Nét văn hóa của người hoa gốc Quảng Đông tại thành phố Hồ Chí Minh qua tập tục ma chay

1. Mở đầu Sinh-lão-bệnh-tử là quy luật hết sức tự nhiên của con người. Chết không phải là hết mà đằng sau nó còn nhiều điều mà chúng ta thậm chí là các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ. Có rất nhiều quan niệm về cái chết. Có người cho rằng chết là hết, có người cho rằng chết là đi về thế giới bên kia để tái tạo lại cuộc sống mới. Cũng có người cho rằng chết sẽ được ban lành hay trừng phạt dựa vào những điều người chết đã làm khi còn sống tức là “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Thông thường sau khi chết, người ta có hai lựa cho người quá cố: Một là hỏa táng (hay còn gọi là thiêu) sau đó đem tro cốt rải xuống sông, biểu ý là “chết trở về với cát, bụi”; hai là địa táng (hay còn gọi là chôn). Dù thiêu hay địa táng đều có những nghi thức nhất định, nghi thức đó gọi chung là tục ma chay. Ma chay là sự tôn trọng của người sống đối với người đã khuất, là sự kính trọng, biết ơn đối với những người đã có công lao với mình. Là một dân tộc rất coi trọng truyền thống gia đình, thân tộc, tang ma là một sự kiện rất quan trọng đối với người Hoa. Vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện bài nghiên cứu với đối tượng là người Hoa gốc Quảng Đông hiện đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), nhằm phác họa bức tranh tổng thể về tập tục ma chay của một tộc người, qua đó, hy vọng có thể góp phần gìn giữ phong tục có ý nghĩa này.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nét văn hóa của người hoa gốc Quảng Đông tại thành phố Hồ Chí Minh qua tập tục ma chay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2012 - 2013 21 NÉT VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HOA GỐC QUẢNG ĐÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUA TẬP TỤC MA CHAY Hồng Nguyệt Bình, Đỗ Siêu Ly, Sú Vầy Dìn, Nguyễn Công Rin (Sinh viên năm 3, Khoa Tiếng Trung) GVHD:TS Hồ Minh Quang 1. Mở đầu Sinh-lão-bệnh-tử là quy luật hết sức tự nhiên của con người. Chết không phải là hết mà đằng sau nó còn nhiều điều mà chúng ta thậm chí là các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ. Có rất nhiều quan niệm về cái chết. Có người cho rằng chết là hết, có người cho rằng chết là đi về thế giới bên kia để tái tạo lại cuộc sống mới. Cũng có người cho rằng chết sẽ được ban lành hay trừng phạt dựa vào những điều người chết đã làm khi còn sống tức là “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Thông thường sau khi chết, người ta có hai lựa cho người quá cố: Một là hỏa táng (hay còn gọi là thiêu) sau đó đem tro cốt rải xuống sông, biểu ý là “chết trở về với cát, bụi”; hai là địa táng (hay còn gọi là chôn). Dù thiêu hay địa táng đều có những nghi thức nhất định, nghi thức đó gọi chung là tục ma chay. Ma chay là sự tôn trọng của người sống đối với người đã khuất, là sự kính trọng, biết ơn đối với những người đã có công lao với mình. Là một dân tộc rất coi trọng truyền thống gia đình, thân tộc, tang ma là một sự kiện rất quan trọng đối