Tóm tắt. Nghiên cứu nhằm xác định được thực trạng các năng lực sư phạm của người giáo
viên trung học cơ sở hiện nay. Kết quả khảo sát 1.184 giáo viên trung học cơ sở tại 14
trường THCS thuộc 7 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy năng lực sư phạm của giáo
viên THCS đạt mức trung bình khá theo thang 5 bậc và tương đối đều giữa các giáo viên.
Có sự khác biệt giữa giáo viên được đào tạo cử nhân và thạc sĩ, giáo viên giỏi cao hơn giáo
viên có trình độ đào tạo ban đầu là cao đẳng và giáo viên bình thường. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực sư phạm của người giáo viên trong đó sự nỗ lực rèn luyện của bản thân
là yếu tố rất quan trọng.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lực sư phạm của giáo viên trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0049
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 227-235
This paper is available online at
NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
Lê Minh Nguyệt
Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Nghiên cứu nhằm xác định được thực trạng các năng lực sư phạm của người giáo
viên trung học cơ sở hiện nay. Kết quả khảo sát 1.184 giáo viên trung học cơ sở tại 14
trường THCS thuộc 7 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy năng lực sư phạm của giáo
viên THCS đạt mức trung bình khá theo thang 5 bậc và tương đối đều giữa các giáo viên.
Có sự khác biệt giữa giáo viên được đào tạo cử nhân và thạc sĩ, giáo viên giỏi cao hơn giáo
viên có trình độ đào tạo ban đầu là cao đẳng và giáo viên bình thường. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực sư phạm của người giáo viên trong đó sự nỗ lực rèn luyện của bản thân
là yếu tố rất quan trọng.
Từ khóa: Năng lực sư phạm, giáo viên trung học cơ sở, năng lực sư phạm của giáo viên
trung học cơ sở.
1. Mở đầu
Từ những năm 1980 đến nay, trong lĩnh vực đào tạo giáo viên đã có sự chuyển mạnh mẽ
theo hướng hình thành và phát triển năng lực sư phạm cho người học. Cách tiếp cận trên được
hình thành và phát triển rộng khắp tại Mỹ, sau đó đã phát triển mạnh mẽ vào những năm 1990 ở
các quốc gia phát triển như Anh, Úc, New Zealand, xứ Wales, v.v...[3]. Theo cách tiếp cận này,
người ta thường xây dựng các khung năng lực sư phạm làm cơ sở để khảo sát và đánh giá năng lực
sư phạm. Vì vậy trong thực tế đã hình thành và xuất hiện hàng loạt khung năng lực sư phạm của
người giáo viên [2, 4]. Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng đã ban hành chuẩn nghề nghiệp
giáo viên Tiểu học và Trung học [1]. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã xây dựng khung năng sư
phạm làm chuẩn trong đào tạo năng lực nghiệp vụ cho sinh viên sư phạm của Trường [10]. Ngoài
ra, có một số khung năng lực do các nhà nghiên cứu đề xuất [6, 7, 9]. Các khung trên thường
được dùng làm chuẩn tham chiếu trong đánh giá, đào tạo và phát triển năng lực sư phạm của người
giáo viên. Nhiều nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên người đã khảo sát,
đánh giá thực trạng năng lực của giáo viên phổ thông theo khung chuẩn [5, 8]. Tuy nhiên, chưa có
nghiên cứu khảo sát về năng lực sư phạm của giáo viên trung học cơ sở, dựa theo khung năng lực
do Bộ Giáo dục & Đào tạo và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ban hành. Nghiên cứu này hướng
đến giải quyết câu hỏi trên.
Ngày nhận bài: 18/12/2016. Ngày nhận đăng: 25/2/2017.
