Nam phong tạp chí

Ngay từ trước năm 1914 người Pháp đã thiết lập một chế độ bảo hộ trên toàn cõi lãnh thổ Việt Nam và tạo nên ở miền Nam Đông Nam á một quốc gia được gọi là Đông Pháp. Trong giai đoạn đầu, người Pháp lập ra một nền hành chính mới đồng thời tiếp tay với triều đình Huế đàn áp tất cả những phong trào đấu tranh bạo động cũng như bất bạo động nổi lên chống Pháp. Khi tình hình trong nước được ổn định, họ bắt đầu khai thác tài nguyên xứ sở. Mặt khác, người Pháp còn nghĩ đến việc đào tạo ra những quan lại mới để phục vụ cho họ trong các cơ quan hành chính: Chính phủ Pháp đã cải tổ lại hoàn toàn chế độ học vấn

pdf17 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nam phong tạp chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam Phong Tạp Chí Ngay từ trước năm 1914 người Pháp đã thiết lập một chế độ bảo hộ trên toàn cõi lãnh thổ Việt Nam và tạo nên ở miền Nam Đông Nam á một quốc gia được gọi là Đông Pháp. Trong giai đoạn đầu, người Pháp lập ra một nền hành chính mới đồng thời tiếp tay với triều đình Huế đàn áp tất cả những phong trào đấu tranh bạo động cũng như bất bạo động nổi lên chống Pháp. Khi tình hình trong nước được ổn định, họ bắt đầu khai thác tài nguyên xứ sở. Mặt khác, người Pháp còn nghĩ đến việc đào tạo ra những quan lại mới để phục vụ cho họ trong các cơ quan hành chính: Chính phủ Pháp đã cải tổ lại hoàn toàn chế độ học vấn. Họ khuyến khích người Việt học hỏi nền văn hóa Tây phương với một tinh thần hết sức thiển cận và làm cho họ quên lãng những cuộc nổi dậy chống Pháp xảy ra trong thời gian chiến tranh 1914- 1918. 'Trong tình hình này, chính phủ có sáng kiến lập ra một tạp chí bằng tiếng bản xứ để cho người Annam dễ thực thi chính sách giáo dục và tuyên truyền mà chúng ta cần phải đeo đuổi'. Tạp chí Nam Phong ra đời, A. Sarraut giao cho Louis Marty, giám đốc Phòng an ninh và chính trị Đông Dương, có trọng trách điều khiển. Số đầu tờ Nam Phong ra ngày 1-7-1917. Đó là một loại bách khoa nguyệt san, khổ 19x27,5cm. Người sáng lập là L.Marty, giám đốc Phòng Nghiên cứu chính trị của chính phủ Đông Pháp và chủ bút kiêm chủ nhiệm là Phạm Quỳnh cùng với ban biên tập bao gồm: Thượng Uyển Nguyễn Tiến Lãng (1909~?), Tiêu Đẩu Nguyễn Bá Trác (1881~1945), Đồ Nam Nguyễn Trọng Thuật (1883~1940), Nguyễn Bá Học (1858~1921), Đông Hồ, Trác Chi Lâm Tấn Phác (1906~1969), Mân Châu Nguyễn Mạnh Bổng ( 1879~1951), Tung Vân Nguyễn Đôn Phục (1878~?), Đông Châu Nguyên Hữu Tiến (1875~1941) Như đã viết ở trên, Nam Phong Tạp Chí có mục đích thể hiện chủ nghĩa khai hóa của chánh quyền bảo hộ, biên tập các bài viết bằng Quốc văn (Phạm Quỳnh chủ bút), Hán văn (Nguyễn Bá Trác chủ bút), Pháp văn, hướng tới việc mở mang kiến thức, giữ gìn đạo đức, bảo tồn quốc hồn quốc túy trong quốc