TÓM TẮT
Bài viết nêu những ảnh hưởng tích cực của việc áp dụng phương pháp dạy học theo các hoạt động và
đưa ra một số đề xuất mang tính lý luận giúp giáo viên nâng cao hoạt động giao tiếp khi dạy kỹ năng nói
tiếng Anh bằng cách: phân biệt hoạt động giao tiếp với các hoạt động khác, tìm hiểu đặc tính quan trọng
của hoạt động giao tiếp và nêu cách nhận biết hoạt động giao tiếp có thể tạo động lực cho người học
tham gia vào hoạt động giao tiếp.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 106 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hoạt động giao tiếp trong giảng dạy nhằm cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho người học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 72 (06/2020) No. 72 (06/2020)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website:
81
NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP TRONG GIẢNG DẠY
NHẰM CẢI THIỆN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO NGƯỜI HỌC
Enhancing communicative tasks in order to improve learners’
English speaking skill
ThS. Nguyễn Phạm Phương Khánh
Trường Đại học Sài Gòn
TÓM TẮT
Bài viết nêu những ảnh hưởng tích cực của việc áp dụng phương pháp dạy học theo các hoạt động và
đưa ra một số đề xuất mang tính lý luận giúp giáo viên nâng cao hoạt động giao tiếp khi dạy kỹ năng nói
tiếng Anh bằng cách: phân biệt hoạt động giao tiếp với các hoạt động khác, tìm hiểu đặc tính quan trọng
của hoạt động giao tiếp và nêu cách nhận biết hoạt động giao tiếp có thể tạo động lực cho người học
tham gia vào hoạt động giao tiếp.
Từ khóa: hoạt động giao tiếp, kỹ năng nói, phương pháp dạy học theo các hoạt động
ABSTRACT
The article suggests some positive effects of applying Task-Based Language Teaching and shows some
theoretical recommendations for teachers to enhance cummunicative tasks in teaching English speaking
skill by: distinguishing between communicative tasks and non-communicative tasks, analyzing the key
characteristics of the communicative tasks and proposing recognizing communicative tasks that can
motivate learners to participate in the tasks.
Keywords: communicative tasks, speaking skill, task-based language teaching
1. Đặt vấn đề
Tiếng Anh là ngôn ngữ chủ yếu trong
giao tiếp và kinh doanh quốc tế vì vậy vai
trò của tiếng Anh đối với nền kinh tế của
một nước, đặc biệt là các nước đang phát
triển trở nên vô cùng quan trọng, trong bối
cảnh toàn cầu hóa và vai trò của Internet
như hiện nay (Phan Văn Hòa & Phan
Hoàng Long, 2014). Tiếng Anh giúp nâng
cao khả năng tìm việc làm và nâng cao thu
nhập nguồn nhân lực, giúp cải tiến môi
trường xuất khẩu của một nền kinh tế, giúp
các nước phát triển hấp thu và hội nhập vào
nguồn kiến thức khoa học của thế giới,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Phan Văn
Hòa & Phan Hoàng Long, 2014). Nghiên
cứu cho thấy tương quan cùng chiều giữa
trình độ tiếng Anh và sự tăng trưởng kinh
tế ở các nước Đông Nam Á (Lee, 2011).
Việt Nam đánh giá cao vai trò của
tiếng Anh trong những năm gần đây thông
qua Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ
thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-
2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Theo
như Thủ tướng Chính phủ (TTG) ban hành
quyết định số 1400/QĐ-TTG về việc phê
Email: khanhnguyenpp2017@gmail.com
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020)
82
duyệt đề án trên, chủ trương của đề án là
đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại
ngữ trong các trường của Việt Nam nhằm
mục tiêu “đến năm 2020, đa số thanh niên
Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng
và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử
dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập, làm
việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn
ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành
thế mạnh của người dân Việt Nam”. Để đạt
được mục tiêu trên, Bộ Giáo dục đẩy mạnh
việc xây dựng và phát triển môi trường học
và sử dụng ngoại ngữ ở tất cả các cấp và
trình độ đào tạo (Quỳnh Trang, 2017).