với người Hoa. Vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện bài nghiên cứu với đối tượng là người Hoa gốc Quảng Đông hiện đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), nhằm phác họa bức tranh tổng thể về tập tục ma chay của một tộc người, qua đó, hy vọng có thể góp phần gìn giữ phong tục có ý nghĩa này. 1.1. Lý do chọn đề tài Người Hoa là một trong 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, địa bàn cư trú phân bố trên nhiều tỉnh thành trong cả nước; riêng ở khu vực Nam Bộ thì hầu như nơi nào cũng có, nổi trội là ở khu vực TPHCM. Cộng đồng người Hoa ở TPHCM chia làm 5 nhóm chính theo ngôn ngữ địa phương: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Hẹ, trong đó người Hoa gốc Quảng Đông chiếm tỷ lệ dân số lớn nhất. Trong quá trình chung sống với người dân bản địa và các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, người Hoa một mặt thích nghi, hòa nhập và tiếp nhận những yếu tố văn hóa, phong tục tập quán của cư dân bản địa, mặt khác họ luôn có ý thức bảo lưu, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 22 Để hiểu về văn hóa của mỗi một dân tộc nói chung và người Hoa nói riêng, việc tìm hiểu nghi lễ, tôn giáo có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tang ma là một trong những nghi lễ của chu kỳ đời người, đánh dấu giai đoạn cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Đối tượng chính của nghi lễ tang ma là người đã khuất, nhưng thông qua đó ta có thể thấy được sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, tình cảm yêu thương, kính trọng của người sống đối với người đã chết và hiểu rõ hơn về thế giới quan, nhân sinh quan, phong tục tập quán, tâm hồn, tình cảm của tộc người cần nghiên cứu. Với những lý do kể trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn “Nét văn hóa của người Hoa gốc Quảng Đông sống tại TPHCM qua tập tục ma chay” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tham khảo các tài liệu đã được công bố và những tư liệu thu thập được qua quá trình điều tra khảo sát, nghiên cứu của chúng tôi mong muốn đạt được những mục đích sau: - Mô tả khái quát về nghi lễ ma chay của người Hoa Quảng Đông ở TPHCM. - Đưa ra nhận xét đánh giá về nghi lễ ma chay của người Hoa Quảng Đông ở TPHCM, qua đó giúp mọi người thấy được những giá trị văn hóa cần bảo lưu, đồng thời nhận biết những hủ tục không phù hợp và cần loại bỏ. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào đối tượng chính là người Hoa gốc Quảng Đông ở TPHCM (chủ yếu ở quận 5 và quận 11). Đây là nhóm người Hoa có số dân lớn nhất trong 5 nhóm người Hoa hiện sinh sống tại TPHCM. Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở nghi lễ ma chay, một trong những nghi lễ của chu kỳ vòng đời. