Nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh theo học chế tín chỉ ở các trường đại học

I. MỞ ĐẦU Phƣơng thức đào tạo tín chỉ có nội dung hạt nhân cốt lõi là phƣơng thức dạy học theo tín chỉ. Hiệu quả của phƣơng thức dạy học theo tín chỉ về căn bản quyết định hiệu quả phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ. Dạy học theo tín chỉ thực chất là thay đổi về phƣơng thức, hình thức, phƣơng pháp, biện pháp, cách thức dạy học để tạo ra sự thay đổi về chất trong cách dạy và cách học, huy động nguồn lực nội lực của quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục và thực tiễn cuộc sống trong xã hội hiện đại. Từ đó, một trong các sứ mệnh trọng tâm và giá trị tích cực của giảng viên là tìm ra biện pháp dạy học góp phần nâng cao tính tích cực học tập của ngƣời học đối với môn học mà mình phụ trách. Trong bài viết, tác giả đề xuất 3 biện pháp: 1) Kích thích nhu cầu, hứng thú học tập; 2) Dạy cách học, kỹ năng học; 3) Tạo tình huống trong học tập, để nâng cao tính tích cực học tập của ngƣời học trong dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh theo tín chỉ ở các trƣờng đại học. Hy vọng, kết quả của bài viết sẽ là góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn học ở nhà trƣờng

pdf14 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh theo học chế tín chỉ ở các trường đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin |622 NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ThS. Nguyễn Thị Mỹ Lang Trường Đại học Quảng Nam I. MỞ ĐẦU Phƣơng thức đào tạo tín chỉ có nội dung hạt nhân cốt lõi là phƣơng thức dạy học theo tín chỉ. Hiệu quả của phƣơng thức dạy học theo tín chỉ về căn bản quyết định hiệu quả phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ. Dạy học theo tín chỉ thực chất là thay đổi về phƣơng thức, hình thức, phƣơng pháp, biện pháp, cách thức dạy học để tạo ra sự thay đổi về chất trong cách dạy và cách học, huy động nguồn lực nội lực của quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục và thực tiễn cuộc sống trong xã hội hiện đại. Từ đó, một trong các sứ mệnh trọng tâm và giá trị tích cực của giảng viên là tìm ra biện pháp dạy học góp phần nâng cao tính tích cực học tập của ngƣời học đối với môn học mà mình phụ trách. Trong bài viết, tác giả đề xuất 3 biện pháp: 1) Kích thích nhu cầu, hứng thú học tập; 2) Dạy cách học, kỹ năng học; 3) Tạo tình huống trong học tập, để nâng cao tính tích cực học tập của ngƣời học trong dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh theo tín chỉ ở các trƣờng đại học. Hy vọng, kết quả của bài viết sẽ là góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn học ở nhà trƣờng. II. NỘI DUNG 2.1. Kích thích nhu cầu, hứng thú học tập Tạo nhu cầu, hứng thú học tập cho ngƣời học đƣợc xem là yêu cầu bắt buộc đối với mọi ngƣời làm công tác dạy học, mọi bộ môn khoa học. Đối với các môn Lý luận chính trị nói chung, môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói riêng không nằm ngoài yêu cầu bắt buộc đó. Có nhiều biện pháp khác nhau để tạo nhu cầu, hứng thú học tập cho ngƣời học: Ngƣời dạy truyền “cảm hứng”, tạo ra sự “tập nhiễm” yêu mến, tâm huyết, sự say mê, nhiệt tình nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp cận tri thức môn học đến ngƣời học; thể hiện đƣợc tính sâu sắc, độc đáo, sáng tạo, mới lạ của tri thức môn học; việc thiết lập mối quan hệ biện chứng, logic của hệ thống tri thức trụ cột môn học; chỉ ra đƣợc lợi ích, giá “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 623| trị, tính hữu ích của tri thức bài học, làm cho ngƣời học thấy đƣợc tri thức môn học