dân đồng bào, truyền bá các môn khoa học tiên tiến của Phương Tây, đặc biệt là giới thiệu các tư tưởng, học thuật của Pháp. Báo ra mỗi tháng một kỳ, khổ lớn (Gần bằng tờ A4), khoảng 100 trang. Tạp chí được trình bày làm 2 cột dày chữ, trình bày với các hoa văn, họa tiết khá đẹp. Nội dung bài vở nghiêm trang, phong phú, thiên về biên khảo các nội dung như văn học, lịch sử, khoa học, triết học, văn thơ Hán Nôm, tiểu thuyết dịch thuật từ tiếng Pháp, các thông tin về chính trị, xã hội đương thời trong nước và quốc tế Nam Phong Tạp Chí sống khoảng thời gian dài (1917-1934), xuất bản được 210 số. Đội ngũ cộng tác viên đông đảo hơn 30 cây bút biên tập hữu danh đương thời. Trong thời gian đó Nam Phong trải qua những giai đoạn chính như sau: -Giai đoạn thành lập và phát triển, mở rộng 1917~1922 -Giai đoạn đề cao mục đích giáo huấn, khai hóa quốc dân. 1922~1925 -Giai đoạn hoạt động thiên về chính trị khi Phạm Quỳnh chủ trương đưa ra chủ nghĩa quốc gia, thuyết lập hiến. 1925~1932 -Giai đoạn suy yếu. 1932~1934 Tham khảo: Đỗ Quang Hưng trong LS Báo chí VN 1965~1945 NXB DHQG HN xb 2000 tr 62 có chia hoạt động của Nam Phong thành 3 thời kỳ chính: -Thời kỳ 1917~1925: Thời kỳ báo còn hoạt động trong khuôn khổ Hội Khai Trí Tiến Đức, thời kỳ này Phạm Quỳnh chủ yếu dựa vào Nguyễn Bá Trác, Lê Dư. Tờ báo không chỉ tán đương các chính sách của thực dân mà còn ca tụng vua Khải Định. -Thời kỳ 1925~1932: Bên cạnh xu hướng chính trị Quốc gia cải lương, Nam Phong còn phát triển mạnh sang địa hạt nghiên cứu học thuật, mở rộng cách cửa Âu Tây tư tưởng-Văn Hoá, tạo ra một thế lực chính trị theo chủ thuyết lập hiến do chính Phạm Quỳnh đứng đầu. .... -Thời kỳ 1932~1934 Giai đoạn này Phạm Quỳnh vi chính nên báo suy giảm chất lượng, mất bạn đọc và tự đình bản. Sau khi Phạm Quỳnh được Bảo Đại triệu vào Huế giữ chức Thượng Thư vào tháng 11-1932 thì Nguyễn Trọng Thuật đứng ra đảm nhận chủ biên, được vài số thì Lê Văn Phúc đứng ra canh tân. Tiếp theo, Nguyễn Tiến Lãng đứng ra kế thừa, song không thỏa mãn thị hiếu độc giả nên đến năm 1934 thì đình bản. Mục đích của tờ Nam Phong chỉ là công cụ của bộ máy tuyên truyền của chính phủ Pháp. Mục đích của nó là tôn trọng, ca ngợi người Pháp, chống lại sự bêu xấu của Đức qua các sách báo Trung Hoa ở Việt Nam. Về phương diện văn học: mặc dù mục tiêu chính trị của tạp chí Nam Phong quá hiển nhiên, nhưng dù sao chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng tờ báo trên phương diện nào đó đã góp phần rất đắc lực vào việc phát triển nền văn học nước nhà. “ Nam Phong tạp chí đúng là một dạng báo chuyên biệt. Nó vừa phổ cập, nhưng lại vừa nâng cao. Nó có thể là một cửa ngõ để cung cấp những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, mà vẫn mang tính cập nhật. Tôi còn