Tác giả liên lạc: Lê Minh Nguyệt, địa chỉ e-mail: nguyet.daihocsupham@gmail.com
227
Lê Minh Nguyệt
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tổ chức nghiên cứu
* Nội dung khảo sát
Các năng lực sư phạm của giáo viên trung học cơ sở được xác định trong Chuẩn nghề
nghiệp của giáo viên trung học (2009) và Khung năng lực sư phạm của giáo viên trong Chuẩn
năng lực sư phạm của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Cụ thể là các năng lực: (1) Năng lực khoa
học chuyên ngành; (2) Năng lực thiết kế và tư vấn phát triển nhân cách học sinh; (3) Năng lực dạy
học; (4) Năng lực giáo dục; (5) Năng lực đánh giá kết quả học tập của HS; (6) Năng lực ứng dụng
ICT vào dạy học và giáo dục học sinh; (7) Năng lực gây ảnh hưởng đến học sinh và đồng nghiệp;
(8) Năng lực lập, quản lí và khai thác hồ sơ học sinh; (9) Năng lực phát triển cộng đồng nghề và
xã hội; (10) Năng lực phát triển cá nhân.
* Mẫu khảo sát
Mẫu khảo sát nghiên cứu trên 1.184 giáo viên Trung học cơ sở tại 14 trường THCS thuộc 7
tỉnh, thành phố trên cả nước gồm Sơn La, Thanh Hóa, Hà Nội, Huế, Đăk Lăk, Kiên Giang và TP
Hồ Chí Minh, năm học 2014 - 2015.
Các tham số được sử dụng để phân tích là thâm niên trực tiếp dạy học, trình độ đào tạo và
danh hiệu thi đua của giáo viên, đây là các biến có thể chịu sự tác động của các điều kiện chủ
quan (về phía người giáo viên) và khách quan (trình độ đào tạo ban đầu của trường sư phạm). Nếu
những biến số này có tương quan tới năng lực giáo dục của giáo viên thì có thể tìm kiếm các giải
pháp tác động làm thay đổi năng lực giáo dục của giáo viên.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng chủ yếu là tự đánh giá của giáo viên trung học cơ sở về năng lực
sư phạm của mình qua bảng hỏi. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của phỏng vấn sâu giáo viên, cán bộ
quản lí nhà trường, học sinh và quan sát các hoạt động sư phạm của giáo viên. Nội dung bảng hỏi
dành cho giáo viên trung học cơ sở tập trung vào chủ đề về các mức độ hiện có về các năng lực sư
phạm và về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sư phạm của giáo viên và các biện pháp nâng cao
năng lực giáo dục. Các mệnh đề biểu hiện năng lực khảo sát đều được xác định theo 5 mức từ cao
đến thấp, ứng với điểm từ 5 điểm đến 1 điểm.
Kết quả được xác định theo điểm trung bình và theo tỉ lệ % các mức, với độ lệch chuẩn σ =
0,8 điểm.
+ Mức cao (mức 5): 4,21 - 5,0 điểm;
+ Mức tương đối cao (mức 4): từ 3,41 - 4,2 điểm;
+ Mức trung bình (mức 3): 2,61 - 3,4 điểm;
+ Mức thấp (mức 2): 1,81 - 2,6 điểm;
+ Mức rất thấp (mức 1): từ 1,0 - 1,8 điểm.
2.2. Năng lực sư phạm của giáo viên trung học cơ sở
2.2.1. Đánh giá chung về năng lực sư phạm của giáo viên trung học cơ sở
Kết quả khảo sát các năng lực thành phần trong năng lực sư phạm của giáo viên trung học
cơ sở theo các khung chuẩn năng lực, được trình bày trong Bảng 1.
