+ Lượng chạy dao ( Bước tiến S): Là khoảng di động của dụng cụ cắt
theo chiều dọc khi phôi quay một vòng.
* Khi tiện bước tiến là (mm/vòng).
* Khi phay: Là sự dịch chuyển của phôi (mm) khi dao quay một vòng (S0)
hoặc khi dao quay một răng (SZ), hoặc (Sph): S0 = SZ. Z
( Z: Số răng dao phay)
Sph = S0.n = SZ. Z .n (n: số vòng quay của dao sau 1 phút)
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngân hàng câu hỏi ôn tập môn học công nghệ chế tạo máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng câu hỏi ôn tập môn học công nghệ chế tạo máy
Câu1 :Định nghĩa các đại lượng cơ bản chế độ cắt và thông số lớp cắt gọt kim loại.Viết công thức tính toán.
a)+ Tốc độ cắt V là đoạn đường đi trong một đơn vị thời gian của một điểm
trên bề mặt gia công hoặc một điểm trên lưỡi cắt dụng cụ.
* Đối với máy có phôi hoặc dụng cụ cắt quay tròn:
D : đường kính chi tiết (mm).
n : tốc độ quay trục chính (V/ phút).
* Đối với máy có phôi hoặc dụng cụ cắt chuyển động thẳng:
L : Chiều dài hành trình (mm)
t : Thời gian của một hành trình
b) + Lượng chạy dao ( Bước tiến S): Là khoảng di động của dụng cụ cắt
theo chiều dọc khi phôi quay một vòng.
* Khi tiện bước tiến là (mm/vòng).
* Khi phay: Là sự dịch chuyển của phôi (mm) khi dao quay một vòng (S0)
hoặc khi dao quay một răng (SZ), hoặc (Sph): S0 = SZ. Z
( Z: Số răng dao phay)
Sph = S0.n = SZ. Z .n (n: số vòng quay của dao sau 1 phút)
c)+ Chiều sâu cắt t (mm): Là khoảng cách giữa bề mặt chưa gia công và bề
mặt đã gia công sau một lần chạy dao.
* Khi tiện ngoài:
* Khi tiện trong:
* Khi khoan: ( Khoan lỗ trên phôi đặc)
(D: Đường kính phôi chưa gia công, d: Đường kính phôi đã qua gia
công)
Câu 2: Định nghìa các góc độ trên dao tiện tiêu chuẩn trong trạng thái tĩnh. (Hình vẽ minh hoạ).
Các góc của dao trong tiết diện chính và tiết diện phụ.
-Góc trước g.
Góc trước tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi mặt trước và mặt đáy xét trong tiết diện chính tại điểm đó. Góc trước được quy ước có giá trị dương khi mặt trước thấp hơn mặt đáy, Bằng không khi mặt trước trùng với mặt đáy và âm khi mặt trước cao hơn mặt đáy.
-Góc sau a.
Góc sau a : Tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi mặt sau chính và mặt cắt xét trong tiết diện chính tại điểm đó
Góc sắc b : Tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi mặt trước và mặt sau chính xét trong tiết diện chính tại điểm đó.
Ta có: a +b +g = 90°
Góc cắt d. Góc cắt d tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi mặt trước và mặt cắt xét trong tiết diện chính tại điểm đó.
ta có: a + b = d
d + g = 90°
Góc trước phụ g1.
Góc trước phụ g1 tại một điểm trên lưỡi cắt phụ là góc tạo bởi mặt trước và mặt đáy xét trong tiết diện phụ tại điểm đó.
-Góc sau phụ a1.
Góc sau phụ a1 tại một điêm trên lưỡi cắt phụ là góc hợp bởi mặt sau phụ và mặt cắt xét trong tiết diện phụ tại điểm đó.
N
N1
g=0
g< 0
g
b
a
d
j
j1
g1
a1
Gócnghiêng chính j.Góc nghiêng chính j tại một điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi hình chiếu của lưỡi chính trên mặt đáy và phương chạy dao.
- Góc nghiêng phụ j1.
φ1
φ
ε
Góc nghiêng phụ j1 tại một điểm trên lưỡi cắt phụ là góc tạo bởi hình chiếu của lưỡi cắt phụ trên mặt đáy và phương chạy dao.