Theo như Bộ Giáo dục và Đào tạo
(GD&ĐT) ban hành Công văn số
681/BGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn tổ
chức dạy học môn Tiếng Anh, từ năm học
2020-2021 chương trình quy định môn
tiếng Anh là môn học tự chọn với lớp 1, 2
và bắt buộc từ lớp 3 trở lên. Ngoài ra, Bộ
Giáo dục quy định việc tổ chức dạy học
môn Tiếng Anh cần tập trung phát triển kỹ
năng nghe và nói cho người học.
Phương pháp dạy học theo các hoạt
động (Task-based Language Teaching –
viết tắt là TBLT) được cho là có hiệu quả
giúp phát triển kỹ năng nói cho người học
được áp dụng ở nhiều trường ở Việt Nam.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp dạy
học theo các hoạt động (TBLT) của giáo
viên chưa thực sự có hiệu quả do sự hiểu
biết của giáo viên về phương pháp này còn
hạn chế (Nguyễn Gia Việt, Lê Văn Canh &
Barnard, 2015; Nguyễn Việt Hùng, 2017).
Bài viết điểm lại những ảnh hưởng tích cực
của TBLT và đưa ra một số đề xuất về lý
luận đối với giáo viên để nâng cao hoạt
động giao tiếp của TBLT trong giảng dạy
nhằm nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho
người học.
1.1. Ảnh hưởng tích cực của phương
pháp dạy học theo các hoạt động
Nghiên cứu đã cho thấy việc áp dụng
TBLT là rất khả thi để dạy kỹ năng nói cho
học sinh (Rahman, 2010). Nhiều nghiên
cứu nêu ảnh hưởng tích cực của các loại
hoạt động (tasks) của TBLT đối với kỹ
năng nói của người học trong việc cải thiện
kỹ năng nói của người học (Azar &
Maragheh, 2012; Mujiningsih, 2009;
Murad, 2009; Thompson & Blake, 2010;
Thompson & Millington, 2012; Watamni
& Gholami, 2012). Nhiều nghiên cứu đã
chỉ ra từng lợi ích cụ thể của việc áp dụng
các hoạt động giao tiếp trong việc nâng cao
kỹ năng nói của người học: (a) giúp cải
thiện từ vựng (Azar & Maragheh, 2012;
Ruso, 2007); (b) tạo cơ hội cho người học
sử dụng ngôn ngữ (Acar, 2006; Karlsson,
2012; Lee, 2010; Mujiningsih, 2009;
Thompson & Blake, 2010; Watamni &
Gholami, 2012); (c) tạo không khí học tập
thoải mái (Mujiningsih, 2009; Ruso, 2007);
(d) tạo động lực thúc đẩy người học sử
dụng tiếng Anh; (e) giúp người học cải
thiện kỹ năng nói (Mujiningsih, 2009;
Ruso, 2007; Thompson & Blake, 2010;
Watamni & Gholami, 2012).
Để phát huy những đặc tính ưu việt đó,
giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học
theo các hoạt động để dạy kỹ năng nói
tiếng Anh cần quan tâm đến khác biệt giữa
hoạt động giao tiếp theo phương pháp này
với các hoạt động khác, những đặc tính
quan trọng của hoạt động giao tiếp, việc
lựa chọn hoạt động giao tiếp có thể tạo
động lực nói cho người học tham gia vào
hoạt động nói để cải thiện kỹ năng nói.
2. Phân biệt hoạt động giao tiếp của
phương pháp dạy học theo các hoạt
động với các hoạt động khác
Hoạt động giao tiếp (communicative
tasks) của TBLT được phát triển dựa trên
phương pháp giao tiếp trong dạy học tiếng
Anh (communicative approach), có thể
NGUYỄN PHẠM PHƯƠNG KHÁNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
83
giúp cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho
học sinh. Littlewood (2007) phân biệt hoạt
động giao tiếp với các hoạt động không
mang tính giao tiếp. Littlewood (2007) còn
đưa ra ví dụ về các hoạt động không mang
tính giao tiếp như là bài tập ngữ pháp, bài
tập rèn luyện phát âm. Nunan (1989), Ellis
(2003) và xác định: hoạt động giao tiếp
trong dạy học đòi hỏi người học tập trung
vào việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để
diễn đạt ý thay vì tập trung vào cấu trúc
ngữ pháp.
