Tó m tắ t
Nội dung thảo luận về những phương trình vi phân trong bộ lọc Kalman phù
hợp với quá trình định vị GPS động. Quá trình định vị GPS động được mô tả như
những chuyển động ngẫu nhiên theo thời gian. Các trị đo GPS được biểu diễn trong
một phương trình vi phân kèm theo nhiễu thực. Một mô hình biểu diễn thời gian của
chuyển động được xây dựng kèm theo nhiễu trắng. Sự kết hợp các phương trình vi
phân của thế giới thực và mô hình được xây dựng dựa trên các phương trình biểu
diễn sự phù hợp với chuyển động của anten máy thu GPS động. Khảo sát này có thể
góp phần nâng cao độ chính xác thành lập bản đồ tỷ lệ lớn, giảm chi phí nhân lực,
tăng tiến độ thi công và bổ sung ứng dụng cho bộ lọc Kalman.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao độ chính xác định vị GPS động bằng lọc Kalman, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 201820
NÂNG CAO ĐỘ CHÍNH XÁC ĐỊNH VỊ GPS ĐỘNG BẰNG
LỌC KALMAN
Đinh Xuân Vinh, Cao Minh Thủy
Trườ ng Đạ i họ c Tà i nguyên và Môi trườ ng Hà Nộ i
Tó m tắ t
Nội dung thảo luận về những phương trình vi phân trong bộ lọc Kalman phù
hợp với quá trình định vị GPS động. Quá trình định vị GPS động được mô tả như
những chuyển động ngẫu nhiên theo thời gian. Các trị đo GPS được biểu diễn trong
một phương trình vi phân kèm theo nhiễu thực. Một mô hình biểu diễn thời gian của
chuyển động được xây dựng kèm theo nhiễu trắng. Sự kết hợp các phương trình vi
phân của thế giới thực và mô hình được xây dựng dựa trên các phương trình biểu
diễn sự phù hợp với chuyển động của anten máy thu GPS động. Khảo sát này có thể
góp phần nâng cao độ chính xác thành lập bản đồ tỷ lệ lớn, giảm chi phí nhân lực,
tăng tiến độ thi công và bổ sung ứng dụng cho bộ lọc Kalman.
Từ khóa: Lọc Kalman; GPS động.
Abstract
Enhance the accuracy of kinematic GPS positioning with Kalman fi ltering
This paper discusses the differential equations in the Kalman fi lter that are
suitable for kinematic GPS positioning. Kinematic GPS positioning is described
as random motion over time. GPS measurements are expressed in a differential
equation with real noise. A time model of motion is constructed with white noise. The
combination of real world and model is based on equations, that are representing
the motion of the kinematic GPS receiver antenna. This paper can contribute to
improving the accuracy of large scale mapping, reducing employee costs, increasing
schedules and adding Kalman fi lter applications.
Keywords: Kalman fi lter; Kinematic GPS.
A. Giớ i thiệ u lọ c Kalman
Phé p lọ c tuyế n tí nh cá c giá trị đo
đượ c củ a mộ t tậ p hợ p cá c biế n ngẫ u
nhiên để ướ c lượ ng, hay nó i chí nh xá c
hơn là để dự bá o cá c giá trị không đo
đượ c củ a mộ t tậ p hợ p khá c, đã đượ c cá c
nhà khoa họ c thế giớ i quan tâm từ rấ t
sớ m. Phương phá p đầ u tiên đị nh hì nh
ướ c lượ ng tố i ưu từ dữ liệ u có nhiễ u
là phương phá p Bì nh phương nhỏ nhấ t
củ a Gauss (1777 - 1855). Tí nh chấ t chắ c
chắ n củ a trị đo có chứ a sai số (nhiễ u)
đượ c xá c nhậ n bở i Galileo (1564 -
1642). Đầ u thế kỉ 20, Kolmogorov
(1903 - 1987) và Wiener (1894 -
1964) đã sá ng tạ o ra lý thuyế t dự bá o,
là m mề m và lọ c theo quy trì nh ngẫ u
nhiên Markov. Kalman (1960) đề xuấ t
phương phá p lọ c tuyế n tí nh mớ i [1],
giả i quyế t được bà i toá n vi phân bậ c hai
tuyế n tí nh. Trạ ng thá i tứ c thờ i củ a mô
hì nh tuyế n tí nh độ ng vớ i sự tham gia
củ a nhiễ u trắ ng được ước lượng bằ ng
sử dụ ng cá c trị đo ở trạ ng thá i tương
quan tuyế n tí nh xen lẫ n nhiễ u trắ ng.
