MỤC TIÊU KHỐI CHỒI THÁNG 3 CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

- Biết sử dụng ngôn ngữ miêu tả hoạt động, cách di chuyển của các con vật. Ví dụ: gấu đi lặc lè; gà chạy lon ton. - Bắt chước tiếng kêu của các con vật. Ví dụ: chó sủa gâu gâu; mào kêu meo meo. - Sử dụng tính từ miêu tả bản chất, đặc điểm của các con vật. - Biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để kể chuyện về các con vật nuôi mà trẻ yêu thích; hay kể về các con thú dữ trẻ được xem trong Thảo Cầm Viên; trong ti vi.

doc6 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3145 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu MỤC TIÊU KHỐI CHỒI THÁNG 3 CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU KHỐI CHỒI THÁNG 3 CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: Trẻ có những hiểu biết ban đầu về các con vật; biết môi trường sống, ích lợi, đặc điểm, cách phân loại chúng dựa trên những đặc điểm bên ngoài. Biết so sánh số lượng nhiều ít giữa các con vật; định hướng vị trí của chúng so với các vật khác. Nhận biết và phân biệt các hình khối: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật, khối tam giác,… PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: Biết sử dụng ngôn ngữ miêu tả hoạt động, cách di chuyển của các con vật. Ví dụ: gấu đi lặc lè; gà chạy lon ton. Bắt chước tiếng kêu của các con vật. Ví dụ: chó sủa gâu gâu; mào kêu meo meo. Sử dụng tính từ miêu tả bản chất, đặc điểm của các con vật. Biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để kể chuyện về các con vật nuôi mà trẻ yêu thích; hay kể về các con thú dữ trẻ được xem trong Thảo Cầm Viên; trong ti vi. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI: Trẻ biết phân biệt các con thú hiền và thú dữ; biết được một số cách tự vệ đơn giản của bản thân trước con thú dữ. Cách chăm sóc và phòng tránh bệnh đói với vật nuôi trong nhà như mèo, chó. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM THẪM MỸ: Giáo dục trẻ tình cảm yêu mến động vật, biết chăm sóc và bảo vệ chúng. Bắt chước các cử động, tạo dáng của các con vật. Sử dụng các kỹ năng tạo hình và cắt dán để vẽ nặn cắt dán các con vật tô màu con vật; tạo hình các con vật từ các loại rau củ quả. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: Tập bắt chước dáng đi của gấu,cọp… Các vận động trèo thang như khỉ; bơi như cá.. TUẦN 1: VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Tên các vật nuôi trong gia đình, đặc điểm rõ nét để phân biệt các vật nuôi trong gia đình. Nơi sống của các con vật nuôi trong gia đình. Ích lợi của chúng. Cách chăm sóc vật nuôi, thức ăn của vật nuôi. Phân loại theo đặc điểm của chúng: đẻ con hay đẻ trứng; bốn chân hay hai chân. TUẦN 2: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG Môi trường sống của các con vật là trong rừng; tự kiếm sống; sống thành bầy đàn; tự vệ khác nhau. Tên và đặc điểm riêng của từng nhóm; phan loại động vật theo nhóm: động vật ăn thịt, động vật ăn lá cỏ. Tình cảm mẹ con của các con vật. Cách di chuyển và kiếm ăn của chúng. MẠNG NỘI DUNG KHỐI CHỒI CHỦ ĐỀ: THẾ GIƠI ĐỘNG VẬT TUẦN 4: CÔN TRÙNG Tên một số loại côn trùng phổ biến. đặc điểm riêng của chúng: có loài có cánh, di chuyển trên không trung; một số loài bò trên mặt đất; một số loài sống và kiếm ăn theo đàn. Cách di chuyển và tự vệ của chúng trước kẻ thù. Phân biệt côn trùng có lợi và côn trùng có hại. Ích lợi của côn trùng có lợi đối với con người. TUẦN 3: ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC Tên các con vật sống dưới nước: tôm, cua, cá, ốc… Cách di chuyển của từng loài. Môi trường sống của từng loài: nước mặn, nước ngọt, nước lợ. Ích lợi của chúng:cung cấp thực phẩm; vitamin A. MẠNG HOẠT ĐỘNG KHỐI CHỒI CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: - Kể cho bé nghe các câu chuyện: dê con nhanh trí, cáo - thỏ và gà trống, sự tích con cào cào, trâu và ngựa, chuột – gà trống và mèo. - Bài thơ: Rong và cá, Chim chích bông. - Bài đồng dao: Làng chim, Vè cá… - Các câu đố về các con vật. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ. LÀM QUEN VỚI TOÁN: - So sánh số lượng nhiều ít trong phạm vi 5, nhận biết và gọi tên chữ số từ 1-5 - Nhận biết và gọi tên các hình khối: khối tam giác, cầu, trụ, vuông. - Phân biệt và định hướng trong không gian. PHÁT TRIỂN THẢM MỸ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI KHÁM PHÁ KHOA HỌC - Tìm hiểu về thức ăn và môi trường sống của các con vật. - Phân loại vật nuôi trong gia đình. - Tìm hiểu về một số con vật sống trong rừng. - Thí nghiệm cá thở bằng mang. TẠO HÌNH - Vẽ đàn gà con; con mèo,… - Tô màu các con thú trong rừng. - Xé dán đàn cá bơi. - Tạo hình các con vật từ các nguyên vật liệu mở: con thỏ, con voi, con chuồn chuồn, chim, tôm, cua… - Xây dựng: xây các khu chuồng trại cho vật nuôi trong nhà và trong rừng; lắp ráp các con vật. - Bán hàng: bán thức ăn cho các thú nuôi trong nhà. - Bác sĩ: làm bác sĩ thú y chữa bệnh cho các con thú. - Xem phim về thế giới động vật. - Gia đình: chế biến các loại thức ăn từ động vật. - Cửa hàng may quần áo cho các con thú ÂM NHẠC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Vận động: Cho trẻ thực hiện các vận động: - Bật chụm chân liên tục qua 5 ô. - Chuyền bóng qua đầu, qua chân. - Đi trên ghế băng bước qua chướng ngại vật. - Lăn bóng và di chuyển theo bóng. Trò chơi: - Bắt chước tạo dáng con vật. - Bắt chước cách di chuyển của các con vật. Vận động tinh: Lắp ráp, vẽ nặn các con thú. Hoạt động ngoài trời: Quan sát các con vật nuôi trong vườn thú của trường. Chăm sóc con vật; xây dựng chuồng nuôi thú. Dinh dưỡng: Dạy trẻ chế biến món ăn từ động vật. Dạy trẻ hát các bài hát: - Con mèo, con chó. - Con voi. - Chú ếch con. - Con chuồn chuồn. Cho trẻ nghe các bài hát: - Bé với mèo và chó. Vận động ÂN, Trò chơi ÂN: - Hát theo tranh vẽ. - Vận động minh hoạ theo bài hát. - Tạo dáng các con vật.