Trước đây, trong quan niệm của nhiều người, Thư viện là nơi yên tĩnh đến ảm đạm, là kho chứa những cuốn sách cũ kỹ không chỉ hình thức sờn gáy, mờ chữ mà còn cổ hủ cả về nội dung. Hình ảnh một thư viện với rất nhiều, rất nhiều các cuốn sách được xếp theo cỡ và cất kỹ trong kho vẫn còn khá phổ biến, bạn đọc phải qua nhiều thủ tục mới được tiếp cận với sách, trong đó thủ tục mang tính nghiệp vụ nhất là hệ thống tra cứu thường được tổ chức thiếu chính xác, mang tính chủ quan, thái độ phục vụ thiếu nhiệt tình nếu không muốn nói là cửa quyền, cau có. Chính những điều đó tạo nên khoảng cách rất lớn giữa bạn đọc và sách, giữa bạn đọc và cán bộ thư viện. Mỗi thư viện như một ốc đảo, không liên kết, không phối hợp với thư viện bạn để tạo thành mạng lưới thư viện, bổ sung, chia sẻ thông tin cho nhau.
Nay, vai trò của thư viện đã thay đổi. Thư viện không chỉ là nơi giữ sách, thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác học tập và giảng dạy. Thư viện là nơi giữ gìn quá khứ và ngày mỗi ngày trở thành đường dẫn tới tương lai.
6 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao vai trò của thư viện trong đào tạo tại học viện ngân hàng phân viện ngân hàng Phú Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA THƯ VIỆN TRONG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG PHÂN VIỆN NGÂN HÀNG PHÚ YÊN.
Th.s Trần Bùi Quốc Tuệ
Trương Quốc Bảo
Phòng Đào tạo – Phân viện Phú Yên
Trước đây, trong quan niệm của nhiều người, Thư viện là nơi yên tĩnh đến ảm đạm, là kho chứa những cuốn sách cũ kỹ không chỉ hình thức sờn gáy, mờ chữ mà còn cổ hủ cả về nội dung. Hình ảnh một thư viện với rất nhiều, rất nhiều các cuốn sách được xếp theo cỡ và cất kỹ trong kho vẫn còn khá phổ biến, bạn đọc phải qua nhiều thủ tục mới được tiếp cận với sách, trong đó thủ tục mang tính nghiệp vụ nhất là hệ thống tra cứu thường được tổ chức thiếu chính xác, mang tính chủ quan, thái độ phục vụ thiếu nhiệt tình nếu không muốn nói là cửa quyền, cau có. Chính những điều đó tạo nên khoảng cách rất lớn giữa bạn đọc và sách, giữa bạn đọc và cán bộ thư viện. Mỗi thư viện như một ốc đảo, không liên kết, không phối hợp với thư viện bạn để tạo thành mạng lưới thư viện, bổ sung, chia sẻ thông tin cho nhau.
Nay, vai trò của thư viện đã thay đổi. Thư viện không chỉ là nơi giữ sách, thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác học tập và giảng dạy. Thư viện là nơi giữ gìn quá khứ và ngày mỗi ngày trở thành đường dẫn tới tương lai.
1. Vai trò của thư viện trong hoạt động đào tạo
Thư viện Học viện ngân hàng-Phân viện Phú Yên (thư viện) cũng như thư viện của bất cứ cơ sở giáo dục nào khác đều thực hiện một số vai trò chính sau:
2.1. Vai trò của thư viện trong công tác nghiên cứu khoa học:
Viện trưởng viện Đại học Illinois, Edmund Jamess đã viết: “Trong những cơ sở phòng hay phòng ban của một trường đại học, không có cơ sở nào thiết yếu hơn thư viện đại học. Ngày nay không một công trình khoa học nào có giá trị đích thực mà không có sự trợ giúp của thư viện, ngoại trừ những trường hợp phi thường của những thiên tài thỉnh thoảng xảy ra trong lịch sử nhân loại, đó là những trường hợp ngoại lệ”. Ai cũng hiểu đầu tư cho thư viện là đầu tư cho giáo dục, là một đầu tư đặc biệt về kinh tế mà hệ quả của sự đầu tư được đo lường bởi chất lượng giáo dục, có tác động lớn, lâu dài đến sự phát trển của một đất nước. ..
Hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên và học sinh sinh viên đòi hỏi Thư viện một khả năng cung cấp thông tin và các dịch vụ kèm theo ngày càng mở rộng và ở trình độ cao. Đồng thời cũng chính việc nghiên cứu đó trực tiếp tạo ra nguồn thông tin khoa học ngay tại Phân viện một khối lượng ngày càng lớn, đa dạng. Tựu chung, ở đây, có thể thấy: khả năng cung cấp và quản lí thông tin của thư viện đang luôn được thực tiễn hoạt động tại Phân viện đòi hỏi
ngày một cao hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn. Đó là thực tế và nó luôn đặt ra thách thức to lớn đối với hoạt động của Thư viện.
