Hãy thửtưởng tượng : đến năm 2050, Australia vẫn còn là một đất nuớc
may mắn, thêm sựtựhào, với sựghen tỵcủa thếgiới, sởhữu một nguồn
năng lượng nguyên tửkhổng lồ: một nền kỹnghệnăng lượng do chính
quyền Australia kiểm soát cung cấp tới 35% năng lượng toàn cầu; những cơ
sởdùng điện năng nguyên tửcho việc lọc nước biển đểgiải quyết vấn đề
kham hiếm nước ngọt của quốc gia, công nhân viên chức lái những chiếc
xe chạy bằng hydrogen không bịô nhiễm đến sởlàm; vấn đềtoàn cầu bị
hâm nóng không còn là một đe doạ; và, vâng, Australia là nơi có những
hầm sâu dưới lòng đất lớn nhất thếgiớì đểchứa những vật liệu nguyên tử
phếthải.
Tất cảnhững điều vừa kểxảy đến vì người ta đã bắt đầu tranh luận vào
năm 2006, dẫn đầu bởi Australia, theo từng bươc để, đầu tiên, mởrộng sự
thám hiểm và khai thác mỏuranium, thứ đến, bao gồm sựlàm giàu quặng
đểsinh lợi nhiều hơn trong việc xuất cảng uranium. Bườc kếtiếp, tiến tới
thếhệdùng nguyên tửnăng, và cuối cùng, có ý nghĩa hơn hết, là trởthành
một trong những chủnhân chính trong việc cho thuê nhiên liệu hạt nhân.
14 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lượng nguyên tử: Lợi hay hại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năng lượng nguyên tử : lợi
hay hại ?
Hãy thử tưởng tượng : đến năm 2050, Australia vẫn còn là một đất nuớc
may mắn, thêm sự tự hào, với sự ghen tỵ của thế giới, sở hữu một nguồn
năng lượng nguyên tử khổng lồ: một nền kỹ nghệ năng lượng do chính
quyền Australia kiểm soát cung cấp tới 35% năng lượng toàn cầu; những cơ
sở dùng điện năng nguyên tử cho việc lọc nước biển để giải quyết vấn đề
kham hiếm nước ngọt của quốc gia, công nhân viên chức lái những chiếc
xe chạy bằng hydrogen không bị ô nhiễm đến sở làm; vấn đề toàn cầu bị
hâm nóng không còn là một đe doạ; và, vâng, Australia là nơi có những
hầm sâu dưới lòng đất lớn nhất thế giớì để chứa những vật liệu nguyên tử
phế thải.
Tất cả những điều vừa kể xảy đến vì người ta đã bắt đầu tranh luận vào
năm 2006, dẫn đầu bởi Australia, theo từng bươc để, đầu tiên, mở rộng sự
thám hiểm và khai thác mỏ uranium, thứ đến, bao gồm sự làm giàu quặng
để sinh lợi nhiều hơn trong việc xuất cảng uranium. Bườc kế tiếp, tiến tới
thế hệ dùng nguyên tử năng, và cuối cùng, có ý nghĩa hơn hết, là trở thành
một trong những chủ nhân chính trong việc cho thuê nhiên liệu hạt nhân.
