Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu hơn, trọn vẹn và toàn diện hơn trên thị trường thế giới. Mỗi doanh nghiệp Việt Nam đứng trước thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen nhau, họ phải chịu áp lực từ nhiều phía, cả thị trường trong nước cũng như ngoài nước.
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng trong việc phát triển. Đặc biệt, sau khi ra nhập WTO doanh nghiệp nhỏ và vừa càng khẳng định tầm quan trọng và chỗ đứng cho thị trường Việt Nam trên thị trường thế giới.
31 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3863 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu hơn, trọn vẹn và toàn diện hơn trên thị trường thế giới. Mỗi doanh nghiệp Việt Nam đứng trước thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen nhau, họ phải chịu áp lực từ nhiều phía, cả thị trường trong nước cũng như ngoài nước.
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng trong việc phát triển. Đặc biệt, sau khi ra nhập WTO doanh nghiệp nhỏ và vừa càng khẳng định tầm quan trọng và chỗ đứng cho thị trường Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của quá trình đổi mới, phát triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thì DNNVV vẫn còn nhiều yếu kém, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, chưa tương xứng với điều kiện và lợi thế có được đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy việc tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV trong bối cảnh hiện nay mang một ý nghĩa hết sức to lơn về mặt lí luận và thực tiễn.
I.NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNVV
1.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của nó so với các đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng, tồn tại và vươn lên trên thị trường cạnh tranh trong nước và quốc tế về một hay một hay nhiều sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để thu được lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp mình”
1.2. Năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khái niệm
Theo Luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam được hiểu là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, có quy mô về vốn hoặc lao động thoả mãn các quy định của chính phủ đối với từng ngành nghề tương ứng với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế.
- Luật doanh nghiệp Việt Nam -
Ưu thế của doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Dễ thành lập vì đòi hỏi vốn ít (có thể với vốn tự có, vốn vay mượn người thân, tổ chức tín dụng), diện tích mặt bằng không lớn, các điều kiện sản xuất đơn giản.
- Quy mô nhỏ, năng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh.
- Nhạy bén với cơ chế thị trường, dễ gia nhập và rút lui.
- Dễ đổi mới trang thiết bị, công nghệ, chúng gắn liền với công nghệ trung gian là cầu nối giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại.
- Thu hút lao động với chi phí thấp và do đó có thể giảm chi phí, hạ giá thành.
- Khai thác được thị trường trong nước...
Hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
* Khó khăn về vốn:
Đối với doanh nghiệp nói chung thì vốn là một trong những nhân tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ hoạt động không hiệu quả, không chủ động, khó đổi mới nếu tiềm lực tài chính hạn hẹp. Thế nhưng, một thực tế đáng buồn là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ tình trạng thiếu vốn đang là một trong những khó khăn tài chính lớn nhất.
* Thực trạng về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
- Nhìn chung, chất lượng lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp, lao động ít được đào tạo chính quy mà chủ yếu theo phương pháp truyền nghề, kinh nghiệm. Hơn nữa, lao động ít được đào tạo tay nghề và nâng cao tay nghề nên năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hoá.
- Năng lực và hiệu quả quản lý của các chủ doanh nghiệp còn yếu kém: Đội ngũ chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đào tạo đầy đủ.
- Hầu hết các doanh nghiệp chưa có chiến lược nhân sự, chưa có sự quan tâm thích đáng đến sự đào tạo và phát triển lao động.
* Trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu ở mức thấp và chậm tiến bộ:.
* Thiếu mặt bằng sản xuất: Đây là một thực tế phổ biến đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đại đa số các doanh nghiệp này phải tự xoay sở, tìm kiếm đất đai làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, để có đất các doanh nghiệp này phải mua lại đất của người khác với chí phí rất cao. Mặt khác, diện tích đất nhà nước có để cho thuê thường quá ít so với nhu cầu ở một số tỉnh thành phố tập trung nhiều doanh nghiệp mà nếu có để cho thuê thì giá lại rất cao, phải trả tiền một lần cho thời gian dài từ 10 - 50 năm. Điều này vượt quá khả năng tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và chi phí đất cao dẫn đến chi phí sản xuất nói chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng khiến giá thành sản phẩm tăng, giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
* Khó khăn về thị trường: Khó khăn về thị trường là một trong những khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nói đến khó khăn về thị trường phải nói đến hai nguyên nhân: Từ phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ và từ môi trường bên ngoài.