Phương trình hệ thống lọc Kalman
rời rạc là một ước lượng trạng thái
xRn theo một quy trình bị chi phối bởi
phương trình vi phân tuyến tính ngẫu
nhiên sau:
1 1 1k k k kx Fx Gu w (1)
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018 21
Với trị đo zRm tuân theo phương
trình sau
k k kz Hx v (2)
trong đó: xk là vector chỉ trạng thái
hệ thống; ma trận F kích thước (n x n)
trong phương trình vi phân là ma trận hệ
số của ẩn tại trạng thái trước đó (k-1) so
với trạng thái hiện thời k.
Ma trận G là ma trận hệ số đầu vào
điều chỉnh tùy ý của ẩn uRl liên hệ với
trạng thái của ẩn x, trong trắc địa thì nó
biểu thị các nguyên nhân gây nên biến
đổi hệ thống, ảnh hưởng tới quy trình
ngẫu nhiên của hệ thống. Ma trận H
kích thước (m x n) trong phương trình
trị đo là ma trận hệ số của trị đo zk, wk-1
là nhiễu trắng hệ thống và nó được biểu
diễn như một vector; vk là nhiễu trắng trị
đo được biểu diễn dưới dạng vector. Chỉ
số k chỉ thời điểm của hệ thống và k-1 là
thời điểm trước đó.
Phương trình (1) phù hợp với mô
hình vận động (là mô hình có ngoại lực
tác động gây biến đổi vận tốc và gia tốc)
và không thể tìm thấy trong mô hình
động (là mô hình không có ngoại lực
tác động) thành phần Guk-1 vì không có
nguyên nhân gây biến dạng nào được
tính đến trong mô hình. Cũng không
thể tìm thấy trong mô hình tĩnh thành
phần Fxk-1 vì vật thể phản ứng ngay tức
thì với những thay đổi đầu vào. Trong
mô hình đồng nhất không có nguyên
nhân gây biến dạng, nên ma trận hệ
thống được xác định là ma trận đơn vị.
Vector trạng thái tự nhiên của xk lẽ dĩ
nhiên là biến không đo được, còn zk là
giá trị đo được. Biến ngẫu nhiên wk-1 và
vk biểu diễn nhiễu hệ thống và nhiễu trị
đo, chúng được giả thiết là độc lập với
nhau, là nhiễu trắng và tuân theo phân
phối chuẩn, nghĩa là
p(w)~N(0,Q) (3)
p(v)~N(0,Q) (4)
Ta có ma trận nhiễu hệ thống Q liên
quan tới vector nhiễu hệ thống theo:
Q=E[wwT] (5)
Ma trận nhiễu trị đo R có liên hệ
với vector nhiễu trị đo v theo:
R=E[vvT] (6)
Nếu chúng ta mang những trị đo
với chu kỳ T
s
để đưa vào phép lọc, thì
việc đầu tiên là ta phải tìm được ma trận
cơ sở Φ. Ma trận cơ sở của hệ thời gian
bất biến có thể tìm được từ ma trận hệ
thống động [3] như sau:
(t)=ଂ-1[(sl-F)-1] (7)
Ở đây, I là ma trận đơn vị, ଂ-1 là
biến đổi Laplace nghịch đảo, F là ma
trận hệ thống động.
Có thể chứ ng minh đượ c cá c
phương trì nh Riccati biể u diễ n Hiệ p
phương sai tiên nghiệ m, Hiệ p phương
sai hậ u nghiệ m và giá trị Hiệ u í ch củ a
cá c bướ c lọ c Kalman. Phương trì nh
Riccati như sau:
1 k
T
k k k k'M P Q (8)
1T T
k k k kK M H ( HM H R )
(9)
k k kP ( I K H )M (10)
Ở đây, Pk là ma trận hiệp phương
sai mô tả sai số trong ước lượng trạng
thái sau khi cập nhật; Mk là ma trận
hiệp phương sai mô tả sai số trong ước
lượng trạng thái trước khi cập nhật. Ma
trận nhiễu rời rạc Qk có thể tìm được từ
ma trận nhiễu liên tục Q và ma trận cơ
sở theo
0
sT TQk ( )Q ( )d (10)
Để bắt đầu phương trình Riccati, ta
cần ma trận hiệp phương sai ban đầu P
0
.