Trong lúc này, cả thế giới đang lo lắng về nguồn tin Bắc Hàn đang chuẩn bị
cho cuộc thí nghiệm phóng thử loại hoả tiễn tầm xa, có khả năng mang các
đầu đạn nguyên tử đến tận nước Mỹ. Đồng thời, Iran cũng đang làm châu
Âu điên đầu với cái chương trình tinh luyện uranium, quyết tâm đòi tham
gia vào cái trò chơi mang đầy tính huỷ diệt này.Bên cạnh đó, Sư thay đổi
khí hậu thời tiết, bắt nguồn từ sự hâm nóng toàn cầu do vấn đề môi trường
bị ô nhiễm đang gây ra những tác hại đến mức báo động. Sức tàn phá kinh
khủng của các thiên tai gần đây như sóng thần Tsunami hoặc cơn bão
Katrina là những bằng chứng cụ thể. Sự huỷ diệt của chúng tương đương
hàng trăm , hàng ngàn trái bom nguyên tử, quá to lớn đến nỗi con người
đang chú tâm hơn vào vấn đề làm sạch môi sinh. Một trong những nguyên
nhân chính gây ra những tai hoạ trên là do những hoạt động của con người,
đặc biệt do sự khai thác công nghệ. Các nguồn gây ô nhiễm chính là từ than
đá và nhiên liệu dầu hoả. Càng phát triển công nghệ, con người càng cần
nhiều hơn các nguồn năng lượng. Than đá và nhiên liệu là những nguồn dự
trữ có hạn, gây ô nhiễm và ngày càng cạn kiệt đi. Chính vì thế, người ta
đang hướng đến những nguồn năng lượng mới. Nguồn năng lượng có khả
năng thay thế gần nhất trong thời gian 20 năm tới là nguồn năng lượng
nguyên tử. Nên hay không nên xử dụng nguồn năng lượng này là một đề tài
đang được bàn cãi. Nhất là vấn đề có nên xây dựng các lò phản ứng nguyên
tử để phát sinh điện năng, nguồn lực cung cấp chính cho công nghiệp. Hiện
tại, trên thế giới đã có hàng chục quốc gia có những nhà máy điện nguyên
tử. Chẳng hạn, Hoa Kỳ đã có 109 lò trên toàn quốc , China cũng đã có 9 lò
đang hoạt động, và còn đang xây dựng thêm 5 lò khác. Ngay cả Việt Nam
nghe đâu cũng đang có dự án lập một nhà máy điện loại này ở Tân Thuận?
Nước Úc là quốc gia có trữ lượng Uranium nhiều nhất thế giới, nhưng lại
chưa có một nhà máy điện nào chạy bằng nhiên liệu nguyên tử. Vì vậy, vấn
đề khai thác mỏ Uranium và sự thiết lập lò phản ứng nguyên tử cùng các
nhà máy điện đang là một đề tài tranh luận nóng bỏng. Chính phủ Howard
thuộc liên đảng cầm quyền đang đưa vào nghị trình cho việc ủng hộ các dự
án, trong khi đảng Lao động đối lập tỏ ra chống đối. Chúng ta, những người
dân bình thường, thử theo dõi một vài diễn tiến để thử đánh giá sự lợi hại
của việc dùng nguyên tử vào các mục tiêu hoà bình.
Nhưng trước hết, xin tóm lược một cách thật sơ lược về sự biến đồi từ
Uranium ra việc phát sinh điện năng và nhửng tác động khác của nó, để
chúng ta, những người dân thường (không phải là các nhà khoa học) nắm
bắt được những điểm chính và dễ theo dõi các tranh luận của các viên chức
chính phủ và các nhà khoa học trí thức.
1. Khai mỏ:
Uranium được khai thác từ các quặng mỏ. Sự phân hạch nguyên tử (nuclear
fission) xảy ra khi một số lượng nguyên tử nhất định của chất Urnium được
chuyển hoá và làm giàu để phân tách ra trong một phản ứng dây chuyền sẽ
phát sinh năng lượng.
2. Sự chuyển hoá:
Quặng thô Urnium được đưa vào nhà máy tán nghiền ra thành một thứ bột
mịn. Sau đó dùng hoá chất để tinh luyện và đóng lại thành những bánh màu
vàng (yellow cake). Các bánh vàng chứa khoảng 60 – 70% uranium và có
tính phóng xạ (radioactive).
3. Sự làm giàu:
Chất Uranium được đốt trong một máy ly tâm cho đến khi nó biến thành
một chất hơi (gas, có tên uranium hexafluoride). Chất hơi này được điều
chế để phân tách loại uranium – 235 nguyên tử có phản ứng cao ra từ loại
uranium – 238 nguyên tử nặng. Người ta thu thập lấy loại u-235 có phản
ứng cao này vì nó có khuynh hướng dễ phân trong một phản ứng dây
chuyền.