nhớ nhà triết học, nhà văn Henri - Louis Bergson khi mới nổi tiếng trên thế giới (cha đẻ của thuyết “Trực giác” có ảnh hưởng lớn tới văn học và triết học phương Tây), ông đã được giới thiệu trên “Nam Phong tạp chí”. Đấy là chưa kể những bài dịch đăng hàng kỳ về tư tưởng của Montesquieu hay Voltaire, những nhà triết gia và tư tưởng lỗi lạc của thế kỷ XVII và XVIII.” trích Hồi ký “Thép mới” của cố Tổng bí thư Trường Chinh Hoàn Cảnh Xuất Bản Nam Phong Tạp Chí Tác Giả : GS Trần Gia Phụng Thứ Năm, 02 Tháng 7 Năm 2009 01:58 (Trình bày trong buổi ra mắt CD-ROM NAM PHONG TẠP CHÍ tại Viện Việt Học chiều Chủ nhật 28-6-2009) 1.- HOÀN CẢNH LỊCH SỬNam Phong Tạp Chí do Phạm Quỳnh (1892-1945) làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, xuất bản số đầu tiên vào ngày 1-7-1917 và số cuối cùng vào tháng 12-1934; tất cả được 17 năm với 210 số báo. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện Nam Phong Tạp Chí có thể tóm lược như sau. PHÁP ĐẬT NỀN BẢO HỘTrước hết, sáu tỉnh miền Nam trở thành thuộc địa Pháp từ năm 1874. Mười năm sau, Trung và Bắc Kỳ bị Pháp bảo hộ năm 1884. Pháp vẫn duy trì nền hành chánh của triều đình Huế nên việc bảo hộ có tính cách gián tiếp. Riêng Bắc Kỳ, từ năm 1897, viên thống sứ Pháp trực tiếp nắm quyền cai trị Bắc Kỳ, nên Bắc Kỳ theo chế độ bảo hộ trực tiếp. TÌNH HÌNH TRƯỚC THẾ CHIẾN I Ngay khi Pháp chiếm các tỉnh Nam Kỳ, người Việt Nam liên tục nổi lên chống Pháp, nhưng đều thất bại. Sang đầu thế kỷ 20, những nhà yêu nước Việt Nam thay đổi chiến lược, mở cuộc vận động văn hóa chính trị. Từ đó, gần như cùng một lúc xuất hiện hai phong trào Đông du và Duy tân năm 1904. Phong trào Đông du do Phan Bội Châu lãnh đạo. Phong trào Duy tân do Phan Châu Trinh đề xướng. Cả hai phong trào cuối cùng đều bị Pháp dẹp năm 1908 sau những cuộc biểu tình chống thuế của dân chúng miền Trung và cuộc đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, đều xảy ra năm 1908. Cũng nên thêm vì những bất ổn chính trị năm 1908, Pháp đóng cửa Viện Đại học Hà Nội mà Pháp mới thành lập năm trước (1907). Vào tháng 4-1913, Việt Nam Quang Phục hội đã tổ chức hai cuộc tấn công tại Hà Nội, đều bị Pháp triệt tiêu ngay. Nhân cơ hội nầy, Pháp lên án tử hình khiếm diện những nhà lãnh đạo Quang Phục Hội. Quang Phục Hội do Phan Bội Châu và Cường Để thành lập tại Trung Hoa năm 1912. TÌNH HÌNH TRONG THẾ CHIẾN I Thế chiến I bùng nổ tại Âu Châu năm 1914. Dân chúng Việt Nam phải chia sẻ gánh nặng chiến tranh với Pháp về cả nhân lực lẫn tài chánh. