Năng lực thông tin của cán bộ thư viện trong cuộc cách mạng 4.0

1.1. Cơ hội Dưới sự tác động của cuộc cách mạng 4.0, các thư viện 4.0 được hình thành trên nền tảng Web 4.0, trí tuệ nhân tạo (artificial intellect), vạn vật kết nối (Internet of Things), và dữ liệu lớn (Big Data), tự động hóa (automation), robotics ứng dụng công nghệ trong thư viện ở cả hai không gian vật lý (thư viện truyền thống) và không gian số (thư viện số) giúp cho các thư viện trở nên thông minh hơn, dễ dàng sử dụng, chuyển giao tri thức nhanh nhất và hiệu quả nhất đến người sử dụng thư viện. CMCN 4.0 đã tạo ra cho các thư viện những cơ hội trở thành nơi cung cấp các nguồn tin, nơi dữ liệu, kiến thức được tạo ra và chia sẻ. Thư viện đã và đang mang đến cho người đọc những cơ hội tiếp cận thông tin và tri thức mở. Tài nguyên thông tin mà thư viện xây dựng, phát triển, tạo ra cho bạn đọc tiếp cận vượt ra ngoài phạm vi của các bức tường thư viện. Cùng với việc xây dựng bộ sưu tập các tài liệu in, tài liệu đa phương tiện nhiều thư viện đã chủ động thu thập dữ liệu/tài liệu số; xây dựng các chính sách để truy cập, chia sẻ và sử dụng lại dữ liệu; tiến hành xử lý, lưu trữ và bảo tồn, quản lý dữ liệu; truyền thông, tổ chức cho mọi người/đối tượng bạn đọc sử dụng.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 60 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lực thông tin của cán bộ thư viện trong cuộc cách mạng 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA CÁN BỘ THƯ VIỆN TRONG CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 Trịnh Khánh Vân1* Tóm tắt: Bài viết phân tích cơ hội và thách thức của các thư viện trong bối cảnh cách mạng 4.0 và năng lực thông tin của cán bộ thư viện trong môi trường số. 1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC THƯ VIỆN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0 1.1. Cơ hội Dưới sự tác động của cuộc cách mạng 4.0, các thư viện 4.0 được hình thành trên nền tảng Web 4.0, trí tuệ nhân tạo (artificial intellect), vạn vật kết nối (Internet of Things), và dữ liệu lớn (Big Data), tự động hóa (automation), robotics ứng dụng công nghệ trong thư viện ở cả hai không gian vật lý (thư viện truyền thống) và không gian số (thư viện số) giúp cho các thư viện trở nên thông minh hơn, dễ dàng sử dụng, chuyển giao tri thức nhanh nhất và hiệu quả nhất đến người sử dụng thư viện. CMCN 4.0 đã tạo ra cho các thư viện những cơ hội trở thành nơi cung cấp các nguồn tin, nơi dữ liệu, kiến thức được tạo ra và chia sẻ. Thư viện đã và đang mang đến cho người đọc những cơ hội tiếp cận thông tin và tri thức mở. Tài nguyên thông tin mà thư viện xây dựng, phát triển, tạo ra cho bạn đọc tiếp cận vượt ra ngoài phạm vi của các bức tường thư viện. Cùng với việc xây dựng bộ sưu tập các tài liệu in, tài liệu đa phương tiện nhiều thư viện đã chủ động thu thập dữ liệu/tài * Thạc sĩ, Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 868 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM liệu số; xây dựng các chính sách để truy cập, chia sẻ và sử dụng lại dữ liệu; tiến hành xử lý, lưu trữ và bảo tồn, quản lý dữ liệu; truyền thông, tổ chức cho mọi người/đối tượng bạn đọc sử dụng. Các dịch vụ trong thư viện cũng đã được ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa giúp giảm thiểu công sức và thời gian cho cán bộ thư viện cũng như người dùng như: - Dịch vụ mượn - trả tài liệu: Thông thường người dùng tin sẽ đến thư viện xuất trình thẻ thư viện để mượn hoặc trả tài liệu. Hiện nay đã có nhiều thư viện hiện đang ứng dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) để giảm thiểu sức lao động