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để có thể thực hiện và hoàn thành được nghiên cứu này như mong muốn, tôi phải sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây: Phương pháp tổng hợp tư liệu: Tham khảo tài liệu nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài, cập nhật các nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam nói chung và ở TPHCM nói riêng để nắm được lịch sử nghiên cứu của vấn đề. Phương pháp điều tra khảo sát: Công việc khảo sát chủ yếu dựa trên bảng câu hỏi được soạn thảo bám sát nội dung cần nghiên cứu, các câu hỏi đóng và các các câu hỏi lựa chọn. Mẫu phỏng vấn được lựa chọn dựa trên những nguyên tắc có tính đại diện về lứa tuổi, ngành nghề, học vấn, giới tính... Phương pháp đối chiếu: đánh giá khi xử lý thông tin từ nguồn tài liệu tham khảo và dữ liệu từ điều tra thực tế 2. Đôi nét về người Hoa gốc Quảng Đông tại Thành phố Hồ Chí Minh Năm học 2012 - 2013 23 2.1. Nguồn gốc phát triển của người Hoa gốc Quảng Đông tại Thành phố Hồ Chí Minh Theo số liệu điều tra năm 2009 của Tổng cục Thống kê, người Hoa ở Việt Nam có 823.071 người, phần lớn tập trung sinh sống tại TPHCM và các tỉnh Nam Bộ. Theo nhiều nhà nghiên cứu, người Hoa nói chung và người Hoa Quảng Đông nói riêng ở Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ miền duyên hải phía Nam Trung Hoa, họ di cư đến miền Nam Việt Nam từ khá sớm, ít nhất là vào khoảng đầu thế kỉ XVII và kéo dài nhiều thế kỉ sau đó. Phần lớn những di dân Trung Hoa là những nông dân, thợ thủ công nghèo đói. 2.2. Dân cư và phân bố dân cư Các quận, huyện ở TPHCM đều có người Hoa cư trú và sinh sống, tập trung tại các quận 5, 6, 10, 11. Ở một số phường của quận 5, 11 có tỉ lệ dân số người Hoa khá cao, khoảng trên 70% và ngành nghề chủ yếu của họ là thương mại dịch vụ. 3. Tập tục ma chay của người Hoa gốc Quảng Đông tại Thành phố Hồ Chí Minh 3.1. Những việc làm cần chuẩn bị cho tang lễ Một số tục đối với người sắp qua đời: Vào lúc hấp hối, biết không thể qua được, người bệnh được chuyển đến căn nhà giữa, đặt đầu quay về hướng Đông để nhận được sinh khí. Trong giờ phút sắp lâm chung đó, con cháu lau rửa cơ thể và thay quần áo mới (đã chuẩn bị từ trước) cho người bệnh. Ngày nay việc này thường làm vào lúc sắp tẩm liệm và thường là do thân nhân hay chuyên viên phụ trách trong công việc này. Trước giờ lâm chung những việc cần phải làm là: - Thụy hiệu: Trước hết phải đặt tên cúng cơm của cho người chết, tức là thụy, hay tên hiệu (hay tên hèm). - Chúc khoáng: Người nhà túc trực bên giường bệnh cần theo dõi chặt chẽ để biết lúc tắt thở bằng cách lấy một ít bông đặt ở lỗ mũi, khi thấy bông không động đậy. Khi chết hẳn, thân nhân vuốt mắt cho người chết để cặp mắt nhắm hẳn lại, xếp chân tay và đặt nằm ngửa ngay ngắn. - Khiết xỉ: Lấy một chiếc đũa đặt ngang miệng người chết để “cài hàm” cho răng hé ra, không nghiến chặt lại để sau làm lễ phạn hàm. Trong lễ phạn hàm, người chết thường được cho ngậm đồng tiền, vàng bạc hay ngọc mục đích là để có tiền qua sông hay về âm khai kim bảo cho con cháu có cuộc sống no đủ. - Hạ tịch: Còn gọi là lễ hạ thổ, rải chiếu xuống đất, đưa người chết nằm xuống chiếu một lát rồi lại đưa lên giường. - Phục hồn: Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 24 Tục xưa lấy áo người chết treo lên nóc nhà phía trước hướng về phía Bắc, rồi gọi tên tục người chết ba lần. Sau đó trèo xuống theo