Khi mới khởi nghiệp, hầu hết các chủ doanh nghiệp thường tập trung
mọi sức lực cho việc huy động vốn để phát triển sản phẩm, ít đầu tư xây
dựng nhãn hiệu vì nghĩ rằng việc ấy vừa phức tạp, vừa tốn kém. Trong
khi đó, các chuyên gia tiếp thị đã đúc kết kinh nghiệm thực tế để đưa ra
lời khuyên rằng doanh nghiệp trẻ phải xem xây dựng nhãn hiệu là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm và dành cho nó sự quan tâm thích đáng.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nền tảng vững chắc cho một nhãn hiệu mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nền tảng vững chắc cho
một nhãn hiệu mạnh
Khi mới khởi nghiệp, hầu hết các chủ doanh nghiệp thường tập trung
mọi sức lực cho việc huy động vốn để phát triển sản phẩm, ít đầu tư xây
dựng nhãn hiệu vì nghĩ rằng việc ấy vừa phức tạp, vừa tốn kém. Trong
khi đó, các chuyên gia tiếp thị đã đúc kết kinh nghiệm thực tế để đưa ra
lời khuyên rằng doanh nghiệp trẻ phải xem xây dựng nhãn hiệu là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm và dành cho nó sự quan tâm thích
đáng.
Doanh nghiệp có thể sở hữu một sản
phẩm mới, thậm chí đi tiên phong nhờ tính sáng tạo cao, nhưng nếu không tạo
được một nền tảng vững chắc để truyền bá giá trị này đến với thị trường thì
khó có thể tiến xa được. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia giúp các
doanh nghiệp trẻ xây dựng một nhãn hiệu vững chắc ngay từ đầu.
Xác định một giá trị khác biệt
Không ít công ty mới thành lập gặp khó khăn trong việc làm cho các nhà đầu
tư và khách hàng tiềm năng hiểu được những giá trị đằng sau các sản phẩm
hay dịch vụ mới của mình. Họ cho rằng bản thân ý tưởng mới tự nó sẽ thuyết
phục được mọi người.
Kết quả là họ gặp thất bại khi không kể được những câu chuyện có sức thu
hút, lý giải vì sao sản phẩm hay dịch vụ của mình có sự khác biệt và đem lại
nhiều lợi ích hơn cho khách hàng.
Mục đích cốt lõi của chiến lược xây dựng nhãn hiệu chính là định vị cho nhãn
hiệu, thể hiện được những giá trị khác biệt của nó mà doanh nghiệp muốn
khách hàng mục tiêu của mình quan tâm. Hằng năm có rất nhiều doanh
nghiệp mới ra đời, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ mới, nhưng
trong đó rất ít sản phẩm hay dịch vụ có sự khác biệt về cơ bản so với những gì
đã và đang có trên thị trường.
Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xác định được giá trị khác biệt của mình ngay
từ khi mới thành lập.
Vẫn biết các doanh nhân trẻ phải làm việc với cường độ rất cao trong một thời
gian dài khi mới khởi nghiệp, nhưng các chuyên gia khuyên rằng không nên
vì lý do đó mà quên mất việc xác định giá trị cho nhãn hiệu của doanh nghiệp
mình. Khi xác định được một giá trị khác biệt và được khách hàng mục tiêu
đánh giá cao, doanh nghiệp sẽ có được một lợi thế cạnh tranh trên thị trường
và từ đó có thể định giá cao hơn cho sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Chiến lược nhãn hiệu không phải là chuỗi hoạt động tiếp thị
Các doanh nhân trẻ thường cho rằng thực hiện một hoạt động tiếp thị cũng là
một cố gắng xây dựng nhãn hiệu. Trên thực tế, đây là hai vấn đề khác nhau,
nhưng có liên quan với nhau.
Phát triển một chiến lược nhãn hiệu là xác định những giá trị cốt lõi trong sản
phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp muốn đem ra thị trường. Trong khi đó,
tiếp thị là quá trình chuyển tải một số thông điệp nhất định đến khách hàng
mục tiêu thông qua các kênh truyền thông khác nhau.