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 201822
B. Thự c nghiệ m quan trắ c
GPS độ ng
Mục tiêu áp dụng phương pháp
xử lý sau trong công tác thu tín hiệu
GPS động với loại máy thu GPS thông
dụng, rẻ tiền, nhưng có thể cho ta chất
lượng vị trí điểm đạt độ chính xác cỡ
xen ti met, phù hợp yêu cầu xây dựng
lưới khống chế đo vẽ tỷ lệ lớn, hoặc
đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ tỷ lệ
1:500. Chúng tôi tiến hành một cách
cẩn thận công tác thu tín hiệu GPS tại
khu vực trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội, ngày 07 tháng 9
năm 2017. Thiết bị thu tín hiệu GPS
gồm 3 máy thu loại tín hiệu một tần
số X20 của hãng Huace - Trung Quốc,
số hiệu các máy là: 100957, 100961
và 101533. Loại máy X20 tương đối
cũ, chỉ thu được duy nhất tín hiệu GPS
khoảng cách giả và GPS pha sóng tải,
không thu được tín hiệu Glonass và
Beidou. Đặt góc chân trời 150, tần số
lấy mẫu 5 giây.
Thời gian đo bắt đầu lúc 10 giờ
20 phút, giờ Hà Nội. Kết thúc đo lúc
11 giờ 38 phút. Trong 50 phút đầu
tiên, ba máy thu ở chế độ tĩnh. Phương
pháp đo tương đối cho phép xác định
chính xác vị trí điểm máy thu. Khoảng
25 phút cuối, máy số 100961 di động
theo hai hướng gần vuông góc nhau.
Đó là do máy 100961 đặt ở ngã ba
đường. Quá trình di động máy theo
hai con phố khoảng 18 phút, sau đó
đặt trở lại máy vào chân ba chạc vẫn
giữ nguyên trên mốc khoảng 7 phút,
sau đó kết thúc ca đo. Đặc thù phố
nhỏ, bề ngang phố khoảng 5 mét. Một
con phố có nhiều cây to hai vệ đường,
dẫn tới tín hiệu GPS bị mất trong vài
phút. Điều kiện vệ tinh và chất lượng
máy thu rất khiêm tốn. Hầu hết thời
gian đo chỉ thu được tín hiệu 5 vệ tinh.
Đây gần như là giới hạn cuối của chất
lượng ca đo. Đối với ca đo tĩnh thì
không vấn đề gì, nhưng với ca đo động
thì chất lượng tín hiệu rất tồi.
Khoảng cách giữa các điểm trắc
địa khá gần nhau, từ 229 mét đến 280
mét và phân bố như hình 1. Cấu tạo
mốc trắc địa như hình 2. Hình 3 là máy
thu 100961 và sinh viên đo đạc. Hình
4 là tập trị đo và hướng di chuyển của
máy 100961.
Xử lý dữ liệu đo bằng phần mềm
Compas kèm theo máy. Số liệu đo tĩnh
theo phương pháp tương đối đạt kết
quả tốt. Sai số vị trí điểm thu được có
độ chính xác ±1 mm. Lý do là khoảng
cách giữa các điểm khá gần nhau (chưa
đến 300 mét). Về trị đo động, lựa chọn
249 trị đo động có thời gian từ 4:15:00
GPST đến 4:38:15 GPST. Khoảng thời
gian từ 4:28:20 GPST đến 4:30:55
GPST không thu được tín hiệu. Lý do,
máy động di chuyển trên con phố nhỏ,
có nhiều cây xanh ven đường, máy
X20 chỉ nhận được tín hiệu GPS của 5
vệ tinh, các vệ tinh Glonass và Beidou
không cấu trúc trong máy thu X20.
Sau khi di chuyển theo hai con
phố và quay trở lại mốc trắc địa cũ,
máy 100961 đặt trở lại trên chân máy
vẫn giữa nguyên trên mốc trắc địa và
thu tín hiệu GPS với thời gian khoảng
7 phút. Sau đó tắt máy và kết thúc
thực nghiệm.
