Tóm tắt. Trong các trường đại học sư phạm, đội ngũ giảng viên bộ môn Phương pháp dạy
học giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đào tạo của nhà trường. Vì vậy, muốn
nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, chất lượng đào tạo nghiệp vụ sư phạm nói riêng ở
các trường sư phạm, cần phát huy tốt vai trò của đội ngũ giảng viên bộ môn Phương pháp
dạy học. Trên cơ sở nghiên cứu những đặc điểm lao động sư phạm của giảng viên bộ môn
Phương pháp dạy học có những nét đặc trưng riêng so với các giảng viên khác, nội dung
bài báo đưa ra một số giải pháp then chốt nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội
ngũ giảng viên bộ môn Phương pháp dạy học ở các trường Đại học Sư phạm hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên bộ môn phương pháp dạy học ở các trường đại học sư phạm - Yếu tố căn bản đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0027
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 56-63
This paper is available online at
NÂNG CAO NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN BỘ MÔN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - YẾU TỐ
CĂN BẢN ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM
Nguyễn Thu Tuấn
Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trong các trường đại học sư phạm, đội ngũ giảng viên bộ môn Phương pháp dạy
học giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đào tạo của nhà trường. Vì vậy, muốn
nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, chất lượng đào tạo nghiệp vụ sư phạm nói riêng ở
các trường sư phạm, cần phát huy tốt vai trò của đội ngũ giảng viên bộ môn Phương pháp
dạy học. Trên cơ sở nghiên cứu những đặc điểm lao động sư phạm của giảng viên bộ môn
Phương pháp dạy học có những nét đặc trưng riêng so với các giảng viên khác, nội dung
bài báo đưa ra một số giải pháp then chốt nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội
ngũ giảng viên bộ môn Phương pháp dạy học ở các trường Đại học Sư phạm hiện nay.
Từ khóa: Bộ môn Phương pháp dạy học; Năng lực nghề nghiệp; Giảng viên Đại học sư
phạm; Đào tạo giáo viên.
1. Mở đầu
Trong nền giáo dục (GD) quốc dân, đối với bất cứ một cơ sở giáo dục - đào tạo (GD - ĐT)
nào, đội ngũ giảng viên (GV) luôn là nhân tố quyết định đến chất lượng GD, vì năng lực và trình
độ của họ có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực và trình độ của người học được họ đào tạo (ĐT).
Trong số các năng lực cấu thành năng lực chung của người GV thì năng lực sư phạm (SP) là
một thành tố đặc biệt quan trọng góp phần vào sự thành công trong phát triển nghề nghiệp của họ,
từ đó ảnh hưởng đến chất lượng chung của cả quá trình ĐT. Riêng đối với các trường SP thì năng
lực này của đội ngũ GV còn có tầm ảnh hưởng quan trọng hơn nữa - vì ngoài chức năng giảng
dạy, trang bị cho sinh viên (SV) những kiến thức chuyên ngành thì chính mỗi GV cũng là một tấm
gương, một hình mẫu về phương pháp dạy học (PPDH) và nghiệp vụ sư phạm (NVSP) để SV noi
theo; qua đó tạo nên những định hướng quan trọng về mô hình người GV, về phong cách giảng
dạy. . . cho đội ngũ giáo viên tương lai.
Trong các trường Đại học Sư phạm (ĐHSP), GV bộ môn PPDH đóng vai trò quan trọng:
trực tiếp ĐT NVSP cho SV; hình mẫu về phương pháp và kĩ thuật giảng dạy; tư vấn chuyển giao
công nghệ DH; tiên phong trong đổi mới PPDH và phổ biến rộng rãi cho các GV khác; phát triển
chương trình ĐT, bồi dưỡng giáo viên và chương trình GD phổ thông (PT); đảm nhận đồng thời
hai vai trò: GV ở trường/khoa ĐHSP, giáo viên ở trường PT. Vì vậy, nâng cao năng lực nghề nghiệp
cho đội ngũ GV bộ môn PPDH ở các trường/khoa ĐHSP đang là một đòi hỏi cấp thiết để đáp ứng
Ngày nhận bài: 8/1/2016. Ngày nhận đăng: 21/4/2016.
Liên hệ: Nguyễn Thu Tuấn, e-mail: thutuan.dhsphn@gmail.com
56
Nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên bộ môn phương pháp dạy học...
yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD Đại học (ĐH) Việt Nam. Với vai trò đó, đòi hỏi người
GV SP ngoài năng lực chuyên môn sâu cần phải có năng lực NVSP, phải có một số phương pháp
và kĩ thuật tổ chức quá trình tương tác trong lớp học [6].
