Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ

*CHƯƠNG 1 1/​ Trong câu “Tôi đi học”, nếu lần lượt bổ sung thêm vào như: Tôi đi học bằng xe đạp/ Tôi đi học bằng xe đạp ​m​ ỗi ngày/ Tôi đi học mỗi ngày ​trên con đường ​ này .để hợp với nội dung truyền đạt, người ta nói chúng đã sử dụng quan hệ ngôn ngữ gì? A. Cấp bậc B. Ngữ đoạn C. Liên tưởng D. Cả 3 ý trên 2/ ​Người ta tư duy và ngôn ngữ thống nhất nhưng không đồng nhất là bởi vì: A. Nếu không có ngôn ngữ thì không có tư duy và ngược lại B. Ngôn ngữ là hệ thống, tư duy là tín hiệu C. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy D. Ngôn ngữ là vật chất, tư duy là tinh thần. 3/ ​Khi nói “Tổng thể những mối quan hệ trong hệ thống, là phương thức tổ chức hệ thống” là nói đến: A. Hệ thống B. Cấu trúc C. Ngôn ngữ D. Tín hiệu 4/​ Câu “Là hệ thống những đơn vị vật chất và những quy tắc hoạt động của chúng được phán ánh trong ý thức cộng đồng” dùng để chỉ điều gì? A. Ngôn ngữ là hiện tượng cá nhân B. Ngôn ngữ là một hệ thống C. Ngôn ngữ không mang tính bẩm sinh D. Ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng

pdf52 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM DẪN LUẬN NGÔN NGỮ. *CHƯƠNG 1 1/​ Trong câu “Tôi đi học”, nếu lần lượt bổ sung thêm vào như: Tôi đi học bằng xe đạp/ Tôi đi học bằng xe đạp ​mỗi ngày​ / Tôi đi học mỗi ngày ​trên con đường này​ ...để hợp với nội dung truyền đạt, người ta nói chúng đã sử dụng quan hệ ngôn ngữ gì? A. Cấp bậc B. Ngữ đoạn C. Liên tưởng D. Cả 3 ý trên 2/ ​Người ta tư duy và ngôn ngữ thống nhất nhưng không đồng nhất là bởi vì: A. Nếu không có ngôn ngữ thì không có tư duy và ngược lại B. Ngôn ngữ là hệ thống, tư duy là tín hiệu C. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy D. Ngôn ngữ là vật chất, tư duy là tinh thần. 3/ ​Khi nói “Tổng thể những mối quan hệ trong hệ thống, là phương thức tổ chức hệ thống” là nói đến: A. Hệ thống B. Cấu trúc C. Ngôn ngữ D. Tín hiệu 4/​ Câu “Là hệ thống những đơn vị vật chất và những quy tắc hoạt động của chúng được phán ánh trong ý thức cộng đồng” dùng để chỉ điều gì? A. Ngôn ngữ là hiện tượng cá nhân B. Ngôn ngữ là một hệ thống C. Ngôn ngữ không mang tính bẩm sinh D. Ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng 5/ ​Bản chất xa hội của ngôn ngữ là gì? A. Thể hiện ý thức xã hội 1 B. Phương tiện giao tiếp quan trọng của xã hội. C. Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triên của xã hội. D. Cả 3 ý trên 6​/ Chức năng của ngôn ngữ là gì? A. Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của con người B. Ngôn ngữ là tín hiệu của xã hội C. Giup cho xã hội phát triển D. Tạo nền nền tảng cơ sở, vật chất. 7​/ Đơn vị của ngôn ngữ là gì? A. Câu, từ, hình vì, âm vị B. Câu, âm vị, cấu trúc C. Âm vị, hình vị D. Câu, từ, đoạn văn 8/​ “Ngôn ngữ nói chung và các từ nói riêng ra đời do ý muốn tự giác hay không tự giác của co người khi mô phỏng âm thanh tự nhiên” dùng để chỉ thuyết gì? A. Thuyết tượng hình B. Thuyết tượng