4. Lò phản ứng:
Uranium được làm giàu ờ trên là những viên uranium nhỏ dài chừng 2 – 3
cm. Người ta nối kết chúng lạt thành những cây gậy dài và để nguội chúng
trong một phòng có sức ép. Trong một phản ứng phân hạch, chúng sẽ sinh
nhiệt để đun nóng nước bốc thành hơi làm quay tua bin để phát sinh điện
lực.
5. Phế liệu uranium:
Chất uranium - 238 nguyên tử nặng bị loại ra trong quá trình làm giàu trên
được gọi là phế liệu uranium. Chất này chỉ hơi có tính phóng xạ, thường
được dùng làm vỏ bọc sắt và các loại vũ khí khác .
6. Vũ khí hạt nhân:
Một lò phản ứng nguyên tử chỉ dùng loại uranium được làm giàu có chứa
đựng tối đa 3% loại u-235. Các vũ khí nguyên tử cần loại có chứa ít nhất
90% chất uranium này. Trong một trái bom nguyên tử, một “đầu đạn” u-
235 được bắn vào trong một quả cầu chứa đấy u-235, phản ứng dây chuyền
gây nên 1 vụ nổ nguyên tử.
Chính quyền và các cuộc tranh luận
Những cuộc tranh luận trên thế giới về vấn đề năng lượng gần đây được
khuấy động trở lại, các luật lệ về chính sách đang được tu sửa cho phù hợp
với tình hình mới. Giá xăng dầu ngày càng tăng. Giá uranium cũng thế. Sự
bốc hơi gas làm cho thời tiết trở nên bất ổn vì 2 cực từ từ tan băng. Những
người làm chính sách đang tìm cách giải quyết cho nhu cầu cung ứng đủ
nhiên liệu cho sự sản xuất và sự tăng trưởng kinh tế mà vẫn không làm trái
đất nóng lên. Đối với một số người, năng lượng nguyên tử (nuclear power)
là câu trả lời.
Nhưng ở đây lại nổi lên một sự thách đố: làm sao để chôn giấu an toàn
những phế liệu vẫn còn nguy hại của nó và quản lý những kỹ thuật làm giàu
uranium như thế nào để khỏi rơi vào tay những kẻ độc ác muốn xử dụng nó
để chế tạo vũ khí ngõ hầu có phương tiện đe doạ khống chế toàn thế giới?
Một giải pháp đang ngày càng được ủng hộ là thay vì bán thì chỉ cho thuê
các nhiên liệu nguyên tử, như trường hợp Russia đã đề nghị cho Iran
(nhưng họ bác bỏ) vài tháng trước đây. Theo giải pháp này. Quốc gia có lò
phản ứng để biến thành điện năng có thể thuê nhiên liệu nguyên tử từ một
nguồn thật an ninh và được quốc tế chấp nhận.. Sau khi dùng xong, họ phải
hoàn trả lại số phế liệu về người cho thuê. Những người này sẽ tồn trữ để
đem chôn an toàn lần cuối.. Với cách này, người ta tránh được nguy hiểm
của một quốc gia (hay một nhóm người) thu tóm được đủ nhiên liệu dự trữ,
rồi dùng kỹ thật cần thiết biến đổi loại nhiên liệu này thành các chất liệu,
bao gồm plutonium, chất thường được dùng để chế tạo các loại vũ khí nguy
hiểm, kể cả bom bẩn.
Hiện nay trên toàn cầu, phong trào bảo vệ môi sinh đang cứu xét lại lập
trường chống nguyên tử cứng rắn của họ.Chẳng hạn, Patrick Moore, một
trong những người thành lập và lãnh đạo phong trào xanh, đã công khai ủng
hộ năng lượng nguyên tử được xử dụng trong mục đích hoà bình là một
phần của chính sách hỗn hợp chống lại sự hâm nóng toàn cầu.
Đầu năm 2006, nhiều lý thuyết gia và các nhà lãnh đạo chính phủ trên thế
giới đã đưa nguyên tử vào nguồn năng lượng hỗn hợp của họ.Một số quốc
gia đang cộng tác với nhau để cùng khảo sát những phương thức vừa làm
tăng độ an toàn của nguồn năng lượng, vừa làm giảm đi những nguy cơ do
sự phát sinh nguyên tử.