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp quan trọng nhất trong thế chiến I xuất phát từ Huế. Việt Nam Quang Phục Hội Trung Kỳ liên lạc với vua Duy Tân (trị vì 1907-1916) và mời nhà vua lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ đêm 3-5-1916 bị thất bại. Pháp truất phế và lưu đày vua Duy Tân qua đảo Réunion, nằm trong Ấn Độ Dương, gần Phi Châu. Pháp xử tử hình nhiều người trong đó có Thái Phiên và Trần Cao Vân. Vụ vua Duy Tân vừa yên, thì tại Thái Nguyên, Lươn Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn khởi nghĩa năm 1917. Lương Ngọc Quyến là con Lương Văn Can (nguyên hiệu trưởng Đông Kinh Nghĩa Thục). Trịnh Văn Cấn là đội Khố đỏ. Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn đã cùng các binh sĩ Khố đỏ ở Thái Nguyên nổi lên tối 30- 8-1917. Pháp phản công. Cuộc khởi nghĩa thất bại. Lương Ngọc Quyến từ trần trên đường rút lui. Trịnh Văn Cấn tự sát vài tháng sau đó. Sau khi đánh dẹp những cuộc khởi nghĩa liên tục, Pháp bắt đầu ổn định nền thống trị. Toàn quyền Albert Sarraut mở một loạt các trường cao đẳng, như trường Cao đẳng Thú y Đông Dương (15-9-1917), trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương (15-10-1917) , trường Cao đẳng Nông Lâm nghiệp (10-12-1917) , và chuẩn bị mở cửa lại Đại học Hà Nội trong năm sau. Chính trong khoảng thời gian tạm thời lắng dịu đó, Nam Phong Tạp Chí xuất bản số đầu tiên ngày 1-7-1917. 2.- HOÀN CẢNH VĂN HÓA TƯ TƯỞNG NỀN TẢNG VĂN HÓA TƯ TƯỞNG Nền văn hóa tư tưởngViệt Nam dựa nền tảng trên đạo Thờ cúng ông bà và ba tôn giáo chính là Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo. Đạo Thờ cúng ông bà thể hiện niềm tin của dân tộc Việt rằng đời sống con người kéo dài sau khi chết, nghĩa là sau khi chết, thể xác con người bị tiêu hủy, nhưng linh hồn vẫn tồn tại quanh người sống. Phật giáo là phần tâm linh của đời sống, dạy con người đường lối giải thoát khỏi những khổ não của đời nười, chủ trương diệt dục, từ bi hỷ xã và bất bạo động. Lão giáo hướng dân con người sống hòa đồng với thiên nhên và vũ trụ. Nho giáo là cái nền của cấu trúc xã hội Việt Nam, từ gia đình đến tổ chức xã thôn, luật pháp, chế độ chính trị. Nho giáo dạy con người những nguyên tắc sống theo tam cương (vua tôi, cha con, chồng vợ), ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). PHẢN ỨNG TRƯỚC VĂN HÓA TÂY PHƯƠNG Từ thế kỷ 17, các giáo sĩ Tây phương đến truyền bá Ky-Tô giáo. Nền văn hóa Âu tây bắt đầu xâm nhập vào xã hội Việt Nam. Sự xâm nhập nầy gặp nhiều phản ứng, nhất là từ giới cầm quyền và những thành phần Nho giáo bảo thủ. Nho giáo là một triết thuyết chính trị hậu thuẫn mạnh mẽ cho chế độ quân chủ. Giới cầm quyền của triều đình lo ngại nền văn hóa có tính cách dân chủ và tôn trọng nữ quyền của Tây phương sẽ làm lung lay nền tảng xã hội Nho giáo và ảnh hưởng đến quyền lực của họ. Các nho sĩ bảo thủ chủ trương rằng chỉ có văn hóa Á đông, hay đúng lên là văn hóa Trung Hoa, là tối thượng, và cho rằng văn hóa Ây tây là văn hóa của lũ “Bạch qủy”. Do sự thiếu hiểu