của con người trong việc kiểm soát an ninh và mượn/ trả tài liệu. Người dùng tin có thể trả tài liệu bằng vài thao tác đơn giản, quét tài liệu qua đầu đọc RFID, hay chỉ cần để tài liệu cần trả vào giá bằng một số thiết bị: Trạm tự/ mượn trả tài liệu (Self – Service): Cho phép người dùng tin tự làm thủ tục mượn trả tài liệu mà không cần trợ giúp của cán bộ thư viện. Bao gồm đầu đọc RFID, máy tính, màn hình cảm ứng, đầu đọc thẻ, máy in biên lai, phần mềm LibRid. Hoặc, đối với phòng đọc mở, người dùng tin đọc tài liệu tại chỗ tại thư viện thì để đảm bảo vấn đề an ninh, kiểm soát sự ra vào của người dùng tin, tránh sự thất thoát của tài liệu nhiều thư viện đã áp dụng hệ thống an ninh RFID (Radio Frequency Identification) hay hệ thống an ninh EM (Electro Magnetic). Công nghệ EM với các thiết bị căn bản là cổng, trạm lưu thông và dây (chỉ) từ. Với dây (chỉ) từ có keo dính ở hai mặt sẽ được dùng dán vào trong các trang sách, tránh bị lộ ra; đồng thời với trạm lưu thông tài liệu thì mỗi tài liệu có dán dây (chỉ) từ sẽ được khử từ khi người dùng tin mượn tài liệu và sẽ được nạp lại từ khi người dùng tin trả tài liệu. Đối với trường hợp làm sai quy trình mượn/ trả này khi mang tài liệu ra khỏi thư viện thì tương tự như công nghệ RFID, ngay lập tức cổng từ với bộ phận cảm biến sẽ báo động, điều này giúp ích cho việc kiểm soát dịch vụ lưu thông tài liệu của thư viện, tránh bị thất thoát như mô hình thư viện truyền thống trước kia khi không áp dụng công nghệ. 869 NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA CÁN BỘ THƯ VIỆN TRONG CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 - Dịch vụ hỏi – đáp thông tin. Hiện nay nhiều Trung tâm Thông tin – Thư viện không chỉ hoạt động bằng cách sử dụng một trang Web riêng của thư viện nữa mà còn tạo ra Face book thư viện, tài khoản Zalo để có thể tư vấn thông tin, trả lời các câu hỏi đáp của người dùng tin một cách tiện ích và kịp thời nhất thay cho phương thức truyền thống trước đây người dùng tin phải đến tận thư viện để hỏi – đáp với cán bộ thư viện. - Dịch vụ sao chép, số hóa tài liệu. Người dùng tin trong thời đại hiện nay có nhu cầu sử dụng thông tin rất lớn, chính vì vậy việc khai thác tài nguyên thông tin dưới dạng truyền thống là chưa đủ. Để phục vụ cho việc chuyển các dạng tài liệu truyền thống từ bản giấy sang bản số hóa là một điều rất dễ dàng hiện nay, chỉ cần một thiết bị nhỏ gọn và đơn giản là một máy Số hóa – Scanner người dùng tin có thể tự dễ dàng thao tác việc này. - Dịch vụ tra cứu thông tin. Ngoài cách tra cứu tài liệu theo cách truyền thống bằng các công cụ như tủ mục lục, các loại mục lục tra cứu trực tuyến (OPAC) - Dịch vụ đào tạo người dùng tin. Đây là dịch vụ hướng dẫn, định hướng và phát triển kĩ năng khai thác và tìm kiếm thông tin của người dùng tin. Chính vì vậy trong quá trình triển khai loại hình dịch vụ này sẽ tổ hợp rất nhiều loại công nghệ máy móc vào để hướng dẫn người dùng tin, kể đến đơn giản như là hệ thống máy chiếu, máy vi tính và âm thanh - Dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc. Để dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin, người cán bộ thư viện phải có trình độ chuyên môn tốt, áp dụng kĩ năng xử lý thông tin, sử dụng các công cụ hỗ trợ như mục lục trực tuyến (OPAC), các ứng dụng tìm kiếm như Google, Bing, WolframAlpha Ngoài ra có thể triển khai dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc dưới dạng cung cấp các tài nguyên thông tin có giá trị, mang hàm lượng khoa học thông qua cấp quyền sử dụng các bộ cơ sở dữ liệu quốc tế như OECD iLibray, World bank eLibrary 870 