- Về phía doanh nghiệp: Phải thừa nhận rằng năng lực thị trường, năng lực cạnh tranh của hàng hoá ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn yếu do:
+ Vì không có chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn và ổn định cũng như chưa có kế hoạch chi tiết dài hạn về phát triển thị trường nên hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn theo kiểu thời vụ.
+ Thiếu thông tin về thị trường: Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu thị trường nên không biết rõ về khách hàng và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Dó đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa quan tâm nhiều đến việc phát triển sản xuất những gì thị trường cần mà chủ yếu sản xuất, kinh doanh và bán những gì mà mình có nên năng lực cạnh tranh chưa cao.
+ Sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực cạnh tranh rất yếu: sản phẩm thường có chất lượng thấp, mẫu mã xấu mà giá thành lại cao do chi phí đầu vào quá cao nên trong nước rất khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu thường có chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn và nhiều khi giá thành của chúng lại còn rẻ hơn. Nhiều sản phẩm không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chứ không nói gì đến việc cạnh tranh với hàng hoá của các nước khác trên thị trường quốc tế. Và phần lớn các doanh nghiệp gặp khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế vì các chi phí sản xuất rất cao so với các nước khác đặc biệt là các nước Đông Nam Á (những nước mà thường có chung thị trường với ta).
+ Do chưa nhận rõ vai trò của thương hiệu nên hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa quan tâm đến việc xây dựng và đăng ký bảo hộ thương hiệu.
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đầu tư thích đáng vào hoạt động xúc tiến thương mại như: tiếp thị, triển lãm, quảng cáo, hội chợ nên cũng làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ.
- Về phía môi trường bên ngoài:
+ Thị trường nước ta còn kém phát triển, thiếu đồng bộ và bị chia cắt. Hiện nay mới có thị trường hàng hoá và dịch vụ là tương đối còn các loại thị trường khác chưa có hoặc còn rất manh múm. Thị trường đầu vào như đất đai, vốn... đang là khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, về cơ bản vẫn là cơ chế “xin - cho” nên rất bất lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Điều kiện thị trường chưa bình đẳng, còn nhiều doanh nghiệp lớn độc quyền trên một số lĩnh vực, làm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ngay từ khi mới ra đời đã phải cạnh tranh không cân sức.
+ Khó khăn lớn nhất của thị trường trong nước là sức mua thấp. Các hàng hoá của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị chèn ép do hàng nhập lậu tràn lan, phần lớn hàng tiêu dùng bị nước ngoài chiếm lĩnh.
+ Hơn nữa, chính sách xuất khẩu theo hạn ngạch hoặc quy định mức vốn tối thiểu đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
* Việc liên kết, hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp còn rất hạn chế: Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều hoạt động theo kiểu mạnh ai nấy chạy còn sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp còn rất hạn chế nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lớn không có khả năng tham gia sản xuất, kinh doanh ở những ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi có nguồn vốn lớn và công nghệ cao.
* Chí phí sử dụng các dịch vụ quá cao: Mặc dù kết cấu hạ tầng ở nước ta tuy đã được đầu tư và cải thiện đáng kể trong những năm gần đây nhưng vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ. Tình trạng áp đặt giá cao của các dịch vụ trong khi chất lượng dịch vụ thấp, làm cho chi phí đầu vào cho các dịch vụ mà các doanh nghiệp sử dụng trở nên quá cao so với các nước trong khu vực, chẳng hạn như: tình trạng cung ứng điện với điện áp không ổn định và cắt điện bất thường; giá dịch vụ viễn thông quốc tế, phí Internet tại nước ta ở mức cao nhất khu vực mà tốc độ truyền dẫn chậm; chi phí bốc xếp ở các cảng, phí lưu kho đều cao cộng với thủ tục rườm rà đã làm cho các doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và chí phí.
