Phát triển bền vững là một chiến lược phát triển kinh tếxã hội nhằm thỏa mãn nhu
cầu hiện nay mà không làm nguy hại đến khảnăng những thếhệsau đáp ứng được
nhu cầu của họ. Một vếcủa chiến lược bền vững là cung ứng và tiêu thụnăng
lượng. Làm gì đểvẫn còn có thểtiếp tục cung ứng năng lượng khi những nguồn
năng lượng không tái tạo sẽcạn và tiêu thụnăng lượng ra sao đểkhông vi phạm
đến môi trường tựnhiên ?
Trong một bài trước, chúng tôi có trình bày một sốyếu tố đóng góp vào giải đáp
vấn đềnày. Trong bài này chúng tôi xin phân tích vịtrí chiến lược của ngành năng
lượng Việt Nam. Từphân tích đó, chúng tôi xin phác họa một mô hình chiến lược
cung ứng và tiêu thụnăng lượng đểViệt Nam tiếp tục phát triển bền vững
Những sốliệu chúng tôi dẫn chứng và dùng đểtính và vẽcác họa đồtrong bài này
do EIA, IEA, UNEP, WEC, APERC và TCTK cung cấp. Chúng tôi cập nhật kinh
nghiệm cá nhân vềnăng lượng từnhững sách giáo khoa mới được xuất bản, từ
những thông sốkỹthuật do ADEME và IFP cung cấp và, chủyếu, từbáo cáo
"2007 Survey of Energy Resources" cuảWEC.
16 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lượng, phát triển bền vững và Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năng lượng, phát triển bền
vững và Việt Nam
KS Đặng Đình Cung , Kiều bào Pháp
Phát triển bền vững là một chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhằm thỏa mãn nhu
cầu hiện nay mà không làm nguy hại đến khả năng những thế hệ sau đáp ứng được
nhu cầu của họ. Một vế của chiến lược bền vững là cung ứng và tiêu thụ năng
lượng. Làm gì để vẫn còn có thể tiếp tục cung ứng năng lượng khi những nguồn
năng lượng không tái tạo sẽ cạn và tiêu thụ năng lượng ra sao để không vi phạm
đến môi trường tự nhiên ?
Trong một bài trước, chúng tôi có trình bày một số yếu tố đóng góp vào giải đáp
vấn đề này. Trong bài này chúng tôi xin phân tích vị trí chiến lược của ngành năng
lượng Việt Nam. Từ phân tích đó, chúng tôi xin phác họa một mô hình chiến lược
cung ứng và tiêu thụ năng lượng để Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững
Những số liệu chúng tôi dẫn chứng và dùng để tính và vẽ các họa đồ trong bài này
do EIA, IEA, UNEP, WEC, APERC và TCTK cung cấp. Chúng tôi cập nhật kinh
nghiệm cá nhân về năng lượng từ những sách giáo khoa mới được xuất bản, từ
những thông số kỹ thuật do ADEME và IFP cung cấp và, chủ yếu, từ báo cáo
"2007 Survey of Energy Resources" cuả WEC.
Các sách báo chuyên môn dùng nhiều đơn vị năng lượng khác nhau. Để tiện việc
so sánh và để dùng một đơn vị nhiều người biết đến và quen dùng, trong bài này
chúng tôi chuyển những số liệu đã được công bố sang đơn vị TWh (Têra watt giờ,
một triệu kWh) hay kWh (Kilô watt giờ) thường dùng trong ngành điện.
PHẦN 1 – PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC
Điểm mạnh
Những nguồn năng lượng
Ưu điểm chính của Việt Nam là chỉ số độc lập năng lượng cao. Năm 2005, chỉ số
này là 158 phần trăm, gấp đôi chỉ số trung bình của tất cả các nước Châu Á và
Châu Đại Dương (bảng 1). Từ 1996 đến 2005, mỗi năm chỉ số đó tăng trung bình
1,5 điểm % nhờ mỗi năm sản xuất tăng trung bình 8,7 % và tiêu thụ chỉ tăng trung
bình có 7,1 phần trăm.