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM 1.2. Thách thức Công nghệ thông tin ngày càng phát triển kéo theo đó là sự thay đổi lớn về mọi mặt trong các ngành nghề, công việc; với công tác thư viện cũng không phải là một ngoại lệ. Để đảm bảo quá trình hoạt động tốt tại các thư viện hay trung tâm thông tin – thư viện, phục vụ đáp ứng nhu cầu của người dùng tin thì yếu tố công nghệ là điều không thể thiếu. Ngày nay, người dùng tin dễ dàng tìm kiếm và sử dụng nguồn thông tin điện tử, thông tin số hóa hơn là những thông tin được in trên giấy và xuất bản. Thế hệ người dùng tin hiện nay mặc dù có khả năng tìm được những thông tin hữu ích và có liên quan tới nội dung thông tin mà họ cần phải dùng, nhưng chưa chắc đã có khả năng đánh giá và thẩm định nguồn thông tin. Trong thời đại Internet và truyền thông mạng, cán bộ thư viện có thể là nguồn thẩm định tin cậy cho bạn đọc. Họ là người hỗ trợ bạn đọc tăng cường hiểu biết về các nguồn thông tin, phân biệt được nguồn tin đúng - sai, giúp loại bỏ những tin rác. Để tồn tại được, các thư viện cần thay đổi. Trong khi đó, các thủ thư phải học cách sử dụng công nghệ và trở thành cầu nối giữa thông tin và những người tìm kiếm, chứ không phải là chủ sở hữu nguồn tài nguyên kiến thức như trước đây. Trong quá trình thích ứng, các thủ thư không được đánh mất vai trò của mình. Và điều này đặt ra câu hỏi cho các thư viện là làm sao có thể phục vụ tốt nhất người dùng tin trong hoạt động tìm và tra cứu thông tin. Bên cạnh việc xây dựng nguồn lực thông tin, thì việc hỗ trợ và đào tạo người dùng tin là một trong những yếu tố quan trọng để tăng cường tính hiệu quả của dịch vụ thông tin phục vụ nghiên cứu và đào tạo. Vì vậy, việc phát triển năng lực thông tin của mỗi cá nhân trong bối cảnh cộng đồng ngày càng trở lên quan trọng. 871 NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA CÁN BỘ THƯ VIỆN TRONG CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 2. NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA CÁN BỘ THƯ VIỆN TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ Theo Lancaster, để các thư viện tồn tại được trong thế giới số: “các thư viện phải tiếp tục thực hiện một trong các chức năng quan trọng nhất mà hiện nay nó đang thực hiện trong thế giới in ấn: tổ chức tài liệu sao cho hữu ích nhất đối với người sử dụng và tăng khả năng truy cập tới các nguồn tài liệu cả truyền thống và số hóa”. Trước sự bùng nổ thông tin mạng toàn cầu như hiện nay, các thủ thư có các kỹ năng tìm kiếm, phân tích, đánh giá nguồn tài nguyên và liên kết tới nguồn đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, cũng cần đánh giá lại vai trò và các kỹ năng truyền thống của thư viện, đồng thời các tiêu chuẩn đối với công tác phục vụ thông tin cũng nên áp dụng trong môi trường điện tử. Kỹ năng và vai trò mới của cán bộ thư viện trong môi trường thư viện đang phát triển nhanh chóng. Sự bùng nổ thông tin điện tử cùng sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là thông tin trên mạng đã gây ảnh hưởng lớn đến công việc của các cán bộ thư viện trong những năm gần đây. Những thành tựu này đã làm chuyển đổi các phương thức truyền tin, thay đổi đáng kể trong các cấu trúc thư viện truyền thống. Từ màn hình máy tính của mình bạn có thể “dễ dàng truy cập vào các hệ thống và thông tin mà trước đây không thể truy cập vào được hay thậm chí là không hề được biết đến” [4] Vậy làm thế nào để giúp người dùng tin vượt qua được những rào cản về công nghệ thông tin, tiếp cận và tìm được đúng những thông tin mà họ cần thì người cán bộ thư viện phải là người có năng lực thông tin, họ là người có khả năng