thanh C. Thuyết tiếng kêu trong lao động D. Thuyết khế ước xã hội 9/​ Đại diện cho thuyết cảm thán là ai? A. Rutso, Humbon B. Angel C. Các Mác D. Adam Xmit. 10/ ​“Lao động không những là điều kiện biến vượn thành người mà còn là điều kiện làm nảy sinh ngôn ngữ” là nội dung của thuyết nào? A. Thuyết khế ước xã hội B. Thuyết cảm thán C. Thuyết Angel 2 D. Thuyết tiếng kêu trong lao động. 11/​ Ngôn ngữ là hệ thống vì: A. Ngôn ngữ phản ánh đúng thực tế xã hội B. Ngôn ngữ được sắp đặt theo thứ tự nhất định C. Ngôn ngữ bao gồm cấu trúc D. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt 12/ ​Trong câu “Tôi ăn cơm” nếu lần lượt bổ sung thêm vào như “Tôi ăn cơm chiên/ ​ Tôi ăn cơm ​cùng nhỏ bạn​ / Tôi ăn cơm cùng nhỏ bạn​ tại quán sinh viên​ , để hợp với nội dung truyền đạt, người ta nói chúng đã sử dụng quan hệ ngôn ngữ gì? A. Ngữ đoạn B. Liên tưởng C. Cấp bậc D. Cả A và B. 13/​ Trong câu “quyển sách mới” , nếu lần lượt bổ sung thêm vào như : Quyển sách mới màu vàng/ Quyển sách mới màu vàng của tôi/ Quyển sách mới màu vàng của tôi đặt trên bàn.để hợp với nội dung truyền đạt, người ta nói chúng đã sử dụng quan hệ ngôn ngữ gì? A. Cấp bậc B. Ngữ đoạn C. Liên tưởng D. Không có đáp án đúng 14/ ​Trong câu “Tôi đọc sách”, nếu thay thế như: Tôi đọc sách/ Tôi đọc ​báo /​ Tôi đọc ​tạp chí/ ​ Tôi đọc ​thông báo​ để hợp với nội dung truyền đạt, người ta nói chúng đã sử dụng quan hệ ngôn ngữ gì? A. Ngữ đoạn B. Cấp bậc C. liên tưởng D. Cả A và C. 3 15/ ​Trong câu thơ của Tản Đà “Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày”, nếu ta thay thế khô bằng các từ như: tuôn/ cạn/ ướt/ đẫm., người ta nói chung đã sử dụng quan hệ ngôn ngữ gì? A. Liên tưởng B. Cấp bậc C. Ngữ đoạn D. cả 3 16/​ Nguồn gốc của ngôn ngữ do đâu: A. Chính con người tạo nên B. Do tự nhiên sáng tạo C. Vận động kiến tạo của thiên nhiên D. Thượng đế sáng tạo nên. 17/​ Nguồn gốc của ngôn ngữ theo trường phái duy vật là? A. Mối quan hẹ biện chứng qua lại B. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên C. Mối quan hệ giữa tên gọi và sự vật D. Mối quan hệ giữa cá nhân và cá nhân. 18/​ Thời kì nào xuất hiện khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ? A. Thời Phục hưng B. Chiến tranh thế giới thứ nhất C. Cuối thế kỉ X. D. Đầu năm 1900. 19/​ Phát biểu nào sau đây sai? A. Ngôn ngữ không phải hiện tượng sinh học B. Ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng C. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng cá nhân D. Ngôn ngữ không phải hệ thống tín hiệu 20/​ Quan điểm “ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội” là của ai? A. Angel B. Các Mac 4 C. Rút xô D. Adam Xmit. 21​/ Câu “Hành vi nói ra của người nói chính là hành vi sản sinh văn bản, hành vi hiểu văn bản là hành vi tiếp nhận từ phía người nghe” dùng để chỉ điều gì? A. Ngôn ngữ có tính vật chất B. Lời nói C. Hoạt động nói năng D. Tín hiệu 22/​ “Ngôn ngữ phụ thuộc và hoạt động của con người , ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, do nhu cầu giao tiếp của con người” dùng để chỉ điều gì? A. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội B. Ngôn ngữ là hiện tượng cá nhận C. Ngôn ngữ mang tính dân tộc D. ngôn ngữ mang tính nhân sinh. 23/​ “Không có ngôn ngữ thì không có tư duy và nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những tổ hợp âm vô nghĩa” là nói đến điều gì? A. Ngôn ngữ là công cụ hình thành tư tưởng B. Sự thống nhất giữa ngôn ngữ và tư duy C. ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy D. Ngôn ngữ và tư duy bổ sung cho nhau. 24/​ “Là chuỗi liên tục các tín hiệu ngôn ngữ được xây dựng theo quy luật và chất liệu” là khái niệm nói đến. A. Hoạt động nói năng B. Ngôn ngữ C. Tư duy D. Lời nói 25/ ​Là hệ thống những đơn vị vật chất và nhũng quy tắc hoạt động của chúng được phản ánh trong ý thức cộng đồng là nói đến? A. Ngôn ngữ B. Hệ thống 5 C. Cấu trúc D. Tín hiệu 26/​ “Ngôn ngữ phát sinh do con người thỏa thuận với nhau mà quy định ra” là nội dung của thuyết gì? A. Thuyết cảm thán B. Thuyết Angel C. Thuyết khế ước xã hội D. Thuyết tiếng kêu trong lao động. 27​/ “Là một sự vật tác động vào giác quan của con người làm cho ta hiểu được, suy diễn đến nội dung nào đó nằm ngoài sự vật đó” là khái niệm của? A. Tín hiệu B. Ngôn ngữ C. Dấu hiệu D. Xã hội 28/​ Hai mặt nào không thể tách rời để biểu thị ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu? A. Âm thanh và hình ảnh B. Hình ảnh và ý nghĩa C. Âm thanh và ý nghĩa D. Ý nghĩa và giác quan. 29​/ Từ “bàn” chỉ có giá trị trong tiếng Việt, nó phải nằm trong hệ thống từ vựng tiếng Việt để chỉ điều gì? A. Cấu trúc ngôn ngữ B. Hệ thống ngôn ngữ C. Ngôn ngữ là hệ thống D. Tín hiệu 30/ ​Các yếu tố trong ngôn ngữ được sắp đặt theo quy luật nhất định (chúng không thể kêt hợp với nhau môt cách tùy tiện) là để chỉ? A. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu B. Ngôn ngữ là hệ thống C. ngôn ngữ là cấu trúc D. Ngôn ngữ là hệ thống cấu trúc.. 6 *CHƯƠNG 2 31/​ “Phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc nhằm tìm ra các mối quan hệ thân thuộc, gần gũi giữa các ngôn ngữ để xếp chúng vào phổ hệ” là phương pháp so sánh gì? A. phương pháp so sánh lịch sử B. Phương pháp so sánh đối chiếu C. phương pháp so sánh loại hình D. Phương pháp so sánh tổng hợp ​32/​ ​ "Dựa trên dấu hiệu những dấu hiệu của cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ phân loại chúng, sắp xếp chúng vào một loại hình nhất định" là phương pháp so sánh gì? A. Phương pháp so sánh loại hình B. Phương pháp so sánh lịch sử C. Phương pháp so sánh loại hình D. Phương pháp so sánh tổng hợp 33​/ Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập là: A. Cấu tạo bằng phụ âm rất nhiều B. Hình thức của từ không biến đổi khi kết hợp với nhau C. Đối lập căn tố và phụ tố D. Hình thức của từ biến đổi khi tạo câu. 34/​ Quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng hư từ, trật tự từ, ngữ điệu là đặc điểm của loại hình ngôn