Vì vậy vai trò của Thư viện được đặt ra trong vấn để nghiên cứu khoa học
là:
- Bảo đảm việc đáp ứng các loại nhu cầu thông tin được hình thành trong
các quá trình nghiên cứu.
- Cung cấp điều kiện khai thác, truy cập và các dịch vụ tương ứng đến nguồn thông tin theo yêu cầu bạn đọc.
- Cung cấp các dịch vụ thông tin cần thiết để bạn đọc có khả năng kiểm soát và khai thác được các nguồn thông tin hiện có làm tư liệu cho hoạt động nghiên cứu của mình.
- Cung cấp các dịch vụ trao đổi thông tin, giúp bạn đọc thuận lợi trong quá trình nghiên cứu (các diễn đàn, hội thảo nhóm...).
2.2. Vai trò của thư viện trong công tác đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập:
Trong những năm gần đây vấn đề đổi mới phuơng pháp giảng dạy và học tập ở nước ta được Đảng, Nhà nước và các cấp giáo dục rất quan tâm. Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 – 2010 đã đề ra những phương hướng hòa nhập với xu thế phát triển của nền giáo dục thế giới. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở Việt nam được xúc tiến mạnh mẽ và các quan niệm đổi mới phải đầy đủ và thống nhất mọi phương pháp giảng dạy, phương pháp học, đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện học tập và thư viện. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy mang tính quyết định là: giảng viên, học sinh-sinh viên và điều kiện học tập.
Phương pháp giảng dạy mới “Lấy người học làm trung tâm” là vấn đề được các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp quan tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng đòi hỏi ngày một cao của xã hội.
Giảng viên, với kiến thức vững vàng, chuyên môn sâu và luôn cập nhật, có phương pháp giảng dạy hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, áp dụng phương pháp giảng dạy mới với sự trợ giúp của các trang thiết bị hiện đại.
Điều kiện học tập: Điều kiện để thầy dạy tốt và trò học tốt ngoài hệ thống
giảng đường. Thư viện là nơi cung cấp tài liệu giáo trình và tài liệu tham khảo, phòng đọc, phòng tự học, nơi thử nghiệm lý thuyết và thực hiện ý tưởng của học sinh-sinh viên...
Đối với thư viện: Thư viện phải đóng vai trò quan trọng trong công tác hỗ trợ học tập và giảng dạy. Thư viện tìm cách thu hút người đọc bằng tiện ích mà công nghệ thông tin đem lại. Đó là xây dựng những cơ sở dữ liệu và tổ chức thành các nguồn tin, các chủ đề liên quan đến việc giảng dạy và nghiên cứu của phân viện. Trang thiết bị của thư viện đầy đủ tạo mọi điều kiện cho cán bộ, giáo viên và học sinh-sinh viên học tập và nghiên cứu. Thư viện tạo ra không gian
cho việc đọc sách, tự học, phòng truy cập internet, tạo điều kiện cho học sinh- sinh viên có thể đến thư viện học một mình, học theo nhóm, hoặc trao đổi, tọa đàm những thông tin thu nhận được từ kho tài liệu của thư viện. Thư viện sẽ giữ mối liên hệ với các khoa , các bộ môn cập nhật các thông tin về ngành đào tạo, các thông tin về tài liệu tham khảo chính của môn học, làm cơ sở cho công tác bổ sung, công tác lập thư mục danh mục tài liệu cho học sinh-sinh viên và cán bộ giảng viên khai thác.
Vai trò cán bộ thư viện sẽ năng động hơn, không đơn thuần chỉ là thủ thư trông coi kho sách mà phải là người hướng dẫn bạn đọc tìm kiếm, khai thác thông tin, tư vấn cho bạn đọc các tài liệu cần cho môn học.
2.3. Vai trò của thư viện trong học tập và đào tạo tín chỉ.
Bắt đầu từ năm học 2007 -2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra lộ trình đào tạo học chế tín chỉ trong hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam. Với quá trình xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, với sự hình thành và phát triển xã hội học tập, vai trò của thư viện đối với phương thức đào tạo tín chỉ sẽ ngày càng trở lên quan trọng.
Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ trên phạm vi toàn quốc được ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để thực hiện tốt Quy chế này đòi hỏi phải có sự chuyển biến toàn diện về cách vận hành chương trình đào tạo, mô hình quản lý đào tạo cũng như cơ sở vật chất phục vụ học tập trong các trường đại học và cao đẳng.