Bảng 1 : Sản xuất và tiêu thụ năng lượng cơ bản của Việt Nam và của một số quốc
gia Châu Á và Châu Đại Dương (Tính từ số liệu của EIA, 2005)
* Tiêu thụ Tiêu thụ Sản xuất Sản xuất Chỉ số độc lập
* (TWh) (%) (TWh) (%) (%)
Ấn Độ 4 749 3,8 3 438 2,9 72
Australia 1 610 2,6 3 290 3,9 204
Đài Loan 1 318 3,8 142 0,1 11
Hàn Quốc 2 719 3,1 440 6,1 16
Indonesia 1 571 4,2 2 730 2,3 174
Malaysia 746 4,4 1 142 3,2 153
Nhật Bản 6 615 0,7 1 202 0,3 18
Philippines 392 2,7 144 7,6 37
Thailand 1063 4,0 515 6,0 49
Trung Quốc 19663 6,3 18531 5,7 94
Việt Nam 359 7,1 568 8,7 158
Châu Á và Châu Đại
Dương 43403 4,2 33750 4,4 78
Ghi chú :
1. Sản xuất và tiêu thụ tính cho năm 2005.
2. Chỉ số độc lập về năng lượng tính cho năm 2005.
3. Tăng trưởng trung bình hàng năm tính từ 1996 đến 2005.
Ưu điểm này được tăng cường bởi điều kiện tự nhiên thuận lợi.
1. 38 % nguồn năng lượng cơ bản là năng lượng tái tạo. So với 13 % trung bình
của thế giới, đây là một tỷ lệ rất lớn. Ở dạng cơ bản, chất đốt rắn tái tạo và rác dồi
dào hơn dầu thô và than đá (bảng 2). Nguồn năng lượng này cung ứng hơn một nửa
năng lượng khả dụng của Việt Nam.
Bảng 2 – Sản xuất, cung ứng và và tiêu thụ năng lượng (Tính từ số liệu của IEA,
2005)
* Cơ bản (TWh) Cung ứng (TWh)
Khả dụng
(TWh)
Than 211 95 70
Dầu thô 226 5 0
Sản phẩm dầu 0 139 139
Khí 72 57 1
Thủy năng 21 21 0
Chất đốt rắn tái tạo và rác 279 279 270
Điện 0 0 46
Tổng cộng 809 597 526
2. Với hơn 3400 km bờ biển và nhiều sông với lưu lượng nước lớn, khả năng xây
nhà máy nhiệt điện của Việt Nam có thể coi là vô tận. Một nhà máy nhiệt điện, cổ
điển hay hạt nhân, cần đến nhiều nước để làm nguội bộ ngưng và cũng cần đến
một bến cảng chuyên dụng để tiếp nhận nhiên liệu. Một nhà máy nhiệt điện phải
được xây ở bờ biển hay bờ một sông lớn và, nếu có thể, ở một nơi có thể xây bến
cảng. Đa số người Việt Nam sống gần bờ biển hay bờ sông. Tải điện từ những nhà
máy nhiệt điện đến nơi tiêu dùng không tốn kém mấy.
3. Tiềm năng kinh tế của thủy điện ( tính với giá năng lượng năm 2005 ) là 78
TWh mỗi năm. Việt Nam mới khai thác chưa tới phần tư tiềm năng kinh tế đó và
non 15 % tiềm năng kỹ thuật (bảng 3). Tiềm năng kinh tế đó mỗi ngày mỗi tăng
với gia tăng của giá năng lượng trên thị trương quốc tế. Trong vòng vài năm nữa
những nhà máy đang lắp đặt thêm sẽ nhân đôi sản lượng thủy điện. Đây là tỷ số
tăng trưởng cao nhất thế giới.
Bảng 3 – Tiềm năng và công suất của thủy năng ( WEC, 2005 )
* Tiềm năng (TWh/năm)
Lý thuyết 300
Khả thi kỹ thuật 123
Khả thi kinh tế 78
Sản lượng (2005) 18
* Công suất (GW)
Hiện có 4,2
Đang lắp đặt thêm 7,8
Dự trù lắp đặt thêm 4,6
4. Nông nghiệp sinh ra nhiều phụ phẩm và phế liệu có thể dùng làm nguồn năng
lượng sinh học. Việt Nam là một nước xuất khẩu nông nghiệp có tầm vóc lớn và
nông nghiệp Việt nam tăng trưởng khoảng 4 % mỗi năm. Trong số những chất đốt
rắn thì Việt Nam có nhiều củi gỗ, phế liệu những nhà máy chế biến gỗ, phế liệu
nông phẩm và rác đô thị. Thêm vào đó, bờ biển dài cho phép lập nhiều trại trồng
rong làm nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học.