Có nhiều bài báo đề cập tới các khía cạnh khác nhau về năng lực SP của người giáo viên
nói chung và GV ĐH nói riêng, đó là các tác giả: Thái Huy Bảo [4], Vũ Quốc Chung [5], Lê Thị
Phương Hoa [6], Nguyễn Thị Yến Phương, Nguyễn Mạnh Hưởng, Trần Khánh Ngọc [11]. . . Các
nghiên cứu về vai trò quan trọng và đặc trưng lao động SP của đội ngũ GV bộ môn PPDH của
tác giả Thái Huy Bảo với “Đặc trưng lao động SP của GV bộ môn PPDH trong các trường/khoa
ĐHSP” [2]; định hướng “Phát triển đội ngũ GV bộ môn PPDH trong các trường/khoa ĐHSP” [3];
trên cơ sở đó “Xây dựng bộ tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp và xác định các chuẩn phấn đấu của
GV bộ môn PPDH ở trường ĐHSP” [4]. Ở một góc nhìn khác, có đề xuất các biện pháp nâng cao
chất lượng dạy học (DH) bộ môn PPDH của tác giả Nguyễn Thế Hưng [7]. Chú trọng đến mảng
công tác rèn luyện NVSP cho SV có nghiên cứu của tác giả Trần Quốc Thành với “Rèn luyện
NVSP thường xuyên để nâng cao tay nghề cho SV các trường SP” [13]; tác giả Nguyễn Thu Tuấn
với “Định hướng công tác ĐT NVSP cho SV khoa Nghệ thuật Trường ĐHSP Hà Nội theo hướng
tiếp cận phát triển năng lực” [14] v.v. . .
Thực tế cho thấy, đội ngũ GV bộ môn PPDH ở các trường ĐHSP hiện đang có những hạn
chế, bất cập nhất định về năng lực nghề nghiệp mà nguyên nhân chính là họ chưa được định hướng
phấn đấu và đánh giá, xếp loại theo các tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp. Những hạn chế, bất cập
này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sự phát triển của
đội ngũ GV bộ môn PPDH. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng Chuẩn năng lực nghề nghiệp để định
hướng cho sự phấn đấu của đội ngũ GV bộ môn PPDH và làm cơ sở để đánh giá đội ngũ này.
Tuy nhiên, để xây dựng được hệ thống những giải pháp cốt yếu nhằm nâng cao năng lực
nghề nghiệp cho đội ngũ GV bộ môn PPDH ở các trường ĐHSP chưa có nhiều tác giả nghiên cứu
một cách sâu sắc vấn đề này. Vì vậy, xuất phát từ thực tiễn của GD - ĐT ĐH trong bối cảnh hội
nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, vấn đề phát triển, nâng cao năng lực DH nói chung và năng lực
NVSP nói riêng cho GV bộ môn PPDH của các trường ĐHSP có ý nghĩa quan trọng đối với việc
đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền GD ĐH nước nhà, đặc biệt là từ thực trạng còn
nhiều hạn chế về năng lực SP của đội ngũ GV bộ môn PPDH hiện nay ở nhiều trường SP đã đặt ra
yêu cầu cấp thiết cần phải có chiến lược và được tiến hành thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải
pháp nhằm nâng cao năng lực SP cho đội ngũ GV này.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm
- Năng lực:
Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng La tinh “competentia”, có nghĩa là gặp gỡ. Theo
tiếng Anh, “competency”, có ngĩa là năng lực hay khả năng, hoặc còn có nghĩa là thẩm quyền.
Có nhiều phát biểu khác nhau về bản chất của khái niệm năng lực, vì vậy khái niệm năng
lực cũng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau (do chủ thể; do mục đích, góc độ tiếp cận nghiên
cứu khác nhau), nhưng đa số ý kiến đều thống nhất về nguồn gốc sinh lí, tâm lí, xã hội làm nảy
sinh năng lực, đó là: Năng lực là một hiện tượng có nguồn gốc phức tạp, do các tố chất và hoạt
động của con người tương tác với nhau mà tạo thành [8; tr.58].
Hiểu một cách khái quát về năng lực, tác giả Nguyễn Trọng Khanh cho rằng: Năng lực là
phẩm chất tâm lí và sinh lí của con người đảm bảo thực hiện được một hoạt động nào đó [10].