Góc mũi dao e.
Góc mũi dao e là góc hợp bởi hình chiếu của lưỡi cắt chính và hình
chiếu của lưỡi cắt phụ trên mặt đáy.
Ta có: j+ j1 +e = 180°
Câu 3:Phoi được hình thành trong quá trình cắt gọt kim loại bao gồm các dạng nào? Ý nghĩa của việc nghiên cứu sự hình thành các dạng phoi
Tuỳ theo vật liệu gia công, thông số hình học của dao và chế độ cắt, mà phoi cắt ra có nhiều hình dạng khác nhau và được phân ra các dạng sau:
a- Phoi xếp. Phoi thu được sau khi gia công vật liệu giẻo với tốc độ cắt thấp ( đồng, thép, Hình a). Chiều dày cắt lớn và góc cắt của dao có giá trị dương tương đối lớn. Phoi kéo thành từng từng đoạn. Mặt đối diện với mặt trước của dao rất bóng. Mặt kia có nhiều gợn nẻ. Nhìn chung phoi có dạng đốt xếp lại.
b- Phoi dây. Phoi thu được khi gia công vật liệu dẻo với tốc độ cao, chiều dày cắt bé. Phoi kéo dài liên tục, mặt phoi kề với mặt trước của dao rất bóng, còn mặt đối diện hơi bị gợn. ( Hình-b)
c- Phoi vụn. Thu được khi gia công vật liệu giòn ( gang, đồng thau cứng) ta thu được loại phoi này. Trong quá trình cắt dao không làm cho các yếu tố phoi trượt mà dường như dứt nó lên.Như vậy khi cắt không qua giai đoạn biến dạng dẻo.
* Ý nghĩa:Việc xác định các loại phoi tạo ra cú ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng bề mặt chi tiết gia công.
Phoi xếp chịu biến dạng rất lớn, làm biến cứng bề mặt gia công.
Mức độ biến dạng dẻo khi tạo thành phoi dây ít hơn so với khi hình thành phoi xếp, quá trình cắt xẩy ra dễ dàng hơn, lực cắt đơn vị bé và ít biến đổi, độ bóng bề mặt đạt được cao hơn khi huình thành phoi xếp.
- Độ bóng bề mặt chi tiết khi cắt ra phoi vụn không cao. Bề mặt kim loại
gia công giống như mặt kim loại bị phá huỷ giòn.
Câu 4: Nguyên nhân sinh nhiệt tại vùng cắt khi cắt gọt kim loại. Để khắc phục hiện tượng nhiệt trong quá trình cắt, ta dùng các biện pháp nào?
Những quy luật về phát sinh và truyền nhiệt nhiệt cho phép ta giải thích nhiều hiện tượng vật lý trong quá trình cắt. Sự mài mòn, tuổi bền của dao, chất lượng bề mặt gia công. Để sử dụng dụng cụ cắt một cách hợp lý cần nắm vững các quy luật về nhiệt.
*Nhiệt lượng Q sinh ra trong quá trình cắt là kết quả của:
Công ma sát trong giữa các phân tử của vật liệu gia công trong quá trình biến dạng: Q1
Công ma sát giữa phoi và mặt trước của dao: Q2.
Công ma sát giữa mặt sau dao và bề mặt chi tiết đã gia công: Q3
Công bứt phoi (Để tạo ra bề mặt mới) Q4
Khi đó phương trình cân bằng nhiệt sẽ là:
Q= Q1+ Q2+ Q3+ Q4 (1)
Nếu cho toàn bộ công cơ học biến đổi thành nhiệt thì:
Q=
Trong đó:
Q: Nhiệt lượng (kcal)
A: Công suất cắt (KG m/p)
E: Tương đương giữa nhiệt và công (E= 427KGm/Kcal
- Nhiệt lượng sinh ra trong quá trình cắt được truyền ra ngoài thể hiện qua công thức:
Q = Qc + Qp + Qd + Qkk + QN
Q: Tổng nhiệt lượng sinh ra
Qc: Lượng nhiệt truyền vào chi tiết ( 4% ).