Vì thế, trong tháng 5 vừa qua, khi đang còn thăm viếng Hoa Thịnh Đốn,
Hoa Kỳ, thủ tướng Úc John Howward đã tuyên bố rằng, nước Úc cần chú
tâm vào nguồn năng lượng nguyên tử. Ông muốn ở trong nước phải có
những cuộc tranh luận thật sội nổi và đi đến tận cùng của vấn đề vào những
ngày tới.Một phóng viên báo nói với ông về sự độc hại của nguyên tử năng
trong lãnh vực chính trị, nhất là với các chất phế thải của nó. Ông thủ tướng
trả lời ngay:” Tôi cho rằng ý kiến công luận đã thay đổi. Nhưng cho dù
chưa đi nữa, không phải là nhà lãnh đạo có trách nhiệm khơi mào cho việc
tranh luận về những vấn đề quan trọng cho đất nước sao? Cho dù vấn đề có
khó khăn nan giải đến mấy?”
Nếu tưởng rằng ý tưởng này chỉ mới nảy mầm trong đầu ông vào thời điểm
này thì bạn đã lầm. Thực ra, cái diễn tiến chống hay ủng hộ việc Úc có nên
bước vào con đường nguyên tử năng hay không đã có từ lâu.
Phía ủng hộ, họ nói đến những lợi ích về tiềm năng của một mội trường
xanh trong sạch hơn, viễn ảnh về một nền kỹ nghệ chế tạo nội địa mới(tinh
luyện uranium) cho nước Úc, khả năng về một chiều hướng mới về mối
liên hệ an ninh quốc phòng với Hoa Kỳ, ngay cả sau khi thời đại thân thiết
giữa Howard và Bush đã qua, lại còn có thể có chút áp lực lên cái chính
sách cấm khai thác mỏ Uranium lỗi thời của đảng Lao Động đối lập.
Phía chống đối, ngoài những câu hỏi rõ ràng có tính cách chính trị về sự an
toàn trong cách bảo quản, tồn trữ và chôn giấu phế liệu, còn có những nghi
ngờ về phương diện kinh tế: liệu nguyên tử năng có là một lựa chọn tốt cho
nước Úc, nơi nguồn than đá vùa nhiều vừa rẻ không?
Trở lại với sự tranh luận, người ta có thể theo dấu sự khởi đầu của nó từ
cuối năm 2004. Các chính trị gia Úc đang nghỉ ngơi sau cuộc bầu cử khó
khăn làm họ kiệt sức. Ông Ian Mcfarlane, người cầm đầu bộ tài nguyên và
năng lượng cũng không ngoại lệ. Trở về tắm nắng nơi bãi biển Toowomba,
quê hương của ông. Trên chiếc ghế bố, Ian không hoàn tòan ngơi nghỉ. Ông
bắt đầu nghiên cứu các tài liệu mật về kỹ nghệ khai thác uranium và sự phát
triển toàn cầu về nguyên tử năng: Ian đang tìm một lộ trình để nước Úc
tham gia vào trò chơi theo bước chân của nhiều nước khác. Một ý tưởng
đáng “gờm” cho một quốc gia đã gắn chặt với các mỏ than đá và sự hiểu
biết tương đối về nguyên tử chỉ là những hình ảnh ghê rợn của các biến cố
Chernobyl và Hòn Đảo Ba Dặm (Three Mile Island). Cho rằng đã có sự
thay đổi trong công luận có thể bị coi là mị dân, xảo trá cả về chính sách
lẫn chính trị.