Trong bài viết này, chúng tôi xây dựng khái niệm năng lực dưới góc độ tâm lí học, GD học,
57
Nguyễn Thu Tuấn
đó là: Năng lực là một thuộc tính nhân cách phức hợp, nó bao gồm kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, được
định hình trên cơ sở kiến thức, được gắn bó đa dạng với động cơ và thói quen tương ứng, làm cho
con người có thể thực hiện thành công một công việc nào đó.
- Năng lực sư phạm:
Theo tác giả Robert J.Marzano [12]: “Năng lực SP là tổng hòa kiến thức, kĩ năng và thái độ
của người giáo viên đáp ứng yêu cầu của hoạt động SP, đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả”.
Theo quan điểm của Jean - Marc Denomme & Madeleine Roy [9]: “Năng lực SP là tổ hợp
những đặc điểm tâm lí của nhân cách nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động SP và quyết định
sự thành công của hoạt động ấy”.
Năng lực SP là một năng lực chuyên biệt đặc trưng của nghề DH nói chung. Năng lực SP
được hình thành, phát triển và biểu hiện trong hoạt động SP. Hoạt động SP của giáo viên - với tư
cách là nhà GD, gồm hai dạng hoạt động cơ bản: DH và GD. Do vậy, khi nghiên cứu năng lực SP
của giáo viên, cần nghiên cứu hệ thống các kĩ năng tương ứng với hai dạng hoạt động này.
* Đối với GV trường ĐHSP, các năng lực SP được biểu hiện cụ thể ở những năng lực sau:
Phát triển chương trình môn học; Lập kế hoạch bài học; Tổ chức quản lí lớp học; Sử dụng phương
pháp và hình thức tổ chức DH; Sử dụng các trang thiết bị DH và ứng dụng công nghệ thông tin
trong DH; Kiểm tra, đánh giá trong DH; GD giá trị nghề nghiệp cho SV; Tìm hiểu và hiểu đặc
điểm tâm - sinh lí người học; Tự phát triển nghề nghiệp bằng tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu;
Phát hiện và giải quyết vấn đề GD bằng nghiên cứu khoa học (NCKH); Hướng dẫn thực hành, thực
tập sư phạm (TTSP); Giao tiếp SP [6]. Đó chính là những lĩnh vực cấu thành phẩm chất và năng
lực nghề nghiệp của người GV ĐHSP.
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Vị trí, vai trò của giảng viên bộ môn Phương pháp dạy học
Trong các trường ĐHSP, đội ngũ GV bộ môn PPDH giữ một vai trò đặc biệt quan trọng -
yếu tố quyết định làm nên tay nghề của người giáo viên [3].
- GV bộ môn PPDH là người trực tiếp ĐT NVSP cho SV: Trong trường SP, GV bộ môn
PPDH là người vừa chịu trách nhiệm cung cấp cho SV một hệ thống tri thức SP, vừa là người chịu
trách nhiệm hình thành ở họ những kĩ năng SP cần thiết. Nếu vai trò này của người GV bộ môn
PPDH không được chú ý và phát huy đầy đủ thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ĐT NVSP cho SV.
- GV bộ môn PPDH là hình mẫu về phương pháp và kĩ thuật DH: Để gánh vác sứ mệnh cao
cả này, bản thân họ phải là người nắm rất vững lí luận DH ĐH (từ mục tiêu, nội dung, chương trình
DH cho đến phương pháp, hình thức tổ chức DH và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV. . . ).
Với việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn đó, đội ngũ GV bộ môn PPDH có thể phát huy được
vai trò là hình mẫu về phương pháp và kĩ thuật DH trong các trường ĐT giáo viên.
- GV bộ môn PPDH là người tiên phong trong đổi mới PPDH và phổ biến rộng rãi các
PPDH tiên tiến, hiện đại cho các GV khác: Quá trình DH hiện đại đặt ra những yêu cầu đối với
các trường ĐH là phải đẩy mạnh đổi mới PPDH - trong đó, đi đầu phải là GV các bộ môn PPDH,
Tâm lí học và GD học. Như vậy, GV bộ môn PPDH phải xác định vai trò của những người đi tiên
phong trong đổi mới PPDH. Đối với họ, đổi mới PPDH phải trở thành công việc thường xuyên
của mình. Đi đôi với đổi mới PPDH, đội ngũ GV bộ môn PPDH còn phải nâng cao hiệu quả sử
dụng các phương tiện DH - đặc biệt là ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin và truyền thông
trong DH; tạo điều kiện cho SV được tiếp cận với các nguồn học liệu đa dạng, khai thác các thông
tin phong phú qua mạng Internet. . . Bên cạnh đó, GV bộ môn PPDH cũng là người đi tiên phong
trong nghiên cứu khoa học (NCKH); tăng cường hợp tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về
58
Nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên bộ môn phương pháp dạy học...