biết, thiếu thông cảm, không hiểu nhau, nên không thân thiện và đi đến chỗ chống đối, hận thù, rồi quyết liệt triệt tiêu nhau. Triều đình Huế đưa ra những đạo dụ cấm đạo với hình phạt nặng nề, tạo nên những vụ án tử đạo, trong khi các nho sĩ quá khích tấn công và đốt phá những làng đạo. Những phản ứng gay gắt nầy tạo ra một trong những lý cớ để người Pháp tấn công Việt Nam. HÒA NHẬP VĂN HÓA (ACCULTURATION) Khi chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa, rồi bảo hộ Trung và Bắc Kỳ, Pháp bãi bỏ việc học chữ Nho và các kỳ thi Nho học, thiết lập hệ thống giáo dục tân học. Chẳng những Pháp nhắm mục đích đào tạo một lớp nhân viên mới cho chế độ mới, mà Pháp còn nhắm mục đích cắt đứt hiện tại với quá khứ, cắt đứt dòng tư tưởng của người Việt với mạch văn hóa dân tộc cổ truyền, cắt đức luôn người Việt với nền văn hóa anh em ở Trung Hoa (trước năm 1949) và Nhật Bản. Pháp muốn xóa trắng tâm hồn người Việt Nam để áp đặt nền văn hóa Pháp và văn hóa Âu tây. Tuy nhiên, đại đa số người Việt không muốn bị đồng hóa, mà người Việt, với kinh nghiệm hòa đồng tôn giáo vốn có (Đạo Thờ cúng ông bà, Phật, Lão, Nho), đã nhanh chóng hòa nhập văn hóa Việt Pháp hay văn hóa Á Âu. Hòa nhập văn hóa (acculturation) có tính cách chọn lựa, khác với đồng hóa (assimilation) , có tính cách áp đặt. Trong hòa nhập văn hóa, người Việt vẫn lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc và văn hóa Á đông, đồng thời tiếp thu những nét hay đẹp của văn hóa Âu tây, để làm phong phú văn hóa dân tộc. Nam Kỳ là thuộc địa, nền văn hóa Tây phương xâm nhập sớm hơn, nên sự hòa nhập văn hóa cũng sớm hơn. Tại Trung và Bắc Kỳ, phong trào Duy tân do Phan Châu Trinh đề xướng từ năm 1905, kêu gọi cải cách văn hóa, được giới trí thức cấp tiến hưởng ứng mạnh mẽ. Phong trào Duy tân chú trọng nhiều đến những vấn đề chính trị, nên khi những biến động chính trị năm 1908 xảy ra, Pháp nhân cơ hội đó, bắt giam và lưu đày hầu hết những nhà trí thức cấp tiến trong phong trào Duy tân, kể cả Lương Văn Can và Nguyễn Quyền của Đông Kinh Nghĩa Thục. Phong trào Duy tân là một tiến trình vân đông văn hóa, chứ không phải là một tổ chức chính trị, một đảng phái hay một hội kín. Vì vậy, tuy những người đề xướng bị bắt, nhưng cuộc cải cách văn hóa vẫn âm thầm tiếp tục trong dân chúng. Trong giai đoạn giao thời văn hóa tư tưởng nầy, Nam Phong Tạp Chí được xuất bản bằng hai thứ chữ: chữ nho và chữ Quốc ngữ, tiếp tục cải cách nhẹ nhàng con đường hòa nhập văn hóa Á Âu, như lời của Phạm Quỳnh trong Nam Phong số 1, tháng 7-1917: “Cái mục đích của bản báo là muốn gây lấy một nền học mới để thay vào cái nho học cũ, cùng đề xướng lên một cái tư trào mới hợp với thời thế cùng trình độ dân ta. Cái tính các của sự học vấn mới cùng cái tư trào mới ấy là tổ thuật các học vấn tư tưởng Thái tây, nhất là của nước Đại Pháp mà không quên cái quốc túy trong nước.” (Phạm Quỳnh, “Mấy nhời nói đầu”, Nam Phong, số 1, tháng 7-1917.) 