Quả thực, Úc đã có những bước đi trên con đường nguyên tử năng từ trước,
mặc dù không mấy ai để ý: chính quyền đã có những cuộc thương thảo để
bán nguyên liệu uranium cho Trung Quốc. Đây là sự thay đổi lớn cho kỹ
nghệ khai mỏ. Công ty Western Mining (thuộc tổ hợp BHP)làm chủ hầm
mỏ uranium lớn nhất Úc tại Olympic Dam, tiểu bang Nam Úc từ lâu vẫn
theo đuổi mục tiêu được bước chân vào thị trường năng lượng lớn nhất thế
giới. Quyết định bán những”miếng bánh vàng” cho Trung Quốc được thông
qua dễ dàng., ngoại trừ thiểu số ít ỏi, người dân không ai chú ý, mãi cho tới
2 tháng trước khi bản thoả thuận được ký kết với thủ tướng Trung Quốc Ôn
Gia Bảo và được công bố vào đấu năm nay (2006). Tuy nhiên, muốn bán
uranium cho Trung Quốc, Úc cần phải thay đổi nhiều luật lệ cả về chính
sách và chính trị, và cần thay đổi thật mau..
Thứ nhất, Úc phải tăng tốc độ sản xuất và mở rộng kỹ nghệ khai thác mỏ
thật nhanh. Có nghĩa là Úc phải tìm cách tháo bỏ những giới hạn về việc
cấm khai thác mỏ uranium trong nhiều tiểu bang. Đồng thời. một chiến
lược cần khai triển để thuyết phục số công luận vẫn còn do dự, e ngại, cho
họ có niềm tin về cái ý niệm nguyên tử đã phát triển vượt khỏi lằn ranh của
hiểm hoạ và đáng ngờ vực như đã từng lo sợ trước đây.
Thế là,: từ sự chỉ khai thác uranium như một nguyên liệu thô xuất cảng ,lại
nảy sinh một vấn đề khác trong tranh luận: có nên tham gia vào kỹ nghệ
nguyên tử năng quốc tế bằng sự phát triển nền kỹ nghệ tinh luyện uranium
trong nước, làm tăng giá trị cho chất uranium nhiều lần hơn với sự sản xuất
ra loại nhiên liệu “cây gậy nguyên tử” hay không?
Tháng 2 năm ngoái (2005), Ian Macfarlane trở lại Canberra với một sách
lược vững vàng để chuẩn bị cho cuộc tranh luận. Trong cương vị một Tổng
trưởng kỹ nghệ tài nguyên với những đơn đặt hàng dường như vô hạn về
các nguồn nguyên liệu của các quốc gia khác, ông không gặp khó khăn
trong chuyện đi tìm hỗ trợ cho sự phát triển mạnh hơnviệc khai thác các mỏ
uranium. Được các nhân vật quan trọng trong chính phủ đương nhiệm ở
hàng ghế trước như các ông Alexander Downer, ngoại trưởng, đến Brandon
Nelson, Tổng trưởng quốc phòng ủng hộ mạnh mẽ, Macfarlane đã đưa ra 3
quyết định về chính sách có tính cách tối quan yếu trong năm 2005. Một là
quyết định yêu cầu ủy ban tài nguyên của quốc hội lưỡng viện liên bang
điều hành một cuộc khảo sát mới về việc khai thác mỏ uranium. Ủy ban
này hiện có một thành viên rất quan trọng cho sự tranh luận: Dân biểu
Martin Ferguson của đảng đối lập Lao Động.Ferguson , tuy là đảng viên
Lao Động , 1 đảng có chính sách chống lại việc khai thác uranium, lại là
người thấu hiểu tầm quan trọng của việc tranh luận. Ông ta có chương trình
nghị sự riêng. Quan trọng hơn, ông ta muốn sửa đổi lại chính sách cấm mở
mang thêm các mỏ uranium cố hữu của Lao Động. Quyết định thứ hai của
Macfarlane là thiết lập một nhóm hội nghị mới, do John White, 1 kỹ nghệ
gia thành phố Melbourne cầm đầu để nghiên cứu một kế hoạch phát triển 3
năm cho nền kỹ nghệ khai mỏ uranium. Ba là quyết định xác nhận quyền
hạn cũa chính phủ liên bang trong việc điều hành kiểm soát mỏ uranium tại
lãnh thổ Bắc Úc . Đây là một thành quả lớn lao cho chính phủ trong việc
phát triển tương lai của ngành hầm mỏ trên lãnh thổ này.