lối nóc nhà phía sau, đem tấm áo ấy đắp lên bụng người chết. Hy vọng hồn người chết trở về sống lại. - Thiết hồn: Dùng bảy thước (2,80m ngày nay) lụa trắng phủ lên ngực người chết trước khi tắt thở (với ngụ ý đón hơi thở người chết vào đấy). Lúc nhập quan thì hồn bạch được đặt trong linh sàng, linh tọa để tượng trưng cho người đã mất. Ngày nay, người ta dùng bức ảnh chân dung của người quá cố thay cho hồn bạch. - Mộc dục: Người chết sau khi tắt thở phải được tắm rửa bằng thứ nước thơm ngũ vị hương ở trong màn kín. Thông thường con trai tắm rửa cho cha và con gái tắm rửa cho mẹ. - Thay quần áo: Khăn phủ mặt bằng vải trắng tinh có dải buộc ra đằng sau gáy, bao tay bằng vải lụa, cùng với bộ quần áo mới, giày tất... Sau khi thay quần áo, phải đặt người chết nằm ngay ngắn, tay chân duỗi thẳng. - Phạn hàm: Nguồn góc có tục bỏ gạo nếp và tiền vào miệng, tang chủ phải buộc hàm dưới với hàm trên cho hàm dưới không bị trễ xuống. Lúc này thì con cháu mới được khóc to. 3.2. Tiến hành lễ tang Để tiến hành lễ tang, cổ lệ có quy định rõ rệt một số việc phải làm tuần tự kể sau: 3.2.1. Lập tang chủ và chủ phụ Tang chủ được chọn một trong những người kể sau: - Con trưởng, - Nếu con trưởng đã chết thì lập con trai đầu lòng của con trưởng gọi là cháu thừa trọng, - Cũng có thể là người đàn ông nào thừa kế chính thức của người chết. Chủ phụ được chọn là: - Vợ của người chết, - Vợ tang chủ (con trai trưởng của người chết) nếu vợ người chết (mẹ của tang chủ) không còn. Tang chủ làm chủ lễ trong mọi nghi thức. Chủ phụ lo việc chi phí. 3.2.2. Lập người hộ lễ Vị này sẽ chỉ dẫn tang gia trong việc cử hành tang lễ đúng với phong tục. 3.2.3. Cáo phó Năm học 2012 - 2013 25 Người Tư thư làm cáo phó, thường viết tay cho người mang đến từng nhà thân thích bạn bè. Nội dung cáo phó phải ghi rõ sự việc: tên tuổi người qua đời, cùng ngày giờ và địa điểm cử hành tang lễ. Danh xưng của thân nhân người chết khi xưa cũng được quy định rõ. Ví dụ: Cha chết thì con xưng là “cô tử”; mẹ chết thì xưng là “ni tử”; cha mẹ đều chết thì xưng là “cô ai tử”. 3.2.4. Chuẩn bị áo quan Áo quan, hay là quan tài còn có tên là cỗ thọ đường, cỗ áo dày, cỗ hậu sự, cái săng, cái hòm. Khi xưa, người ta làm cỗ quan tài bằng cách ghép thành đứng góc vuông, ván càng dày càng tốt, dày bằng ba mươi sáu đồng kẽm xếp thành chồng là tốt nhất, nghĩa là dày cỡ hơn bảy phân tây. Ván đã dày, thành lại ghép vuông đứng rất vững chắc, có thể chịu đựng lâu ở dưới dất sâu. Ngày nay, người ta thường dung hòm kiểu Tây, gọn gàng đẹp mắt hơn, nhưng có người cho rằng ván mỏng, thành hòm lại nghiêng, dùng không được lâu, nắp ván nghiêng dễ sập. Về chiều dài, “giường bốn thước hai, quan tài bốn thước bảy” nghĩa là chiều dài chỉ vừa đủ người nằm. Còn bề ngang, bao giờ cũng làm hẹp đúng sát hai vai là dụng ý ép giữ không để cho xác trương to dễ dàng, chảy nước bốc hơi ra. Người chết có hai vai rộng thì người ta phải buộc gọn lại ngay sau khi tắt thở và phần nhiều xác phải thắt đại đái nơi trên xương hông, để giữ cho ruột hư thối không chảy ra. Vải dùng để gói bọc xác gồm có:  Tiểu liệm: Vải dài 14 thước, vải ngang 3 đoạn mỗi đoạn 6 thước đầu xé nhớm làm 3 dải để buộc.  