thành thạo các kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông, có khả năng phát triển và tự học các kỹ năng trong môi trường số, có năng lực thông tin về truyền thông và dữ liệu, có khả năng tự học và hợp tác trong môi trường số và khả năng sáng tạo trong môi trường số. Vậy năng lực thông tin là gì? Khái niệm về năng lực thông tin “Information Literacy” được nhắc đến lần đầu tiên năm 1974 bởi Paul G. Zukowski – Chủ tịch Hiệp hội Thông tin Hoa Kỳ tại Ủy ban Quốc gia về Khoa học Thông tin và 872 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM Thư viện. Khái niệm này gắn liền với việc giải quyết các vấn đề khủng hoảng và bùng nổ thông tin, bằng việc mô tả như là tập hợp các kỹ năng thu thập và xử lý thông tin [8] Theo Spitzer, Eisenberg, và Lowe (2005) cho rằng năng lực thông tin được xem như là “những kỹ thuật và kỹ năng sử dụng các công cụ thông tin khác nhau cũng như những nguồn lực cơ bản trong việc thiết lập các giải pháp thông tin cho vấn đề của người dùng” [7] Hiệp hội các thư viện Đại học và thư viện nghiên cứu Mỹ (ACRL, 1998) cho rằng “năng lực thông tin là sự hiểu biết và một tập hợp các khả năng cho phép các cá nhân có thể nhận biết thời điểm cần thông tin và có thể định vị, thẩm định và sử dụng thông tin cần thiết một cách hiệu quả”. Cheek và các tác giả khác (1995) trích dẫn ý tưởng của McKie với sự khẳng định rằng “năng lực thông tin là khả năng nhận biết nhu cầu thông tin, tìm kiếm, tổ chức, thẩm định và sử dụng thông tin trong việc ra quyết định một cách hiệu quả cũng như áp dụng những kỹ năng này vào việc học tập suốt đời”. Năng lực thông tin không chỉ là những kỹ năng cần thiết để tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả mà nó còn bao gồm cả những kiến thức về các thể chế xã hội và các quyền lợi do pháp luật quy định để truy cập các nguồn thông tin. Năng lực thông tin liên quan đến việc xác định nhu cầu thông tin, xây dựng các biểu thức tìm tin, lựa chọn và xác minh nguồn tin, thẩm định thông tin, tổng hợp và sử dụng thông tin. Viện Năng lực thông tin Úc và Newzeland (2004) cho rằng người có năng lực thông tin là người có khả năng: - Nhận dạng nhu cầu thông tin; - Xác định được phạm vi của thông tin mà mình cần; - Khai thác thông tin hiệu quả; - Thẩm định thông tin và nguồn của chúng một cách tích cực và hiệu quả; - Phân loại, lưu trữ, vận dụng và tái tạo nguồn thông tin được thu thập hay tạo ra; 873 NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA CÁN BỘ THƯ VIỆN TRONG CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 - Biến nguồn thông tin được lựa chọn thành cơ sở tri thức; - Sử dụng thông tin vào việc học tập, tạo tri thức mới, giải quyết vấn đề và ra quyết định một cách hiệu quả; - Nắm bắt được các khía cạnh kinh tế, pháp luật, chính trị và văn hóa trong việc sử dụng thông tin; - Truy cập và sử dụng thông tin hợp pháp và có đạo đức; - Sử dụng thông tin và tri thức để thực hiện các quyền công dân và trách nhiệm xã hội; - Trải nghiệm năng lực thông tin như một phần của học tập độc lập cũng như tự học suốt đời. Tại Việt Nam, khái niệm kiến thức thông tin (KTTT) lần đầu tiên được TS. Nguyễn Hoàng Sơn đề cập đến (năm 2001) trong bài viết “Tìm hiểu khái niệm kiến thức thông tin góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo cử nhân chuyên ngành khoa học thông tin – thư viện” đăng trong “Kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành thông tin – thư viện lần thứ nhất” [3]. Năm 2006, thuật ngữ “Information Literacy” chính thức được xuất hiện tại hội thảo “Kiến thức thông tin” do Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội phối