5. Tiềm năng của năng lượng gió có thể dự đoán là rất lớn vì Việt Nam ở vùng gió
mùa thổi và bờ biển dài với đáy biển nông cho phép lập nhiều trang trại phong điện
(wind power farm). Nếu lắp đặt những trại phong điện ở ngoài khơi thì giảm được
ô nhiễm thẩm mỹ và ô nhiễm âm thanh. Những quạt phong điện sẽ hoàn vốn mau
hơn trung bình những nước khác nhờ đáy biển nông và gió ở ngoài khơi thổi đều
dặn suốt năm.
6. Những nguồn năng lượng tái tạo khác chưa được khai triển nhưng tiềm năng
cũng có nhiều dấu hiệu lạc quan :
- Những hệ thống dùng bản mặt trời để hấp thụ năng lượng mặt trời sẽ hoàn vốn
mau hơn những nước khác nhờ mặt trời chiếu đều đặn quanh năm,
- Dọc bờ biển miền Trung có một luồng nước ngầm có thể chạy những tuabin khai
thác năng lượng biển,
- Những suối nước nóng tự nhiên trên khắp lãnh thổ là dấu hiệu một nguồn năng
lượng từ lòng đất tiềm tàng quan trọng.
Tất cả những tiềm năng này cần được xác định chính xác hơn.
Tiêu thụ năng lượng
Cơ cấu năng lượng tiêu thụ ở Việt Nam thuộc loại thân thiện với môi trường :
- Hơn một nửa năng lượng khả dụng là năng lượng tái tạo ( bảng 2 và hình 1 ),
- Tổng cộng 80 % điện lực được sản xuất từ thủy năng và khí đốt (hình 2), hai loại
năng lượng dùng để sản xuất điện ô nhiễm môi trường ít nhất.
Hình 1 – Tiêu thụ năng lượng chia theo nguồn năng lượng (Tính từ số liệu của
IEA, 2005)
Hình 2 – Tiêu thụ năng lượng để sản xuất điện chia theo nguồn năng lượng (Tính
từ số liệu của IEA, 2005)
1. Theo EIA, năm 2005, tổng công suất những nhà máy điện của Việt Nam là 11,3
MW sản xuất 51,3 TWh. Từ mười năm nay, công suất tăng trung bình 9,4 % mỗi
năm và sản lượng điện tăng 7,1 % mỗi năm. Những tỷ số tăng trưởng này lớn hơn
gấp hai lần trung bình các nước Châu Á và Châu Đại Dương (bảng 4).
Bảng 4 Sản xuất và tiêu thụ điện của Việt Nam và một số quốc gia Châu Á và
Châu Đại Dương (Tính từ số liệu của EIA, 2005)
* Tiêu thụ * Sản xuất *
Công
suất lắp
đặt
*
* (TWh) (%) (TWh) (%) (GW) (%)
Ấn Độ 489 4,1 662 4,7 138 3,6
Australia 220 3,4 237 3,4 49 2,3
Đài Loan 202 5,8 210 5,6 37 5,3
Hàn Quốc 352 5,6 366 5,5 62 7,1
Indonesia 105 6,2 120 6,3 23 3,7
Malaysia 79 6,0 82 5,3 24 8,4
Nhật Bản 974 0,6 1025 0,6 248 1,9
Philippines 47 4,9 54 4,3 16 4,7
Thailand 118 4,4 125 4,1 26 5,6
Trung Quốc 2197 8,7 2372 8,6 442 7,1
Việt Nam 45 12,3 51 11,3 11 9,4
Châu Á và
Châu Đại
Dương
5075 5,2 5589 5,2 1150 4,7
Ghi chú :
a. Sai biệt giữa sản xuất và tiêu thụ là do xuất hay xuất nhập khẩu điện và mất điện
trên đường dây tải điện.
b. Sản xuất, tiêu thụ và công suất lắp đặt tính cho năm 2005.
c. Tăng trưởng trung bình hàng năm tính từ 1996 đến 2005.