Qd: Lượng nhiệt truyền vào dao (15 - 20%).
Qp: Lượng nhiệt truyền vào phoi (75 - 80%).
Qkk: Lượng nhiệt truyền vào không khí (1%).
Qdn : Lượng nhiệt truyền vào chất làm nguội.
- Để khắc phục hiện tượng nhiệt:
+ Vật liệu làm dao phải có khả năng truyền nhiệt tốt.
+ Tạo điều kiện cho phoi thoát ra ngoài vùng cắt.
+ Chổ làm việc phải thoáng mát, thông gió.
+ Sử dụng chất làm nguội đúng chức năng, thường xuyên
Câu 5: Phân tích các nguyên nhân gây rung động trong quá trình cắt và biện pháp khắc phục.
Hiện tượng rung động trong quá trình cắt sẽ tạo ra chuyển động tương đối có chu kỳ giữa dụng cụ cắt và bề mặt chi tiết gia công gây nên độ sóng và độ nhám trên bề mặt gia công. Trong thực tế khi gia công xuất hiện hai loại rung động: Rung động cưỡng bức và tự rung động
Rung động cưỡng bức: Gây ra trong quá trình cắt do các nguyên nhân sau:
+ Quá trình cắt các bề mặt không liên tục, độ cứng của vật liệu không đồng đều, rung động của các máy xung quanh.
+ Do sự không cân bằng của các bộ phận máy, dao, chi tiết gia công.
+ Do hệ thống truyền động của máy có sự va đập tuần hoàn.
+ Do phôi cắt không cân bằng động, lượng dư không đồng đều.
+ Do gá dao không cân bằng.
* Khắc phục: - Tăng độ cứng vững của hệ thống công nghệ. Bằng cách tìm các phương pháp gá lắp dao, gá lắp chi tiết hợp lý. Cân bằng
động tốt các chi tiết chuyển động vừa và nhanh.
- Ngoài ra cần giảm rung bằng các dụng cụ giảm rung chuyên dùng.
- Rung động tự rung động. Sinh ra bởi qúa trình cắt và nó được duy trì bởi lực cắt. Khi ngừng cắt thì hiện tượng tự rung cũng kết thúc)
Là những rung động mà lực gây ra và duy trì nó được tạo thành và điều khiển bởi chính các rung động đó. Có nhiều cách giải thích nguyên nhân.
+ Do sự thay đổi của lực ma sát ở mặt trước và mặt sau của dao trong quá trình cắt.
+ Do sự thay đổi tính dẻo của vật liệu gia công trong quá trình cắt, khiến cho lực ma sát thay đổi.
+ Do sự phát sinh và mất đi của lẹo dao.
+ Do sự biến dạng đàn hồi của dao, chi tiết gia công.
* khắc phục: Ngoài ra biên độ dao động không những phụ thuộc vào khối lượng và độ cứng vững của hệ thống công nghệ mà còn phụ thuộc vào hình dạng hình học của dao cắt, chế độ cắt, tính cơ lý của vật liệu gia công.
- Tăng tốc độ cắt thì biên độ dao động tăng, Sau khi biên độ đạt tới giá trị cực đại nào đó thì tốc độ cắt càng tăng, biên độ dao động càng giảm.
- Không cắt ở vùng tốc độ sịnh lẹo dao (20 ÷40) m/ph
- Tăng chiều sâu cắt t và chiều rộng cắt b thì biên độ dao động giảm.
- Góc j càng lớn biên độ dao động càng giảm.
- Góc trước càng giảm biên độ dao động càng tăng.
- Góc sau khi lớn hơn 3° ít ảnh hưởng tới biên độ và tần số rung động.
- Tăng bán kính mũi dao sẽ làm tăng biên độ dao động.
Câu 6: Trình bày tác dụng của việc sử dụng dung dịch trơn nguội trong quá trình gia công cắt gọt. Khi sử dụng dung dịch trơn nguội cần chú ý tới các yêu cầu gì?
Tác dụng:
- Làm giảm nhiệt tại vùng cắt Giảm ma sát giữa phoi và dao, giữa dao
và chi tiết gia công.