Chiến lược nhãn hiệu chính là kim chỉ nam định hướng cho mọi hoạt động,
chương trình, kế hoạch tiếp thị. Những hoạt động này sẽ chẳng có tác dụng
hay không tạo ra được hiệu quả nếu không bám theo những giá trị cốt lõi của
nhãn hiệu. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ sử dụng lãng phí nguồn ngân
sách vốn đã hạn hẹp trong giai đoạn khởi nghiệp.
Để xây dựng một chiến lược nhãn hiệu phù hợp và có chất lượng, doanh
nghiệp cần phải trang bị đầy đủ những hiểu biết nhất định về khách hàng và
thị trường mục tiêu, đồng thời phải vận dụng cả tư duy sáng tạo. Trong khi
đó, để làm tiếp thị hiệu quả, thứ mà doanh nghiệp cần nhất là vốn. Càng có
nhiều vốn, doanh nghiệp càng có thể sử dụng nhiều kênh truyền thông và
quảng bá khác nhau.
Bắt đầu bằng một tên gọi tốt
Theo thời gian, một doanh nghiệp trẻ sẽ trưởng thành, có thêm nhiều khách
hàng trung thành, tạo được quan hệ tin tưởng với khách hàng và khẳng định
được uy tín nhất định trên thị trường. Giá trị tài sản của doanh nghiệp cũng
theo đó mà tăng lên.
Tất cả những điều tốt đẹp ấy sẽ diễn ra hiệu quả hơn nếu doanh nghiệp khởi
đầu với một tên gọi thích hợp và sớm được khách hàng yêu thích. Có thể nói,
tên gọi nhãn hiệu sẽ là một tài sản vô cùng có giá trị đối với doanh nghiệp sau
này vì khi đã có uy tín thì nó có vị trí rõ ràng trong tâm trí người tiêu dùng.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, một nhãn hiệu tốt cho một doanh nghiệp mới
thành lập cần phải hội đủ ba yếu tố quan trọng sau đây:
1. Đặc điểm nhận diện nhãn hiệu
Đây chính là yếu tố cơ bản nhất của một nhãn hiệu. Nó trả lời cho câu hỏi
“Doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu là ai?” và thường được thể hiện qua các biểu
tượng (logo), ngôn ngữ, văn hóa, hình ảnh của doanh nghiệp.
2. Lời hứa của nhãn hiệu
Đó là những lợi ích mà doanh nghiệp muốn đem đến cho khách hàng, trả lời
cho câu hỏi “Doanh nghiệp cung cấp gì mà không phải ai cũng có thể làm
được như vậy?”. Những lời hứa của nhãn hiệu phải dựa trên các tính năng,
các lợi ích về cảm xúc và lý trí mà khách hàng nhận được từ nhãn hiệu.
3. Trải nghiệm về nhãn hiệu
Đó là những trải nghiệm thực tế mà khách hàng có được trong quá trình tương
tác với doanh nghiệp. Yếu tố này trả lời cho câu hỏi “Doanh nghiệp thực hiện
lời hứa của mình như thế nào?”.
Những trải nghiệm của khách hàng về nhãn hiệu sẽ được tạo ra chính từ sản
phẩm và cách doanh nghiệp đem sản phẩm (hay dịch vụ) của mình đến với
khách hàng thông qua yếu tố con người và các kênh bán hàng.
Về nguyên tắc, các doanh nghiệp cần phải thiết kế nội dung của ba yếu tố trên
để tạo ra một nhãn hiệu vững chắc ngay từ khi mới khởi nghiệp. Điều quan
trọng nhất khi thiết kế ba nội dung này là phải làm cho chúng hài hòa, nhất
quán với nhau trong tâm trí của khách hàng mục tiêu khi họ liên tưởng đến
nhãn hiệu.
Tóm lại, doanh nghiệp trẻ cần cân nhắc kỹ trước khi trình làng nhãn hiệu lúc
khởi nghiệp. Thực tế cho thấy, những nhãn hiệu có sức thu hút nhất thường là
những nhãn hiệu đơn giản nhất, thể hiện những giá trị rõ ràng và ấn tượng
nhất.