hợp với IFLA tổ chức. Từ đó cho đến nay, khái niệm “Kiến thức thông tin” hay “Năng lực thông tin” có rất nhiều bài viết, công trình đề cập đến như: Công trình của PGS.TS. Trần Thị Quý “Kiến thức thông tin – Lượng kiến thức cần thiết cho người dùng tin trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay” [1], công trình của PGS.TS. Trần Thị Quý và ThS. Nguyễn Thúy Hạnh “Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo ngành TTTV – Yếu tố quan trọng để nâng cao kiến thức cho học viên, công trình của PGS.TS. Trần Thị Quý “Năng lực thông tin của sinh viên Việt Nam” [2], và một số tác giả khác cũng có những bài viết đã nêu được khái niệm, vai trò của NLTT, chương trình đào tạo NLTT của một số nước trên thế giới, việc đào tạo NLTT cho sinh viên Việt Nam Cùng với sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của mạng lưới truyền thông và công nghệ thông tin, khái niệm năng lực thông tin số (digital 874 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM literacy) cũng xuất hiện. Theo Đại học 1Illinois: năng lực thông tin trong môi trường số là: Khả năng sử dụng công nghệ thông tin kỹ thuật số, công cụ truyền thông hoặc mạng internet để xác định vị trí, đánh giá, sử dụng và tạo ra thông tin. Trong đó nhấn mạnh khả năng hiểu và sử dụng thông tin trong nhiều định dạng từ một loạt các nguồn khi nó được trình bày thông qua máy tính. Khả năng của người dùng tin thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả trong một môi trường kỹ thuật số... bao gồm khả năng có thể phân tích dữ liệu để tái sản suất ra dữ liệu và hình ảnh thông qua các nguồn thông tin có được, thông qua đó, đánh giá và áp dụng những tri thức mới trong môi trường số và hoạt động phục vụ nhu cầu tin của mình. Theo Đại học Cornell: “Năng lực thông tin là khả năng có thể tìm kiếm, đánh giá, sử dụng, chia sẻ, tạo ra nội dung thông tin mới thông qua các công cụ về công nghệ thông tin và mạng Internet”2. Các hoạt động đó bao gồm các hoạt động phục vụ việc học tập như viết báo, tạo ra các bài thuyết trình đa phương tiện, hay là một phần của các hoạt động thông tin hàng ngày, đó cũng là một phần của năng lực thông tin trong môi trường số. Đơn giản là cách thức làm thế nào để giải quyết nhu cầu tin của mình. Hình 1. Các kỹ năng cần có của năng lực thông tin (Nguồn: “Developing students’ digital literacy,” 2013) 1 2 https://digitalliteracy.cornell.edu/ 875 NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA CÁN BỘ THƯ VIỆN TRONG CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 Như vậy, theo hình vẽ trên có thể thấy năng lực thông tin là tổng hòa của các kỹ năng. Bao gồm: Khả năng thành thạo các kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông, thành thạo năng lực thông tin trong môi trường số, có khả năng phát triển và tự học các kỹ năng trong môi trường số, có năng lực thông tin về truyền thông và dữ liệu, có khả năng tự học và hợp tác trong môi trường số và khả năng sáng tạo trong môi trường số. Theo ALA định nghĩa, năng lực thông tin số là khả năng sử dụng thông tin và các thiết bị công nghệ để tìm, đánh giá, tạo ra, và giao tiếp thông tin. Để làm được điều này yêu cầu các kỹ năng về kỹ thuật và kỹ năng liên quan tới khả năng của con người. Một người được hiểu là thông thạo các năng lực thông tin số phải biết được những kỹ năng sau đây: • Sở hữu các kỹ năng khác nhau bao gồm các kỹ năng về kỹ thuật để hiểu, đánh giá thông tin, tạo ra thông tin ở các hình thức khác nhau của tài liệu • Có khả năng sử dụng các công nghệ thích hợp khác nhau để truy hồi, Truy vấn thông tin, phân tích kết quả và đánh giá chúng. • Hiểu