228
Năng lực sư phạm của giáo viên trung học cơ sở
Bảng 1. Năng lực sư phạm của giáo viên trung học cơ sở
Stt Các năng lực Điểm mức độ đạt được của GV THCS
thành phần ĐTB Độ
lệch
Tỉ lệ mức độ đạt được
1 2 3 4 5
1
Năng lực khoa học chuyên
ngành 3,22 0,44 7.2 13,8 17,0 49,7 12,3
2
Năng lực thiết kế và tư vấn
phát triển nhân cách học
sinh
2,98 0,50 10,2 12,8 34,4 34,6 8,0
3 Năng lực dạy học 3,13 0,44 8,2 13,8 23,4 45,9 8,7
4 Năng lực giáo dục 3,12 0,41 8,2 13,8 21,6 49,7 6,7
5
Năng lực đánh giá kết quả
học tập của học sinh
3,28 0,44 6,7 14,3 13,6 53,3 12,1
6
Năng lực ứng dụng ICT
vào dạy học và giáo dục
học sinh
3,08 0,59 9,2 11,3 30,9 33,9 14,7
7
Năng lực gây ảnh hưởng
đến học sinh và đồng
nghiệp
3,22 0,51 8,2 13,6 23,7 44,7 9,8
8
Năng lực lập, quản lí và
khai thác hồ sơ học sinh
3,13 0,62 8,2 16,4 19,6 44,7 11,1
9 Năng lực phát triển cộngđồng nghề và xã hội 3,17 0,56 9,5 14,3 16,7 47,7 11,8
10 Năng lực phát triển cá
nhân
3,18 0,48 7,2 13,5 21,4 43,8 14,1
Tổng chung 3,15 0,38 8,3 13,8 22,3 44,8 10,8
Nhìn chung, năng lực sư phạm của giáo viên trung học cơ sở được khảo sát đạt trung bình
cao theo thang 5 bậc. Điều này thể hiện qua điểm trung bình chung cũng như các năng lực thành
phần được khảo sát đều đạt mức trung bình trở lên (> 3.15/5 điểm), đa số giáo viên có năng lực
đạt mức 3 và 4 (mức trung bình và tương đối cao): 67,1%. Số giáo viên đạt mức cao (mức 5) và
rất thấp (mức1) chiếm tỉ lệ nhỏ.
Phân tích sâu hơn kết quả khảo sát cho thấy, trong các năng lực thành phần một số năng lực
đạt mức cao hơn các năng lực khác như: năng lực khoa học chuyên ngành; năng lực đánh giá kết
quả học tập của học sinh; năng lực gây ảnh hưởng đến học sinh và đồng nghiệp. Kết quả quan sát
giờ dạy của giáo viên ở các trường trung học cơ sở được khảo sát cũng ủng hộ nhận định trên. Đa
số giáo viên nắm tương đối vững kiến thức cần truyền thụ cho học sinh và sử dụng khá linh hoạt,
nhuần nhuyễn các phương pháp, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Những
năng lực cốt lõi trong hoạt động sư phạm như năng lực dạy học, năng lực tổ chức các hoạt động
giáo dục, năng lực lập, quản lí và khai thác hồ sơ học sinh, năng lực phát triển cộng đồng nghề và
xã hội là những năng lực có mức thấp hơn các năng lực trên, mặc dù vẫn đạt mức trung bình. Một
số năng lực cơ sở, có tính nền tảng của dạy học và giáo dục hiện đại như năng lực thiết kế và tư vấn
phát triển nhân cách học sinh, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đạt mức thấp
229
Lê Minh Nguyệt
hơn so với các năng lực khác; đặc biệt là năng lực thiết kế và tư vấn phát triển nhân cách học sinh.
Điều đáng lưu ý là độ lệch về năng lực sư phạm giữa các giáo viên không lớn (σ = 0,38/0,8).
Nói cách khác, giữa các giáo viên trung học cơ sở được khảo sát tương đối đồng đều về năng lực.
Có một số năng lực thành phần có độ lệch cao hơn so với các năng lực khác như: Năng lực lập,
quản lí và khai thác hồ sơ học sinh, năng lực ứng dụng ICT vào dạy học và giáo dục học sinh;
Năng lực thiết kế và tư vấn phát triển nhân cách học sinh. Điều này chứng tỏ có khoảng cách khá
xa giữa các giáo viên về những năng lực trên, trong khi đó đây là những năng lực cốt lõi trong dạy
học hiện đại.