NCKH và đổi mới PPDH với các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- GV bộ môn PPDH là người phát triển chương trình ĐT, bồi dưỡng giáo viên và chương
trình GD PT: Không những chỉ đi đầu trong đổi mới PPDH, GV bộ môn PPDH còn tích cực tham
gia đổi mới PPDH và học tập ở trường PT, họ đóng vai trò quan trọng trong phát triển chương
trình ĐT, bồi dưỡng giáo viên và chương trình GD PT. Và chính họ cũng là những người giữ vai
trò nòng cốt trong việc xây dựng, biên soạn các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên về đổi mới PPDH
và là người trực tiếp trình bày các tài liệu đó cho đội ngũ giáo viên của các cơ sở GD.
- GV bộ môn PPDH đảm nhận đồng thời hai vai trò: một là GV ở trường ĐHSP, một là
giáo viên ở trường PT: Lực lượng nòng cốt để triển khai các hoạt động phối hợp từ phía các trường
ĐHSP là đội ngũ GV bộ môn PPDH. Khi ở trường ĐHSP, họ là GV; còn khi xuống trường PT, họ
phải là những giáo viên thực thụ, họ có thể dạy tốt môn học tương ứng với ngành học mà họ đang
tham gia ĐT ở trường ĐHSP. Một khi GV bộ môn PPDH đảm nhận tốt hai vai trò này thì không
chỉ tăng cường sự liên kết giữa trường ĐHSP với nhà trường PT mà còn nâng cao được chất lượng
ĐT NVSP và chất lượng DH của cả hai phía là trường ĐHSP và trường PT.
Tóm lại: Muốn nâng cao chất lượng ĐT nói chung, chất lượng ĐTNVSP ở các trường ĐHSP
nói riêng, cần phát huy tốt vai trò của đội ngũ GV bộ môn PPDH.
2.2.2. Đặc trưng lao động sư phạm của giảng viên bộ môn Phương pháp dạy học
Theo tác giả Thái Duy Bảo [2]: So với các GV khác, lao động SP của GV bộ môn PPDH
có những nét đặc trưng riêng, đó là:
- Lao động SP là loại lao động có sự kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học và tính nghệ thuật:
Cùng với tính khoa học, lao động SP của giáo viên nói chung và GV ĐHSP nói riêng, ở bất cứ
bậc học nào cũng cần tính nghệ thuật. Tuy nhiên, đối với lao động của GV bộ môn PPDH thì tính
nghệ thuật thấm đậm hơn. Những GV có nghệ thuật ứng xử hấp dẫn sẽ không bao giờ chỉ hướng
vào bản thân mình mà hướng vào tất cả SV và từng SV, bao giờ họ cũng nghĩ ra một điều gì đó
tinh tế hơn, hấp dẫn hơn để làm cho một nội dung hay một chủ đề trở nên hứng thú, cuốn hút đối
với người học. Hơn bất cứ GV nào khác, GV bộ môn PPDH không chỉ làm cho lao động của mình
thấm đậm tính nghệ thuật mà còn có sứ mệnh cao cả hơn là thổi hồn vào lao động học tập của SV
sự sáng tạo, sự tinh tế cùng với sự khéo léo trong quá trình lên lớp của GV cũng như khi xử lí các
tình huống giả định với tất cả sự nhạy cảm, tinh tế của mình.
- GV bộ môn PPDH là người kết nối giữa khoa học cơ bản (KHCB) với khoa học giáo dục
(KHGD): Nội dung ĐT giáo viên của các trường SP thường có hai mảng lớn là KHCB và KHGD.