ngữ gì? A. Ngôn ngữ hòa kết B. Ngôn ngữ đơn lập C. Ngôn ngữ chắp dính D. Ngôn ngữ biến hình 35​/ Mỗi phụ tố chỉ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là đặc điểm của loại hình ngôn ngữ gì? A. Ngôn ngữ đơn lập B. Ngôn ngữ chắp dính 7 C. Ngôn ngữ biến hình D. Ngôn ngữ hòa kết 36/ ​ Một ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu thị bằng nhiều phụ tố là đặc trưng của? A. Ngôn ngữ hòa kết B. Ngôn ngữ tổng hợp. C. Ngôn ngữ chắp dính D. Ngôn ngữ đơn lập 37/​ Đối lập giữa căn tố và phụ tố là đặc trưng của? A. Ngôn ngữ chắp dính B. Ngôn ngữ đơn lập C. Ngôn ngữ lập khuôn D. Ngôn ngữ hòa kết 38/​ Hình thức của từ biến đổi khi tạo thành câu là đặc trưng của? A. Ngôn ngữ đơn lập B. Ngôn ngữ hòa kết C. Ngôn ngữ chắp dính D. Ngôn ngữ tổng hợp 39/ ​Hình thức của từ không biến đổi khi kết hợp với nhau là đặc trưng của? A. Ngôn ngữ hòa kết B. Ngôn ngữ đơn lập C. ngôn ngữ chắp dính D. ngôn ngữ biến hình. 40/​ Ngôn ngữ nào dưới đây thuộc loại hình ngôn ngữ phân tiết? A. Tiếng Việt B. Tiếng Anh C. Tiếng Hoa D. Tiếng Tây Ban Nha 8 41/ ​ Có một phương pháp dùng để so sánh các ngôn ngữ khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ căn cứ trên diện đồng đại hoặc trên nhiều phương diện, bộ phận của các ngôn ngữ là phương pháp gì? A. Phương pháp đối chiếu B. Phương pháp so sánh lịch sử C. Phương pháp so sánh loại hình D. Phương pháp so sánh tổng hợp. 42/​ Loại hình ngôn ngữ nào dùng phụ tố ghép thêm vào căn tố một cách máy móc của mỗi phụ tố biểu thị ý nghĩa ngữ pháp nhất định? A. Ngôn ngữ chắp dính B. Ngôn ngữ hòa kết C. Ngôn ngữ đơn lập D. Ngôn ngữ biến hình. 43/ ​Phân loại ngôn ngữ trên thế giới dựa vào nguồn gốc nhằm tìm ra mối quan hệ thân thuộc là phương pháp gì? A. Phương pháp so sánh đối chiếu B. Phương pháp so sánh lịch sử C. Phương pháp so sánh tổng hợp D. Không có đáp án đúng. 44/​ Sự đối lập giữa căn tố và phụ tố là đặc trưng nổi bật của loại hình ngôn ngữ gì? A. Ngôn ngữ đơn lập B. Ngôn ngữ tổng hợp C. Ngôn ngữ chắp dính D. Ngôn ngữ biến hình 45/​ Cách gọi khác của ngôn ngữ biến hình là gì? A. Ngôn ngữ phân tích B. Ngôn ngữ đơn lập C. Ngôn ngữ hòa kết D. Ngôn ngữ chắp dính. 9 46/​ Phân loaị ngôn ngữ nhằm tìm ra mối quan hệ thân thuộc, gần gũi để sắp xếp chúng vào phổ hệ, là đặc trưng của phương pháp gì? A. Phương pháp so sánh đối chiếu B. Phương pháp so sánh lịch sử C. Phương pháp so sánh tổng hợp D. Không có đáp án đúng. 47/​ “Trong tiến trình phát triển của, ngôn ngữ cơ sở bị phân chia thành nhiều dòng khác nhau là cơ sở của cách phân loại” là đặc trưng của ngôn ngữ gì? A. Phương pháp đối chiếu B. Phương pháp so sánh lịch sử C. Phương pháp so sánh loại hình D. Phương pháp so sánh tổng hợp. 49/​ Phương pháp so sánh loại hình xem mặt nào của cấu trúc nội bộ ngôn ngữ là chủ đạo? A. Từ vựng B. Cấu trúc câu C. Ngữ pháp D. Chính tả. 50/ ​ Một ý nghĩa ngữ pháp có thể biểu hiện bằng nhiều phụ tố là đặc điểm của ngôn ngữ gì? A. Ngôn ngữ hòa kế​t B. Ngôn ngữ đơn lập