2. Đốt khí tự nhiên thải ít bụi và ít khí có hiệu ứng nhà kính hơn là đốt than và sản
phẩm dầu. Theo thống kê của IEA, năm 2005, Việt Nam sản xuất 72,1 TWh khí tự
nhiên trong đó 56,0 TWh đã được dùng để sản xuất 20,6 TWh điện. Nhờ dùng
tuabin khí với chu trình kết hợp hiệu suất năng lượng đạt 37 phần trăm, hơn hiệu
suất trung bình của thế giới một chút.
3. Than Việt Nam chủ yếu đào từ vùng mỏ Quảng Ninh. Đây là loại than anthracit,
nghĩa là một loại than có hàm lượng năng lượng cao. Hiện nay chính phủ không
cho xuất khẩu than để dành than chạy những nhà máy nhiệt điện. Vì những nhà
máy đã được xây trong thời gian gần đây nên thụ hưởng công nghệ CCT (Clean
Coal Technology, Công nghệ Than Sạch), ít ô nhiễm hơn những nhà máy cũ của
các nước láng giềng.
4. Hầu như tất cả lưu vực các sông Việt Nam đều có thể được quy hoạch thành
thang thủy lợi. Đây là phương pháp tối ưu việc cung ứng nước cho thủy điện cũng
như cho các nhu cầu của nông nghiệp, giao thông, du lịch, giải trí,.... Trên phương
diện kinh tế, điện của giờ cao điểm được tích trữ dưới dạng nước được bơm lên
những hồ tích năng và, vào những giờ thấp điểm, nước ở trong những hồ tích năng
đó sẽ được quấy ráo để sản xuất điện trở lại.
Điểm yếu
Khuyết điểm lớn nhất của ngành năng lượng Việt Nam là sự phung phí tài nguyên
năng lượng và khả năng tài chính để đầu tư vào những cơ sở sản xuất năng lượng.
Những nguồn năng lượng
1. Chất đốt rắn tái tạo và rác tổng cộng hơn một nửa lượng năng lượng khả dụng đã
được tiêu thụ. Nhưng tỷ lệ đó biểu hiện một nước lạc hậu người dân đốt củi, than
củi và phế liệu của nông nghiệp để nấu thức ăn và dùng vào vài sinh hoạt khác.
Rừng cây bị phá để có củi và than củi. Những phế liệu nông nghiệp bị đốt thay vì
dùng làm phân bón tự nhiên.
2. Điện là nguyên do chính của những khó khăn hiện nay của Việt Nam về năng
lượng :
- Nhầm lẫn công suất, tính bằng mêga watt, và năng suất, tính bằng têra watt giờ
mỗi năm, của một dự án nhà máy điện,
- Không tính hay tính sai tỷ số lợi nhuận trước khi thực hiện những dự án,
- Không dự trù khả năng cân bằng cung ứng với biến đổi của nhu cầu ở mỗi thời
điểm.
Những mêga watt đo khả năng sản xuất điện ở một thời điểm nào đó còn những
têra watt giờ đo lượng điện đã được cung ứng. Hai nhà máy điện, đặc biệt hay nhà
máy thủy điện, cùng công suất không nhất thiết có cùng một năng suất. Cộng
những công suất để dự báo lượng điện sẽ được cung ứng dẫn tới thiếu hụt giữa
thực tế và dự báo.
Xây một nhà máy thủy điện thì sau này sẽ có điện gần như miễn phí. Nhưng so với
một nhà máy nhiệt điện thì nhu cầu vốn đầu tư cho một đơn vị công suất của một
nhà máy thủ điện cao hơn và thời gian để hoàn tất công trình cũng lâu hơn. Kết quả
là một nhà máy nhiệt điện hoàn vốn mau hơn, vốn hoàn lại đó có thể dùng để xây
dựng một công trình khác. Như thế, một hệ thống nhà máy nhiệt điện có thể tăng
trưởng mau hơn là một hệ thống thủy điện. Chúng tôi không đi sâu hơn vào
phương pháp tính tỷ số lợi nhuận để tuyển lựa giữa những dự án khác nhau.