Hai mảng này hỗ trợ cho nhau để hình thành ở người học vừa có trình độ chuyên môn vững vàng,
vừa có trình độ NVSP tốt. Nhưng thực tiễn DH ở ĐH nhiều năm qua cho thấy: ĐT về KHCB chỉ
mới nhằm mục đích của riêng nó chứ chưa chỉ ra cho SV thấy rõ những kiến thức KHCB mà họ
được trang bị sẽ sử dụng như thế nào sau này ra trường. Trong khi đó, việc ĐT về KHGD có khi
lại tách rời khỏi nội dung các môn học mà SV phải dạy ở trường PT sau này. Vì vậy, hơn ai hết,
GV bộ môn PPDH phải là người giữ nhiệm vụ trọng trách trở thành “chất keo” kết nối KHCB (ĐT
chuyên môn) và KHGD (ĐT NVSP), làm cho hai mảng ĐT này trở thành một thể thống nhất - đó
là: ĐT chuyên môn phải đảm bảo tính nghiệp vụ, còn ĐT NVSP phải đồng thời và trên nền của
ĐT chuyên môn. Được như vậy thì hiệu quả DH bộ môn và hiệu quả dạy nghề sẽ cao hơn.
- GV bộ môn PPDH còn là người kết nối giữa việc DH ở trường SP với việc DH ở trường
PT: DH ở trường SP là để chuẩn bị cho SV DH ở trường PT sau này. Vì thế, những yêu cầu đối với
hoạt động DH ở trường PT cần được phản ánh và được đáp ứng trong nội dung DH, chương trình
DH của trường SP. Ngược lại, những nghiên cứu về đổi mới PPDH và phương pháp đánh giá của
trường SP liên quan đến GD PT cần được thử nghiệm, tham khảo ý kiến từ trường PT.
- GV bộ môn PPDH luôn là người “làm mẫu” trong lao động SP của mình trước SV: Ở một
59
Nguyễn Thu Tuấn
chừng mực nào đó, có thể nói rằng: hoạt động DH trong các trường SP là một dạng kiến tập giảng
dạy thường xuyên, một hình thức dự giờ hằng ngày đối với SV. Chính những gương sáng của người
thầy SP sẽ lắng dần vào tiềm thức của SV. Người SV đó sau này trở thành giáo viên sẽ không thể
không mang dấu ấn của người thầy SP cả ở trong nội dung, PPDH cũng như trong hành động, cử
chỉ, lời ăn, tiếng nói. . . Người thầy SP – đặc biệt là GV bộ môn PPDH có ảnh hưởng rất lớn đến
bản lĩnh và phong cách nghề nghiệp sau này của SV. Vì vậy, GV bộ môn PPDH phải luôn luôn có
ý thức trong việc “làm mẫu” của mình trước SV (trước hết là làm mẫu trong tác phong, thái độ lên
lớp; làm mẫu trong lựa chọn, sử dụng phương pháp và hình thức DH cũng như kiểm tra, đánh giá
kiến thức của HS v.v. . . ). Tuy nhiên, khi làm mẫu trong lao động SP của mình, GV bộ môn PPDH
không được làm mất đi sự sáng tạo của SV. Mặt khác, việc dạy của GV bộ môn PPDH không phải
là “một bài độc tấu, độc thoại, mà nó phải là một vở kịch có người học cùng tham gia trên con
đường hài hòa đi tới tri thức mới; người dạy gần giống như thuyền trưởng trao tay lái cho người
học” [9].
- Lao động SP của GV bộ môn PPDH còn thể hiện ở việc GD đạo đức và tình cảm nghề
nghiệp cho SV. Với đặc trưng và thế mạnh của mình, đội ngũ GV bộ môn PPDH sẽ là những người
cùng với GV các bộ môn Tâm lí - GD chịu trách nhiệm chính trong GD đạo đức nghề nghiệp cho
SV; bồi dưỡng cho SV lí tưởng nghề nghiệp; hun đúc lòng yêu nghề, yêu trẻ cho SV; giúp SV thấy
rõ vinh dự và trách nhiệm to lớn của họ trong sự nghiệp trồng người.
- GV bộ môn PPDH là người dạy cách dạy và dạy cách học cho SV. Dạy cách dạy là nét đặc
trưng nhất trong lao động SP của GV bộ môn PPDH. Chính nét đặc trưng này đòi hỏi GV bộ môn
PPDH phải thường xuyên ý thức được mục tiêu DH của mình là dạy cách dạy cho người học. Để
làm tốt việc này, GV bộ môn PPDH phải nắm vững lí luận DH ĐH, công nghệ hóa hoạt động DH
của mình để khi cần thiết có thể chuyển giao cho SV.
Tóm lại: Chỉ có nắm vững các đặc trưng này, GV bộ môn PPDH mới thực hiện tốt vai trò
của mình trong các trường/khoa ĐHSP.