* Khó khăn về môi trường pháp luật (thể chế kinh tế): Mặc dù đã cố gắng trong việc ban hành và sửa đổi hệ thống pháp luật, trong đó có những tiến bộ rõ rệt như Luật Doanh Nghiệp và các chính sách cởi mở về xuất khẩu... nhưng nhìn chung thì hệ thống pháp luật về kinh tế ở nước ta chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, không ổn định và chưa bình đẳng với các doanh nghiệp (kể cả khi thành lập doanh nghiệp cũng như khi đi vào hoạt động kinh doanh), chậm cải tiến so với các nước trong khu vực, nhiều nội dung chưa phù hợp với pháp luật quốc tế về kinh tế. Nhiều quy định pháp luật hiện nay còn rắc rối, rườm rà
Do đó, môi trường kinh doanh ở nước ta rất khó dự đoán, thiếu tính ổn định. Các thể chế kinh tế chưa thực sự phát huy vai trò hướng dẫn trong kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để các doanh nghiệp này nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Hơn nữa thì ý thức tuân thủ và thực hiện pháp luật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp, pháp luật của ta có quá nhiều kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết khá nghiệm trọng như: Trốn lậu thuế; một số doanh nghiệp còn trốn đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng đăng ký; làm hàng giả, hàng kém chất lượng... Với cung cách làm ăn như thế này các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ta rất khó có thể tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế trong bối cảnh hội nhập, nơi mà những thể chế, quy định là khá chặt chẽ và nghiêm khắc.
* Khó khăn vì chưa có sự hỗ trợ thích đáng của Nhà nước và các hiệp hội:
Đây là một khó khăn rất lớn, vì thiếu sự hỗ trợ thích đáng như (hỗ trợ lập nghiệp, chuyển giao công nghệ, bảo lãnh tín dụng...), các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn nhất là khi các doanh nghiệp này đã và đang phải chụi sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn từ phía các doanh nghiệp lớn từ nước ngoài xâm nhập vào nước ta và trên thị trường quốc tế.
II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Tình hình phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời kì hiện nay
Vài nét tổng quan về DNNVV VN: Tình hình trước hội nhập
Trong quá trình hơn 20 năm đổi mới (1986-2007) nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng. Theo đánh giá của Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 thì thành công đối với đổi mới đã đưa “nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng và kéo dài” xu hướng phát triển kinh tế hiện nay rất tích cực và mạnh mẽ. GDP đã và đang đạt tốc độ tăng trưởng nhanh (năm 2005 là 8,4% , năm 2006 là 8,17% , năm 2007 là 8,48% ) và mức tăng trưởng bình quân từ 2001 đến 2005 là 7,5% / năm.
Bảng: Số lượng doanh nghiệp khu vục kinh tế tư nhân và số vốn đăng ký hàng năm.
Năm
Số lượng doanh nghiệp
Vốn ( tỷ đồng )
1991
110
118
1992
3985
3015
1993
7421
3458
1994
7176
2588
1995
6158
2880
1996
5484
2506
1997
4636
2987
1998
4252
4042
1999
5782
6575
( Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư )
Bảng: Tổng hợp tình hình đăng ký kinh doanh doanh nghiệp dân doanh
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
2001-2005
Tổng số doanh nghiệp đăng ký mới
DN
19.523
21.523
27.571
36.795
45.162
151.004
DN tư nhân - số lượng - % so với tổng số
DN
%
7.100
35,9
6.532
30,3
7.813
28,2
102.823
29,7
12.500
27,7
44.228
29,3
Công ty TNHH – Số lượng - % so với tổng số
Công ty
%
12.121
56,2
12.627
58,7
5.781
56,9
19.943
54,2
24.500
54,2
83.972
55,6
Công ty cổ phần – Số lượng - % so với tổng số
Công ty
%
1.550
7,8
2.305
10,7
4.058
14,6
6.438
17,5
8.000
17,7
22.351
14,8
Công ty hợp danh – Số lượng - % so với tổng số
DN
%
2
0,01
0
0
1
0,604
7
0,002
9
0,002
19
0,01
( Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư 2005 )
Qua bảng số liệu trên ta thấy giai đoạn 1997-1998, số lượng doanh nghiệp suy giảm. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có tác động quan trọng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực,những yếu kém của bản thân các doanh nghiệp, cùng với sự hạn chế của chính sách, giải pháp kinh tế vĩ mô chưa theo kịp tình hình.