3. Những đặc tính quan trọng của
hoạt động giao tiếp
Khi người học tập trung vào việc sử
dụng ngôn ngữ trong giao tiếp phải đảm
bảo được người nghe hiểu được đúng
thông tin mà người học cần truyền đạt và
ngược lại (Nunan, 1989). Quá trình sử
dụng ngôn ngữ trên sẽ mang lại lợi ích, vì
người học có thể sử dụng được những kiến
thức đã học trong lúc thực hiện hoạt động
giao tiếp (Courtney, 2001; Willis & Willis,
2007). Một ưu điểm khác là, trong quá
trình giao tiếp đó người học sẽ tự nhận biết
được phần kiến thức mình còn thiếu
(Courtney, 2001; Ellis, 2003). Chính vì
vậy, để giao tiếp thành công, người học có
thể phát triển được kỹ năng cần thiết đó là
sự linh hoạt lựa chọn ngôn ngữ thay thế
hoặc dùng ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt ý
thành công và trọn vẹn (Ellis, 2003). Nỗ
lực tìm câu trả lời cho những thắc mắc
bằng cách tự tìm hiểu, nhờ sự giúp đỡ từ
các bạn khác hay từ giáo viên cũng giúp
cho người học biết được phần kiến thức mà
họ chưa biết. Những lợi ích của việc sử
dụng tiếng Anh để giao tiếp giúp cho người
học hình thành thói quen nói tiếng Anh
một cách tự tin hơn. Giáo viên cần tập
trung vào diễn đạt ý trọn vẹn và hiểu chính
xác được ý của người khác trong quá trình
giao tiếp, linh hoạt trong khi ứng phó với
những hạn chế về mặt ngôn ngữ của người
học là những yếu tố cần có để trang bị cho
người học nói được tiếng Anh ngày càng
tiến bộ và lưu loát hơn.
3.1. Môi trường học nói lý tưởng để
tiến hành hoạt động giao tiếp
Việc diễn đạt ý thành công giữa người
nói và người nghe mà không cần quá tập
trung vào sự chính xác trong ngữ pháp,
người học thực hiện hoạt động giao tiếp
trong môi trường học không có nhiều áp
lực sẽ phát triển được sự lưu loát và kỹ
năng nói tiếng Anh (Gutiérrez, 2005). Tuy
nhiên điều đó không có nghĩa là tầm quan
trọng của ngữ pháp không được đề cao khi
thực hiện hoạt động giao tiếp, sự tập trung
về tính chính xác trong ngữ pháp sẽ được
thể hiện vào giai đoạn cuối cùng của hoạt
động giao tiếp (Willis & Willis, 2007).
Chính sự phân chia giai đoạn này Brown
(1994) and Gutiérrez (2005) nhấn mạnh vai
trò của giáo viên trong việc tạo môi trường
học lý tưởng đó để giúp người học không
có cảm giác sợ mắc lỗi và bị giáo viên sửa
từng lỗi sai của họ. Gutiérrez (2005) cho
rằng môi trường học như thế sẽ thúc đẩy sự
tương tác của người học và theo như Costa
(2011) thì sự tương tác của người học có
ảnh hưởng tốt đối với động lực học của
người học.
4. Đặc điểm của hoạt động giao tiếp
tạo động lực nói cho người học
So với các kỹ năng tiếng Anh khác, nói
tiếng Anh là kỹ năng khó nhất (Malihah,
2010; Soureshjani & Riahipour, 2012) và sẽ
khó cải thiện nếu người học thiếu động cơ
học nói tiếng Anh (Soureshjani &
Riahipour, 2012; Luu 2012). Ryan và Deci
(2000) phân loại động cơ học thành hai loại
cơ bản, đó là động cơ nội tại (intrinsic
motivation) và động cơ bên ngoài (extrinsic
motivation). Theo họ, động cơ bên ngoài
thúc đẩy sự tham gia của người học vào các
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020)
84
hoạt động do những lợi ích mà hoạt động
đó đem lại, động cơ nội tại thúc đẩy người
học tham gia vào hoạt động do họ yêu
thích. Tuy nhiên ở môi trường lớp học, ở
góc độ giáo viên, sự phân loại động cơ học
của người học là không cần thiết, vì khi tiến
hành một hoạt động nói thì sự tham gia và
lợi ích mà hoạt động đó mang lại cho người
học là quan trọng nhất cho dù động cơ tham
gia (task motivation) của người học có thể
khác nhau.