Một nhà máy thủy điện có thể phản ứng trong vòng vài phút để phát điện hay
ngưng phát điện, một nhà máy nhiệt điện cần đến vài giờ và một nhà máy điện hạt
nhân cần đến vài ngày. Vì thế người ta thường dùng thủy điện để cân bằng mạng
phân phối điện chứ ít khi dùng để sản xuất lượng điện cơ sở. Thêm nữa, lượng mưa
có thể biến đổi từ mùa này sang mùa khác, từ năm này sang năm khác. Dùng thủy
điện làm cơ sở thì những mùa hạn hán, những năm mưa ít sẽ thiếu điện.
Vì ba sai lầm đó mà Việt nam đang thiếu điện và thiếu vốn để xây những công
trình sản xuất điện.
3. Thay vì có một chính sách năng lượng phù hợp với hoàn cảnh kinh tế và thiên
nhiên, Việt Nam chạy theo thị hiếu đương thời với những dự án phiêu lưu hay, ít
ra, lãng phí tiền của và công lao của người dân. Sau đây là một số thí dụ :
- Quyết định xây nhà máy điện hạt nhân mà không đào tạo trước nhân lực kỹ thuật
và nâng cao dân trí về an toàn công nghiệp,
- Kêu gọi đầu tư vào những công trình quang điện và phong điện mà không tính
rằng những nguồn điện đó chưa khả thi về phương diện kinh tế,
- Đặt chỉ tiêu sản xuất nhiên liệu sinh học mà chưa nghiên cứu hiệu ứng đến môi
trường và sử dụng đất dành cho nông nghiệp,
- Thay vì xây hạ tầng cho đường thủy và đường sắt, có khả năng vận tải lớn và tiêu
thụ ít năng lượng, thì tiếp tục ưu tiên xây những hạ tầng cho vận tải bằng xe ôtô,
với khả năng vận tải kém hơn, tốn kém về năng lượng hơn lại vừa lấn chiếm hơn
nhiều đất có thể dùng vào việc khác.
4. Những dự án đã đưa vào thi công bị chậm trễ vì nguồn tài trợ không được dự trù
đủ và vì cán bộ cũng như công nhân thiếu kỹ năng nghiệp vụ. Không những thế mà
những tổng công ty quốc doanh phung phí tài chính ngắn hạn vào những khoản
đầu tư không liên quan gì đến mục địch kinh doanh của công ty : khách sạn, ngân
hàng, viễn thông,.... Một thị trường phát điện cạnh tranh được thành lập như là một
phép mầu sẽ mang lại những kilô watt giờ hiện đang thiếu.
Tiêu thụ năng lượng
Theo thống kê của EIA, Việt Nam sử dụng 27.400 BTU (8,0 TWh) để sản xuất
một đôla Mỹ GDP ( Gross Domestic Product, Tổng Sản Lượng Quốc Nội ). Cường
độ tiêu thụ năng lượng này gần gấp hai lần Hàn Quốc, gấp ba lần rưỡi Pháp, gấp ba
lần Hoa Kỳ, quốc gia nổi tiếng là phung phí năng lượng. Từ một chục năm nay,
cường độ tiêu thụ năng lượng trên thế giới giảm trung bình 0,5 % mỗi năm. Cường
độ này ở các nước Châu Á và Châu Đại Dương cũng giảm theo nhịp đó. Nhờ tiến
bộ công nghệ, các nước công nghiệp giảm cường độ tiêu thụ năng lượng mau hơn.
Từ mười năm nay, mỗi năm cường độ này giảm 0,6 % ở Hàn Quốc, 1,0 % ở Pháp
và 2,2 % ở Hoa Kỳ. Việt Nam là một trong số ít những quốc gia có cường độ tiêu
thụ năng lượng gia tăng (hình 3). Trung Quốc có cường độ tiêu thụ năng lượng cao
hơn nhiều và cường độ tiêu thụ năng lượng đó tăng từ năm 2000 cho tới nay.
Nhưng Trung Quốc không phải là một kiểu mẫu để noi theo.