2.2.2. Năng lực sư phạm của giáo viên trung học cơ sở xét theo một số tham số
* Năng lực sư phạm của giáo viên trung học cơ sở xét theo thâm niên đứng lớp Về lí
thuyết hiệu quả dạy phụ thuộc vào kinh nghiệm dạy học của giáo viên. Nếu chia thời gian trực
tiếp dạy học và giáo dục học sinh thành 4 giai đoạn:
20 năm, kết quả khảo sát năng lực sư phạm của giáo viên thuộc các nhóm trên được trình bày ở
Bảng 2.
Bảng 2. Năng lực sư phạm của giáo viên trung học cơ sở theo thâm niên công tác
ĐTB năng lực sư phạm của GV
Stt Các năng lực thành phần < 5năm
Từ 5-10
năm
Từ 11 -
20 năm
> 20
năm
1 Năng lực khoa học chuyên ngành 3,10 3,21 3,25 3,22
2
Năng lực thiết kế và tư vấn phát triển nhân
cách học sinh
2,91 3,04 3,17 3,00
3 Năng lực dạy học 3,07 3,14 3,24 3,14
4 Năng lực giáo dục 3,05 3,15 3,23 3,12
5
Năng lực đánh giá kết quả học tập của học
sinh 3,21 3,29 3,29 3,28
6
Năng lực ứng dụng ICT vào dạy học và giáo
dục học sinh 3,02 3,09 3,18 3,16
7 Năng lực gây ảnh hưởng đến học sinh và đồng
nghiệp
3,14 3,23 3,31 3,22
8 Năng lực lập, quản lí và khai thác hồ sơ học
sinh
3,07 3,14 3,28 3,15
9 Năng lực phát triển cộng đồng nghề và xã hội 3,09 3,16 3,24 3,18
10 Năng lực phát triển cá nhân 3,11 3,17 3,26 3,19
Chung 3,07 3,16 3,25 3,17
Có sự khác biệt đáng kể về năng lực sư phạm của giáo viên THCS nếu xét theo thâm niên
đứng lớp của họ. Xét tổng thể, những giáo viên mới vào nghề (< 5 năm) có năng lực sư phạm thấp
hơn rõ rệt so với giáo viên các loại khác, thể hiện ở điểm trung bình về năng lực sư phạm đạt mức
thấp nhất; tiếp đến là số giáo viên từ 5 - 10 năm và giáo viên có thâm niên > 20 năm. Số giáo viên
đứng lớp từ 11 - 20 năm có năng lực cao hơn so với các nhóm giáo viên khác. Điều này biểu hiện
khá rõ qua một số năng lực thành phần liên quan tới các hoạt động dạy học và giáo dục học sinh
như năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực gây ảnh hưởng đến HS và đồng nghiệp và năng
lực phát triển cá nhân của giáo viên 11 - 20 năm công tác có điểm trung bình cao hơn so với giáo
230
Năng lực sư phạm của giáo viên trung học cơ sở
viên các nhóm khác. Có thể nói, số giáo viên có thời gian đứng lớp > 10 đến 20 năm đạt độ trưởng
thành về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm so với các giáo viên có thâm niên khác, kể
cả giáo viên có thâm niên nhiều hơn 20 năm.
