ABSTRACT
Although life experience and soft skills are very important for high-school students, they
do not have enough training courses. Asking about 150 high-school students from grade 8
and 12, 68% said it is essential to equip high-school students with these skills. This shows us
a reality that high-school students want to attend not only special subjects but also monthly
topic about the affairs. As a result, we suggest some solutions to this matter. They are to
o e e s e f s u o s bu d e f e” ud o e - form- real
experience, combineall the skills together.
To sum up, these suggestions are some ideas devoting to enhancing the quality of
training soft skills for high-school students, which has always been our concern.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng công tác rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 1 (26) - Thaùng 1/2015
77
NÂNG CAO CHẤT LƯ NG CÔNG TÁC
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH
MAI ĐỨC THẮNG (*)
T M TẮT
Mặ dù s k ă ề ấ qu ớ s ư e ẫ ò
ều ạ ề ấ ề y. K k ảo s 150 s ừ ớ 8 ớ 12 68%
e o ằ k ă ề ấ ầ . Đ ều y o ấy e ều ó uy
ượ b k ă s o bả â ớ ì uy ề y ủ ề ừ
tháng.
Vì ậy ú ô ề uấ ộ s ả o ấ ề y ể s
vào cá ì u ấ ề ây d k u b o ồ ộ du – ì –
è uy k ợ ấ ả k ă ớ u.
T ây ý k ó ó ể â o ấ ượ ô è uy k ă
ề o s ây ũ ều ă ở ủ ườ ô quả ý o
d ư ú ô .
óa: o d è uy k ă ề
ABSTRACT
Although life experience and soft skills are very important for high-school students, they
do not have enough training courses. Asking about 150 high-school students from grade 8
and 12, 68% said it is essential to equip high-school students with these skills. This shows us
a reality that high-school students want to attend not only special subjects but also monthly
topic about the affairs. As a result, we suggest some solutions to this matter. They are to
o e e s e f s u o s bu d e f e” ud o e - form- real
experience, combineall the skills together.
To sum up, these suggestions are some ideas devoting to enhancing the quality of
training soft skills for high-school students, which has always been our concern.
Keywords: education, practise, soft skill
(*)Là người gắn bó nhiều năm với học
sinh, đặc biệt là học sinh nội trú từ lứa tuổi
12 đến 1 , chúng tôi nhận thấy rằng: Trong
thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như
hiện nay, học sinh rất nhạy bén và lĩnh hội
rất tốt những ứng dụng công nghệ thông tin
tiên tiến, hiện đại. Các em cập nhật thông
(*)ThS, Trường TH, THCS và THPT Trương Vĩnh Ký
tin nhanh, hiểu biết nhiều, kỹ năng sử dụng
máy tính thành thạo Những điều này
song song với một nghịch lý: Vốn sống và
những kỹ năng sống của các em lại có phần
hạn chế. Đây cũng là những trăn trở của
người làm công tác quản lý giáo dục như
chúng tôi.
78
1. VÌ SAO CẦN PHẢI NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC RÈN LUYỆN
KỸ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH?
Học sinh Trung học phổ thông đều từ
lứa tuổi 1 đến 1 nên vốn sống của các em
còn rất hạn chế. Ở độ tuổi vị thành niên này,
các em còn rất non nớt trong nhận thức và
giao tiếp, hành xử cũng như chưa thể phân
biệt được những “trắng” - “đen”, “thật” –
“giả” trong cuộc đời. Sự khiếm khuyết kỹ
năng sống của học sinh trong nhà trường
phổ thông xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân chủ quan (do điều kiện sống
của từng học sinh, từng hoàn cảnh gia đình,
sự giáo dục của cha mẹ), nguyên nhân
khách quan (ảnh hưởng của xã hội, môi
trường giáo dục, sự phát triển của công
nghệ thông tin và những hệ lụy của nó.)
vô hình trung đã khiến cho học sinh hoàn
thiện ở một vài lĩnh vực này nhưng lại hạn
chế ở những mặt khác. Do vậy, việc nâng
cao chất lượng công tác rèn luyện kỹ năng
mềm cho học sinh là điều quan trọng và cần
thiết. Không chỉ giúp các em học sinh hiểu
rõ mục đích, tầm quan trọng của công tác
này, việc nâng chất giáo dục, rèn luyện kỹ
năng mềm còn giúp các em tự tin, năng
động, sáng tạo trong bất cứ một môi trường
nào.