C. Ngôn ngữ phân tích D. Ngôn ngữ đơn lập. 51​/ Giảm bớt sự biến đổi hình thái, sử dụng hư từ, trật tự từ, hư từ và ngữ điệu là đặc điểm của ? A. Ngôn ngữ hòa kết phân tích B. Ngôn ngữ phân tích đối lập C. Ngôn ngữ đơn lập D. Ngôn ngữ chắp dính. 52/​ Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ hoà kết là gì? 10 A. Dùng phụ tố ghép thêm vào căn tố một cách máy móc của mỗi phụ tố biểu thị ý nghĩa ngữ pháp nhất định B. Mỗi phụ tố chỉ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp C. Quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng hư từ, trật tự từ, ngữ điệu D. Đối lập giữa căn tố và phụ tố. 53/ Hình vị trùng với âm tiết là đặc điểm của loại hình ngôn ngữ gì? A. Ngôn ngữ chắp dính B. Ngôn ngữ hòa kết C. Ngôn ngữ đơn lập D. Ngôn ngữ biến hình. 54/ Trong tiếng Anh, khi ta đêm phụ tố (work-er, act -or, assist-ant, reception-ist) là đặc điểm gì? A. Một ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng nhiều phụ tố B. Nhiều ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng một phụ tố C. Một ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng một phụ tố D. Nhiều ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng nhiều phụ tố. 55/ Trong tiếng Anh, khi ta thêm phụ tố (dis-play, un-happy, home-less) là đặc điểm gì? A. Một ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng nhiều phụ tố B. Nhiều ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng một phụ tố C. Một ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng một phụ tố D. Nhiều ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng nhiều phụ tố. CHƯƠNG 3. 56/ Ngữ âm là gì? A. Là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ B. Là hình thức tồn tại của ngôn ngữ C. A và B đều đúng D. A và B đều sai. 57/ Ngữ âm học nghiên cứu về điều gì? A. Quy luật tổ chức, kết hợp âm 11 B. Chữ viết C. Hình vị, âm vị, âm tố D. Sắc thái ngôn ngữ. 58/ Cơ sở vật lí có những đặc trưng trong âm học là gì? A. Cao độ, cường độ, trường độ B. Cao độ, âm sắc, trường độ C. Cao độ, cường độ, trường độ và âm sắc D. Cả A B C đều sai. 59/ Cơ sở sinh lí học có đặc trưng âm học gồm? A. Cơ quan hô hấp, thanh hầu, thanh quản B. Lưỡi, thanh hầu, thanh quản, mũi C. Cơ quan hô hấp, thanh hầu, các khoang cộng hưởng D. Thanh hầu và cơ quan hô hấp. 60/ Phụ âm vang [p],[t], [k], kết thúc âm tiết, ta gọi đó là gì? A. Âm tiết khép B. Âm tiết mở C. Âm tiết nửa mở D. Âm tiết nửa khép 61/ [m],[n], [ng] kết thúc âm tiết ta gọi là gì? A. Âm đầu lưỡi B. Âm tiết khép C. Âm tiết nửa khép D. Âm tiết mở. 62/ Người ta nói "thỏ thẻ","se sẻ" là những âm tiết gì? A. Âm tiết khép B. Âm tiết mở C. Âm tiết nửa khép D. Âm tiết nửa mở. 63/ Người ta nói "mái đầu, mai sau" là những âm tiết gi? A. Âm tiết mở 12 B. Âm tiết khép C. Âm tiết nửa mở D. Âm tiết nửa khép. 64/ "Là đơn vị nhỏ nhất không thể phân chiết" đề cập đến khái niệm gì? A. Âm vị B. Hình vị C. Âm tố D. Âm tiết 65/ Tiêu chí phân loại nguyên âm. 66/ [i], [e] là những nguyên âm