Nhìn chung, các năng lực thành phần của giáo viên mới vào nghề đều thấp hơn so với các
giáo viên đã có thâm niên. Mặt khác, trong các nhóm giáo viên có thâm niên > 5 năm, một số năng
lực thành phần ít có sự khác biệt giữa giáo viên các nhóm có thâm niên từ 5 năm trở lên như năng
lực khoa học chuyên ngành, năng lực đánh giá kết quả học tập của HS, năng lực phát triển cộng
đồng nghề và xã hội, năng lực phát triển cá nhân. Đồng thời có sự khác biệt khá rõ ở một số năng
lực: năng lực thiết kế và tư vấn phát triển nhân cách học sinh, năng lực lập, quản lí và khai thác Hồ
sơ học sinh. Đối với những năng lực này, nhóm giáo viên có thâm niên từ 10 - 20 năm thường cao
hơn so với giáo viên dưới 10 năm hoặc > 20 năm. Một khía cạnh khác cần lưu tâm là các năng lực
ứng dụng ICT vào DH và GD học sinh và năng lực thiết kế, tư vấn phát triển nhân cách HS ở cả
4 nhóm đều thấp hơn so với các năng lực thành phần khác. Chứng tỏ sự hạn chế về năng lực này
trong giáo viên THCS có tính phổ biến.
* Năng lực sư phạm của giáo viên trung học cơ sở theo trình độ đào tạo
Bảng 3. Năng lực sư phạm của giáo viên trung học cơ sở theo trình độ được đào tạo
ĐTB đánh giá của GV về mức độ
Stt Các năng lực thành phần đạt được các năng lực
Cao đẳng Đại học
Sau đại
học
1 Năng lực khoa học chuyên ngành 3,16 3,23 3,25
2 Năng lực thiết kế và tư vấn phát triển nhân
cách học sinh
2,93 2,97 3,09
3 Năng lực dạy học 3,02 3,15 3,22
4 Năng lực giáo dục 2,92 2,99 3,09
5
Năng lực đánh giá kết quả học tập của
học sinh 3,24 3,30 3,34
6 Năng lực ứng dụng ICT vào dạy học và giáo
dục học sinh
3,03 3,09 3,10
7 Năng lực gây ảnh hưởng đến học sinh và đồng
nghiệp
3,17 3,24 3,29
8 Năng lực lập, quản lí và khai thác hồ sơ học
sinh
3,07 3,18 3,17
9 Năng lực phát triển cộng đồng nghề và xã hội 3,13 3,22 3,21
10 Năng lực phát triển cá nhân 3,14 3,22 3,21
Chung 3,09 3,16 3.20
Theo Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định, giáo
viên trung học cơ sở phải tốt nghiệp cao đẳng sư phạm. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều giáo viên
đang đứng lớp đã có bằng cử nhân đại học hoặc sau đại học. Vấn đề đặt ra là năng lực sư phạm của
giáo viên trung học cơ sở có trình độ được đào tạo khác nhau như thế nào?
Có sự khác biệt khá rõ về năng lực sư phạm giữa các giáo viên có trình độ được đào tạo
khác nhau. Giáo viên có trình độ đào tạo ban đầu là cao đẳng có năng lực sư phạm thấp hơn rõ
231
Lê Minh Nguyệt
ràng so với giáo viên có bằng cử nhân và thạc sĩ. Trong khi đó, giáo viên có trình độ đào tạo thạc
sĩ có năng lực sư phạm cao hơn hai nhóm kia. Bằng chứng là điểm trung bình năng lực sư phạm
của giáo viên đươc đào tạo cao đẳng (3,09 điểm) thấp hơn khá rõ so với điểm trung bình của giáo
viên có trình độ đại học sư phạm (3,16/5 điểm) và thạc sĩ (3,20/5 điểm). Tuy nhiên, giữa giáo viên
có trình độ đào tạo thạc sĩ với cử nhân đại học, sự khác biệt về năng lực sư phạm không lớn. Điều
này đặt ra vấn đề về đào tạo ban đầu trong việc hình thành và phát triển năng lực sư phạm cho giáo
viên, nhất là đối với giáo viên trình độ cao đẳng.