Động cơ tham gia vào hoạt động (task
motivation) tùy thuộc vào động cơ học
(motivation) của người học và cách mà
người học cảm nhận về hoạt động mà họ
tham gia (Seegers & Bockaerts (1993,
được trích từ Nakata, 2006, p.145). Nhiều
nghiên cứu cho thấy các loại hoạt động
(tasks) quyết định sự tham gia của người
học vào hoạt động (Mujiningsih, 2009;
Murad, 2009; Thompson & Blake, 2010;
Azar & Maragheh, 2012). Chính vì vậy, sự
lựa chọn hoạt động nói (communicative
tasks) để có thể tạo động lực giúp người
học tham gia lớp học, đóng vai trò quan
trọng đối với sự phát triển kỹ năng nói của
người học. Các hoạt động nói có thể tạo
động lực cho người học cần có các đặc
điểm sau: (a) khi người học yêu thích hoạt
động đó; (b) người học sử dụng được tiếng
Anh trong khi tham gia vào hoạt động đó;
(c) kích thích sự tò mò của người học; (d)
giúp người học sử dụng được những kiến
thức đã học và giúp họ khám phá điều mà
họ chưa biết (Agnesia, 2010).
5. Kết luận
Tóm lại, các hoạt động giao tiếp của
TBLT nên được áp dụng để dạy kỹ năng
nói, vì các hoạt động này có ảnh hưởng
tích cực đối với trong việc cải thiện và giúp
nâng cao kỹ năng nói của người học.
Thông qua những lợi ích đó của hoạt động
giao tiếp, những đề xuất mang tính lý luận
nêu trên là cần thiết giúp giáo viên hiểu và
phát huy được tối đa những ảnh hưởng tích
cực những hoạt động giao tiếp khi dạy kỹ
năng nói tiếng Anh cho người học. Cụ thể
là những đề xuất này giúp giáo viên tạo
môi trường học nói tiếng Anh thoải mái và
thuận lợi để hoạt động nói diễn ra khi tiến
hành dạy nói trong lớp học. Dựa trên
những đề xuất đó, giảng viên có thể lựa
chọn và triển khai hoạt động giao tiếp
trong lớp học vừa có hiệu quả vừa tạo hứng
thú để giúp người học phát triển kỹ năng
nói tiếng Anh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Acar, A. (2006). Models, norms and goals for English as an international language
pedagogy and task-based language teaching and learning. Trong P. Robertson & J.
Jung (Eds.), Special Conference Proceedings Volume: Task-based Learning in the
Asian Context (tập 8, trang 174-191). Road Town: Asian EFL Journal Press
Agnesia, R. H. (2010). Features affecting task-motivation in English for academic
purposes online learning. Second Language Studies, 29(1), 1-34.
Azar, A. S., & Maragheh, R. T. (2012). The effect of pedagogical tasks in EFL learners’
performance. The Modern Journal of Applied Linguistics, 4(3), 119-128.
Brown, H. D. (1994). Teaching by principles: An interactive approach to language
pedagogy. New Jersey: Prentice Hall Regents.
NGUYỄN PHẠM PHƯƠNG KHÁNH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
85
Costa, B. C. D. A. (2011). The English language experience: The importance of the
students’ motivation in English as a foreign or second language classes. Revista
Litteris, 8, 201-213.
Courtney, M. (2001). Tasks, talk and teaching: Task-based language learning and the
negotiation of meaning in oral practice (L. Center, Trans.). Trong G. James (Ed.),
Research reports (tập 1, trang 1-119). Hongkong: The Hong Kong University of
Science and Technology.
Ellis, R. (2003). Task-based language learning and teaching. Oxford: Oxford University Press.
Gutiérrez, D. G. (2005). Developing oral skills through communicative and interactive
tasks. Profile, 6, 83-96.