soi sáng, lý giải và cao hơn, là cải tạo cuộc sống; tạo ra tình huống có vấn đề trong dạy học; gắn tri thức môn học với hiện thực sinh động của cuộc sống, làm cho tri thức môn học có tính chất hàn lâm, kinh viện về gần với cuộc sống hơn, dễ hiểu hơn với ngƣời học; tạo không khí lớp học nhẹ nhàng, vui vẻ, không căng thẳng, áp lực; lấy ví dụ thành công, phù hợp, đúng đắn, điển hình, sinh động và nếu có thể, thêm yếu tố hài hƣớc; bồi dƣỡng tinh thần nhiệt tình cầu tri thức; làm chủ đƣợc giờ học, thấy đƣợc tín hiệu ngƣợc chiều từ ngƣời học để chủ động thay đổi, điều chỉnh nhịp độ giờ giảng... Việc kích thích nhu cầu, hứng thú học tập cho sinh viên cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, có thể vận dụng linh hoạt khi mở đầu, kết thúc và trong suốt tiến trình giảng dạy. Ví dụ: Vận dụng biện pháp nhu cầu, hứng thú học tập vào dạy học nội dung cơ sở, quá trình hình thành, phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh [1]. Bước 1: Giảng viên nắm vững nội dung chƣơng trình cơ bản của bài giảng. Lựa chọn những vấn đề cần kích thích động cơ, tạo hứng thú tự học bằng hình thức bồi dƣỡng tinh thần nhiệt tình cầu tri thức. Thúc đẩy sinh viên tập trung chú ý nghiên cứu: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển, giá trị của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Bước 2: Khuyến khích sinh viên kiểm nghiệm những tri thức đã có, phát hiện mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chƣa biết; luôn đặt câu hỏi vì sao trƣớc những vấn đề đã có đáp án hoặc kết luận để đảm bảo bản thân sức mạnh khoa học khơi dậy nhiệt tình cầu tri thức: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc hình thành từ những cơ sở nào? Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh có quá trình hình thành và phát triển nhƣ thế nào? Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh có những giá trị cơ bản nào? Bước 3: Gợi mở, định hƣớng, xác định rõ ràng những mục tiêu, nhiệm vụ nhận thức và những lợi ích, giá trị mang lại cho sinh viên sẽ đạt đƣợc trong sự theo đuổi nghiên cứu, tìm tòi, khám phá dƣới sự hƣớng dẫn của giảng viên. Từ đó, sẽ thắp lên “ngọn lửa” tinh thần nhiệt tình cầu tri thức trong sinh viên. - Bài học tập trung vào mục tiêu, nhiệm vụ nhận thức căn bản là: Nghiên cứu cơ sở, quá trình hình thành và phát triển, giá trị của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. - Những lợi ích, giá trị mạng lại cho sinh viên sẽ đạt đƣợc trong sự theo đuổi nghiên cứu, tìm tòi, khám phá dƣới sự hƣớng dẫn của sinh viên. Kết thúc quá trình học tập sinh viên sẽ nắm bắt đƣợc cơ sở, quá trình hình thành và phát triển, giá trị của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Đó là những kiến thức tổng quan làm nền cho quá trình đi sâu nghiên cứu môn học. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin |624 Với cách dẫn dắt, gợi mở kết hợp với phân tích, luận giải khéo léo của giảng viên nhƣ trên, sinh viên sẽ tập trung chú ý, tiếp cận đƣợc nội dung và phƣơng pháp tiếp cận nội dung cơ sở, quá trình hình thành, phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Nhƣ vậy, với cách làm trên đây, sẽ đƣa ngƣời học vào trạng thái của sự kịch tính và giàu cảm xúc trong quá trình tổ chức nhận thức, đem đến cho ngƣời học những khoái cảm nhận thức, kích thích nhu cầu, hứng thú, động cơ học tập, thắp lên “ngọn lửa” của sự say mê học tập trong sinh viên, góp phần nâng cao tính tích cực học tập cuả ngƣời học, chất lƣợng dạy học môn học ở nhà trƣờng. 