Hình 3 Tiêu thụ năng lượng để sản xuất một nghìn USD (Tính từ số liệu của IEA)
1. Thống kê của IEA cho thấy nguyên nhân của sự lãng phí này. Trung bình trên
thế giới, năng lượng khả dụng được chia đồng đều cho công nghiệp, giao thông
vận tải, tiện nghi nhà ở và những sử dụng khác. Những sử dụng khác chủ yếu là
các ngành lọc dầu và hóa chất, hai ngành sản xuất công nghiệp. Thương mại và
dịch vụ công cộng là những hoạt động sản xuất dịch vụ. Các nước có chính sách
kinh tế nghiêm chỉnh ưu tiên dành năng lượng cho sản xuất sản phẩm và dịch vụ.
Thí dụ, Hàn Quốc dành 87 % năng lượng cho sản xuất, Pháp ba phần tư. Ở Việt
nam thì 60 % năng lượng dùng cho tiện nghi nhà ở và không sinh lợi gì (hình 4).
Hình 4 Tiêu thụ năng lượng theo ngành (Tính từ số liệu của IEA, 2005)
2. Nhận xét này thể hiện rõ hơn với phân bố tiêu thụ điện (hình 5). Ở Pháp, một
nước khuyến khích sử dụng điện trong những áp dụng gia dụng và dịch vụ nhờ có
nhiều nhà máy điện hạt nhân, 35 % điện dùng cho tiện nghi nhà ở. Ở Hàn Quốc chỉ
có 14 % . Ở Việt Nam thì 42 % điện dùng cho tiện nghi nhà ở thay vì dùng để sản
xuất sản phẩm và dịch vụ. Tiêu thụ điện tăng gấp rưỡi lần tăng trưởng của kinh tế
mà lại chủ yếu ít dùng cho sản xuất. Mọi chuyện diễn ra như điện lực ở Việt Nam
là một xa xỉ phẩm được cấp cho người có tiền mua những thiết bị cơ điện nội thất
chứ không phải là một nhân tố sản xuất.
Hình 5 – Tiêu thụ điện theo ngành (Tính từ số liệu của IEA, 2005)
3. Theo TCTK, từ 1990 đến 2005, lượng hàng luân chuyển tăng 9,4 % mỗi năm,
cao hơn tăng trưởng trung bình của tổng sản lượng quốc nội chừng 1,5 điểm %
(hình 6).
Hình 6 - Thị phần và tăng trưởng những phương tiện giao thông vận tải
Nhưng thống kê chi tiết cho thấy, ngược lại với xu hướng các nước công nghiệp
tiên tiến đang tìm cách giảm tỷ số lượng hàng vận chuyển bằng đường bộ :
- Ngành đường sắt và đường sông gia tăng ít hơn tăng trưởng của tổng sản lượng
quốc nội,
- Và ngành hằng hải chỉ tăng có 10 % mỗi năm ít hơn tăng trưởng 14 % mỗi năm
của ngoại thương mà hàng ngoại thương thì chủ yếu được luân chuyển bằng đường
biển.
Tỷ số tăng trưởng lớn của ngành hàng không không có ý nghĩa vì lượng hàng luân
chuyển bằng phương tiện này không đáng kể. Nhưng cũng là một nguồn gia tăng
nhu cầu năng lượng. Đặc biệt, không có lý do gì phải lập một công ty hàng không
giá rẻ (low cost airline) nội địa như Pacific Airlines để sinh ra một thị trường đi lại
bằng đường hàng không.
4. Chính sách đô thị với nhiều cao ốc và trung tâm thương mại gây ra tiêu thụ năng
lượng và ùn tắc giao thông nhiều hơn là những khu nhà ít tầng với những cơ sở
thương mại bán lẻ kế bên. Ùn tắc giao thông gây ra tiêu thụ sản phẩm dầu một cách
vô ích và gây ra ô nhiễm khí quyển tới độ xâm phạm tới sức khỏe của cư dân. Ùn
tắc mỗi năm mỗi trầm trọng hơn vì :
- Những cao ốc và trung tâm thương mại làm tăng nhu cầu đi lại bằng cơ giới,
- Dân số những thành thị lớn tăng làm cho nhu cầu giao thông tăng và số xe vận tải
vào nội thành để tiếp tế cư dân cũng tăng.