Thực tế xã hội được phản ánh thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng
gần đây phần nào đã gióng lên một hồi
chuông cảnh báo: Các vấn nạn xã hội xảy ra
đều có nạn nhân là học sinh. Những tệ nạn
như bạo lực học đường, bạo hành gia đình,
xâm hại tình dục trẻ vị thành niên, tội phạm
đường phố. . . đều để lại những dư chấn
nặng nề về thể chất và tinh thần của trẻ. Đôi
khi những va chạm, xích mích nhỏ của các
em cũng để lại hậu quả lớn. Các em thiếu sự
trang bị về những kỹ năng sống. Các em
cũng chưa hình thành được lối sống có trách
nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Từ
đó, những kỹ năng hòa nhập cuộc sống, hòa
nhập cộng đồng của các em cũng bị ảnh
hưởng, hạn chế rất nhiều.
Lắng nghe và chia sẻ những tâm tư,
nguyện vọng của học sinh về những vấn đề
của tuổi vị thành niên, sau khi bắt đầu năm
học mới được 2 tháng – vào trung tuần
tháng 10 hàng năm, trường Trương Vĩnh
Ký đều tổ chức thăm dò, khảo sát và điều
tra cơ bản học sinh thông qua phương pháp
quan sát, phương pháp dùng phiếu hỏi,
phương pháp chuyên gia và phương pháp
thống kê toán học Kết hợp với thầy cô
trong Ban Giám hiệu nhà trường, với giáo
viên phụ trách tư vấn tâm lý học đường,
giáo viên quản nhiệm nội trú và giáo viên
giảng dạy bộ môn, khảo sát thực tế từ 1 0
em học sinh khối lớp đến lớp 12 về sự cần
thiết phải trang bị vốn kiến thức kỹ năng
sống, chúng tôi tổng hợp được kết quả sau:
79
ả 1. Đ ộ ầ ô è k ă ề o s
Học sinh
khối lớp
Số
lượng
Mức độ Thực hiện
Rất cần
thiết
Cấn
thiết
Ít cần
thiết
Không
cần thiết
Theo chủ
đề tháng
Theo
chuyên đề
8 30 10 9 5 6 13 11
9 30 20 3 7 0 20 10
10 30 23 1 4 2 25 3
11 30 22 3 1 4 14 12
12 30 27 1 1 1 19 10
Tổng 150 102 17 18 13 91 46
Tỷ lệ 68% 11% 12% 9% 66% 34%
Như vậy, từ bảng khảo sát thực tế trên,
chúng tôi nhận thấy việc trang bị kiến thức
kỹ năng mềm cho các em học sinh là rất
cần thiết. Dựa trên 2/3 số phiếu hợp lệ của
học sinh ở nội trú và 1/3 học sinh bán trú,
tổng số phiếu phát ra và thu vào đều cho
thấy con số thống kê mức độ “rất cần thiết”
này chiếm tỉ lệ khá cao. Điều này cho thấy,
đa phần các em đều có nguyện vọng được
trang bị kỹ năng sống cho bản thân dù dưới
hình thức thực hiện chuyên đề hay chủ đề
của từng tháng.
Những kỹ năng mềm nói trên bao gồm:
Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình; kỹ năng
hùng biện; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ
năng tư duy sáng tạo; giải quyết vấn đề; kỹ
năng ứng phó với tình huống xấu .v.v
2. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM
CHO HỌC SINH
Các buổi sinh hoạt ngoại khóa, chuyên
đề, sinh hoạt dưới cờ hàng tuần tại các
trường phổ thông, nhìn chung đều hướng
các em học sinh phải sống có trách nhiệm
với bản thân, gia đình và xã hội.