2.2.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực sư phạm cho giảng viên bộ môn Phương pháp
dạy học
a. Phát triển, nâng cao năng lực NVSP cho GV bộ môn PPDH
Có thể nói, trong số các năng lực cấu thành năng lực chung của người GV thì năng lực
NVSP là một thành tố đặc biệt quan trọng góp phần vào sự thành công của mỗi bài giảng và ảnh
hưởng đến chất lượng chung của cả quá trình ĐT. Riêng đối với các trường ĐHSP thì năng lực này
của đội ngũ GV còn có tầm ảnh hưởng quan trọng hơn nữa - bởi lẽ, ngoài chức năng giảng dạy,
trang bị cho SV những kiến thức chuyên ngành thì chính mỗi GV cũng là một tấm gương, một mẫu
hình về PPDH và NVSP để SV noi theo, qua đó tạo nên những định hướng quan trọng về mẫu hình
người giáo viên, về phong cách giảng dạy. . . cho đội ngũ giáo viên tương lai [11].
Một trong những định hướng quan trọng để nâng cao chất lượng ĐT giáo viên chính là việc
phát triển, nâng cao năng lực DH nói chung và năng lực NVSP nói riêng cho GV bộ môn PPDH
của các trường ĐHSP. Đây là một vấn đề lớn, cần phải có chiến lược và được tiến hành đồng bộ,
toàn diện. Để tạo được môi trường này, không chỉ có sự nhận thức đúng đắn của GV mà còn cần
đến sự chung tay, góp sức của các cấp lãnh đạo (từ Bộ GD - ĐT đến các trường/ khoa và các tổ bộ
môn khác nhau) [5].
- Thường xuyên tổ chức các buổi seminar để chia sẻ về PPDH; các kĩ thuật tổ chức hoạt
động DH; cách đánh giá kết quả học tập của SV v.v...
- GV bộ môn PPDH cần trực tiếp giảng dạy một số giờ ở trường PT để thể nghiệm những
đổi mới trong PPDH. Chính những trải nghiệm đó có ý nghĩa quan trọng không chỉ với bản thân
GV bộ môn PPDHmà còn giúp họ có những chỉ dẫn cụ thể thích hợp, bổ ích cho SV về mặt PPDH.
60
Nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên bộ môn phương pháp dạy học...
- Hằng năm, mỗi GV của bộ môn PPDH phải có ít nhất 1-2 giờ dạy để các GV trong tổ bộ
môn, trong khoa dự giờ (nhằm chia sẻ các PPDH mới và đánh giá năng lực NVSP của GV).
- Cần có quy định cụ thể đối với GV môn PPDH mỗi năm phải công bố ít nhất 1 bài báo
khoa học hoặc tham gia Hội thảo khoa học cấp quốc gia liên quan đến đổi mới PPDH và NVSP. . .
- Trong chương trình GD và ĐT của các trường SP, cùng với việc trang bị hệ thống tri thức
các môn học KHCB thì vấn đề rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho SV giữ vai trò rất quan trọng,
nó là một hoạt động đặc thù cơ bản phản ánh tính chất khác biệt của nghề DH so với các nghề
khác [13]. Vì vậy, các GV nói chung và GV bộ môn PPDH nói riêng phải không ngừng nâng cao
năng lực SP cho các giáo viên tương lai để đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với nhà giáo theo
Chuẩn nghề nghiệp ở từng cấp học. Lí luận DH đã chỉ ra rằng: Một trong những năng lực thành
phần để tạo nên năng lực SP chính là năng lực khéo léo ứng xử SP. Biết giải quyết tốt các tình
huống SP sẽ giúp SV củng cố vững chắc tri thức lí thuyết, hiểu sâu và hiểu rộng hơn tri thức đó
để vận dụng chúng trong các nhiệm vụ mà thực tiễn GD ở trường PT đặt ra. Thực tế cho thấy, nếu
SV không được rèn luyện và chuẩn bị chu đáo cách giải quyết các tình huống SP thì khi đi thực
tập sư phạm (TTSP) các em sẽ rất lúng túng, thậm chí có những trường hợp xử lí không khéo léo
khiến cho HS PT phản ứng mãnh liệt, từ đó chất lượng và hiệu quả GD sẽ bị hạn chế. Vì vậy, ngay
khi còn ngồi trên ghế của nhà trường SP, SV cần phải được chuẩn bị và rèn luyện các kĩ năng thực
hành cũng như khả năng giải quyết các tình huống SP. Đó là một việc làm quan trọng và cần thi