2.2. Dạy cách học, kỹ năng học Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin đã đặt ra yêu cầu "tự học" trong sinh viên nhiều hơn. Trong học tập, sinh viên không chỉ lĩnh hội kiến thức một cách tích cực mà còn phải hiểu quá trình tƣ duy, nắm bắt các biện pháp, thủ thuật tƣ duy để tiếp cận tri thức. Lý luận dạy học khẳng định, việc học tập của sinh viên về cơ bản là tự học, tự nghiên cứu. Bản chất của việc dạy học nói chung và dạy học môn học Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói riêng, cũng nhƣ đòi hỏi thực tiễn hiện nay, quy định dạy cách học, kỹ năng học trở thành một mục tiêu đƣợc coi trọng trong dạy học. Trong chƣơng trình dạy học môn học theo học chế tín chỉ nội dung dành cho quá trình tự học, tự nghiên cứu, ôn tập, thảo luận của sinh viên chiếm một tỷ lệ khá lớn về thời gian. Nội dung tri thức môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, khá trừu tƣợng, phong phú, đa dạng, sinh động; nhiều nội dung đƣợc các tác giả viết sách viết trong giáo trình môn học, sinh viên tự mình khó có thể xác định cách học, kỹ năng học tập phù hợp, hiệu quả nếu không có sự hƣớng dẫn của giảng viên. Vì nhiều lý do khác nhau, trình độ nhận thức của nhiều sinh viên trong học tập môn học còn hạn chế do thiếu cách học, kỹ năng học tập cơ bản. Do ảnh hƣởng của phƣơng pháp dạy học truyền thống ở phổ thông, sinh viên khi vào trƣờng đại học ít có đƣợc cách học, kỹ năng học học tập phù hợp giúp họ sử dụng tối ƣu hóa cơ hội học tập đến với họ. Thực tiễn dạy học môn học cho thấy khi giảng viên đặt sinh viên trƣớc một nhiệm vụ nhận thức nhất định các em thƣờng gặp khó khăn không giải quyết đƣợc vì thiếu cách học, kỹ năng học. Nhƣng khi giảng viên gợi mở, hƣớng dẫn cách học, kỹ năng học đem đến sự hứng thú “đặc biệt” với các em. Sau chất lƣợng tri thức và đồng thời chất lƣợng tri thức, cái hấp dẫn với sinh viên trong học tập môn học luôn luôn là cách học, kỹ năng học tập hiệu quả. Trong hoàn cảnh đó, dạy cách học, kỹ năng học nhằm nâng cao tính tích cực học tập của ngƣời học đặt ra nhƣ một yêu cầu cấp thiết. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 625| Cách học, kỹ năng học là cách thức, kỹ năng tác động của ngƣời học đến đối tƣợng học (nội dung bài học) hay là cách thức, kỹ năng thực hiện hoạt động học. Cách học, kỹ năng học có nội dung phong phú nhƣ cách nghe giảng, đọc sách, đặt câu hỏi, giải quyết câu hỏi, cách nghiên cứu một luận điểm, một nội dung khoa học cụ thể... Dạy cách học, kỹ năng học là cung cấp hoặc gợi mở, dẫn dắt, hƣớng dẫn cho sinh viên phát hiện cách học, kỹ năng học hiệu quả; làm công cụ cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu; kết quả tự học, tự nghiên cứu tạo ra niềm vui, sự say mê trong học tập của sinh viên. Vì vậy, giảng viên có thể vận dụng một cách linh hoạt các cách thức, kỹ năng đó để dạy cho sinh viên, trên cơ sở đó kích thích tính tích cực học tập của ngƣời học. Ví dụ: Vận dụng biện pháp dạy cách học, kỹ năng học vào dạy học nội dung “bối cảnh lịch sử hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh”[2]. Bước 1: Lựa chọn những nội dung cần hƣớng dẫn cách học, kỹ năng học. Đây là điều cần thiết nhằm hƣớng dẫn cách học, kỹ năng học cho phù hợp với nội dung; nâng cao tính định hƣớng và chất lƣợng tự học của ngƣời học. Cách tốt nhất để xác định nội dung cần hƣớng dẫn là căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hƣớng dẫn giảng dạy. Nội dung lựa chọn đó là “bối cảnh lịch sử hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh”. Đây vừa là một nội dung quan trọng, vừa là nội dung khá trừu tƣợng, phức tạp trong chƣơng trình môn học Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Bước 2: Xác định đúng loại hình hƣớng dẫn