Theo số liệu thốn kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư, mức vốn đăng ký bình quân/doanh nhgiệp trong giai đoạn này là 0,625 tỷ đồng. Tuy nhiên trong cả giai đoạn và nhất là sau khi Luật doanh nghiệp được thực thi, con số ngày ngày càng có xu hướng tăng cao, chứng tỏ được sức mạnh phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp vửa và nhỏ.
Giai đoạn 2000-2007 :
Từ năm 2000-2007, môi trường kinh doanh đã được cải thiện nhờ tác động của Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp mới đã được giải phóng tư duy, sức sáng tạo và ý tưởng kinh doanh, phương thức tổ chức kinh doanh. Số lượng doanh nghiệp và số vốn đầu tư trực tiếp phát triển kinh doanh liên tục tăng nhanh, tạo thêm nhiều triệu chỗ làm việc mới, đóng góp tích cực tăng kim gạch xuất khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách, là nhân tố đáng kể góp phần phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng.
Theo báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật doanh nghiệp của Bộ kế hoạch và đầu tư, kể tử năm 2000-2004 số lượng doanh nghiệp mới đăng ký liên tục tăng nhanh với tốc độ chưa từng thấy ( tăng gấp 3.5 lần so với 9 năm trước, chỉ riêng năm 2005 đã có 45.162 doanh nghiệp đăng kí ). Số doanh nghiệp dân doanh mới đăng ký trong 5 năm (2001-2005 ) là 151.004 doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp tư nhân là 44.228 doanh nghiệp so với tổng số. Công ty TNHH là 83.972 công ty chiếm 55,6% so với tổng số công ty. Công ty cổ phần là 22.351 công ty chiếm 14,8% so với tổng số. Công ty hợp danh là 19 công ty chiếm 0,01% so với tổng số ( bảng trên ).
Vài nét tổng quan về DNNVV ở Việt Nam: Sau hội nhập WTO
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sau khi ra nhập WTO, số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh ngày một tăng .Luật doanh nghiệp đã sửa đổi cởi trói cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tăng nhanh về số lượng và kim ngạch buôn bán có khi lên tới hàng triệu đô la, sau ba năm ra nhập WTO doanh nghiệp Việt Nam đã thâm nhập nhiều thị trường hơn .Nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu của VN đã có hầu hết trên thị trường thế giới như cà phê, dệt may, cao su, thủy sản…..Việc phát trển hệ thống ngân hàng và bảo hiểm đã mở cho kênh tài chính tài chính tốt và có tính chất cạnh tranh hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở VN ,cho phép các doanh nghiệp cạnh tranh toàn cầu nhờ internet và thương mại trực tuyến.Việc cải cách hệ thống tài chính cạnh tranh cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ ,với các dịch vụ tài chính mới trong các lĩnh vực thuê tài chính ,giải chấp thanh toán ,tư vấn tài chính và dịch vụ thông tin
Với môi trường kinh doanh đang dần được cải thiện như vậy, hầu hết các ngành của VN đề giữ tốc độ tăng trưởng cao so với nhiều nước trong khu vực. Năm 2008 ,tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịc vụ tăng 31% so với năm 2007. Xuất khẩu mặt hàng chủ lực thuộc các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều tăng rõ rệt
Ví dụ:
Hàng linh kiện và máy đạt 2,7 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2007, hàng dệt may đạt 9,1 tỷ ,tănqg 17,5% sản phẩm gỗ đạt 2,78 tỷ USD , tăng 16,5% cà phê đạt2,02 tỷ USD , tăng 5,8 % .Trong năm 2009 mặc dù vẫn có sự tăng đáng kể với sản phẩm gạo tăng 25,4% , cà phê tăng 10,2% , than đá tăng 29,9% và cao su tăng 10,3%.