Bôi trơn được các bề mặt gia công.
Làm cho quá trình biến dạng dẻo diễn ra dễ dàng hơn. Nên giảm công tiêu hao trong quá trình gia công.
Làm nguội dụng cụ cắt và chi tiết gia công, nâng cao tuổi bền của dao.
Cuốn được phoi ra khỏi vùng cắt.
Cách sử dụng: Việc chọn dung dịch trơn nguội hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện làm việc. Khi gia công thô nên chọn dung dịch trơn nguội có tính chất làm nguội là chủ yếu. Khi gia công tinh chọn dung dịch chủ yếu có tính bôi trơn, vì trong điều kiện này cần độ bóng bề mặt chi tiết cao.
Tác dụng lớn của dung dịch trơn nguội còn phụ thuộc vào việc đưa dung dịch trơn nguội vào vùng cắt.
Câu 7:Chất lượng bề mặt chi tiêt máy được đặc trưng các yếu tố nào ? Trình bày nội dung về tính chất hình học của bề mặt gia công ?
* Tính chất hình học của bề mặt gia công.
Tính chất hình học của bề mặt gia công được đánh giá bằng độ nhấp nhô tế vi và độ sóng của bề mặt.
b. Độ sóng:
Độ sóng bề mặt là chu kỳ không bằng phẳng của bề mặt chi tiết được quan sát trong phạm vi lớn hơn độ nhám bề mặt (từ 1 đến 10 mm). Dựa vào tỷ lệ gần đúng giữa chiều cao nhấp nhô và bước sóng để phân biệt giữa chiều cao nhấp nhô tế vi (Độ nhám) bề mặt và độ sóng bề mặt.
-Ứng với tỷ lệ l/h = 0 ÷50 gọi là độ nhám bề mặt.
- Ứng với tỷ lệ L/H = 50 ÷1000 gọi là độ sóng bề mặt.
L
l
H
h
Hình 2.1 Khái quát về độ nhám và độ sóng bề mặt chi tiết máy.
h: chiều cao nhấp nhô tế vi.
l: khoảng cách giữa hai đỉnh náp nhô tế vi.
H: chiều cao của sóng.
L:khoảng cách giữa hai đỉnh sóng.
a. Độ nhấp nhô tế vi:
Độ nhấp nhô tế vi được đánh giá bằng chiều cao nhấp nhô Rz là trị số trung bình của 5 khoảng cách từ 5 đỉnh cao nhất đến 5 đáy thấp nhất của nhấp nhô bề mặt tế vi tính trong chiều dài chuẩn L.
Sai lệch trung bình cộng ( Ra) là trị số trung bình của khoảng cách từ các đỉnh trên đường nhấp nhô tế vi tới đường trục tọa độ 0X.
Theo TCVN độ nhẵn bề mặt được chia làm 14 cấp ứng với giá trị Ra, Rz. Độ nhẵn bề mặt cao nhất ứng với cấp 14 ( Ra ≤ 0.01μm ; RZ ≤ 0.01μm ). trên bản vẽ chi tiết máy, yêu cầu độ nhám bề mặt được cho theo giá trị của Ra hoặc Rz . Tri số Ra cho khi yêu cầu độ nhám bề mặt cần đạt từ cấp 6 đến cấp 12 ( Ra = 2.5÷0.04 μm ).
trị số RZ được ghi trên bản vẽ nếu yêu cầu độ nhám bề mặt đạt trong phạm vi từ cấp 1 đến cấp 5 là ( RZ = 320÷20 μm ) hoặc từ cấp 13 đến cấp 14 là
( RZ = 0.08÷0.05 μm ).
* Chất lượng chế tạo chi tiết máy được đánh giá bằng các thông số cơ bản sau:
- Độ chính xác về kích thước các bề mặt.
- Độ chính xác về hình dáng các bề mặt.
- Độ chính xác về vị trí tương quan giữa các bề mặt.
- Chất lượng bề mặt.
Câu 8: Chất lượng bề mặt chi tiêt máy được đặc trưng các yếu tố nào? Trình bày nội dung về tính
chất cơ lý của bề mặt gia công ?