Đại liệm: Vải dài 14 thước đầu xé nhớm làm 3 dải, vải ngang 5 đoạn.  Khâm: Chăn để liệm, mỗi chăn 5 khổ, vải dài 12 thước, đại liệm một chăn, tiểu liệm một chăn.  Tạ quan: Là vải lót quan tài, may 8 khổ vải dài 12 thước. 3.2.5. Lễ phạt mộc Ngày xưa người ta cho rằng trong chiếc áo quan, cho dầu là cỗ hậu sự đã sắm sẵn từ trước, hay là cỗ áo quan mới mua từ trại hòm về, đều có “quỷ tinh” lẩn khuất đễ ám hại người chết và gieo tai họa cho tang gia. Vì đó, trước khi làm lễ “nhập quan”, người ta phải trừ khử hết lũ ma quái đó đi. Một lễ tục được cử hành gọi là “lễ phạt mộc” được xúc tiến bằng cách chém vào áo quan ba nhát. Khi lễ này kết thúc, người nhà tang chủ còn ném một nắm gạo muối ra đường để tống tiễn hết mọi loại ma quỷ, gồm cả mộc tinh. 3.2.6. Lễ nhập quan Trước khi “nhập quan” phải qua thủ tục liệm xác, gọi là khâm liệm. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 26 Công việc này cần được tiến hành sớm, vì không nên để người chết nằm lâu ở ngoài. Bởi sau một ngày một đêm, tức là sau 24 giờ, xác sẽ phân huỷ, bốc mùi hôi thối. Cho nên người ta phải toan liệu gấp rút. Thường thì tang gia nhờ một ông thầy cúng coi ngày giờ, chọn một giờ tốt gần nhất để tiến hành khâm liệm và nhập quan. Khi khâm liệm, nhà giàu dùng vóc nhiễu tơ lụa, nhà nghèo dùng vải trắng. Ngày nay, tất cả đồ liệm này đã có cơ sở mai tang lo liệu cung cấp và vải thường là vải sô, vải mùng. Những thứ vải này cũng có thể được nhà mai tang cung cấp làm quần áo và đồ tang may sẵn. Những người lo việc liệm xác phải tiến hành những việc kể sau theo thứ tự: cởi bỏ dải buộc hàm, chít đầu và phủ mặt xác chết bằng một vuông vải hay vóc nhiễu màu đen lót hang màu hồng có dải buộc ra đằng sau gáy, lồng bao tay, mang vớ và giày. Lễ nhập quan được tiến hành ngay sau khi liệm xong. Thân nhân có mặt đứng theo thứ tự xa gần, trên dưới quanh quan tài. Phải canh đúng “giờ tốt” do thầy cúng hay thầy tu ở chùa coi sách chọn. Những người “kị tuổi” với người chết và giờ chết, trong vòng con cháu cật ruột, phải lánh mặt ra chỗ khác, xa hẳn để ngừa tai hại về sau (vì theo cổ tục người ta tin rằng người chết có thể bắt theo). 3.2.7. Lễ thành phục Đây là lễ mặc đồ tang, bắt đầu cuộc tang chế. Ngay sau khi “thiết linh tọa” thì người ta liền làm lễ “thành phục”. Theo cổ lễ, khi thân nhân chết được bốn ngày rồi, người nhà mới làm lễ “thành phục”. Kể từ ngày này, thân nhân người chết mới mặc tang phục vì cổ lễ cho rằng trong mấy ngày đầu tiên, không nỡ coi là người đã chết. Vào sáng ngày thứ tư, con cháu, anh em mặc tang phục đứng hai bên quay vào linh cửu, đàn ông phía Đông, đàn bà phía Tây, theo thứ tự trên dưới để hành lễ. 3.2.8. Phúng viếng Đám tang nào cũng có người tới phúng viếng. Bạn bè thân thuộc của người chết, con cháu xa gần sau khi được hung tin, và ngay cả những người giao dịch quen biết thường ngày của các con cháu, lại phải kể tới các gia đình thông gia, kế tiếp nhau tới chia buồn cùng tang chủ và phúng