được mối quan hệ giữa công nghệ, học tập suốt đời, quyền riêng tư, và quyền bảo hộ thông tin. • Sử dụng những kỹ năng đó để giao tiếp và hợp tác với đồng nghiệp, cơ quan tổ chức và khách hàng. • Sử dụng những kỹ năng có được để tham gia vào việc phát triển cộng đồng và kết nối các mối quan hệ trong cộng đồng [5]. Theo thư viện trường đại học Illinois: - Là khả năng sử dụng công nghệ số, các công cụ để giao tiếp hay mạng lưới để tìm kiếm, đánh giá, sử dụng và tạo ra thông tin. - Là khả năng có thể hiểu và sử dụng thông tin ở nhiều hình thức khác nhau từ những nguồn khác nhau khi nó được thể hiện ở máy tính. - Một người có khả năng thực hiện các nhiệm vụ khác nhau ở trong môi trường số. Kiến thức bao gồm khả năng có thể đọc và diễn 876 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM giải các hình thức của truyền thông, tạo ra dữ liệu và hình ảnh thông qua các thao tác kỹ thuật và chuyên môn để đánh giá và ứng dụng những tri thức mới thu nhận được từ môi trường số [6] Người cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn cao sử dụng thành thạo công nghệ thông tin giỏi thì sẽ tạo ra các sản phẩm thông tin có chất lượng, phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người dùng tin định hướng tiến tới một xã hội tri thức. 3. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP Như vậy, để các thư viện trở thành Trung tâm Tri thức số, quản trị và phục vụ hiệu quả người dùng tin trong quá trình chuyển đổi số thì các thư viện phải có những giải pháp đồng bộ như sau: - Nâng cao nhận thức về thư viện và vai trò của thư viện trong CMCN 4.0. Việc nâng cao nhận thức cần phải thực hiện với nhiều đối tượng: lãnh đạo cấp trên quản lý thư viện, cán bộ lãnh đạo, nhân viên thư viện, các tổ chức cá nhân có tham gia vào hoạt động thư viện và người sử dụng thư viện. Các thư viện đổi mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi các thư viện phải tận dụng các cơ hội CMCN 4.0 mang lại, nỗ lực triển khai một số nội dung sau: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh việc xây dựng các thư viện điện tử/ thư viện số, số hóa tài liệu. Chủ động khai thác các nguồn tài liệu số mở để tăng cường thêm nguồn lực cho thư viện. Tổ chức và cung cấp các dịch vụ hữu ích và thân thiện, đặc biệt là các dịch vụ trực tuyến, dịch vụ có giá trị gia tăng phục vụ nhu cầu đọc với các mục đích khác nhau của người sử dụng. Tăng cường chuẩn hóa hoạt động thư viện. Các thư viện cần có ý thức tuân thủ quy định chung và đảm bảo chuẩn hóa, đẩy mạnh áp dụng các ISO và tiêu chuẩn Việt Nam trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức dịch vụ. Chuyển đổi cấu trúc không gian thư viện hợp lý, thân thiện có khả năng truyền cảm hứng cho người sử dụng, bao gồm cả không gian vật lý và không gian ảo với các ứng dụng của công nghệ. Nâng 877 NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA CÁN BỘ THƯ VIỆN TRONG CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 cao công năng của không gian hiện có, chú ý phát triển các không gian sáng tạo (makerspace) cho người sử dụng. Tăng cường sự phối hợp trong hoạt động, chia sẻ nguồn lực, triển khai các liên kết liên thông giữa các thư viện trong phục vụ người đọc. Tăng cường công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo, quảng bá về các hoạt động để bạn đọc biết về các sản phẩm và dịch vụ thư viện cung cấp. - Nâng cao năng lực thông tin cho cán bộ thư viện. Thường xuyên đào tạo lại kiến thức, kỹ năng mềm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ cho cán bộ thư viện. Để quản trị và sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu, tri thức