Tùy theo đặc điểm tâm lý, lứa tuổi, học
sinh có sự lãnh hội và trải nghiệm thực tế
khác nhau. Lồng ghép mục đích giáo dục
với việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học
sinh, đặc biệt qua những chuyến đi tham
quan, dã ngoại, các buổi lễ, hội giúp cho
các em vận dụng lý thuyết vào thực hành,
lý luận gắn liền với thực tiễn. Điều này
cũng phù hợp với mục đích học tập của học
sinh do UNESCO đề xướng H ể b
ể ể u s ể
k ì ” và quan điểm giáo dục
tiên tiến, hiện đại “lấy học sinh làm trung
tâm”.
Để nâng cao chất lượng công tác rèn
luyện kỹ năng mềm cho học sinh, cần xây
dựng mục tiêu – khung rèn luyện và kết
hợp đồng bộ, vận dụng các kỹ năng hỗ trợ -
tích hợp cho học sinh, luôn đặt học sinh
trong “tình huống có vấn đề”. Cụ thể:
80
2.1. Đặt đ i tượng được rèn luyện
tr ng “tìn u ng có vấn đề”
Cuộc sống và những mối quan hệ của
nó thật muôn màu muôn vẻ. Đối với lứa
tuổi học sinh, bầu trời ngoài kia luôn rộng
mở và có sức cuốn hút nhưng cũng đầy bất
trắc. Những “thắc mắc biết hỏi ai” của học
sinh, “những tình huống có vấn đề” hay nói
như tác giả Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu:
“tháo gỡ chuyện khó đỡ”. . . là những điều
cần phải giáo dục, chuyển tải và rèn luyện
cho học sinh. Thầy cô, người quản lý,
người tư vấn khi rèn luyện kỹ năng cho các
em phải luôn đặt các em trong “tình huống
có vấn đề”, để các em vừa là người tham
gia rèn luyện cũng vừa là đối tượng được
rèn luyện. Có như thế, học sinh mới được
đặt trong một hoàn cảnh thực tế cần thiết
và việc giáo dục, rèn luyện mới đạt hiệu
quả cụ thể hơn.
Tham khảo tư liệu từ trang facebook
của Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn hay
những bài viết, những video clip trên mạng
xã hội của chuyên viên tâm lý – Thạc sĩ
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, chúng ta thấy
các chuyên viên đều đưa ra những vấn đề
xác thực với nhiều tình huống mà các em
học sinh sẽ gặp phải trong cuộc sống.
Dựa vào hoàn cảnh thực tế một số bạn
trẻ bị cướp giật, xâm hại tình dục hay trăn
trở về con đường tương lai sau khi học hết
bậc phổ thông, Thạc sĩ Nguyễn Hoàng
Khắc Hiếu đã gửi đến mọi người những
video clip với nội dung S ử ượ 3
ấ 6” Đ ó ớ y u âu ” Đ
ó ớ ướ ậ ” T ượ ạ - Đờ
ò ều ườ ”. Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn
lại chia sẻ những thông điệp mang đầy tính
nhân văn, hướng các bạn trẻ đến với những
chân giá trị của cuộc sống: Hãy ể uộ
s ẹ ” H s ô ư”
N uộ s bắ ầu” S ó í ”
Như vậy, khi đặt học sinh – đối tượng
được rèn luyện vào tình huống có vấn đề,
công tác rèn luyện kỹ năng mềm cho các
em sẽ được cập nhật một cách thực tế, sống
động.
2.2. Xây dựng “ ung tam gi c”:
Nội dung – Hìn t ức – ực tiễn rèn luyện
Rèn luyện các kỹ năng mềm cho học
sinh phải có sự liên đới giữa nội dung, hình
thức gắn với thực tế. Ba yếu tố này cấu
thành một “khung tam giác” liên kết nhau,
quan hệ biện chứng chặt chẽ và logic với
nhau. Tùy theo chủ đề - chủ điểm sinh hoạt
từng tháng, từng học kỳ trong nhà
trường mà xây dựng “khung tam giác” cho
phù hợp. Kết cấu “khung tam giác” gồm:
81
S ồ 1: K u ”: Nộ du – Hì – T è uy
Khi xây dựng “khung tam giác”: Nội
dung – Hình thức – Thực tiễn rèn luyện,
chúng tôi nhận thấy đây là công tác có sự
phối kết, quan hệ biện chứng với nhau.
