Nâng cao hiệu quả đào tạo Tiến sỹ theo hệ thống tín chỉ ở các cơ sở đào tạo sau đại học hiện nay

Tóm tắt Việc áp dụng đào tạo tiến sĩ theo hệ thống tín chỉ là một tất yếu, phù hợp xu thế của giáo dục thế giới. Tuy nhiên, song song với đó, những câu hỏi về chất lượng đào tạo cũng liên tiếp được đặt ra, đòi hỏi các cơ sở đào tạo sau đại học phải xem xét lại quy trình đào tạo tiến sĩ và cách thức tổ chức, quản lý phù hợp. Trên cơ sở phân tích thực trạng đào tạo tiến sĩ theo hệ thống tín chỉ trong các cơ sở đào tạo sau đại học hiện nay ở nước ta, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả đào tạo Tiến sỹ theo hệ thống tín chỉ ở các cơ sở đào tạo sau đại học hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 9 (34) - Thaùng 11/2015 58 Nâng cao hiệu quả đào tạo Tiến sỹ theo hệ thống tín chỉ ở các cơ sở đào tạo sau đại học hiện nay Increasing effectiveness of recent doctoral training under credit system in postgraduate education institutes ThS. Lã Thành Trung Trường Đại học Sài Gòn M.B. La Thanh Trung Sai Gon University Tóm tắt Việc áp dụng đào tạo tiến sĩ theo hệ thống tín chỉ là một tất yếu, phù hợp xu thế của giáo dục thế giới. Tuy nhiên, song song với đó, những câu hỏi về chất lượng đào tạo cũng liên tiếp được đặt ra, đòi hỏi các cơ sở đào tạo sau đại học phải xem xét lại quy trình đào tạo tiến sĩ và cách thức tổ chức, quản lý phù hợp. Trên cơ sở phân tích thực trạng đào tạo tiến sĩ theo hệ thống tín chỉ trong các cơ sở đào tạo sau đại học hiện nay ở nước ta, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Từ khóa: đào tạo tiến sỹ theo hệ thống tín chỉ, cơ sở đào tạo sau đại học Abstreet The application of credit system in doctoral training becomes inevitable, compactible with worldwide education trending. However, the quality of these programs is frequently questioned, which requires postgraduate education institutes to review their procedures and management. Based on practical analysis of doctoral training under credit system in postgraduate education institutes in Viet Nam, the author proposes some solutions to improve the effectiveness of this situation. Keywords: doctoral training under credit system, postgraduate education institutes 1. Đào tạo tiến sĩ theo hệ thống tín chỉ - sự lựa chọn tất yếu cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm thời gian lên lớp; thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khóa biểu; thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài Đây là phương thức đào tạo theo triết lý “Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo”, tuân theo quy luật giá trị, cạnh tranh làm động lực không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (người học được chọn thầy, chọn môn học) và có khả năng chuyển đổi ngành nghề nhanh. Hình thức đào tạo này lần đầu tiên được tổ chức tại trường Đại học Harvard vào năm 1872 sau đó nó lan rộng ra khắp Bắc Mỹ và thế giới. Đến nay, đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã khẳng định tính ưu việt, 59 hiệu quả không chỉ đối với các nước phát triển mà còn đối với các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy chế Đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” và năm 2011 là hạn cuối cùng để các trường liên quan phải chuyển đổi sang hệ thống đào tạo mới này. Hiện nay, các cơ sở giáo dục không chỉ áp dụng đào tạo theo tín chỉ cho sinh viên bậc Đại học mà còn cho học viên, NCS sau Đại học như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Việc lựa chọn đào tạo theo hệ thống tín chỉ đối với đào tạo sau Đại học nói chung và đào tạo tiến sĩ nói riêng là sự lựa chọn tối ưu, là con đường tất yếu để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tại sao lại như vậy? Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Thông tư số 10/2009/TTBGĐT ngày 17/05/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định mục tiêu đào tạo trình độ tiến sĩ là đào tạo những nhà khoa học, có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề mới có ý nghĩa khoa học, công nghệ và hướng dẫn nghiên cứu khoa học. Trước đây, đào tạo trình độ tiến sĩ chưa phát huy được khả năng nghiên cứu độc lập của NCS bởi mối quan hệ chặt chẽ, có phần “công thức”, áp đặt giữa NCS với nhà trường, với khoa đào tạo và người hướng dẫn. Thế nhưng, đào tạo theo hệ thống tín chỉ đáp ứng được mục tiêu này bởi đây là hình thức tạo điều kiện cho người học tự học, tự nghiên cứu ở mức độ cao nhất. Nói cách khác, đào tạo theo hệ thống tín chỉ giúp NCS phát huy hết các tố chất tiềm năng của mình trong việc tự học và nghiên cứu khoa học. Thông thường, NCS là những người đã có công việc ổn định (tại các trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu,...). Dẫu rằng tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ tập trung thì NCS vẫn chịu sự quản lý của cơ quan cử đi học, đồng nghĩa với khó chủ động về thời gian, công việc. Nếu đào tạo theo hệ thống tín chỉ, NCS sẽ chủ động, linh hoạt hoàn toàn về mặt thời gian, sắp xếp công việc để đạt kết quả học tập, nghiên cứu cao nhất. Bên cạnh đó, NCS cũng sẽ chủ động trong việc kéo dài hoặc rút ngắn thời gian đào tạo. Trên thực tế, đã có nhiều NCS chỉ mất gần 3 năm để hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ. Trong bối cảnh quốc tế hóa đào tạo như hiện nay, các trường Đại học, các cơ sở đào tạo sau đại học trong nước có khả năng mở các chương trình đào tạo liên kết với các trường Đại học trong khu vực và trên thế giới theo một chuẩn thống nhất. Nếu áp dụng hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, NCS có thể hoàn thành một số tín chỉ cần thiết trong giai đoạn đầu của chương trình đào tạo trong nước và sau đó tiếp tục học tập, nghiên cứu tại trường Đại học, cơ sở đào tạo sau đại học ở nước ngoài mà nhà trường liên kết đào tạo để hoàn thành những tín chỉ còn lại theo yêu cầu của trường Đại học đó qui định. Như vậy, rõ ràng, so với đào tạo theo học phần, niên chế, đào tạo trình độ tiến sĩ theo hệ thống tín chỉ dù mới mẻ nhưng cũng đã đem lại kết quả bước đầu, khẳng định tính ưu việt của hình thức đào tạo này nói chung và sự phù hợp của nó với đào tạo trình độ tiến sĩ nói riêng. Chính vì vậy, các trường Đại học, các cơ sở đào tạo sau 60 đại học trong nước đã áp dụng hình thức đào tạo này không chỉ với sinh viên mà còn với học viên Cao học và NCS. 2. Thực trạng đào tạo trình độ tiến sĩ theo hệ thống tín chỉ ở một số trường Đại học, cơ sở đào tạo sau đại học ở nước ta hiện nay Hiện nay, hầu hết các trường Đại học trong nước ta đều đã áp dụng đào tạo tiến sĩ theo hệ thống tín chỉ và ban hành quy định cụ thể để đảm bảo hiệu quả của hình thức này. Tuy nhiên, khi số lượng NCS tăng