Tuy nhiên , chính quyền Canberra (Canberra= thủ đô của Úc, ngụ ý chính
phủ liên bang) có những trở ngại lớn với các tiểu bang khác . Xin đươc nói
thêm ở đây: Hiện tại, tất cả các vi Thủ Hiến (Premier, tương đương với
Thống Đốc của các tiểu bang Mỹ) của các tiểu bang Úc đều thuộc đảng Lao
Động, đối lập với chính quyền liên bang. Ngoài tiểu bang Nam Úc (South
Australia) và Lãnh thổ Bắc Úc (Northern Territoy) nơi đang có những mỏ
uranium được khai thác, những vị Thủ Hiến khác đều chống lại dự án khai
thêm mỏ và việc khai thác nguyên tử năng. Steve Bracks, thủ hiến tiểu bang
Victoria nói rõ ông ta không có hứng thú về vấn đề nguyên tử. Tuy nhiên,
tiểu bang này không có trữ lượng uranium. Việc chính phủ của ông Howard
cần làm là thuyết phục 2 tiểu bang Queensland và Tây Úc (Western
Australia). 2 tiểu bang này có trữ lượng đáng kể, nhưng cho tới nay vẫn từ
chối khai thác. Cho đến nay, ọ vẫn chưa tỏ dấu hiệu muốn thay đổi thái độ.
Tuy nhiên, nếu có một sự thay đổi về chính sách của đảng Lao Động liên
bang về vấn đề hầm mỏ uranium trong hội nghị toàn quốc vào tháng Tư
năm tới, tình hình có thể có chuyển hướng có lợi cho chính quyền liên
bang. Thủ hiến Peter Beatie của tiểu bang Queensland ngụ ý đang mong
chờ có sự thay đổi.
Thế nhưng, khai thác mỏ hay không mới chỉ là một vấn đề. Dùng nguyên tử
như một nguồn năng lượng lại là vần đề hoàn toàn khác. Cho tới lúc này,
dường như các vị Thủ Hiến chưa muốn đề cập tới. Lãnh tụ đối lập liên bang
Kim Beazley đã tuyên bố chắc chắn, nếu cầm quyên, đảng Lao Động liên
bang sẽ không ủng hộ việc dùng nguyên tử năng để phát sinh nguồn điện
trong nước Úc.
Ông White, người trong 5 năm qua đã cầm đầu việc nghiên cứu xây dựng
một hệ thống kỹ thuật cơ bản để giải quyết những chất thải của thành phố
sẽ đưa báo cáo tổng kết lên tổng trưởng Macfarlane vào tháng 7 này. Theo
ông, nguyên tử năng hiện là câu trả lời cho việc giải quyết nhu cầu năng
lượng thế giới ít nhất cho đến khi tìm được những nguồn năng lượng khác
hữu hiệu hơn. Ông cũng là thành viên của nhóm “cho thuê nguyên tử năng
toàn cầu”, một tập trung những người, trong thập niên vừa qua, đã đang
phát triển một sách lược toàn diện về sự phát triển kỹ nghệ hạt nhân. Nhóm
này đang cổ võ tích cực việc cho thuê nhiên liệu hạt nhân như một phương
pháp hữu hiệu để vượt qua những lo ngại vể việc dùng nguyên tử năng một
cách sai lầm, đồng thời, giúp hạn chế việc hâm nóng toàn cầu. White đánh
giá cao những chống đối, những hàng rào ngăn cản xét về mặt chính trị,
nhưng cuối cùng, người dân vẫn phải có sự lựa chọn:
“50 năm trước, nước Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố
Hiroshima và Nagasaki, chúng tạo nên nỗi sợ hãi có cơ sở vể hiểm hoạ của
việc phát triển nguồn nhiên liệu nguyên tử và con người đã chọn cách
chống lại nó. Ngày hôm nay, hiểm hoạ hủy diệt sự sống của việc hâm nóng
toàn cầu còn kinh khủng hơn..Với nền kỹ thuật cao và các biện pháp an
toàn, mối nguy hại về nguyên tử được kiềm chế chặt chẽ hơn . Chúng ta
cần có một lựa chọn khác. Điều cần tránh là đi vào những tranh cãi đã lỗi
thời với những lối nghi ngờ cũ .Chúng ta cần có những con người mới, có
lối suy luận căn bản hợp thời, để giúp chúng ta lựa chọn cho thích đáng.”