cách học, kỹ năng học. Điều này xuất phát từ sự đa dạng trong loại hình hƣớng dẫn cách học, kỹ năng học và yêu cầu "lƣợng hoá", "chuẩn đoán" cách học, kỹ năng học vốn có của ngƣời học. Loại hình hƣớng dẫn cách học, kỹ năng học phù hợp và có hiệu quả là đặt câu hỏi nêu vấn đề. Theo đó, bám sát giáo trình, giảng viên đặt ra hoặc định hƣớng để sinh viên tự đặt ra và trả lời hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung nghiên cứu: a. Nghiên cứu Giáo trình môn học, cho biết tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc hình thành trong những bối cảnh nào? b. Tại sao khi nghiên cứu bối cảnh dân tộc và quốc tế hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Giáo trình môn học lại giới hạn trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? c. Khi nghiên cứu bối cảnh dân tộc và quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, có phải nghiên cứu mọi bối cảnh dân tộc và quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin |626 d. Khi nghiên cứu những bối cảnh lớn của dân tộc và quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tác động đến sự hình thành và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, bằng năng lực tƣ duy của mình, hãy cho biết phƣơng pháp tiếp cận có hiệu quả vấn đề là gì? e. Vận dụng phƣơng pháp tiếp cận có hiệu quả vừa đƣợc xác định trên đây, vào nghiên cứu làm rõ những bối cảnh lớn của dân tộc và quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tác động đến sự hình thành và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh? Bước 3: Trên cơ sở nội dung và loại hình hƣớng dẫn cách học, kỹ năng học đã đƣợc xác định, giảng viên thiết kế các hoạt động dạy học theo hƣớng hƣớng dẫn cách học, kỹ năng học cho phù hợp. Bám sát đề cƣơng bài giảng, giảng viên tổ chức đặt câu hỏi nêu vấn đề. Thông qua trả lời của sinh viên và sự “neo chốt” của giảng viên, sinh viên sẽ nắm nội dung và kỹ năng tiếp cận nội dung. a. Nghiên cứu Giáo trình môn học, cho biết tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc hình thành trong những bối cảnh nào? Bối cảnh dân tộc và quốc tế. b. Tại sao, khi nghiên cứu bối cảnh dân tộc và quốc tế hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Giáo trình môn học lại giới hạn trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Thời gian đó là thời gian Ngƣời sinh ra và lớn lên, hình thành và phát triển tƣ tƣởng. c. Khi nghiên cứu bối cảnh dân tộc và quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, có phải nghiên cứu mọi bối cảnh dân tộc và quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Không phải, chỉ nghiên cứu những bối cảnh lớn của dân tộc và quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tác động đến sự hình thành và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. d. Khi nghiên cứu những bối cảnh lớn của dân tộc và quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tác động đến sự hình thành và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, bằng năng lực tƣ duy của mình, anh (chị) hãy cho biết phƣơng pháp tiếp cận có hiệu quả vấn đề là gì? Phải tập trung nghiên cứu, xác định, làm rõ 2 vấn đề: Một là, nó là gì, tức là phải gọi đƣợc tên từng nội dung. Hai là, nó tác động nhƣ thế nào đến tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, để đƣợc coi nhƣ một trong các cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 627| e. Vận dụng phƣơng pháp tiếp cận có hiệu quả vừa đƣợc xác định trên đây, vào nghiên cứu làm rõ những bối cảnh lớn của dân tộc và quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tác động đến sự hình thành