3.- HOÀN CẢNH VĂN HỌC CHỮ QUỐC NGỮ THAY THẾ CHỮ NHO Tạp chí Nam Phong xuất bản số đầu tiên ngày 1-7-1917. Đây là thời điểm chữ Nho, văn tự chính thức của triều đình đã được sử dụng hàng ngàn năm qua, sửa soạn bị thay thế. Tại nam Kỳ, sau khi ba tỉnh miền Đông mất vào tay Pháp năm 1862, kỳ thi Hương năm 1864 được tổ chức tại Cần Thơ. Ba tỉnh miền Tây lọt tiếp vào tay Pháp nên sau đó, Nam Kỳ hoàn toàn không còn kỳ thi Nho học. Từ đây Nam Kỳ hoàn toàn không còn các kỳ thi Nho học. Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định ngày 6-4-1878, theo đó kể từ 1-1-1882, ở Nam Kỳ, tất cả các giấy tờ như công văn, nghị định, quyết định, bản án, lệnh đều viết bằng mẫu tự la-tinh, tức chữ Pháp hay Quốc ngữ, chứ không 0còn viết bằng chữ Nho, nghĩa là chữ Nho chính thức hoàn toàn chấm dứt và được thay thế bằng chữ Pháp hay Quốc ngữ. Tại Trung và Bắc Kỳ, ngày 21-12-1917, toàn quyền Albert Sarraut công bố “Quy chế chung về ngành giáo dục công cộng ở Đông Dương” (Règlement général de l’instruction publique en Indochine), thường được gọi là “Học chánh tổng quy”, áp dụng cho toàn cõi Đông Dương, trong đó phần cuối tổng quy nầy định rằng các trường chữ Nho của tư nhân hay của triều đình, kể cả quốc tử giám, đều được xếp vào loại trường tư và phải tuân theo quy chế của chính quyền Pháp. Nói cách khác, tổng quy nầy dẹp bỏ luôn chương trình Nho học. Do tổng quy Sarraut, sau kỳ thi hương tại Nam Định năm 1915, Bắc Kỳ ngưng tổ chức các kỳ thi Nho học. Tại Trung Kỳ, các khoa thi hương năm 1918 và thi hội năm 1919 là những khoa thi Nho học cuối cùng. Từ đây, hoàn toàn chuyển qua tân học với hai loại chữ viết chính thức là Pháp ngữ và Quốc ngữ. TÌNH HÌNH BÁO CHÍ Ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) bị nhượng cho Pháp bằng hòa ước năm 1862, thì Gia Định Báo phát hành tại Sài Gòn ngày 15-4- 1865. Gia Định Báo là tờ báo Quốc ngữ đầu tiên trên toàn quốc, mỗi tháng ra một số, vào ngày 15 hàng tháng. Sau Gia Định Báo, ở Nam Kỳ lần lượt xuất hiện những tờ báo kế tiếp là Nhật Trình Nam Kỳ (1883), Phan Yên Báo (1898), Nông Cổ Mín Đàm (1901), Nhật Báo Tỉnh (1905), Lục Tỉnh Tân Văn (1907), Nam Kỳ Địa Phận (1908, Ky-Tô giáo) Tân Đợi Thời Báo (1916, cải danh thành Công Luận Báo), Nam Trung Nhật Báo (1917), An Hà Báo (1917 ở Cần Thơ), Đại Việt Tạp Chí (1918 ở Long Xuyên), Nữ Giới Chung (1918) Những nhà báo nổi tiếng lúc đó ở Nam Kỳ là Pétrus Trương Vĩnh Ký, Paulus Huỳnh Tịnh Của, Diệp Văn Cương Sau báo chí Nam Kỳ, đến báo chí Bắc Kỳ. Tờ báo đầu tiên tại Hà Nội là Đại Việt Tân Báo, vừa chữ Nho vừa quốc ngữ, do Ernest Babut thành