Muồng hoàng yến - Loài cây đẹp có giá trị kinh tế cần phát triển

Muồng hoàng yến có tên khoa học là: Cassia fistulosa L. Tên tiếng Anh : Golden shower, Indian laburnum Họ phụ : Vang (Caesal pinioideae) Họ Đậu: Fabaceae Mô tả

pdf7 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Muồng hoàng yến - Loài cây đẹp có giá trị kinh tế cần phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Muồng hoàng yến - loài cây đẹp có giá trị kinh tế cần phát triển Muồng hoàng yến có tên khoa học là: Cassia fistulosa L. Tên tiếng Anh : Golden shower, Indian laburnum Họ phụ : Vang (Caesal pinioideae) Họ Đậu: Fabaceae Mô tả Cây gỗ trung bình, thường xanh hay rụng lá, tán rộng, thưa, cao 10- 15cm, đường kính 40- 50cm. Vỏ xám bạc, nhẵn, có vết vòng là kèm. Cây phân cành sớm, cành nhẵn, màu xám. Lá kép lông chim chẵn, mọc cách, dài 15-25cm; lá chét mọc đối, 3-8 đôi, hình bầu dục đến bầu dục thuôn, dài 7-12cm, rộng 4-6cm, đỉnh nhọn, ít khi tù; gốc hình nêm rộng, nhẵn ở các cây già; chất lá mềm, màu xanh mướt khi còn non; cuống lá dài 7-10cm, cuống lá chét dài 5- 10mm. Lá kèm nhỏ, sớm rụng. Cụm hoa ở nách, hình chùm, rủ xuống, dài 20- 40cm. Lá bắc dài 8- 10mm, sớm rụng. Cuống hoa 15-25mm, nhẵn; đài hình bầu dục, dài 5-10mm, có lông ở ngoài; cánh hoa màu vàng hoàng yến, hình bầu dục rộng, dài 30- 35mm, rộng 10- 15mm, có cựa ngắn. Nhị 10, bao phấn và chỉ nhị bằng nhau, bao phấn có lông. Bầu và vòi có lông, núm nhụy nhỏ. Quả đậu, hình trụ, khi non màu xanh, khi già màu nâu- đen nhạt và mở ra, dài 20- 60cm, rộng 1,5- 2cm, nhẵn, rủ xuống. Hạt nhiều, dẹt, hình bầu dục, cứng, dài 8-9mm, rộng 5mm, màu nâu. Phân bố và sinh thái Phân bố ở 3 tỉnh vùng Tây nguyên là : Kon Tum, Gia Lai và Đắc Lắc. Cây đã được trồng ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (trong Thảo cầm viên), Nghệ An, Bình Dương. Trên thế giới, Muồng hoàng yến phân bố ở Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước vùng Đông Nam Á. Ở Lào loài cây này được trồng làm cây bóng mát phổ biến trong cả nước, đặc biệt nhiều nhất ở thủ đô Viêng Chăn; ở Java và New guine trồng phổ biến làm cảnh; ở Philippine trồng vừa làm cảnh, vừa làm thuốc Cây mọc trong các rừng nhiệt đới, thường xanh ẩm, rừng nửa rụng lá và rừng rụng lá ở độ cao ngang mặt biển tới độ cao 1000-1200m, với khí hậu nhiệt đới. Cũng gặp ở cả trong rừng thứ sinh. Ở Việt Nam, chủ yếu trong các rừng nửa khô hạn và rừng rụng lá mùa khô có nhiệt độ bình quân 25oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất 20,4oC (vào tháng giêng), và nhiệt độ trung bình cao nhất 28,1oC ( tháng 5), nhiệt độ tối cao 38-40oC và nhiệt độ tối thấp 14-18oC; lượng mưa bình quân cao hơn 1227mm và mùa khô kéo dài 4 tháng. Thường mọc xen với các loài Chiêu liêu ổi, Mà ca và một số loài cây gỗ thuộc họ Dầu. Muồng hoàng yến thuộc loại cây chịu bóng nhưng thiên về ưa sáng và chịu hạn. Khi non hơi ưa bóng nên cần độ tàn che thích hợp. Cây có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau : từ đất giàu, thường xuyên ẩm đến đất khô định kỳ. Nhưng chú ý là cây chỉ gặp trên đất thoát nước và không chịu úng ngập. Ở Việt nam, cây thường phân bố trên đất phù sa cổ, ít bị cát hóa. Cây có hệ rễ đặc biệt. Cây non mọc rất nhanh với vài rễ bên phát triển mạnh màu đỏ nhạt. Trồi rễ có thể mọc lên từ các rễ bên. Mùa hoa tháng 5 đến tháng 6. Kỹ thuật trồng trọt Thu hạt. Vào cuối năm, khi quả có màu nâu đậm, khô là lúc thu hạt tốt nhất. Hạt Muồng hoàng yến khá nhẹ, mỗi kilogram gồm 5.700- 10.400 hạt. Hạt màu nâu nhạt, hình bầu dục, cứng, có thể cất giữ đến 2- 3 năm trong hộp kín. Các hạt