viếng người qua đời. 3.2.9. Chọn đất an táng Chọn đất để an tang là một vấn đề quan trọng hàng đầu, đã được nghĩ đến ngay từ khi trong nhà có người sắp lâm chung, thậm chí còn được để ý tới vào lúc người già đã có triệu chứng bệnh yếu. Việc tìm đất thường nhờ các thầy địa lí đảm trách. Ngôi huyệt sẽ được chọn theo sự mong mỏi của con cháu. Có ngôi đất phát giàu có, có ngôi đất phát quan sang, lại có ngôi phát đa đinh, con cháu đầy đàn, hoặc phát tiếng tăm lừng lẫy về một phương diện gì, như văn chương, võ nghệ 3.3. Một số nghi thức sau đám tang Năm học 2012 - 2013 27 3.3.1. Mở cửa mả Thông thường người ta mở cửa mả vào ngày thứ ba sau khi chôn. Khi mở cửa mả người ta chuẩn bị nhang, đèn, hoa quả Sau khi an táng, ngày nào cũng phải cúng cơm cho người chết đến hết 100 ngày. Sau 49 ngày, gia đình sẽ mời tăng sư đến để tụng kinh sám hối cầu siêu cho người chết. Người Hoa cho rằng sự báo hiếu đối với ông bà, cha mẹ quan trọng nhất lúc họ còn sống, khi mất rồi thì ăn uống linh đình là không cần thiết. 3.3.2. Cúng bảy ngày Tính từ ngày mất, cứ 7 ngày tổ chức lễ cầu siêu và cúng cơm một lần. Buổi cầu siêu sau bảy ngày lần thứ nhất gọi là sơ thất, tuần thứ hai tiếp theo gọi là nhị thất, rồi tam thất... cứ thế cúng cho đến lần thứ bảy gọi là thất thất, đây là lần cuối cùng của việc cúng bảy ngày nên cũng được gọi là chung thất hoặc tứ cửu tức là cúng bốn mươi chín ngày. Tam sinh (gà, vịt, thịt...) và hoa quả là những món thường được cúng trong các thất như: sơ thất, tam thất, ngũ thất, thất thất. Trong khi đó nhị thất, tứ thất, lục thất không có cúng linh đình chỉ có thắp nhang và cúng ba bữa cơm trong ngày. Và Khi đến 100 ngày cúng ngũ sinh gồm gà, vịt, thịt, cá và mực; hoa quả như quýt, táo, lê, xoài, nho và nhờ thầy sư tụng kinh. 3.3.3. Giỗ đầu (tiểu tường) Cúng ngũ sinh gồm: gà, vịt, thịt, cá và mực; hoa quả như quýt, táo, lê, xoài, nho và nhờ thầy sư tụng kinh. 3.3.4. Giỗ đại tường (3 năm) Cúng ngũ sinh gồm: gà, vịt, thịt, cá và mực; hoa quả như quýt, táo, lê, xoài, nho và nhờ Thầy sư tụng kinh. Sau đó trộn tro chung với lư hương của tổ tiên. Nhưng do nhu cầu của điều kiện kinh tế cũng như sự thay đổi của thời đại, người Hoa gốc Quảng Đông ngày nay chỉ cúng đến tam thất là cao, những thất còn lại không cúng. Các nhóm người Hoa gốc Quảng Đông thường có những nghĩa trang riêng ở ngoại thành hoặc ở Thủ Dầu Một, Biên Hòa. Thuở xa xưa, những di dân người Hoa ở thành phố, mong muốn có ngày nào đó, con cháu sẽ đưa nắm xương của mình trở về quê cũ ở đất nước Trung Hoa. Càng về sau, chuyện đó càng trở nên xa mờ, họ đã góp nhau mua đất làm nghĩa địa dể cho những người đồng hương có nơi yên nghỉ cuối cùng. Mộ của người Hoa gốc Quảng Đông thường được đắp nấm hình tròn, hình bán nguyệt và khá cao. Phía đầu có bia đá ghi tên, họ, nguyên quán, ngày mất và người lập mộ. Sau khi chôn cất, người Hoa còn tiếp tục làm một số lễ cúng cho người chết trong thời kì để tang, thường là 3 năm. 4. Kết luận Nhìn chung người Hoa gốc Quảng Đông ở TPHCM rất coi trọng lễ tang, nhưng nghi thức lễ tang khá rườm rà