5. Nhà riêng cũng như chung cư mới xây thường không theo những quy tắc của
kiến trúc khí hậu sinh học truyền thống. Đặc biệt, nhiều nhà không được cách
nhiệt, không tự nhiên thông gió và không có bộ phận chắn nắng. Những nhà như
vậy, đặc biệt những cao ốc, cần rất nhiều năng lượng để bảo đảm một tối thiểu về
tiện nghi.
Thời cơ
Thời cơ rất thuận lợi cho Việt Nam hợp tác quốc tế trong mọi lãnh vực tài chính,
khảo sát tài nguyên, phát triển công nghệ hạt nhân và nghiên cứu khoa học kỹ
thuật.
1. Việt Nam đang xuất siêu năng lượng và giá năng lượng cao hiện nay tham gia
vào những cố gắng kiềm chế nhập siêu của toàn bộ ngoại thương. Từ khi gia nhập
WTO ( World Trade Organization, Tổ chức Mậu dịch Quốc tế ), xí nghiệp nước
ngoài ồ ạt đăng ký đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Một số lớn vốn này có thể được
hướng vào những dự án sản xuất và nghiên cứu triển khai cung ứng và sử dụng
năng lượng hợp lý.
2. Nhiều nước bạn muốn Việt Nam tham gia vào những dự án năng lượng của họ.
Những mỏ hydrô cácbua ở Trung Đông đã bị các cường quốc công nghiệp và các
hãng dầu lớn dành hết rồi. Nhưng vẫn còn nhiều quốc gia thuộc Liên Xô cũ và một
số nước khác đang tìm đối tác thân thiện để vừa khai thác chung tài nguyên của họ
vừa trao đổi kinh nghiệm cải cách kinh tế xã hội. Với thành tích hơn hai chục năm
chính sách Đổi Mới Việt Nam là một đối tác lý tưởng.
3. Uy tín quốc tế của Việt Nam sẽ giúp khai triển những kế hoạch về năng lượng
trên quy mô quốc tế. Việt nam đã được kết nạp vào WTO, được bầu vào Hội đồng
Bảo an Liên hiệp quốc,... Với những hiệp ước NPT ( Nuclear Non Proliferation
Treaty, Hiệp ước Chống tăng sinh vũ khí hạt nhân ) và hiệp ước Bangkok (
Southeast Asia Nuclear Weapon Free Zone Treaty, Hiệp ước Đông Nam Á là
Vùng không có vũ khí hạt nhân ) và những hiệp ước khác Việt Nam đã ký, không
còn ai phủ nhận Việt Nam cương quyết khai triển năng lượng hạt nhân với mục
đích duy nhất là củng cố hoà bình. Chính sách "làm bạn với mọi người" tạo cơ hội
hợp tác quốc tế trên mọi mặt thương mại, kỹ thuật cũng như khoa học liên quan
đến năng lượng hạt nhân. Với uy tín đó Việt Nam đã và đang được IAEA, các tổ
chức quốc tế khác và các xí nghiệp siêu quốc gia trợ giúp khai triển những nhà
máy điện hạt nhân tương lai.
4. Nông nghiệp và năng lượng là nhu cầu cốt yếu của nhân loại. Hai ngành này sẽ
là trung tâm của những cuộc cách mạng công nghệ sắp tới. Những công trình
nghiên cứu triển khai cần đến nhiều vốn, những bước tiến nhảy vọt sẽ không xảy ra
thường xuyên và những công nghiệp năng lượng sẽ không biến chuyển mau chóng
như công nghệ thông tin. Với triển vọng nguồn năng lượng không tái tạo một ngày
nào đó sẽ cạn, nhiều vốn đang được đổ vào những dự án khai triển ứng dụng cũng
như những dự án nghiên cứu cơ bản liên quan đến sản xuất, tiết kiệm và tiêu thụ
năng lượng. Nhờ đó các nước đang nhoi lên, như Việt Nam, vẫn còn cơ hội tham
gia vào những dự án nghiên cứu triển khai về năng lượng của thế giới.
Đe dọa
Đe dọa chính là những nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút khỏi Việt Nam, vì hiện nay
thiếu điện và rủi ro trung hạn sẽ thiếu năng lượng. Ngu