Karlsson, P. A. (2012). Storytelling as a teaching strategy in the English language
classroom in Iceland. Faculty of Teacher Education School of Education.
Unpublished work. University of Iceland. Reykjavík.
Lee, B. (2010). Effects of task and feedback types on Korean adult EFL learners' oral
proficiency. English Teaching, 65(2), 101-130.
Lee, C.G. (2011). English Language and Economic Growth: Cross-Country Empirical
Evidence.
Littlewood, W. (2007). Communicative and task-based language teaching in East Asian
classrooms. Language Teaching, 40, 243-249.
Luu, T. T. (2012). An empirical research into EFL learners’ motivation. Theory and
Practice in Language Studies, 2(3), 430-439.
Malihah, N. (2010). The effectiveness of speaking instruction through task-based language
teaching. Register, 3(4), 85-101.
Mujiningsih, E. S. (2009). Improving students’ speaking ability through project work.
Unpublished work. Sebelas Maret University. Surakarta. Từ
download/pdf/12350504.pdf
Murad, T. M. (2009). The effect of task-based language teaching on developing speaking
skills among the Palestinian secondary EFL students in Israel and their attitudes
towards English. Department of Curriculum and Institution. Yarmouk University. Irbid.
Nakata, Y. (2006). Motivation and experience in foreign language learning. Bern: Peter
Lang AG.
Nguyễn Việt Hùng. (2017). Nhận thức của giáo viên THPT về Phương pháp dạy học tiếng
Anh dựa vào nhiệm vụ và niềm tin của họ về bộ sách giáo khoa tiếng Anh. Luận án
tiến sĩ. Trường Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Nunan, D. (1989). Designing tasks for the communicative classroom. Cambridge:
Cambridge University Press.
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020)
86
Phan Văn Hòa và Phan Hoàng Long. (2014). Tác động của tiếng Anh đến sự phát triển
kinh tế và chiến lược nâng cao trình độ tiếng Anh của Việt Nam. Ngôn ngữ và Đời
sống, 12(230), 61-64
Quỳnh Trang. (2017). Bộ giáo dục sửa đề án 2020. Truy cập: 25/4/2020, từ
https://vnexpress.net/bo-giao-duc-sua-de-an-ngoai-ngu-2020-3631023.html
Rahman, M. M. (2010). Teaching oral communication skills: A task-based approach. ESP
World, 9(1), 1-11.
Ruso, N. (2007). The influence of task based learning on EFL classrooms. Asian EFL
Journal, 18, 1-23.
Ryan, R. M., & Deci, E. L. (2000). Intrinsic and extrinsic motivations: Classic definitions
and new directions. Contemporary Educational Psychology, 25, 54-67.
Soureshjani, K. H., & Riahipour, P. (2012). Demotivating factors on English speaking
skill: A study of EFL language learners and teachers’ attitudes. World Applied
Sciences Journal, 17(3), 327-339.
Thompson, C. J., & Blake, G. A. (2010). Using a jigsaw task to develop Japanese learners’ oral
communicative skills: A teachers’ and students’ perspective. Polyglossia, 18, 87-103.
Thompson, C. J., & Millington, N. T. (2012). Teaching practice: Task-based learning for
communication and grammar use. Language Education in Asia, 3(2), 159-167.
Văn phòng Chính phủ Việt Nam. (2008). Quyết định số 1400/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề
án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”.
Viet, N.G., Canh, L.V., & Barnard, R. (2015). ‘Old Wine in New Bottles’: Two Case
Studies of Task-Based Language Teaching in Vietnam. Trong M. Thomas & H.
Reinders (Eds.). Contemporary Task-Based Language Teaching in Asia:
Contemporary Studies in Linguistics (trang 68–86). London: Bloomsbury Academic.
Retrieved May 21, 2020, from
Watamni, K., & Gholami, J. (2012). The effect of implementing information-gap tasks on
EFL learners’ speaking ability. Modern Journal of Applied Linguitics, 4(4) 267-283.
Willis, D., & Willis, J. (2007). Doing task-based teaching. Oxford: Oxford University Press.
Ngày nhận bài: 27/4/2020 Biên tập xong: 15/6/2020 Duyệt đăng: 20/6/2020