Chúng ta không thể chỉ chuyển tải nội
dung rèn luyện cho học sinh thông qua
những bài học, những tên gọi mang tính
chất trừu tượng, chung chung mà nội dung
đó phải được chuyển tải đến học sinh qua
hình thức rèn luyện sinh động, thiết thực.
Hai mặt nội dung và hình thức rèn luyện
này sẽ không đạt kết quả mong muốn nếu
như không đặt học sinh vào thực tiễn rèn
luyện hợp lý, giúp các em cọ sát với thực
tế. “Khung tam giác” này cũng không
ngoài mục đích giáo dục “Học đi đôi với
hành”, “Lý luận gắn liền với thực tế”. Giáo
dục, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng
phải chọn lựa nội dung gần gũi, sâu sát với
đời sống tâm sinh lý của các em. Những
nội dung này được chuyển tải, truyền dẫn
qua hình thức rèn luyện, kênh thông tin
hợp lý, trực quan sẽ tạo được hiệu ứng cao.
Điều quan trọng là cả nội dung và hình
thức rèn luyện này phải được các em học
sinh trải nghiệm, cọ sát với thực tế trong
hoàn cảnh “Tình huống có vấn đề”, các em
học sinh sẽ tiếp thu cho mình những bài
học bổ ích, lý thú.
Vận dụng “Khung tam giác” nói trên
để nâng cao chất lượng rèn luyện kỹ năng
mềm cho học sinh qua bảng minh họa sau:
Nội dung rèn luyện
(Phong phú, sát hợp)
Hình thức rèn luyện
(Kênh thông tin, chuyển tải)
Thực tiễn rèn luyện
(Ứng dụng, cọ sát thực tế)
82
ả 2: M ậ d K u ” è uy k ă ề o s
Nội dung rèn luyện
(phong phú, sát hợp)
Hình thức rèn luyện
(kênh thông tin – chuyển tải)
Thực tiễn rèn luyện
(ứng dụng, cọ sát thực tế)
Kỹ năng ứng phó với
những tình huống
xấu (bị cướp giật, bị
xâm hại. . .)
Mời chuyên viên tâm lý tư
vấn trực tiếp -> trao đổi đối
thoại
Qua các tiểu phẩm, kịch ngắn
Xem video clip -> Nghe,
nhìn.
Sinh hoạt chuyên đề
Các phong trào văn nghệ theo
chủ đề
Kỹ năng tư duy sáng
tạo
Kỹ năng giải quyết
vấn đề
Kỹ năng làm việc
nhóm
Tạo sân chơi lành mạnh cho
học sinh
Học sinh chúc mừng ngày Nhà
giáo Việt Nam 20/11 tại lớp, tại
trường
Cho học sinh tham gia các
buổi sinh hoạt, câu lạc bộ.
Ngày hội pháp luật
Ngày An toàn giao thông
2.3. P i ết ợp c c ỹ năng rèn luyện
Rèn luyện các kỹ năng mềm cho học
sinh không chỉ mang tính chất đơn lẻ, đối
phó. Mục đích của công tác này là làm sao
để học sinh trở thành những con người
năng động, sáng tạo, tự tin, tự lập, có thể tự
bước vững chắc trên đôi chân của mình để
vào đời, trở thành những công dân tốt, hữu
ích cho đình và xã hội. Học sinh không chỉ
biết vận dụng những kiến thức đã được
học, được hiểu vào cuộc sống mà còn biến
những kiến thức ấy làm vốn sống của bản
thân, là hành trang để các em vào đời.
