thông và Công nghệ Thông tin, lương tăng 11% mỗi năm nhưng thiếu hụt về nguồn lao động vẫn đang là một thực tế, vì thế mức lương mà các công ty sẵn sàng trả cho đội ngũ lao động có chuyên môn cao này vẫn đang đi lên. Các ngành công việc có sự chênh lệch lớn nhất giữa cung và cầu như Hành chính/Thư ký và Xuất/Nhập khẩu dù sớm hay muộn sẽ phải tìm cách thu hút nguồn nhân sự cho mình với mức lương hấp dẫn, và mức tăng sẽ khá chậm. Tuy nhiên sự điều chỉnh đó sẽ phải mất vài năm mới diễn ra”. Thị trường lao động cuối năm: Cung không đáp ứng nổi cầu  Cập nhật: 10:16 AM, 16/01/2007 Thời điểm những ngày cuối năm nay, thị trường lao động đang dần tăng độ “nóng”, đặc biệt tại Tp.HCM, Hà Nội và một số các tỉnh phát triển du lịch. Nhu cầu tuyển dụng lao động làm việc bán thời gian rất lớn. Các trung tâm giới thiệu việc làm luôn có nguồn việc dồi dào, mới mẻ đáp ứng cho nhu cầu tìm việc. Sôi động nhất phải kể đến thị trường Tp.HCM. Theo các trung tâm giới thiệu việc làm ở Tp.HCM, những ngày đầu năm 2007, nhu cầu tuyển dụng lao động, nhất là lao động phổ thông tăng vọt, nhưng số ứng viên đến đăng ký tìm việc làm lại giảm. Các đầu việc cần tuyển nhiều lao động phổ thông là phát quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, gói quà, kiểm hàng, bán hàng, phục vụ. Theo ước tính, có khoảng hơn 1.000 chỗ làm thời vụ từ nay đến Tết Nguyên đán thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm. Đơn cử như Trung tâm Hỗ trợ sinh viên số 643 Điện Biên Phủ, quận 3, đang cần tuyển 190 lao động. Theo dự báo của các trung tâm giới thiệu việc làm tại Tp.HCM, nhu cầu lao động thời vụ trong những ng