lập năm 1905, và Đào Nguyên Phổ làm chủ bút. Tờ báo vừa chữ Nho vừa quốc ngữ thứ hai là Đăng Cổ Tùng Báo do Đào Nguyên Phổ lo phần chữ Nho, Nguyễn Văn Vĩnh phụ trách phần quốc ngữ, ra đời năm 1907. Tờ báo thuần túy quốc ngữ đầu tiên ở Bắc Kỳ là Đông Dương Tạp Chí, ra mắt ngày 15-5-1913, do F. H. Schneider làm giám đốc và Nguyễn Văn Vĩnh giữ chức chủ bút. Cũng trong năm 1913, Schneider còn phát hành Trung Bắc Tân Văn và cũng giao cho Nguyễn Văn Vĩnh phụ trách. Khi Schneider bán hẳn Trung Bắc Tân Văn cho Nguyễn Văn Vĩnh, ông cải tiến thành nhật báo, cho đến năm 1940 mới đình bản. TÌNH HÌNH TIỂU THUYẾT Về tiểu thuyết, tác phẩm đầu tiên nổi bật trên toàn cõi Việt Nam là Truyện thầy Lazaro Phiền của P. J. B. Nguyễn Trọng Quản do nhà xuất bản J. Linage ấn hành năm 1887 tại Sài Gòn, nghĩa là đúng 30 năm trước khi tạp chí Nam Phong xuất hiện tại Hà Nội (1917) Sau Nguyễn Trọng Quản, là các tác giả Hồ Biểu Chánh, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Liên Phong, trong đó viết rất khỏe và đều đặn là Hồ Biểu Chánh (1884-1958). Ngoài những tác phẩm về thơ, dịch thuật, tùy bút, phê bình, hồi ký, tuồng hát, biên khảo, truyện ngắn, Hồ Biểu Chánh in thành sách tất cả 64 tiểu thuyết, trong đó quyển Ai làm được là tiểu thuyết đầu tay, do ông bắt đầu viết từ năm 1912. Những truyện của Hồ Biểu Chánh, phải nói rằng rặt địa phương tính Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng, dầu đôi khi tác giả phóng tác theo các cốt chuyện Tây phương, biểu lộ rõ ràng đặc điểm hòa nhập văn hóa Á Âu trong giai đoạn giao thời nầy. Trước khi tạp chí Nam Phong được xuất bản năm 1917, ở Bắc Kỳ chưa có tiểu thuyết. Sau khi tạp chí Nam Phong xuất hiện năm 1917, thì mãi đến năm 1925, tại Hà Nội, tiểu thuyết đầu tiên ở Bắc Kỳ là truyện Tố Tâm của Song An Hoàng Ngọc Phách, mới được xuất bản. KẾT LUẬNTóm lại, tạp chí Nam Phong ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị Pháp bảo hộ và Pháp áp đặt nền văn hóa Pháp và văn hóa Tây phương lên xã hội Việt Nam. Đây là giai đoạn giao thời về mọi mặt: Giao thời về chính trị từ thời kỳ độc lập sang thời kỳ bảo hộ, giao thời về văn hóa tư tưởng giữa nền văn hóa Á đông và nền văn hóa Âu tây, giao thời về văn tự và văn học giữa chữ Nho và chữ Quốc ngữ. Đây cũng là giai đoạn hòa nhập văn hóa Á Âu của người Việt Nam sau một thời gian dài chìm đắm trong văn hóa Á đông và văn hóa Trung Hoa. Dầu có người cố tình bôi xấu Phạm Quỳnh, hạ thấp giá trị của Nam Phong, nhưng trong công cuộc hòa nhập văn hóa (acculturation) vào đầu thế kỷ 20, lịch sử đã chứng minh Phạm Quỳnh và tạp chí Nam Phong đã đóng góp tích cực cho nền văn hóa và văn học Việt Nam. Đó là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên đề tài nầy ra ngoài bài viết hôm nay.
Tài liệu liên quan