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018 23
Hình 1: Sơ đồ điểm thu GPS Hình 2: Mốc khống chế gần cổng trường
Hình 3: Máy thu 100961 Hình 4: Tập trị đo và hướng di chuyển của 100961
Bảng 1. Một đoạn trị đo GPS động (WGS84)
Kinematic GPST x-ecef(m) y-ecef(m) z-ecef(m)
1 4:15:00 AM -1617957.304 5731130.610 2276349.631
2 4:15:05 AM -1617958.055 5731134.222 2276350.955
3 4:15:10 AM -1617957.632 5731132.958 2276350.265
4 4:15:15 AM -1617958.075 5731134.736 2276350.733
5 4:15:20 AM -1617957.721 5731134.335 2276350.712
6 4:15:25 AM -1617957.813 5731135.291 2276351.113
7 4:15:30 AM -1617957.576 5731134.737 2276350.986
8 4:15:35 AM -1617957.569 5731134.896 2276351.047
9 4:15:40 AM -1617957.597 5731135.530 2276351.200
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 201824
Hình 5: Số lượng vệ tinh trong ca đo thực nghiệm
C. Xử lý số liệu
Lọc Kalman được triển khai theo
phương pháp sử dụng tích phân Euler
và phương pháp Bình phương nhỏ nhất.
Các phương trình Riccati nhằm nâng
cao hiệu suất của bộ lọc và tối ưu hóa
sau mỗi bước lọc được triển khai dưới
dạng đa thức. Do vậy, lọc Kalman cũng
được triển khai ở dạng đa thức.
Thự c hiệ n lọ c Kalman dạ ng đa thứ c
vớ i cá c bậ c lầ n lượ t là 0, 1, 2. Đố i vớ i
bậ c 0, ta có phương trì nh ma trậ n cơ sở
ban đầ u như sau:
1 1k k k k kˆ ˆ ˆx x K ( z x ) (12)
Ký hiệu: kxˆ ước lượng Kalman tại
thời đoạn k; 1kxˆ ước lượng Kalman thời
đoạn k-1; K1k hiệu ích của ước lượng
Kalman bậc 0 (trạng thái 1) tại thời đoạn
k; zk trị đo tại thời đoạn k.
Độ lệch của lọc bậc 0 được định
nghĩa:
1k k kˆRe s z x
Lọ c bậ c 1 kèm theo vận tốc có dạ ng
như sau:
(13)
Ký hiệu: tần số đo (khoảng
cách giữa các thời đoạn); hiệu ích
Kalman đối với vị trí điểm;
hiệu ích
Kalman đối với vận tốc chuyển động
của điểm; ước lượng vận tốc điểm
Kalman tại thời đoạn k; ước lượng
gia tốc điểm Kalman tại thời đoạn k;
ước lượng vận tốc của điểm tại
thời đoạn k-1.
Độ lệch của lọc bậc 1 được định nghĩa:
Hiệu ích của lọc Kalman bậc 1 được
tính theo phương pháp bình phương nhỏ
nhất đệ quy:
k=1, 2, 3, ..., n.
Lọ c bậ c 2 kèm theo gia tốc và vận
tốc có dạ ng như sau:
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018 25
(14)
Ký hiệu: ước lượng gia tốc điểm
Kalman tại thời đoạn k; ước lượng
gia tốc của điểm tại thời đoạn k-1; K3k
hiệu ích Kalman đối với gia tốc chuyển
động của điểm.
Độ lệch của lọc bậc 2 được định
nghĩa:
(15)
Hiệu ích của lọc Kalman bậc 2
được tính:
2
1
3 3 3 2
1 2
1 2k
( k k )K , k , , ,n,
k k ( k )
(16)
2
18 2 1
1 2k s
( k )K ,
k( k )( k )T
(17)
3 2
60
1 2k s
K ,
k k k T
(18)
Hình 6: Giá trị tọa độ Y (nét liền) và lọc Kalman (nét đứt) theo thời gian
Hình 7: Giá trị tọa độ X (nét liền) và lọc Kalman (nét đứt) theo thời gian
Lưu ý, khoảng 7 phút cuối máy 100961 ở trạng thái tĩnh. Theo đồ thị 6 và 7, trị
đo X và Y của máy biến động rất lớn, thậm chí hơn 10 mét. Sử dụng bộ lọc Kalman
cho ta một ước lượng tốt hơn.