nhanh đáng kể, cùng với đó là thêm rất nhiều cơ sở được cấp phép đào tạo trình độ tiến sĩ thì việc quản lý (ở tầm vĩ mô) sẽ rất khó khăn. Thêm vào đó, đào tạo theo tín chỉ là hình thức đào tạo tương đối tự do, “mở”, buộc các cơ sở đào tạo sau đại học phải đổi mới quy trình, phương thức quản lý sao cho vừa đảm bảo sự linh hoạt, mềm dẻo, vừa đảm bảo tính chặt chẽ, ràng buộc người dạy và người học. Thế nhưng thực tế cho thấy, trình độ quản lý của chúng ta còn đôi lúc chưa theo kịp sự đổi mới của chương trình đào tạo. Chính vì vậy, nó tạo ra nhiều kẽ hở dẫn đến một số hạn chế, bất cập như: Trước hết, một hạn chế dễ thấy là việc áp dụng đào tạo trình độ tiến sĩ theo hệ thống tín chỉ để thay thế đào tạo theo niên chế ở một số trường Đại học thực chất chỉ là “bình mới rượu cũ”. Bởi để có thể áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ cần phải có các điều kiện về: số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên; số lượng NCS tham gia các lớp học; cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, nghiên cứu Tuy nhiên, số giảng viên có thể giảng dạy NCS không nhiều; số lượng NCS trong một cơ sở giáo dục cũng có hạn. Do đó, khó có thể tổ chức thành các lớp tín chỉ khác nhau để NCS lựa chọn. Bên cạnh đó, những điều kiện hỗ trợ NCS học tập, nghiên cứu độc lập cũng không có nhiều nên hoặc là người hướng dẫn phải “cầm tay chỉ việc” hoặc là để NCS “tự bơi”. Rất nhiều NCS chỉ gói gọn hoạt động của mình trong một số công việc như: tham gia các học phần, hoàn thành chuyên đề, hoàn thành tiểu luận tổng quan và nộp luận án mà không có sự tự học, tự nghiên cứu trong phạm vi chuyên ngành. Kết quả là sau 3 - 4 năm theo học tiến sĩ, năng lực nghiên cứu của NCS không được cải thiện ngoài việc hoàn thành luận án - một phạm vi nghiên cứu rất nhỏ trong phạm vi chuyên ngành rộng lớn. Thứ hai, theo quy định, NCS chỉ phải trải qua các học phần ở trình độ tiến sĩ, một số chuyên đề, tiểu luận tổng quan. Sau khi hoàn thành các nội dung quy định trong chương trình đào tạo (thường chiếm chưa đến 1/3 tổng thời gian đào tạo), NCS không cần đến trường cho đến khi hoàn thành luận án. Như vậy, một vấn đề nảy sinh là NCS được “tự do” trong một khoảng thời gian rất lớn mà không có sự theo sát, quản lý chặt chẽ về chuyên môn. Cơ sở đào tạo sau đại học chỉ quản lý kết quả (là tiểu luận, chuyên đề) chứ không kiểm soát được quá trình nghiên cứu, học tập diễn ra như thế nào? Nhiều NCS đã dùng khoảng thời gian này để tiếp tục làm việc tại các cơ quan, đơn vị gốc hoặc nghỉ ngơi ở gia đình trong khi đáng lẽ họ phải toàn tâm cho việc nghiên cứu trong thời gian theo học NCS. Nói cách khác, NCS không được sống trong “môi trường học thuật” thực thụ nên họ cũng không có nghĩa vụ phải nghiên cứu nghiêm túc, liên tục. Cũng chính vì sự “tự do” và lỏng lẻo trong quản lý như thế này nên hiện tượng viết hộ luận án diễn ra phổ biến mà bản thân người hướng dẫn, khoa/phòng Sau Đại học không thể kiểm soát được. 61 Một trong những ưu việt nổi trội của quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ là người học được phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu. Nếu không tự học, tự nghiên cứu được thì không phải là đào tạo theo hệ thống tín chỉ, lại càng không cần đến đào tạo tiến sĩ. Đối với NCS, điều này là cần thiết (nếu không nói là bắt buộc). Tuy