Phân tích sâu hơn, cho thấy tất cả các năng lực thành phần của giáo viên có trình độ đào tạo
thạc sĩ đều cao hơn giáo viên có trình độ đại học và cao đẳng, giáo viên có trình độ đào tạo đại
học cao hơn cao đẳng. Trong đó có một số năng lực thành phần cao hơn khá rõ ràng như năng lực
thiết kế và tư vấn phát triển nhân cách học sinh, năng lực dạy học, năng lực giáo dục học sinh - là
những năng lực cốt lõi của hoạt động sư phạm. Tuy nhiên, một số năng lực được kì vọng là có sự
khác biệt lớn như năng lực khoa học chuyên ngành, năng lực ứng dụng ICT vào dạy học và giáo
dục học sinh nhưng sự khác biệt không lớn.
* Năng lực sư phạm của giáo viên trung học cơ sở theo danh hiệu thi đua
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, để đạt danh hiệu “chiến sĩ thi đua cơ sở” giáo viên trung
học cơ sở phải đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên. Vì vậy, có thể căn cứ vào danh
hiệu thi đua (giáo viên dạy giỏi và chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên) để khảo sát năng lực sư phạm
của giáo viên trung học cơ sở, qua đó xác định sự khác biệt giữa giáo viên dạy giỏi và giáo viên
bình thường.
Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là có sự khác biệt về năng lực sư phạm giữa giáo viên
bình thường với giáo viên dạy giỏi. Các kết quả khảo sát thực tiễn được trình bày ở Bảng 4.
Bảng 4. Năng lực sư phạm của người giáo viên trung học cơ sở theo danh hiệu thi đua
ĐTB đánh giá của GV
Stt Các năng lực thành phần về mức độ ảnh hưởng
GV giỏi GV thường
1 Năng lực khoa học chuyên ngành 3,27 3,17
2 Năng lực thiết kế và tư vấn phát triển nhân cách học sinh 3,18 2,83
3 Năng lực dạy học 3,27 3,05
4 Năng lực giáo dục 3,29 3,02
5 Năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh 3,36 3,16
6
Năng lực ứng dụng ICT vào dạy học và giáo dục học
sinh 3,20 3,03
7 Năng lực gây ảnh hưởng đến HS và đồng nghiệp 3,34 3,12
8 Năng lực lập, quản lí và khai thác hồ sơ học sinh 3,28 3,06
9 Năng lực phát triển cộng đồng nghề và xã hội 3,29 3,16
10 Năng lực phát triển cá nhân 3,34 3,11
Chung 3.28 3,07
Có sự khác nhau rõ rệt về năng lực sư phạm giữa hai nhóm giáo viên giỏi và giáo viên
thường. Biểu hiện, điểm trung bình chung về năng lực sư phạm của giáo viên giỏi lớn hơn nhiều
so với giáo viên bình thường (3,28 điểm > 3,07 điểm). Mặt khác, điểm trung bình của tất cả các
năng lực thành phần trong năng lực sư phạm ở giáo viên giỏi đều cao hơn rõ rệt so với giáo viên
232
Năng lực sư phạm của giáo viên trung học cơ sở
thường. Trong đó, các năng lực thiết kế và tư vấn phát triển nhân cách học sinh, năng lực giáo dục
và năng lực ứng dụng ICT vào dạy học và giáo dục học sinh, năng lực lập, quản lí và khai thác hồ
sơ học sinh ở giáo viên giỏi có điểm trung bình cao hơn nhiều so với giáo viên bình thường. Điều
này chứng tỏ có sự vượt trội rõ ràng về các năng lực trên giữa giáo viên giỏi và giáo viên thường.
Chính sự vượt trội này đã giúp giáo viên giỏi tạo ra sự khác biệt với giáo viên thường.
* Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sư phạm của giáo viên trung học cơ sở
Trên thực tế rất khó xác định mức độ rạch ròi các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sư phạm
của giáo viên trung học cơ sở, theo quan điểm hệ thống. Vì vậy, chỉ có thể hình dung tương đối về
một số yếu tố tương đối điển hình. Các kết quả khảo sát đánh giá của giáo viên trung học cơ sở về
các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giáo dục của họ được trình bày trong Bảng 5.