Khi vận dụng được kỹ năng giải quyết
vấn đề đồng thời các em học sinh cũng
trang bị được cho mình kỹ năng làm việc
nhóm (liên kết với kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng thuyết trình, kỹ năng hùng biện. . .).
Tất cả những kỹ năng này cũng nhằm mục
đích để các em học sinh sống có trách
nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Có
thể hình dung sự phối kết hợp các kỹ năng
rèn luyện theo sơ đồ sau:
83
S ồ 2: P k ợ k ă è uy o s
Qua sơ đồ trên, ta thấy việc rèn luyện
các kỹ năng mềm cho học sinh đều có mức
độ tương tác và phối kết với nhau. Dù giáo
dục – rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư
duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ
năng làm việc nhóm hay kỹ năng ứng phó
với những tình huống xấu v.v thì mục
đích rèn luyện sau cùng cũng đều nhằm
hướng các em trở thành những người sống
có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã
hội. Và ngược lại, nếu muốn giáo dục học
sinh trở thành những công dân tốt, sống có
trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội,
hoàn thiện nhân cách thì trên cơ sở rèn
luyện kỹ năng mềm cho học sinh – trước
tiên, các em cũng phải được trang bị những
kỹ năng mềm cơ bản nhất. Khi rèn luyện
cho các em, thầy cô, người tư vấn vô hình
trung đã trở thành “người bạn đường” giúp
các em thêm tự tin, năng động, sáng tạo
trong cuộc sống. Các em học sinh đứng
vững được trên đôi chân của mình, tự hoàn
thiện bản thân thì các em mới có thể hỗ trợ
bạn bè, mọi người chung quanh được tốt
hơn. Trên cơ sở này, người giáo dục – rèn
luyện học sinh và đối tượng được rèn luyện
đều đạt được mục đích giáo dục - học tập
như quan điểm của UNESCO đã nêu trên.
Kỹ năng tư duy sáng
tạo
Kỹ năng giải quyết vấn
đề
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng ứng phó với những
tình huống xấu
Kỹ
năng
giao
tiếp
ứng
xử
Kỹ
năng
thuyết
trình
Kỹ
năng
hùng
biện
Sống có trách nhiệm với bản
thân, gia đình, xã hội
84
Như vậy, một vài ý kiến đóng góp để
nâng cao chất lượng công tác rèn luyện kỹ
năng mềm cho học sinh không chỉ hướng
đến đối tượng học sinh mà còn hướng đến
cả những người làm công tác rèn luyện. Và
đó chính là điều trăn trở của thầy cô, người
quản lý giáo dục, những nhà tư vấn tâm lý
cho học sinh, những người có “tâm” với
người, với nghề, những người vẫn còn
vương tơ với “thân tằm” để trau chuốt cho
đời những sợi tơ óng mượt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Văn Sơn, C b b k ảo bì uậ trên mạng xã hội.
2. Hoàng Liên (2013), H ă ó ó ở, NXB trẻ, Tp.HCM
3. JAME M. ANNER JR HAROLD C. CANNON N y u quy
ô o ậ , NXB Văn hóa Sài Gòn, Tp.HCM
4. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, C deo ư ấ â ý, trên các trang mạng Internet.
5. Nguyễn Ngọc Quang (1 ), N k bả ề quả í o d – G o d
o ạo NXB Giáo dục, Hà Nội
6. Nhà xuất bản Thanh niên, Tạp chí Giáo viên và nhà trường (1 ), “S ô minh
o ử sư ạ ”, NXB Thanh niên, Hà Nội
7. Phạm Minh Hạc, (1 7), Tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội
8. Phạm Minh Hạc, (1 ), Mộ s ấ ề ề quả ý o d k o o d ,
NXB Giáo dục, Hà Nội
9. Trung tâm đào tạo ATY (2012), “S ó ” (tập 1, 2, 3), NXB trẻ, Tp.HCM
* Ngày nhận bài: 2/12/2014. Biên tập xong: /1/201 . Duyệt đăng: 10/1/201 .