và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh? - Chẳng hạn, bối cảnh quốc tế thứ nhất, cần phải làm rõ 2 vấn đề: Một là, nó là gì, tức là phải gọi đƣợc tên từng bối cảnh. Hai là, nó tác động nhƣ thế nào đến tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, để đƣợc coi nhƣ một trong các cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. + Một là, nó là gì, tức là phải gọi đƣợc tên từng bối cảnh: Chủ nghĩa tƣ bản từ tự do cạnh tranh chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới, đã tiến hành xâm lƣợc thuộc địa, hình thành hệ thống thuộc địa khổng lồ, phụ thuộc vào các nƣớc tƣ bản. Chủ nghĩa đế quốc trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa. Các nƣớc thuộc địa đã tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc nhƣng đều thất bại. Sự thất bại đó đã tạo ra nhu cầu lịch sử, khách quan, mang tính thời đại là giải phóng các dân tộc thuộc địa. + Hai là, nó tác động nhƣ thế nào đến tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, để đƣợc coi nhƣ một trong các cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Bối cảnh quốc tế này, đã tác động đến Việt Nam, từ một quốc gia phong kiến độc lập, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, nƣớc mất độc lập, đồng bào mất tự do, bị đọa đày đau khổ. Điều kiện này đã tác động đến lòng yêu nƣớc và thƣơng dân của Nguyễn Tất Thành, thôi Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin |628 thúc Ngƣời đã ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc, cứu dân. - Đối với các bối cảnh quốc tế, dân tộc khác, lần lƣợt làm rõ 2 vấn đề nhƣ trên đây, cuối cùng sinh viên tiếp cận đƣợc nội dung cơ bản của vấn đề nghiên cứu, không chỉ nắm đƣợc nội dung mà còn nắm đƣợc phƣơng pháp, cách thức tiếp cận nội dung - bối cảnh lịch sử (dân tộc và quốc tế) hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. 2.3. Tạo tình huống trong học tập Tính tích cực học tập của sinh viên có đƣợc phát huy khi sinh viên tham gia giải quyết những nhiệm vụ học tập với mức độ khó khăn cao do đặc điểm của môn học Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đặt ra. Môn học Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh có những nét đặc trƣng căn bản là mang tính lý luận, hệ thống, khái quát cao; gắn bó, liên hệ chặt chẽ với thực tiễn; có nhiệm vụ xây dựng niềm tin lý tƣởng cách mạng cho sinh viên. Trong dạy học môn học đòi hỏi: Một là, không chắp vá, cắt xén, dừng lại ở mô tả, liệt kê các sự kiện, tƣ liệu, tài liệu mà phải làm cho sinh viên phải nắm đƣợc bản chất nội dung môn học mang tính lý luận, hệ thống, khái quát cao đó. Hai là, không dừng lại ở kiến thức trong sách vở, tài liệu xa vời, chung chung mà phải luôn liên hệ với thực tế; đem đối chiếu với thực tiễn, kiểm nghiệm bởi thực tiễn sống động xung quanh. Ba là, khắc phục đƣợc hiện tƣợng một bộ phận sinh viên học tập môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh gƣợng ép, bắt buộc, thiếu tin tƣởng vào tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, vào sự lãnh đạo của Đảng. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do thực tiễn trong nƣớc và quốc tế biến động phức tạp, khó lƣờng; giữa nội dung lý thuyết môn học và thực tiễn cuộc sống nhiều khi chƣa thống nhất với nhau. Nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên trong dạy học môn học có vai trò quan trọng trong quá trình đáp ứng đƣợc những đòi hỏi trên, giải quyết đƣợc những nhiệm vụ học tập với mức độ khó khăn cao do đặc điểm của môn học Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đặt ra. Nói cách khác, những đặc trƣng về nội dung của môn học cho thấy, dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh sẽ có những khó khăn đặc thù mà chỉ có nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên trong học tập mới có thể giải quyết đƣợc. Vì vậy, trong dạy học môn học để nâng cao tính tích cực học tập, hiệu quả dạy học cần sử dụng biện pháp xây dựng và giải quyết các tình huống trong học tập. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 629| Thực chất của biện pháp này là trong quá trình giảng dạy môn học giảng viên phải biết phát hiện, xây dựng và giải quyết các tình huống trong học tập, phù hợp với nội dung bài giảng, trình độ nhận thức của sinh viên để lôi cuốn sự tập trung, kích thích tính tích cực tƣ duy, nhận thức, học tập của sinh viên. Cơ sở lựa chọn biện pháp này là xuất phát từ nguồn nội lực tình huống có vấn đề của môn học, từ yêu cầu dạy học môn học, giá trị tích cực đƣợc tạo ra từ việc sử dụng biện pháp. Giá trị tích cực của biện pháp này là xây dựng và giải quyết các tình huống trong học tập, lôi cuốn, tập trung sự chú ý, làm cho sinh viên tích cực, chủ động trong việc nhận thức và tham gia tích cực vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập trong bài giảng; tạo cơ sở cho quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học, ngƣời dạy đóng vai trò tổ chức, thiết kế, ngƣời học đóng vai trò thi công, thực hiện, chủ động trong học tập. Ví dụ: Vận dụng biện pháp tạo tình huống trong học tập vào nghiên cứu một số nội dung cụ thể trong môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh - Quan điểm của Hồ Chí Minh về “độc lập dân tộc”1 [3]. Bước 1: Nghiên cứu, xác định, lựa chọn tình huống trong học tập. Đây là điều cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc tạo ra tình huống trong học tập. Hồ Chí Minh thƣờng xuyên coi trọng, đánh giá cao vai trò của độc lập, tự do. Tại sao Ngƣời coi trọng, đánh giá cao vai trò của độc lập, tự do? Bước 2: Tạo, thiết kế tình huống trong học tập, đƣa sinh viên tiếp cận tình huống trong học tập. Hồ Chí Minh thƣờng xuyên coi trọng, đánh giá cao vai trò của độc lập, tự do. Tại sao Ngƣời coi trọng, đánh giá cao vai trò của độc lập, tự do? Độc lập, tự do trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là gì? Bước 3: Gợi mở, hƣớng dẫn sinh viên giải quyết tình huống trong học tập và chốt lại vấn đề: * Hồ Chí Minh rất coi trọng, đánh giá cao vai trò của độc lập, tự do, điều đó đƣợc thể hiện nhƣ thế nào? - Năm 1923, khi ở Pháp, một hôm đƣợc Anbe Xarô, Bộ trƣởng Thuộc địa mời đến. Mời đến để dọa nạt, nhƣng khi thấy không thể dọa nạt đƣợc, hắn đã khéo léo phỉnh phờ: “Tôi rất thích những ngƣời nhƣ anh. Cần gì anh cứ nói với tôi”. Và Nguyễn Ái Quốc đã nói: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập”. 1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.298. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin |630 - Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập, viết: “Nƣớc Việt Nam có quyền hƣởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nƣớc tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lƣợng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”2. - Tối ngày 19/12/1946, trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp”, Bác Hồ khẳng định: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhƣợng. Nhƣng chúng ta càng nhân nhƣợng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cƣớp nƣớc ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nƣớc, nhất định không chịu làm nô lệ”3. - Ngƣời nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó... Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc
Tài liệu liên quan