Bảng 5. Đánh giá của giáo viên trung học cơ sở về các yếu tố
ảnh hưởng đến năng lực giáo dục của người giáo viên
Mức độ ảnh hưởng (%)
Stt Các yếu tố ảnh hưởng ĐTB Rất
yếu
Yếu
Ảnh
hưởng
vừa
Mạnh
Rất
mạnh
1
Kinh nghiệm trong dạy
học/giáo dục của giáo viên 3,30 0,0 1,5 30,7 53,4 14,4
2
Nội dung và phương pháp
đào tạo nghiệp vụ của trường
sư phạm
2,99 0,8 3,1 47,9 40,7 7,5
3 Nỗ lực rèn luyện nghiệp vụcủa bản thân người giáo viên 3,65 0,5 0,3 12,1 57,7 29,4
4 Cơ sở, vật chất, thiết bị của
nhà trường
3,13 0,5 3,9 38,2 42,9 14,5
5 Bồi dưỡng thường xuyên của
Phòng, Sở Giáo dục
2,97 0,5 5,7 47,4 38,7 7,7
6 Các phong trào thi đua về
chuyên môn của trường
3,21 0,3 3,1 34,0 50,5 12,1
7
Nội dung và phương pháp
đào tạo chuyên ngành của
trường sư phạm
2,97 0,5 3,9 40,1 47,2 8,3
8
Cơ chế quản lí chuyên môn
của trường và ngành
3,25 0,0 2,3 31,2 55,6 10,9
9
Chế độ đãi ngộ và tôn vinh
giáo viên của ngành, Nhà
nước và xã hội
3,27 2,6 3,4 34,2 34,4 25,4
10
Sự hợp tác từ phía học sinh,
cha/mẹ và cộng đồng 3,28 1,6 4,4 30,3 41,2 22,5
Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giáo dục của giáo viên thành 3 nhóm:
- Các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến năng lực giáo dục của người giáo viên là sự nỗ lực rèn
luyện nghiệp vụ của bản thân và kinh nghiệm người giáo viên tích lũy được trong quá trình dạy
233
Lê Minh Nguyệt
học và giáo dục học sinh. Trong đó, sự nỗ lực rèn luyện của bản thân là yếu tố quan trọng.
- Nhóm các yếu tố ảnh hưởng tương đối mạnh là các yếu tố thuộc về tổ chức các hoạt động
chuyên môn và chính sách của nhà trường, của ngành giáo dục, phục vụ việc dạy học và giáo dục
học sinh như cơ chế quản lí chuyên môn của trường và ngành; các phong trào thi đua dạy và học;
sự hợp tác từ phía học sinh, cha/mẹ và cộng đồng trong việc giáo dục học sinh; cơ sở vật chất, chế
độ đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo.
- Nhóm các yếu tố ảnh hưởng vừa phải là các yếu tố liên quan tới đào tạo và bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ cho người giáo viên như nội dung và phương pháp đào tạo nghiệp vụ, đào
tạo khoa học chuyên ngành của trường sư phạm; hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của Phòng,
Sở giáo dục và đào tạo.
Bức tranh nêu trên gợi ra nhiều vấn đề liên quan tới phát triển năng lực giáo dục của giáo
viên trung học cơ sở. Trước hết, cho thấy vai trò có tính quyết định của sự nỗ lực hoạt động, rèn
luyện chuyên môn, nghiệp vụ trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên. Thứ hai,
việc tổ chức, chỉ đạo, quản lí hoạt động dạy học và giáo dục của trường, của ngành là điều kiện
quan trọng, tác động mạnh đến sự phát triển năng lực giáo dục của giáo viên. Nếu các yếu tố này
đượ