Để thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy và học, giảng viên lên lớp không diễn giải lý thuyết dài dòng mà nêu vấn đề để cả lớp cùng thảo luận hay ấn định một vấn đề cần nghiên cứu để các sinh viên cùng thảo luận trong các buổi học sau. Muốn thực hiện tốt vấn đề cần nghiên cứu, sinh viên sẽ phải vào thư viện tìm tòi sách báo, thông tin điện tử, nghiên cứu các báo cáo, luận văn các công trình khoa học liên quan đến đề tài ấn định sau đó thực hiện phân tích, so sánh, phê bình đánh giá các dữ liệutổng hợp kiến thức đưa đến nhận định chung
Việc sinh viên phát kiến, tìm tòi được sẽ khắc sâu vào tâm trí sinh viên hơn là việc lắng nghe kiến thức nhồi nhét từ giảng viên
2. Thực trạng hoạt động của thư viện Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên
2.1 Về cơ sở vật chất:
Với vai trò trên, nhằm nâng cao tính chủ động trong học tập nâng cao khả năng tự học, tự tìm tòi nghiên cứu trong học sinh-sinh viên cũng như việc nâng cao kiến thức hoàn thiện bài giảng của giảng viên trong việc giảng dạy của Học viện Ngân Hàng – Phân viện Phú Yên (Phân viện Phú Yên). Vừa qua, được sự quan tâm của Học Viện Ngân hàng. Ban giám đốc Phân viện Phú Yên đã đầu tư một nguồn kinh phí lớn bổ sung tài liệu mới và hiện đại hóa trang thiết bị thư viện.
Đến nay, Thư viện đã từng bước phát triển lớn mạnh. Cụ thể
2.1.1. Kho sách:
Tổng số sách: 2144 tên sách - 9363 bản sách
Trong đó:
Sách giáo trình 239 tên sách - 3101 bản sách
Sách tham khảo 1905 tên sách - 6262 bản sách
Chia ra các chủ để như sau:
Chủ đề tài liệu
tên sách
bản sách
Khoa học kỹ thuật
67
135
Khoa học xã hội
1075
2176
Chứng khoán
24
430
Ngân hàng
228
2155
Tài chính
145
804
Kế toán
188
1181
Marketing
56
298
Kinh tế
156
785
Ngoại ngữ
27
127
Tin học
45
180
Quản lý - doanh nghiệp
64
654
Thống kê - toán
51
333
Kiểm toán
18
105
2.1.2. Phòng truy cập Internet: Được đầu tư trang bị một đường truyền internet ADSL độc lập, tốc độ cao. Trang thiết bị gồm có:
- Một Modem wiless
- Một Wiless chuẩn G
- 20 bộ vi tính cấu hình mạnh, trang bị màn hình LCD 17 in
CB –GV Sinh viên, học sinh được truy cập trong giờ hành chính hoàn toàn miễn phí
Với số tài liệu và trang thiết bị đầu tư và phát triển như trên. Thư viện cần nâng cao vai trò trong công tác đào tạo và nghiên cứu tại Học viện ngân hàng – Phân viện Phú Yên.
2.2 Về bạn đọc: Bạn đọc đến với thư viện Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên chủ yếu là đội ngũ giáo viên, còn học sinh sinh viên việc đến thư viện chưa phải là nhu cầu thiết yếu, chỉ khi nào giáo viên yêu cầu giao đề tài nghiên cứu thì học sinh, sinh viên mới đến thư viện
Theo một điều tra thăm dò mới đây đối với học sinh khóa 27 trung học
Ngân hàng, chúng tôi có số liệu cụ thể như sau:
Câu hỏi điều tra: Bạn đã từng đến thư viện của trường chưa:
stt Chỉ tiêu Tỷ lệ phần trăm
1
Chưa đến lần nào
68,8%
2
Chỉ đến một vài lần
29,1%
3
Đến nhiều lần
2,1%
4
Đến thường xuyên
0%
Như vậy thư viện còn là khái niệm xa lạ đối với Học sinh sinh viên, mặc
dù cán bộ thư viện đã nhiều lần tiếp cận phổ biến cho các đối tượng này hiểu rõ về số lượng sách, cách tra cứu thư mục từ mạng nội bộ, trên máy tính, bảng danh mục sách
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò thư viện trong đào tạo tại
Học viện ngân hàng – Phân viện Phú Yên
3.1Đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn tài
nguyên thông tin cho thư viện: Đây có thể coi là giải pháp đột phá, cụ thể:
* Đầu tư mở rộng không gian học tập (Phòng đọc) rộng rãi và thông thoáng hơn.
* Có kế hoạch đầu tư và phát triển phòng truy cập internet thành phòng hoạt động đa phương tiện .
* Đầu tư, xây dựng và phát triển kho sách của Thư viện thành kho sách chuyên ngành, phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu khoa học của Khu vực miền trung và Tây nguyên.