nhiên, để nghiên cứu độc lập, NCS cũng cần phải có sự chỉ đạo, định hướng từ phía cán bộ hướng dẫn. Nếu không, việc nghiên cứu “độc lập” sẽ trở thành tùy tiện, không phương hướng. Ví như cán bộ hướng dẫn phải giao nhiệm vụ cho NCS, hỗ trợ NCS các thông tin liên quan đến đề tài (ở nhiều nước, NCS được tham gia vào dự án nghiên cứu dài hơi của cán bộ hướng dẫn). Để làm được điều ấy, đòi hỏi cán bộ hướng dẫn phải có trình độ, năng lực nghiên cứu nhất định (ít nhất cán bộ hướng dẫn cũng phải có dự án, chiến lược hướng dẫn NCS nghiên cứu), cùng sự hỗ trợ của hệ thống thông tin thư viện đầy đủ, các phòng thí nghiệm hiện đại. NCS cũng cần có trình độ ngoại ngữ thông thạo để tiếp cận với các tài liệu khoa học nước ngoài. Thế nhưng, những điều này lại khó có thể thực hiện được ở nước ta. Thực tế cho thấy có rất nhiều giáo viên/cán bộ hướng dẫn khoa học vẫn đồng ý hướng dẫn NCS những đề tài nằm ngoài lĩnh vực nghiên cứu của mình. NCS đề xuất người hướng dẫn cũng vì “độ nổi tiếng” hay vị trí chính trị của họ chứ không hẳn vì định hướng nghiên cứu của bản thân phù hợp với người hướng dẫn. Nhất là ở các trường Đại học, dù số lượng giảng viên có học hàm, học vị GS, PGS, TS nhiều nhưng những người có thể nghiên cứu khoa học và hướng dẫn nghiên cứu không nhiều. Rất nhiều trường hợp người hướng dẫn không có gì để “hướng dẫn” và NCS cũng không xác định được mình cần cán bộ hướng dẫn trợ giúp điều gì. Rất nhiều NCS phải “tự lực cánh sinh” hoàn toàn và luận án chỉ nhằm đối phó với cán bộ hướng dẫn và hội đồng khoa học mà không hướng đến tính khả thi hoặc giá trị thực tiễn của luận án. Bên cạnh đó, những hạn chế về hệ thống thư viện, phòng thí nghiệm và khả năng ngoại ngữ của NCS cũng ngăn cản họ nghiên cứu khoa học độc lập theo đúng nghĩa. Yếu tố trung tâm của quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ chính là người học. Đào tạo trình độ tiến sĩ theo hệ thống tín chỉ, NCS sẽ được làm chủ quá trình học tập, đào tạo của mình theo đúng nghĩa. Tuy nhiên, như trên đã nói, điều này sẽ dẫn đến sự tùy tiện trong hoạt động đào tạo nếu không được quản lý chặt chẽ và khoa học. Trong khi đó, sự quản lý của khoa/phòng Sau Đại học chỉ thuần túy hình thức, chưa quản lý sâu về chuyên môn bằng các tiêu chí, tiêu chuẩn được “lượng hóa” một cách cụ thể. Ví như: “khả năng nghiên cứu độc lập” của NCS trong quá trình đào tạo là gì? NCS nắm vững “kiến thức nền tảng, vững chắc về các học thuyết và lý luận của ngành” thì nên hiểu “nền tảng”, “vững chắc” này ở mức độ nào? Ai là người kiểm chứng? Luận án là “công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo” của NCS, sự “sáng tạo” này như thế nào thì đạt yêu cầu tối thiểu? Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành rất khoa học nhưng đó chỉ là để quản lý ở tầm vĩ mô, chung cho các trường Đại học và viện nghiên cứu. Các cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ phải có trách nhiệm cụ thể hóa quy định ấy và các khoa chuyên ngành lại phải tiếp tục cụ thể hóa quy định ấy một mức nữa để xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn đặc thù với chuyên ngành. Thế nhưng khi được triển khai, quy định đào tạo trình độc tiến 62 sĩ của trường lại vẫn chung chung, khái quát. Mục được cụ thể hóa thì lại triển khai rất hình thức trên thực tế (ví như báo cáo tiến độ thực hiện đề tài, bảo vệ chuyên đề, tiểu luận). Vì sự lỏng lẻo này nên rất nhiều NCS không đủ năng lực vẫn được công nhận là tiến sĩ. Như vậy, có thể thấy, đào tạo trình độ tiến sĩ theo hệ thống tín chỉ đã chứng tỏ tính ưu việt, tất yếu của nó so với hình thức đào tạo truyền thống. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn, nó lại bộc lộ nhiều bất cập, mà một trong những tồn tại nổi bật là quy trình quản lý đào tạo khá lỏng lẻo, không phát huy được tính tích cực, khả năng tự học, tự nghiên cứu của NCS. Việc kiểm tra, giám sát quá trình học tập, nghiên cứu, thẩm định kết quả nghiên cứu của NCS còn chưa đáng tin cậy. Nếu các cơ sở đào tạo sau đại học không kịp thời điều chỉnh thì việc đào tạo trình độ tiến sĩ theo hệ thống tín chỉ không những không đạt được mục tiêu mong đợi mà còn trở nên tùy tiện, hình thức, không đem lại hiệu quả đào tạo trên thực tế. 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo trình độ tiến sĩ theo hệ thống tín chỉ hiện nay Để có thể nâng cao hiệu quả đào tạo tiến sĩ theo hệ thống tín chỉ, theo chúng tôi, các trường Đại học, các cơ sở đào tạo sau đại học nên tập trung làm tốt một số việc sau: Thứ nhất, tăng cường cơ sở vật chất (đặc biệt là hệ thống thông tin, thư viện, phòng thí nghiệm) Đào tạo trình độ tiến sĩ là đào tạo nhà khoa học. Muốn vậy, các trường, các cơ sở đào tạo sau đại học phải xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, đầu tư công nghệ cao cho các phòng nghiên cứu. Đối với NCS các chuyên ngành khoa học tự nhiên, hệ thống phòng thí nghiệm với các thiết bị tiên tiến là rất cần thiết bởi nếu không trải qua thí nghiệm thì sẽ không có kết luận khoa học, không có phát hiện mới. Đối với NCS các chuyên ngành khoa học xã hội, hệ thống thông tin thư viện cần phải được kiện toàn, cập nhật thêm nhiều tài liệu mới ở trong nước và trên thế giới (thư viện các trường hiện nay còn thiếu tài liệu về các chuyên ngành hẹp). Đặc biệt, các thư viện cần tăng cường liên kết, hợp tác để NCS có thể sử dụng nguồn học liệu phong phú ở các trường khác nhau. Thư viện cũng cần có chế độ “chăm sóc” khi bạn đọc sử dụng tài liệu trong thời gian dài (ví như các phòng đọc đặc thù; chỗ nghỉ ngơi buổi trưa, phương tiện đưa đón khi thời tiết bất lợi, khi đọc tài liệu muộn). Thứ hai, đổi mới nội dung chương trình, hình thức đào tạo Để quá trình đào tạo trình độ tiến sĩ thực chất là đào tạo những người làm khoa học thì việc đào tạo theo mô hình tập trung là điều cần thiết. Theo mô hình này, NCS phải có mặt ở trường hay viện nghiên cứu toàn thời gian. Trong thời gian theo học/nghiên cứu, NCS phải dự các buổi giảng của các chuyên gia theo định kỳ, phải tham gia tất cả các hội thảo liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu (dù với tư cách là người nghe) và phải báo cáo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu được giao với giáo viên hướng dẫn hàng tháng. Tương ứng, giáo viên hướng dẫn phải đưa ra các nhiệm vụ cụ thể trong quá trình nghiên cứu và yêu cầu NCS hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định. Các nhiệm vụ này không nhất thiết là nội dung cụ thể của các phần trong luận án mà có thể là những vấn đề liên quan, có phạm vi gần gũi. Nói cách khác, tất cả đều được thiết kế để NCS hoà mình trong thế giới học thuật và khoa học để nâng cao khả 63 năng nghiên cứu và luyện sự độc lập của nghiên cứu sinh.. Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt buộc nghiên cứu sinh phải có chứng chỉ quốc tế về tiếng Anh và có bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế là một yêu cầu rất cao, khó thực hiện nhưng cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ và góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học ở Viêt Nam. Đối với các ngành khoa học tự nhiên, điều này nên bắt buộc (vì tri thức của khoa học tự nhiên là tri thức phổ quát). Đối với NCS các ngành khoa học xã hội, các bài báo có thể được đăng ở một số tạp chí chuyên ngành uy tín và phải được kiểm duyệt bởi hội đồng khoa học một cách nghiêm túc. Việc đào tạo trình độ tiến sĩ không đơn thuần là việc tổ chức các lớp học phần, giao chuyên đề và bảo vệ luận án mà nên tăng cường tích hợp nghiên cứu khoa học với đào tạo bằng cách hướng các NCS vào việc nghiên cứu giải quyết các tình huống lý luận và thực tiễn, đặc biệt là những tình huống mới cần tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề. Thứ ba, đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá theo hướng chú trọng năng lực tự học, tự nghiên cứu Để làm được điều này, các trường, cơ sở đào tạo sau đại học cần bổ sung một tiêu chí xét tuyển là NCS cần phải có một số bài báo khoa học đăng trên các tạp chí trong nước, tức là phải được tập dượt nghiên cứu và có trình độ nghiên cứu ở một mức độ nhất định trước khi tham gia đào tạo tiến sĩ. Đào tạo trình độ tiến sĩ là quá trình làm cho các năng lực, kỹ năng ấy trở nên nhuần nhuyễn, hệ thống chứ không phải là “tập dượt” nghiên cứu nữa. Bên cạnh đó, việc đánh giá dự định nghiên cứu của NCS phải tập trung ở những điểm mới, sáng tạo của đề tài so với các công trình nghiên cứu trước đó. Trong quá trình học tập, nghiên cứu, các trường cũng cần đánh giá năng lực của NCS dựa trên kết quả nghiên cứu đa dạng, ví như: khả năng hợp tác trong nhóm nghiên cứu (cùng với nhóm NCS thực hiện một hoặc một số đề tài trong phạm vi chuyên ngành), khả năng nghiên cứu độc lập (tự triển khai một hoặc một số đề tài), khả năng nghiên cứu dưới sự định hướng của người hướng dẫn (thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu mà người hướng dẫn giao) Những kết quả nghiên cứu này sẽ chiếm khoảng 30 - 40% trong việc quyết định NCS có được công nhận học vị tiến sĩ hay không (cùng với luận án). Bên cạnh đó, các trường, cơ sở đào tạo sau đại học cần xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể về năng lực nghiên cứu của NCS; tiêu chuẩn đánh giá luận án; ý thức, thái độ trong quá trình học tập Trong phạm vi có thể, những tiêu chuẩn này cần được “lượng hóa” cụ thể đến mức tối đa để dễ dàng cho việc đánh giá, tránh tình trạng “mập mờ”, chung chung dẫn đến để lọt những nghiên cứu kém giá trị. Các cơ sở đào tạo sau đại học cũng cần kết hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng cơ quan nơi tiến sĩ làm việc xem xét lại những trường hợp sau thời gian bảo vệ 2 - 3 năm không có công trình nghiên cứu nào mới để tránh tâm lý cho rằng bảo vệ luận án tiến sĩ là “xong”, chấm dứt quá trình nghiên cứu, thay vào đó là tập trung vào những việc làm khác không liên quan đến học vị. Thứ tư, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ hướng dẫn đối với hoạt động chuyên môn của NCS Một chân lý thực tiễn l
Tài liệu liên quan