vì trọng tính truyền thống. Ngày nay, theo đà phát triển Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 28 của xã hội cũng tinh giản đi nhiều. Người Hoa rất chú trọng coi ngày giờ để tiến hành các khâu tẩm liệm, phát tang (cáo phó), di quan và an táng. Những con cháu và thân bằng cố hữu của người quá cố sẽ được báo tin và tập hợp về tham dự lễ tang. Lễ tang có thể tổ chức ở nhà hoặc ở nơi công quán, các nhà lễ tang của các bệnh viện (gọi là tang nghi quán). Tùy theo các nhóm Hoa Quảng Đông địa phương mà lễ tang với các nghi thức có sự khác biệt nhau ít nhiều. Lễ tang của người Hoa tổ chức khá ồn ào và rình rang, trước kia phải đợi đủ mặt cho con cháu người quá cố và chọn ngày giờ tốt mới làm lễ an táng cho nên có khi kéo dài đến năm, bảy ngày. Các dàn nhạc thay nhau diễn tấu, thân nhân túc trực suốt bên linh cữu, người đến phúng điếu mang theo nhiều liễn trướng có chữ Hán tỏ lòng nhớ thương Một số gia đình còn mời nhiều nhà sư đến tụng niệm, cầu siêu cho người quá cố. Ngoài ra, lúc đưa tang và hạ huyệt, người Hoa dùng nhiều vàng mã và các hình nhân bằng giấy; đám tang trước khi đến huyệt, thường diễu hành qua nhiều phố, theo sau có dàn nhạc, xe chở vòng hoa, liễn trướng phúng điếu Đây đều là những việc gây tốn kém, do đó cần phải có những biện pháp tiết giảm phù hợp, để nghi lễ không kém phần trang trọng mà vẫn thể hiện được tính văn minh tiến bộ. Trong thời gian gần đây, cộng đồng này đã có một số động thái tích cực trong việc tránh lãng phí, xa hoa trong nghi thức tang ma, và gần đây nhất là đã bớt giảm được một phần nào của việc rải giấy tiền vàng bạc. Qua việc nghiên cứu, ta thấy Người Hoa gốc Quảng Đông ở TPHCM đã có nhiều sự thay đổi về tập tục văn hoá của mình. Một mặt, là do nhân trí đã được nâng cao, họ đã chọn lọc văn hoá một cách có hệ thống, điển hình về phong tục ma chay họ đã cắt bớt đi những hủ tục lạc hậu nhưng vẫn giữ được nét văn hóa đặc sắc riêng. Nhưng đồng thời ở đây, ta lại thấy được một biểu hiện khác mặt khác. Nền kinh tế thị trường phát triển, cuộc sống trở nên muôn màu muôn vẻ, người Hoa theo đó cũng đã có nhiều thay đổi quan điểm về tập tục truyền thống. Đặc biệt, là giới trẻ ngày nay, họ đã không còn chú trọng nhiều đến việc ma chay truyền thống của mình nữa. Và đây cũng là lý do tại sao trong cuộc khảo sát lần này, chúng tôi chỉ có thể thu thập số phiếu ý kiến khảo sát với số lượng ít ỏi như vậy, vì câu trả lời của họ đa phần là: “tôi không biết”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan An (2005), Người Hoa ở Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội. 2. Châu Thị Hải (1992), Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. 3. Châu Thị Hải (2007), Người Hoa Việt Nam và Đông Nam Á: Hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay, Nxb Khoa học xã hội. 4. Thu Huyền, Ái Phương (2001), Tìm hiểu 531 câu hỏi về lịch sử văn hóa Việt Nam, tập 2, Nxb Lao động. 5. Phạm Côn Sơn (1999), Gia lễ xưa và nay, Nxb Thanh niên. 6. Nhân Văn (biên soạn) (2007), Nghi lễ của người Trung Hoa, Nxb Thanh Hóa.
Tài liệu liên quan