được cất trữ nảy mầm tốt hơn cả hạt tươi. Trước khi đem gieo, hạt được ngâm trong nước nóng trong vòng 4-5 phút sau đó rửa sạch. Nhưng cũng có ý kiến việc ngâm nước nóng làm giảm tỷ lệ nảy mầm. Có nơi đem ngâm hạt 1-2 ngày trong nước ấm trước khi gieo. Gieo ươm. Hạt được gieo trên luống với khoảng cách 25cm. Sau đó tưới thường xuyên. Việc nảy mầm thường bắt đầu vào đầu mùa mưa, tuy vậy có hạt một năm sau mới nảy mầm. Việc chuyển cây ra trồng phải thật cẩn thận vì hệ rễ của cây có cấu trúc rất đặc biệt. Tránh làm đứt gãy các rễ bên. Có thể trồng bằng stump với chiều dài của trồi là 25cm, chiều dài của rễ 20cm, đường kính cổ rễ nhỏ hơn 1cm Không trồng được bằng đoạn thân. Cũng có thể trồng bằng rễ với đoạn có chiều dài 10cm và đường kính 1cm. Kỹ thuật trồng. Gieo hạt trực tiếp cho tỷ lệ sống kém nhưng tăng trưởng lại nhanh. Nếu trồng rừng thuần loại hoặc khoảng cách giữa các cây hẹp, cây sẽ có hình thể không đẹp. Thường trồng hỗn giao với Dấu dầu (Schleichera trijuga), Choại hay Trâm. Ở Java, Indonêxia, thường trồng rừng thuần loại với cự ly ban đầu 1,5x1,5m hoặc 2,5x2,5m.. Tái sinh thiên nhiên. Các loài động vật đã giúp cho Muồng hoàng yến phát tán rộng. Sóc, khỉ, lợn rừng và nhiều loài động vật khác thường đến ăn phần mềm của quả nên đã đưa hạt cây đi xa. Cây con dễ bị chết vì cỏ dại lấn át. Hạt tái sinh tốt khi bị vùi trong đất để tránh ánh nắng mạnh hoặc bị động vật ăn. Tăng trưởng. Giai đoạn nhỏ cây tăng trưởng chậm, nhưng sau đó tăng dần. Hệ rễ phát triển ngay khi còn non. Khi trồng rừng hỗn giao, cây có thể đạt chiều cao trung bình 13,5m và đường kính trung bình 14cm sau 12 năm. Trong điều kiện thuận lợi, mỗi năm có thể tăng trưởng đường kính trung bình 1,4- 1,5cm (trong vòng 16 năm), còn tăng trưởng chiều cao trung bình khoảng 0,6m/ năm (trong vòng 4 năm đầu). Công dụng. Một trong những loài cây gỗ cho hoa đẹp và có hương thơm hấp dẫn nhất của Việt Nam. Với tán lá tỏa rộng, lá non màu xanh cốm, hoa chùm màu hoàng yến giống như hoa của loài phong lan vảy rồng, lại có mùi thơm hấp dẫn giống như mùi nước hoa “eau de Cologne” của Pháp nên muồng hoàng yến là một loài cây hoa rất được ưa chuộng. Trước ngày giải phóng Miền nam năm 1975, ở Hà Nội chỉ có mỗi cây Muồng hoàng yến trồng ở vườn hoa Xuân Hương cạnh Quảng trường Ba Đình, đầu hè cây thay lá mới và ra hoa rất đẹp, đã hấp dẫn nhiều khách trong và ngoài nước đến ngồi dưới tán cây để ngắm và thưởng thức mùi thơm của hoa. Nhiều sứ quán nước ngoài ở Hà Nội đã đề nghị Công ty quản lý Công viên cung cấp cây để trồng trong sứ quán của họ. Mãi sau giải phóng, Công ty Công viên mới thu được hạt từ các tỉnh Tây nguyên và từ Thảo cầm viên ở Thành phố Hố Chí Minh để phát triển gieo trồng Muồng hoàng yến ở Hà Nội, Ngày nay Muồng hoàng yến đã được trồng ở nhiều vườn hoa, và trong các công sở, vườn gia đình ở Thủ đô. Cần đưa muồng hoàng yến trồng làm cây bóng mát ở đường phố Hà Nội và nhiều thành phố, thị xã trong cả nước. Ngoài giá trị cây cảnh, Muồng hoàng yến còn cho gỗ tốt, có giác lõi phân biệt, cứng và nặng (tỷ trọng 0,71- 1,12, ở điều kiện khô ngoài trời); được sử dụng để làm các nông cụ, dùng trong xây dựng. Vỏ nhiều tannin; gỗ làm than rất tốt. Muồng hoàng yến cũng được sử dụng làm cây chắn gió, cải tạo đất Triển vọng: Đây là một loài cây cảnh và cây hoa rất triển vọng để phát triển . Có thể trồng trong các công viên, đường phố, vườn hộ gia đình. Muồng hoàng yến cũng cần được nghiên cứu để trồng thành diện tích lớn ở các vùng bán khô hạn làm cây cung cấp gỗ, tannin, cây cải tạo môi trường và cải tạo đất.
Tài liệu liên quan