Tuy nhiên, trong những năm qua, sự cạnh tranh đã diễn ra quyết liệt trên thị trường thế giới cũng như thị trường trong nước do đó một số doanh nghiệp nhỏ và vừa đã gặp nhiều khó khăn hơn trong việc duy trì tăng trưởng do còn nhiều hạn chế đã nếu trên. Tỷ suất lợi nhuận giảm ( từ 2 con số giảm xuống 1 con số) thậm chí năm 2008 một số danh nghiệp đã âm về lợi nhuận. Các doanh nghiệp chưa chưa chủ động nắm bắt các cơ hội đem đến từ hội nhập,chỉ có 20% các doanh nghiệp VN có nghiên cứ tận dụng về thuế quan ,xuất xứ hàng hóa. Trong quá trình đối đầu thử thách vừa qua ,hiện chỉ có 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng thích nghi tồn tại và phát triển, còn có 60% đang gặp khó khăn nhiều mặt, số 20% doanh nghiệp còn lại ko thích nghi đc và bị phá sản.
2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay
2.2.1. Các yếu tố cấu thành sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
a. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược của doanh nghiệp xác định lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động, mục tiêu và kỳ vọng trong lĩnh vực đó. Trên cơ sở đó thì đề ra cách thức phân bổ nguồn lực để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra. Một doanh nghiệp nếu xây dựng được chiến lược đúng đắn sẽ cho phép nó xác định đúng hướng đi của mình, sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực để có thể tạo ra những lợi thế so với đối thủ cạnh tranh và cho phép thành công trong cạnh tranh.
b. Quy mô của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có lợi thế quy mô như có nguồn tài chính vững mạnh, số lượng đông đảo nhân viên có năng lực, thị phần lớn sẽ có năng lực cạnh tranh cao. Doanh nghiệp có thể sử dụng lợi thế quy mô để tạo ra rào cản ngăn cản các đối thủ cạnh tranh xâm nhập thị trường, mở rộng thị trường, khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
c. Năng suất lao động
Năng suất lao động cũng là một nhân tố quan trọng cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng suất lao động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như văn hoá tổ chức, công nghệ của doanh nghiệp, hiệu quả của công tác quản lý nhân sự... Năng suất của doanh nghiệp cao sẽ làm tăng sản lượng, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, hạ giá thành dẫn đến nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của doanh nghiệp.
d. Sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp
+ Chất lượng và giá cả sản phẩm
Như đã nói ở trên, cả chất lượng và giá cả đều là những công cụ hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Chúng luôn đi liền với nhau, nếu sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng bảo đảm với giá mà thị trường có thể chấp nhận được thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao. Tuy vào từng loại thị trường, loại sản phẩm, khách hàng... mà doanh nghiệp kinh doanh mà doanh nghiệp nên chú trọng chất lượng hay giá cả hoặc cả hai để có thể tạo được năng lực cạnh tranh tốt nhất cho mình.
+ Tính đa dạng và khác biệt của sản phẩm
Trong kinh doanh hiện đại, khi mà điều kiện thị trường phức tạp, hay thay đổi, cạnh tranh gay gắt thì rất hiếm doanh nghiệp kinh doanh một loại sản phẩm vì như vậy sẽ khó tránh khỏi rủi ro. Do đó, các doanh nghiệp thường lựa chọn chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, nó cho phép doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, giảm bớt rủi ro, tăng uy tín của doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp cố gắng tạo ra cho sản phẩm của mình những tính năng nổi trội, độc đáo để tăng sự hấp dẫn, từ đó tăng năng lực cạnh tranh của mình. Do đó, tính đa dạng và khác biệt của sản phẩm cũng là một nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
e. Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường
Vị thế của doanh nghiệp biểu hiện ở thị phần, sức mạnh và khả năng chi phối của doanh nghiệp trên thị trường. Nó cho phép doanh nghiệp thực hiện một cách thuận lợi các biện pháp cạnh tranh của mình và khả năng ảnh hưởng đến khách hàng, các đối tác cũng như các đối thủ cạnh tranh. Vị thế của doanh nghiệp càng cao thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.
2.2.2. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.2.2.1. Thị phần của doanh nghiệp
Thị phần là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh thế mạn