Ngân hàng đề thi Kinh tế chính trị Mác - Lênin

LOẠI 1: 1. Phân tích khái niệm và mối quan hệgiữa tăng trưởng kinh tếvới phát triển kinh tếxã hội. Lấy ví dụvà cho giải pháp khắc phục khi tăng trưởng kinh tếkhông phát triển cùng chiều với tiến bộ kinh tếvà tiến bộxã hội. 2. Phân tích hai điều kiện ra đời và phát triển nền sản xuất hàng hoá. Từ đó liên hệ đểthấy tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tếthịtrường ởViệt nam hiện nay. 3. Giá trịcủa hàng hoá được tính nhưthếnào? Phân biệt giá trịcủa hàng hoá và giá cảcủa hàng hoá. Trong các yếu tốtác động đến việc hình thành giá cảthì yếu tốnào là quyết định nhất. 4. Phân tích nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị. Cho ví dụvềsựvi phạm quy luật này trong sản xuất và trao đổi hàng hoá. 5. Phân tích hàng hoá sức lao động và sựkhác nhau giữa hàng hoá này với hàng hoá thông thường. Vì sao phân tích hàng hoá sức lao động là chìa khoá đểgiải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tưbản? 6. Phân tích quá trình sản xuất ra giá trịthặng dưvà những kết luận (nhận xét) từquá trình đó. Tại sao nói sản xuất giá trịthặng dưlà quy luật kinh tếcơbản của chủnghĩa tưbản? 7. Trình bày sựhình thành lợi nhuận bình quân và giá cảsản xuất. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đềnày

pdf5 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 3456 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng đề thi Kinh tế chính trị Mác - Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ----------------------------------------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------- NGÂN HÀNG ĐỀ THI Môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN PHẦN A DÙNG CHO ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TỪ XA NGÀNH ĐTVT VÀ CNTT (5 NĂM) THỜI GIAN : 120 phút MỖI ĐỀ HAI CÂU ( một câu loại 1và một câu loại 2) LOẠI 1: 1. Phân tích khái niệm và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế xã hội. Lấy ví dụ và cho giải pháp khắc phục khi tăng trưởng kinh tế không phát triển cùng chiều với tiến bộ kinh tế và tiến bộ xã hội. 2. Phân tích hai điều kiện ra đời và phát triển nền sản xuất hàng hoá. Từ đó liên hệ để thấy tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường ở Việt nam hiện nay. 3. Giá trị của hàng hoá được tính như thế nào? Phân biệt giá trị của hàng hoá và giá cả của hàng hoá. Trong các yếu tố tác động đến việc hình thành giá cả thì yếu tố nào là quyết định nhất. 4. Phân tích nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị. Cho ví dụ về sự vi phạm quy luật này trong sản xuất và trao đổi hàng hoá. 5. Phân tích hàng hoá sức lao động và sự khác nhau giữa hàng hoá này với hàng hoá thông thường. Vì sao phân tích hàng hoá sức lao động là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản? 6. Phân tích quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư và những kết luận (nhận xét) từ quá trình đó. Tại sao nói sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản? 7. Trình bày sự hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này? 8. Nêu các đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Tại sao nói sự thống trị của độc quyền thay thế cho sự thống trị của tự do cạnh tranh là bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền? 9. Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước? 10. Phân tích những thành tựu và giới hạn của chủ nghĩa tư bản. Từ đó chỉ ra xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản. 2 LOẠI 2: 11. Tại sao trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta tất yếu tồn tại nhiều thành phần kinh tế? Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa gì trong hoạt động thực tiễn? 12. Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế. Theo anh (chị) làm thế nào để xử lý tốt mối quan hệ nhằm phát triển kinh tế? 13. Thế nào là kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường? Trình bày đặc điểm của kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. 14. Bằng lý luận và thực tiễn, anh (chị) hãy làm rõ trình độ sơ khai, kém phát triển của kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Từ đó nêu các giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. 15. Cơ chế thị trường là gì? Phân tích ưu điểm và khuyết tật của cơ chế thị trường. 16. Trình bày nội dung quản lý kinh tế của nhà nước. Tại sao cần có sự quản lý của nhà nước đối với kinh tế thị trường ở Việt nam hiện nay và cần làm gì để tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước? 17. Trình bày những nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay ở Việt nam. 18. Thế nào là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn? Vai trò và ý nghĩa của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nêu các quan điểm chỉ đạo CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của Đảng ta. 19. Vì sao trong quan hệ phân phối thu nhập ở nước ta lại mang tính đa dạng về hình thức? Phân tích hình thức phân phối theo lao động và sự vận dụng nó ở nước ta hiện nay. 20. Tại sao phải mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế ở nước ta hiện nay? Nêu những thành tựu cơ bản của quá trình hội nhập. 3 PHẦN B DÙNG CHO ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TỪ XA NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH (5 NĂM) HỌC PHẦN I THỜI GIAN : 120 phút MỖI ĐỀ HAI CÂU ( một câu loại 1và một câu loại 2) LOẠI 1: 1. Phân tích điều kiện ra đời và ưu thế của sản xuất hàng hoá so với kinh tế tự nhiên. 2. Hàng hoá là gì? Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá. Vì sao hàng hoá có hai thuộc tính? 3. Lượng giá trị của hàng hoá được tính như thế nào? Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá. 4. Phân tích nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị. Nêu ví dụ về sự vi phạm quy luật này trong hoạt động kinh tế ở nước ta. 5. Phân tích tác dụng của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá. 6. Tích luỹ tư bản là gì? Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này? 7. Trình bày sự hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất. Ý nghĩa của việc nghiên cứu? LOẠI 2: 8. Tại sao nói hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt khác với các hàng hoá thông thường? Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này? 9. Ví dụ về quá trình sản xuất giá trị thăng dư. Từ đó có những nhận xét gì về quá trình sản xuất giá trị thặng dư trong CNTB? 10. So sánh hai phương pháp cơ bản sản xuất giá trị thặng dư. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này? 11. Tại sao nói quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của CNTB? 12. Căn cứ và ý nghĩa của việc phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến, tư bản cố định và tư bản lưu động. 13. Nêu các đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền. Trình bày đặc điểm cơ bản nhất. 14. Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước và vai trò của nó? 15. Trình bày những thành tựu và giới hạn của CNTB từ đó chỉ ra xu hướng vận động của CNTB. 4 PHẦN C DÙNG CHO ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TỪ XA NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH (5 NĂM) HỌC PHẦN II THỜI GIAN : 120 phút MỖI ĐỀ HAI CÂU ( một câu loại 1và một câu loại 2) LOẠI 1: 1. Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách kinh tế nhiều thành phần ở Việt nam. 2. Việt nam hiện nay có các thành phần kinh tế nào? Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế và theo anh (chị) cần làm gì để nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa? 3. Kinh tế nhà nước là gì? Phân tích vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay. 4. Trình bày tính tất yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt nam hiện nay. 5. Nêu nội dung cơ bản của CNH, HĐH trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt nam. Phát triển khoa học- công nghệ trong điều kiện Việt nam hiện nay cần chú ý những vấn đề gì? 6. Nêu các tiền đề cần thiết của CNH, HĐH. Theo anh (chị) cần có những giải pháp gì để sớm có các tiền đề. 7. Vai trò và ý nghĩa của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Nêu các quan điểm chỉ đạo CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của đảng CSVN. LOẠI 2: 8. Trình bày tính tất yếu khách quan và sự cần thiết phải phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường ở Việt nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 9. Thế nào là kinh tế thị trường định hướng XHCN? Trình bày đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam. 10. Để kinh tế thị trường ở nước ta hình thành và phát triển, hiện nay cần thực hiện những giải pháp nào? 11. Vì sao trong quan hệ phân phối thu nhập ở nước ta lại mang tính đa dạng về hình thức. Mối quan hệ giữa các hình thức phân phối thu nhập? 12. Cơ chế thị trường là gì? Tại sao ở nước ta cơ chế thị trường cần có sự quản lý của nhà nước? 13. Nêu những công cụ chủ yếu nhà nước dùng để điều tiết kinh tế. Theo anh (chị) cần có những giải pháp gì để tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước hiện nay ở nước ta? 14. Tính tất yếu khách quan của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay. 5 PHẦN D DÙNG CHO ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TỪ XA LIÊN THÔNG CAO ĐẲNG LÊN ĐẠI HỌC (2,5 NĂM) CÁC NGÀNH THỜI GIAN : 90 phút MỖI ĐỀ HAI CÂU ( một câu loại 1và một câu loại 2) LOẠI 1: 1. Phân tích hai điều kiện ra đời và phát triển nền sản xuất hàng hoá. Từ đó liên hệ để thấy tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường ở Việt nam hiện nay. 2. Giá trị của hàng hoá được tính như thế nào? Phân biệt giá trị của hàng hoá và giá cả của hàng hoá. Trong các yếu tố tác động đến việc hình thành giá cả thì yếu tố nào là quyết định nhất. 3. Phân tích nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị. Cho ví dụ về sự vi phạm quy luật này trong sản xuất và trao đổi hàng hoá. 4. Trình bày hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động. Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa tác dụng gì? 5. Nguồn gốc và thực chất của giá trị thặng dư là gì? Tại sao nói sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản? 6. Trình bày những thành tựu và giới hạn của chủ nghĩa tư bản. Từ đó chỉ ra xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản. LOẠI 2: 7. Tại sao trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta tất yếu tồn tại nhiều thành phần kinh tế? Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa gì trong hoạt động thực tiễn? 8. Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế. Theo anh (chị) làm thế nào để xử lý tốt mối quan hệ nhằm phát triển kinh tế? 9. Anh (chị) hãy làm rõ trình độ sơ khai, kém phát triển của kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Từ đó nêu các giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. 10. Tại sao cần có sự quản lý của nhà nước đối với kinh tế thị trường ở Việt nam hiện nay? Cần làm gì để tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước? 11. Vai trò và ý nghĩa của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nêu các quan điểm chỉ đạo CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của Đảng ta. 12. Tại sao phải mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay?
Tài liệu liên quan