Chống đối : còn nhiều khủng bố và còn đắt đỏ lắm
Kenneth Davidson, một nhà báo cánh tả thuộc nhóm môi trường xanh, phê
bình thủ tướng John Howard chưa đặt nặng vấn đề làm sạch môi trường trừ
khi ông sẵn sàng đặt thêm thuế vào khí thải carbon , cũng như đồng ý (và
áp lực buộc Hoa Hỳ) ký vào nghị định thư Kyoto về hiệu ứng nhà kính.
Theo Davidson, Ông Howard chịu áp lực của giới công nhân mỏ than. Thủ
tướng thừa nhận trữ lượng than của Úc (ở Lòng Chảo Sydney và thung lũng
Latrobe) rất dồi dào, vì thế, ông sẵn lòng tiêu tiền thuế của dân vào việc
nghiên cứu các nguồn năng lực tiềm ẩn trong lòng đất hơn là quan tâm đến
sự phát triển các nguồn năng lượng có thể tái tạo khác ( như nhiệt lượng
mặt trời, sức gió). Cánh hữu ở Úc trước đây chỉ nhượng bộ rất miễn
cưỡng về việc ô nhiễm môi trường gây ra bời các hoạt động của con người.
Cánh tả (Các đảng Lao Động, Dân Chủ, Xanh trong đó có Davidson) thì
nhận thức rất rõ sự tác hại của việc thế giới bị hâm nóng và muốn bàn cãi
thật nghiêm chỉnh về những thay đổi cần có về luật lệ và giá cả để cải thiện
tình trạng nguy hại này bằng cách chuyển hết phần thuế từ những hoạt động
bảo toàn năng lượng sang cho những hoạt động làm ô nhiễm môi trường.
Hơn một năm trước đây, nhà sinh thái học lỗi lạc James Lovelock khẳng
định rằng trái đất đã tiến tới một điểm mà nguy cơ của nguyên tử năng
không còn đáng kể so sánh với sự nguy hại ghê gớm của thế giới bị hâm
nóng. James Lovelock đưa ra lý thuyết Gaia, được so sánh như cuộc cách
mạng trong thời kỳ Phục Hưng 500 năm trước, khi con người thay thế thần
thánh chi phối địa cầu. Thuyết Gaia cho rằng, trái đất phải được đối xử như
một sinh vật (living organism), có nghĩa là khả năng sống còn của nó phải
được đặt ưu tiên trước quyền lợi riêng tư của con người hay một quốc gia.
John Howard chỉ có được một nửa sự thật khi nói về sự lựa chọn nguyên tử.
Không thể không quan tâm đến tính chất thiếu an toàn do sự phóng xạ của
phế liệu nguyên tử sau khi đã phát ra điện năng vẫn còn tính huỷ diệt cao
độ. Trên thế giới, càng có nhiều lò phản ứng phát điện nguyên tử, các quốc
gia côn đồ và các bọn khủng bố cuồng tín càng có nhiều cơ hội để chiếm
đoạt, tích trữ chúng để chế tạo các lọai bom bẩn, loại bom có khả năng huỷ
diệt nền văn minh của nhân loại. Vì thế, cánh tả chắc chắn sẽ bỏ phiếu
chống lại những dự luật của các nhà chính trị muốn xây dựng các nhà máy
nguyên tử trong nước.
Có một số quốc gia, vì những đìều kiện địa lý khó khăn trong việc tìm
nguồn điện năng, họ phãi lựa chọn giải pháp dùng nguyên tử năng để phát
sinh điện. Họ có thể đáng tin tưởng, vì đã ký vào hiệp ước chống vũ khí hạt
nhân, sẵn sàng cho các nhân viên Liên Hiêp Quốc vào thanh tra các lò phản
ứng. Nước Úc không cần phải day dứt vì đã bán nguyên liệu uranium cho
họ, nhưng nước Úc chưa cần đến loại điện n