* Chất lượng chế tạo chi tiết máy được đánh giá bằng các chỉ tiêu cơ bản sau:
- Độ chính xác về kích thước các bề mặt.
- Độ chính xác về hình dáng các bề mặt.
- Độ chính xác về vị trí tương quan giữa các bề mặt.
- Chất lượng bề mặt.
* Tính chất cơ lý của bề mặt gia công
Tính chất cơ lý của lớp bề mặt của chi tiết máy được biểu thị bằng độ cứng bề mặt, sự biến đổi có cấu trúc tinh thể lớp bề mặt, độ lớn và dấu của ứng suất trong lớp bề mặt, chiều sâu của lớp biến cứng bề mặt.
a. Hiện tượng biến cứng của lớp bề mặt.
Trong quá trình gia công ,tác dụng của lực cắt làm xô lệch mạng tinh thể của kim loại lớp bề mặt, gây biến dạng dẻo ở vùng trước và sau lưỡi cắt làm cho kim loại của lớp bề mặt bị cứng nguội, chắc lại và có độ cứng tế vi cao.
Mức độ biến cứng, chiều sâu lớp biến cứng phụ thuộc vào tác dụng của lực cắt, mức độ biến dạng dẻo của kim loại và ảnh hưởng nhiệt trong vùng cắt.
b. Ứng suất dư trong lớp bề mặt:
Khi gia công trong lớp kim loại phần vỏ chi tiết xuất hiện ứng suất dư. Trị số, dấu chiều sâu phân bố của nó phụ thuộc vào điều kiện gia công cụ thể.
Nhiệt sinh ra tại vùng cắt nóng cục bộ lớp bề mặt, làm giảm môđun đàn hồi của vật liệu. Sau khi cắt lớp bề mặt nguội nhanh, co lại gây ra ứng suất dư kéo, để cân bằng lớp bên trong gây ra ứng suất dư nén.
Kim loại chuyển pha và nhiệt cắt làm thay đổi cấu trúc lớp bề mặt và gây ra ứng suất dư nén nếu có xu hướng tăng thể tích.
Câu 9: Chất lượng bề mặt ảnh hưởng đến những khả năng làm việc nào của chi tiết? Hãy trình bày sự ảnh hưởng đó đến tính chống mài mòn của chi tiết.
Chất lượng bề mặt có ảnh hưởng nhiều đến khả năng làm viêc của chi tiết máy là, đến mối ghép của chúng trong kết cấu tổng thể của chi tiết máy:
Ảnh hưởng đến tính chống mài mòn của chi tiết.
Ảnh hưởng đến độ bền mỏi của chi tiết.
Ảnh hưởng đến tính chống ăn mòn hóa học của lớp bề mặt
Ảnh hưởng đến độ chính xác của mối lắp ghép.
Chất lượng bề mặt:
a: Tốt, b: Trung bình; c: Xấu
Ảnh hưởng đến tính chống mài mòn của chi tiết.
Lîng mßn cho phÐp
a1
a2
a3
T1
T2
T3
t1
t2
T
c
b
a
Qu¸ tr×nh mßn cña mét cÆp ma s¸t
Thêi gian
Mßn ban ®Çu
Mßn b×nh thêng
Mßn khèc liÖt
Lîng mßn
0
t3
a. Ảnh hưởng của nhấp nhô tế vi: (độ nhám bề mặt)
Do bề mặt hai chi tiết tiếp xúc với nhau có nhấp nhô tế vi nên ở giai
đoạn đầu, hai bề mặt này chỉ tiếp xúc với nhau trên một số đỉnh nhấp nhô
cao, diện tích tiếp xúc chỉ bằng một phần diện tích tính toán và tại đó áp
suất rất lớn, thường vượt quá giới hạn chảy, có khi vượt quá giới hạn bền
của vật liệu, làm cho các điểm tiếp xúc bị nén đàn hồi.