3.2 Đối với bạn đọc
+ Về Giảng viên cần đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu cho sinh viên học sinh, cần định hướng thông tin và nguồn tin; hướng dẫn học sinh-sinh viên khai thác thông tin phục vụ cho môn học. Vấn đề này phải trở thành tất yếu đối với người dạy.
Ngoài ra việc ra đề thi phải mang tính bao quát, phát huy tính chủ động
cho học sinh sinh viên chứ không phải như hiện nay là “dạy đâu ra đề thi ở đó” làm triệt tiêu tính chủ động nghiên cứu tìm tòi của sinh viên từ đó khiến HS- SV không có nhu cầu tìm đến thư viện
+ Về học sinh-sinh viên: Phải tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để đáp ứng nhu cầu của giảng viên đặt ra. Các nguồn thông tin được khai thác từ trên mạng Internet và kho tài liệu phong phú của thư viện.
3.3 Đối với đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Một trong những yếu tố quan trọng về cơ sở vật chất có ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ chính là hoạt động thư viện. Vì vậy, vai trò của thư viện là cần phải nắm bắt các yêu cầu, những đòi hỏi của học chế tín chỉ đối với hoạt động thông tin-thư viện, hiểu rõ sự khác biệt của hoạt động thông tin-thư viện trong phục vụ đào tạo theo niên chế và phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ. Trên cơ sở kế thừa những ưu điểm trong hoạt động phục vụ nghiên cứu và đào tạo theo niên chế,
Học chế tín chỉ đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải đầu tư nhiều công sức hơn cho việc soạn bài giảng, chuẩn bị tài liệu, hướng dẫn thảo luận, tăng cường thời gian nghiên cứu khoa học; sinh viên phải tham gia học tập với thái độ tích cực,
chủ động tìm kiếm và tham khảo các tài liệu thích hợp với từng môn học, từng chuyên đề khác nhau để đạt yêu cầu của mỗi tín chỉ. Sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu là chính, với sự tư vấn của cố vấn học tập và sự định hướng của từng giảng viên các môn học.
Để đáp ứng các yêu cầu của học chế tín chỉ, thư viện phải từng bước nâng
cao vai trò của mình, đồng thời tiến hành các công việc cụ thể như:
- Xây dựng chính sách bổ sung theo hướng bám sát, phù hợp với các đề cương môn học theo tín chỉ đã được phân viện phê duyệt. Công tác bổ sung phải chú ý theo các môn học của từng ngành đào tạo, phải cập nhật danh mục tài liệu bắt buộc và danh mục tài liệu tham khảo yêu cầu sinh viên đọc thêm (vì từng giảng viên có thể có những điều chỉnh, thay đổi hoặc bổ sung mới theo từng năm học, hoặc cùng một môn học có thể do các giảng viên khác nhau đảm nhiệm, họ có thể đòi hỏi sinh viên đọc những tài liệu khác nhau).
- Nắm danh sách các giảng viên cơ hữu theo các môn học chung và chuyên ngành của các khoa, bộ môn; trình độ, học vị, học hàm, chức danh của họ để khi cần thiết có thể quan hệ trực tiếp với giảng viên, đề nghị họ cung cấp các tài liệu bắt buộc và tài liệu tham khảo mà thư viện không thể bổ sung được. Việc thiết lập mối quan hệ tốt với các giảng viên để nắm vững và cập nhật danh mục tài liệu tham khảo của các môn học là hết sức cần thiết, đặc biệt là để bổ sung cho thư viện những tài liệu ít gặp trên thị trường xuất bản và tài liệu mà giảng viên có được do các chuyến đi công tác trong nước, học tập ở nước ngoài hoặc dự các hội nghị, hội thảo khoa học. Phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các giảng viên, những người thường xuyên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các giảng viên viết giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo, bài báo khoa học để họ tư vấn về nguồn tài liệu cần bổ sung.
- Hoàn thiện bộ máy tra cứu tìm tin hiện đại, chỉ dẫn một cách rõ ràng quyền và mức được phép khai thác các tài liệu, các nguồn tin. Chủ động cung cấp các điều kiện thuận lợi cho bạn đọc khai thác, truy cập một cách hợp pháp trên internet đến các CSDL, ngân hàng dữ liệu, các nguồn tin theo yêu cầu của người dạy-người học. Cung cấp các công cụ trao đổi thông tin giữa người dạy- người học; người học-người học,
- Cố gắng để xây dựng các loại CSDL toàn văn đặc biệt quan trọng như CSDL toàn văn giáo trình, bài giảng, đề cương chi tiết các môn học; CSDL toàn văn tài liệu tham khảo theo môn học mà phân viện đang đào tạo và sẽ đào tạo.
- Tổ chức các buổi hướng dẫn sử dụng thư viện, cách thức tra cứu tìm tin cho học sinh-sinh viên năm thứ nhất lúc nhập học và tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo, huấn luyện người dùng tin về kiến thức thông tin.