Vị trí điểm 100961 có tọa độ (VN2000) xác định trong ca đo tĩnh và đo động là:
Bảng 2. So sánh tọa độ hai ca đo tĩnh và động của máy 100961
STT Tọa độ X (mét) Tọa độ Y (mét)
1 Ca đo tĩnh 2328352.7827 579494.7087
2 Ca đo động 2328352.7540 579494.6767
3 Độ lệch 0.0287 0.0320
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 201826
C. KẾ T LUẬ N
Lọc Kalman thực sự rất hiệu quả
khi phân tích dữ liệu vận động theo thời
gian. Những nghiên cứu bước đầu nhằm
sử dụng máy thu GPS rẻ tiền, thông
dụng thay thế những máy thu GPS RTK
đắt tiền. Kết quả có thể chấp nhận được
trong điều kiện số lượng vệ tinh rất ít
(5 vệ tinh), chất lượng tín hiệu yếu và
đôi khi mất tín hiệu. Với độ chính xác
±3 cm có thể ứng dụng trong đo vẽ chi
tiết hoặc xây dựng lưới khống chế đo
vẽ. Nếu có thể sử dụng loại máy thu
được các vệ tinh GPS, Glonass, Beidou
thì chất lượng sẽ nâng lên đáng kể, thời
gian đo cũng vì thế tăng nhanh hơn.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được
thực hiện với sự hỗ trợ của đề tài nghiên
cứu khoa học cấp cơ sở “Nghiên cứu nâng
cao độ chính xác xác định vị trí điểm máy
thu trong đo GPS động xử lý sau phục vụ
thành lập bản đồ tỷ lệ lớn ở Việt Nam”,
mã số 13.01.17.O.03. Tác giả chân thành
cảm ơn nhóm sinh viên ĐH5QĐ9 đã nhiệt
tình tham gia thực nghiệm.
TÀ I LIỆ U THAM KHẢ O
[1]. R.E. Kalman (1960). A New
Approach to Linear Filtering and Prediction
Problems, Journal of Basic Engineering,
82 (series D):34-45. Copyright @ 1960 by
ASME.
[2]. Norman Morrison (1969). Intro
to Sequential Smoothing and Prediction.
McGraw-Hil Book Company, New York.
[3]. Đinh Xuân Vinh, Phan Văn Hiến,
Nguyễn Bá Dũng (2016). Lý thuyết và
phương pháp phân tích biến dạng. Nhà xuất
bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt
Nam. ISBN: 978-604-904-875-3.
[4]. Phan Văn Hiến, Đinh Xuân Vinh
(2010). Ứng dụng lọc Kalman trong phân
tích biến dạng nhà cao tầng do bức xạ nhiệt
mặt trời. Tạp chí Xây dựng, số 5-2010.
ISSN 0866-0762.
[5]. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ
sở “Nghiên cứu nâng cao độ chính xác xác
định vị trí điểm máy thu trong đo GPS động
xử lý sau phục vụ thành lập bản đồ tỷ lệ
lớn ở Việt Nam”, mã số 13.01.17.O.03. Chủ
nhiệm đề tài: TS. Đinh Xuân Vinh.
BBT nhận bài: 22/01/2018; Phản biện xong: 27/2/2018
[5]. Gilad Even-Tzur, Lior Shahar
(2015). Application of extended free net
adjustment constraints in two-step analysis
of deformation network. Acta Geod
Geophys DOI 10.1007/s40328-015-0119-3,
Springer.
[6]. Dagogo M.J. FUBARA (1973).
Geodetic numerical and statistical analysis
of data. Space Program Offi ce, Battelle
Columbus Laboratories, Columbus,
Ohio 43201. https://link.springer.com/
article/10.1007%2FBF02522077.
[7]. Haim B. Papo (1986). Extended
free net adjustment constraints. US
Department of commerce, National Oceanic
and Atmospheric Administration, National
Ocean Service.
[8]. Hoàng Ngọc Hà, Trương Quang
Hiếu (2003). Cơ sở toán học xử lý số liệu
trắc địa. NXB Giao thông vận tải.
[9]. Hoàng Ngọc Hà (2006). Bình sai
tính toán lưới trắc địa và GPS. NXB Khoa
học kỹ thuật.
[10]. Huang Shengxiang, Yin Hui,
Jiang Zheng (2004). Xử lý số liệu trong
quan trắc biến dạng. NXB Đại học Vũ Hán
(Bản dịch của PGS. TS Phan Văn Hiến.
NXB Khoa học và kỹ thuật, 2010).
[11]. Trần Khánh, Nguyễn Quang
Phúc (2010). Quan trắc chuyển dịch và biến
dạng công trình. NXB Giao thông vận tải.
[12]. Tao Benzao (2017). Bình sai lưới
tự do và phân tích biến dạng. Phan Văn
Hiến và Phạm Quốc Khánh dịch. NXB Tài
nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
BBT nhận bài: 11/01/2018; Phản biện
xong: 20/02/2018
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG CỦA THUẬT TOÁN BJERHAMMAR... (tiếp
theo trang 81)