Khi hai bề mặt có chuyển động tương đối với nhau sẽ xảy ra hiện tượng chảy dẻo ở các đỉnh nhấp nhô làm chúng bị mòn nhanh và khe hở
tăng lên. Đó là hiện tượng mòn ban đầu. Khi chiều cao nhấp nhô tế vi giảm, diện tích tiếp xúc ở các đỉnh nhấp nhô tăng lên, áp suất trên chúng sẽ giảm đi và lượng mòn ban đầu sẽ giảm đi nhiều. Giai đoạn mòn ban đầu ứng với thời gian chạy rà các kết cấu cơ khí.
(Trên hình 2-2 biểu thị quá trình mòn của các cặp vật liệu khi Rz tăng dần (từ đường a đến đường c), theo đó nếu Rz tối ưu để có lượng mòn ban đầu nhỏ nhất sẽ còn phụ điều kiện làm việc nặng hay nhẹ. Trên hình 2- 3 là quan hệ giữa lượng mòn ban đầu và Rz tối ưu.)
b. Ảnh hưởng của lớp biến cứng tớichất lượng bề mặt:
Lớp biến cứng bề mặt của chi tiết máy có tác dụng nâng cao tính chống mòn vì nó hạn chế quá trình biến dạng dẻo toàn phần của chi tiết qua đó hạn chế hiện tượng chảy và mài mòn kim loại
c. Ứng suất dư bề mặt của chi tiết máy nói chung không ảnh hưởng đáng kể đến tính chống mòn
Câu 10: Chất lượng bề mặt ảnh hưởng đến những khả năng làm việc nào của chi tiết? Hãy trình bày sự ảnh hưởng đó đến tính chống ăn mòn hóa học của lớp bề mặt chi tiết máy.
Chất lượng bề mặt có ảnh hưởng đến các khả năng làm viêc của chi tiết máy là:
- Đến mối ghép của chúng trong kết cấu tổng thể của chi tiết máy.
Ảnh hưởng đến tính chống mài mòn của chi tiết.
Ảnh hưởng đến độ bền mỏi của chi tiết.
Ảnh hưởng đến tính chống ăn mòn hóa học của lớp bề mặt
Ảnh hưởng đến độ chính xác của mối lắp ghép
Ảnh hưởng đến tính chống ăn mòn hóa học của lớp bề mặt chi tiết
a. Ảnh hưởng của độ nhám bề mặt
Các chỗ lõm do nhấp nhô tế vi tạo ra là nơi chứa các chất ăn mòn. Quá trình ăn mòn dọc theo thành dốc của các nhấp nhô và tạo thành các nhấp nhô mới như hình 2.4 Như vậy chiều cao
nhấp nhô càng thấp thì càng ít bị ăn mòn. Có thể chống ăn mòn bằng cách phủ lên bề mặt chi tiết một lớp bảo vệ như mạ Crôm, mạ Niken.
Kết quả của biến dạng dẻo tạo nên sự không đồng nhất tế vi của kim loại nhiều tinh thể, trong đó sinh ra nhiều phần tử ăn mòn.
Lớp biến cứng bề mặt còn hạn chế sự khuyếch tán ôxy trong không khí vào lớp bề mặt chi tiết nên hạn chế được sự tạo thành oxy kim loại có tác dụng bảo vệ, chống ăn mòn.
b. Ảnh hưởng của lớp biến cứng bề mặt
Cấu trúc kim loại có hạt cứng (Peclit) và hạt mềm (Pe rrit). Các hạt mềm bị biến dạng dẻo nhiều hơn, dẫn đến khả năng biến cứng cao hơn, nên mức năng lượng nâng cao không đồng đều. Thế năng điện tích các hạt thay đổi khác nhau. Pe rrit trở thành a nốt (+), Peclit trở thành Catôt (-)
c. Ảnh hưởng ứng suất dư
Ứng suất dư hầu như không ảnh hưởng tới tính ăn mòn
Câu 11. Thế nào là độ chính xác gia công cơ. Để đánh giá sai số gia công người ta dùng các dạng sai số nào? Nội dung các dạng sai số.
Định nghĩa về độ chính xác gia công: “Là mức độ giống nhau giữa chi tiết lý tưởng trên bản vẽ thiết kế và chi tiết thực được gia công”
Nói chung, độ chính xác gia công là chỉ tiêu khó đạt nhất và gây tốn kém nhất kể cả trong quá trình xác lập cũng như trong quá trình chế tạo
Nội dung các dạng sai số để đánh giá sai số gia công:
Độ chính xác gia công gồm hai khái niệm: Độ chính xác của một chi tiết và độ chính xác của loạt chi tiết:
Độ chính xác của một chi tiết bao gồm: Sai lệch kích thước và sai lệch bề mặt.