gì? A. Nguyên âm tròn môi B. Nguyên âm không tròn môi C. Nguyên âm cuối lưỡi D. Nguyên âm cuống lưỡi. 67/ [u], [o] là những nguyên âm gì? A. Hàng trước, không tròn môi B. Hàng sau, tròn môi C. Hàng sau không tròn môi D. Hàng trước, tròn môi. 68/ Tiêu chí phân loại phụ âm là 69/ [v], [f] là những phụ âm gì? A. Phụ âm môi B. Phụ âm răng C. Phụ âm môi - răng D. Phụ âm môi môi 70/ [r] là phụ âm gì? A. Phụ âm đầu lưỡi B. Phụ âm môi C. Phụ âm cuối lưỡi D. Phụ âm họng 13 71/ [m], [b] là phụ âm gì? A. Phụ âm môi- môi B. Phụ âm môi - răng C. Phụ âm răng - răng D. Phụ âm đầu lưỡi 72/ [s], [tr] là phụ âm gì? A. Phụ âm đầu lưỡi. B. Phụ âm cuối lưỡi C. Phụ âm răng D. Phụ âm môi. 73/ Hãy chọn cách miêu tả đúng nguyên âm /o/ trong thang nguyên âm dưới đây. A. Nguyên âm khép vừa, hàng sau, tròn môi B. Nguyên âm khép, hàng trước, tròn môi. C. Nguyên âm khép vừa, hàng sau, tròn môi D. Nguyên âm mở, hàng sau, không tròn môi 74/ Trong tiếng Việt, hai phụ âm nào là phụ âm xát. A. s, l B. s, x C. x, f D. f, k. 75/ "Với tư cách là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh với các đơn vị có nghĩa", định nghĩa này nói đúng với? A. Âm tố B. Hình vị C. Âm tiết D. Âm vị. 76/ Trong tiếng Việt, hai đơn vị "hớt" và "hất" phân biệt nhau nhờ ? A. Cao độ 14 B. Cường độ C. Trường độ D. Âm sắc. 77/ Người ta nói "học" là một âm tiết gì? A. Âm tiết khép B. Âm tiết mở C. Âm tiết nửa khép D. Âm tiết nửa khép. 78/ Trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt, một tiêu chí để phân biệt /f/ và /v/ là? A. Chuyển động của lưỡi B. Độ mở của miệng C. Trường độ D. Vô thanh - hữu thanh 79/ Điểm khác nhau giữa âm vị và âm tố là? A. Âm tố chỉ bó hẹp trong một ngôn ngữ, âm vị có trong tất cả ngôn ngữ B. Âm vị chỉ bó hẹp trong một ngôn ngữ, âm tố có trong tất cả ngôn ngữ. C. Âm vị có tính chất tự nhiên, âm tố có tính chất xã hội D. Âm vị cụ thể, âm tố trừu tượng. 80/ Có bao nhiêu âm tiết trong câu “This is John’s bicycle” ? A. 5 âm tiết B. 6 âm tiết C. 7 âm tiết D. 8 âm tiết. 81/ “Luồng hơi đi ra không bị cản trở hoàn toàn mà lách qua các khe để thoát ra ngoài” là phương thức cấu âm của? A. Âm xát B. Âm tắc C. Âm mũi D. Âm rung. 82/ Các âm “m,n,ng,nh” được gọi là phụ âm vang bởi vì? A. Vì nó nằm ở cuối từ của âm tiết B. Khi đọc âm thanh vang lên tự nhiên 15 C. Luồn hơi thoát ra từ khoan mũi D. Cả B và C đều đúng. 83/ Trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt, một tiêu chí để phân biệt /p/ và /b/ là A. Chuyển động của lưỡi B. Độ mở của miệng C. Trường độ D. Vô thanh - hữu thanh 84/ “Luồng hơi đi ra ngoài bị cản trở rồi thoát ra, sau đó bị cản trở và thoát ra” đây là cách mô tả phương thức cấu âm của? A. Âm tắc B. Âm xát C. Âm mũi D. Âm rung. 85/ Trong hệ thống ngữ âm, trong phân đoạn ngữ lưu, đơn vị nhỏ nhất mà ta có thể nhận biết bằng thính giác là? A. âm vị B. Âm tố C. Hình vị D. Âm tiết. 86/ Những yếu tố nào dưới đây là cơ sở sinh lí học của ngữ âm? A. Thanh hầu B. Thanh quản C. Miệng D. Lưỡi. 87/ Điểm khác nhau giữa âm vị và âm tố là? A. Âm vị trừu tượng, âm tố cụ thể B. Âm vị mang tính tự nhiên, âm tố mang tính xã hội C. Âm vị mở rộng mọi ngôn ngữ, âm tô bó hẹp ở 1 ngôn ngữ D. A và B đều đúng. 16 88/ Người ta nói “sing” là một âm tiết gì? A. Âm tiết khép B. Âm tiế nửa khép C. Âm tiết mở D. Âm tiết nửa mở 89/ Trong hệ thống phụ âm tiếng Việt, âm nào dưới đây là phụ âm được cấu tạo ở mặt lưỡi? A. [t] B. [h] C. [c] D. [g] 90/ Trong hệ thống phụ âm tiếng Việt, âm nào dưới đây là phụ âm được cấu tạo ở đầu lưỡi? A. [m] B. [t] C. [g] D. [k] 91/ Trong hệ thống phụ âm tiếng Việt, âm nào dưới đây là phụ âm được cấu tạo ở vị trí môi? A. [m] B. [c] C. [l] D. [n] 92/ Phát biểu nào dưới đây đúng? A. Phụ âm xát luồn hơi không bị cản trở hoàn toàn B. Phụ âm tắc luồn hơi không bị cản trở hoàn toàn C. Phụ âm rung luồn hơi bị cản trở hoàn toàn D. cả A,B và C đều đúng. 93/ Hãy chọn cách miêu tả nguyên âm /i/ 17 A. Nguyên âm hàng sau, không tròn môi B. Nguyên âm hàng trước, tròn môi C. Nguyên âm hàng giữa, tròn môi D. Nguyên âm hàng trước, không tròn môi 94/ Trong tiếng Việt, hai đơn vị “mắt” và “mát” phân biệt nhau nhờ A. âm sắc B. cao độ C. cường độ D. trường độ 95/ Trong tiếng Việt, hai đơn vị “nam” và “năm” phân biệt nhau nhờ A. trường độ B. cường độ C. âm sắc D. cao độ. 96/ Trong câu “I had bought this dictionary for Nam” có bao nhiêu âm tiết? A. 9 âm tiết B. 10 âm tiết C. 11 âm tiết D. 12 âm tiết. 97/ “Đơn vị trừu tượng” là đặc điểm của A. âm vị B. âm tố C. âm tiết D. hình vị 98/ “Chỉ bó hẹp trong ngôn ngữ” là đặc điểm của A. Âm tố B. Âm vị C. Âm tiết D. Hình vị. 18 99/ Biến thể bị quy định bởi vị trí bối cảnh ngữ âm là gì? A. Biến thể tự do B. Biến thể ngẫu nhiên C. Biến thể kết hợp D. Biến thể âm tố. 100/ Những âm tố cùng thể hiện một âm vị được gọi là A. Biến thể hình vị B. Biến thể âm tiết C. Biến thể âm tố D. Biến thể âm vị. 101/ Âm vị được thể hiện ra bằng các A. Âm tiết B. Âm sắc C. Âm tố D. Hình vị. 102/ Những đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có tác dụng khu biệt nghĩa và dùng để cấu tạo nên vỏ vật chất được gọi là gì? A. Âm sắc B. Âm vị C. Âm tố D. Hình vị. 103/ Hình thức âm thanh của ngôn ngữ là A. Ngữ âm B. Nguyên âm C. Phụ âm D. Âm tố. 104/ Kết quả của sự chấn động các phân tử không khí do một vật thể nhất định nào đó tạo ra các dao động sóng âm. A. âm thanh ngôn ngữ 19 B. âm sắc C. âm vị D. âm tố. 105/ Sự chấn động nhanh hay chậm của các phân tử không khí trong các đơn vị thời gian dùng để chỉ A. cao độ B. cường độ C. trường độ D. âm sắc 106/ Trọng âm được tạo nên bởi A. cường độ B. trường độ C. âm sắc D. cao độ. 107/ Cường độ của âm thanh thể hiện ở A. Độ mạnh, yếu của âm thanh B. Độ dài của âm thanh C. tần số dao động D. sắc thái âm thanh. 108/ Cao độ của âm thanh tùy thuộc vào A. Độ mạnh, yếu của âm thanh B. Độ dài của âm thanh C. tần số dao động D. sắc thái âm thanh. 109/ Tạo nên sự tương phản giữa các bộ phận của lời nói là A. Độ mạn
Tài liệu liên quan