- Sai lệch kích thước bao gồm: Sai số kích thước và sai số vị trí
- Sai lệch bề mặt bao gồm: + Sai số hình dáng
+ Độ sóng.
+ Độ nhám bề mặt.
+ Tính chất cơ lý
Độ chính xác của cả loạt chi tiết là tổng sai số có:
- Sai số hệ thống.
- sai số ngẫu nhiên.
Câu 12: Thế nào là sai số hệ thống không đổi, sai số hệ thống thay đổi, sai số ngẫu nhiên. Các nguyên nhân gây các sai số trên trong quá trình gia công?
- Sai số hệ thống không đổi là sai số xuất hiện trên từng chi tiết của cả loạt có giá trị không thay đổi.
- Sai số hệ thống thay đổi: là sai số xuất hiện trên từng chi tiết của cả loạt có giá trị thay đổi, nhưng theo một quy luật nhất định.
- Sai số ngẫu nhiên: là sai số mà giá trị của chúng xuất hiện trên mỗi chi tiết không theo một quy luật nào.
Các nguyên nhân gây ra sai số hệ thống không đổi:
- Sai số lý thuyết của phương pháp cắt.
- Sai số chế tạo của máy, đồ gá, dụng cụ v.v
- Do sự biến dạng của chi tiết
Các nguyên nhân gây ra sai số hệ thống thay đổi:
( Theo thời gian gia công)
- Dụng cụ cắt bị mòn theo thời gian
- Biến dạng nhiệt của máy, dao, đồ gá
Các nguyên nhân gây ra sai số ngẫu nhiên:
- Tính chất của vật liệu gia công không đều
- Lượng dư gia công không đồng đều
- Vị trí của phôi khi gá đặt gây sai số gá đặt
- Sự thay đổi do ứng suất dư
- Do mài dao và gá dao nhiều lần
- Do thay đổi nhiều máy để gia công một chi tiết
- Do dao động nhiệt và thay đổi của chế độ cắt
Câu 13: Những yếu tố nào sinh ra sai số gia công chi tiết máy? Phân tích ảnh hưởng do biến dạng nhiệt của hệ thống công nghệ đến độ chính xác gia công?
+ Các yếu tố sinh sai số gia công chi tiết máy:
- Do biến dạng đàn hồi của hệ thống công nghệ.
- Ảnh hưởng của độ chính xác của máy, dao, đồ gá và tình trạng mòn
của chúng đến độ chính xác gia công.
- Ảnh hưởng do biến dạng nhiệt của hệ thống công nghệ đến độ chính
xác gia công.
- Sai số do rung động phát sinh trong quá trình cắt.
- Sai số do chọn chuẩn và gá đặt chi tiết gây ra.
+ Phân tích ảnh hưởng do biến dạng nhiệt của hệ thống công nghệ
MDĐC đến độ chính xác gia công? (Lấy ví dụ minh họa).
Các thành phần của hệ thống công nghệ khi làm việc sẽ bị nóng lên và giản nở gây ra sai số gia công.
a. Sai số do biến dạng vì nhiệt của máy
Trong quá trình làm việc máy sẽ bị nóng lên, các bộ phận khác nhau của máy có thể có nhệt độ chênh lệch nhau đến 500C Þ biến dạng không đều Þ không chính xác trong quá trình làm việc.
Nhiệt độ cao nhất là ở ổ đỡ trục chính, nhiệt ở đây có thể cao hơn các nơi khác của ụ trục chính từ 30 đến 40%. Nhiệt sẽ làm cho đầu trục chính xê dịch theo hướng ngang và đứng, di chuyển theo hướng đứng được biểu diễn như hình vẽ.
b) Sai số do biến dạng vì nhiệt của chi tiết
Khi gia công nhiệt truyền vào chi tiết làm nó biến dạng Þ sai số gia