Loài người đang phải đối mặt với 3 cuộc khủng hoảng: Nghèo đói; Suy thoái môi trường và Bạo lực xã hội
Thế giới của chúng ta ngày nay đang thay đổi một cách nhanh chóng. Một mặt chúng ta chứng kiến những thành tựu vượt bậc của khoa học, kỹ thuật, tăng trưởng kinh tế và của quản lý xã hội đã đem lại nhiều của cải vật chất hơn cho con người và xã hội làm cho cuộc sống của con người ngày một thoải mái, dễ chịu hơn. Mặt khác bức tranh toàn cầu dường như cũng tối đi ở một số điểm. Bất chấp những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, các Quốc gia và người dân, nghèo đói, suy thoái môi trường và bạo lực xã hội đang là những hiểm họa cướp đi sinh mạng của nhiều người. Bản chất của các vấn đề nêu trên trong một khía cạnh nào đó được cho rằng đó là vấn đề của một quốc gia hay vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, sức lan tỏa của ba cuộc khủng hoảng này đã trở thành vấn nạn của toàn cầu và là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.
8 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngành công tác xã hội với việc hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngành Công tác xã hội với việc hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa
PGS. TS Nguyễn Thị Hoàng Yến
CN.Tạ Hải Giang
Khoa GD ĐB-ĐHSP Hà nội
Những vấn đề của thế giới hôm nay
Loài người đang phải đối mặt với 3 cuộc khủng hoảng: Nghèo đói; Suy thoái môi trường và Bạo lực xã hội
Thế giới của chúng ta ngày nay đang thay đổi một cách nhanh chóng. Một mặt chúng ta chứng kiến những thành tựu vượt bậc của khoa học, kỹ thuật, tăng trưởng kinh tế và của quản lý xã hội đã đem lại nhiều của cải vật chất hơn cho con người và xã hội làm cho cuộc sống của con người ngày một thoải mái, dễ chịu hơn. Mặt khác bức tranh toàn cầu dường như cũng tối đi ở một số điểm. Bất chấp những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, các Quốc gia và người dân, nghèo đói, suy thoái môi trường và bạo lực xã hội đang là những hiểm họa cướp đi sinh mạng của nhiều người. Bản chất của các vấn đề nêu trên trong một khía cạnh nào đó được cho rằng đó là vấn đề của một quốc gia hay vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, sức lan tỏa của ba cuộc khủng hoảng này đã trở thành vấn nạn của toàn cầu và là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.
Vấn đề nghèo đói
Từ 1990-1995, nạn nghèo đói giảm mạnh trên toàn thế giới, nhưng đến nay tình hình lại diễn biến theo chiều hướng ngược lại Nguồn: Fao
. Có khoảng 842 triệu người trên toàn thế giới đang bị đói, trong đó chủ yếu là tại các nước đang phát triển. Trầm trọng nhất là các nước khu vực Trung và Tây Phi – nơi có số người nghèo khổ tăng nhanh. Sự gia tăng số người không đủ dinh dưỡng trong những thập kỷ 80-90 đã làm suy giảm tuổi thọ trung bình tại các nước nghèo.
Cuộc khủng hoảng đói nghèo càng trở nên trầm trọng hơn khi những năm gần đây thiên tai và dịch họa xảy ra liên tiếp. Những trận lụt, bão, sóng thần, hạn hán, động đất trên khắp thế giới đã góp phần làm cho tình trạng đói nghèo trở nên phức tạp hơn và khó kiểm sóat hơn. Người đứng đầu Ngân hàng thế giới (WB) Robert Zoellick hôm 13/4 đã cảnh báo giá lương thực tăng nhanh có thể đẩy 100 triệu người vào cảnh đói nghèo Nguồn: WB
.
Để đối phó với tình trạng đói nghèo, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc năm 2000, 189 quốc gia thành viên nhất trí thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ và cam kết đạt được tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) vào năm 2015. Tuyên bố Thiên niên kỷ và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ MDG là lộ trình tiến tới xây dựng một thế giới mà ở đó không còn nghèo đói, tất cả trẻ em được học hành, sức khoẻ của người dân được nâng cao, môi trường được duy trì bền vững và mọi người được hưởng tự do, công bằng và bình đẳng.
Liên hợp quốc bắt đầu huy động các nguồn lực để đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn cầu và có kế hoạch đề xuất các giải pháp dài hạn để giải quyết tận gốc tình trạng này.
Vấn đề suy thoái môi trường
Chúng ta đang phải trả giá cho việc tăng trưởng kinh tế quá nóng trong thế kỷ 20 bằng sư suy thoái nghiêm trọng về môi trường. Vấn đề này không chỉ làm cho trái đất mất đi những thắng cảnh đẹp đẽ mà còn thực sự là những hiểm họa thách thức toàn thế giới.
Nhiệt độ trái đất đang tăng kéo theo các dòng sông băng gây ra sự ngập lụt của nhiều vùng đất nông nghiệp, làm mất đi nguồn mưu sinh của hàng trăm nghìn người. Nhiều hồ nước bị cạn đi, nhiều vùng đất bị nước mặn xâm thực, nước ngầm dần cạn đã ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước sinh hoạt kéo theo các loại bệnh dịch nguy hiểm.
Tầng ozon bị thủng đe dọa tới toàn cầu, tổ chức khí tượng thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) cho biết tầng ôdôn của Trái Đất đang được phục hồi dần sau nhiều thập kỷ bị phá huỷ song với tốc độ chậm. Các chuyên gia thuộc hai tổ chức này cho biết phải tới năm 2049 phần tầng ôdôn rộng lớn che phủ châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á ở bán cầu Bắc và miền nam Ôxtrâylia, Mỹ Latinh và châu Phi mới có thể trở lại mức trước năm 1980, chậm hơn 5 năm so với dự kiến của các chuyên gia đã nêu trong cáo cáo khoa học năm 2002, còn các lỗ hổng trên tầng ôdôn ở vùng Nam cực sẽ chỉ được ''vá kín'' vào năm 2065, chậm 15 năm so với dự đoán ban đầu.
Rác thải, chất thải phóng xạ đe dọa trực tiếp tới hàng triệu người. Ngày nay, vấn đề rác thải đã ảnh hưởng tới nhiều thàng phố lớn trên thế giới, nơi tập trung đông đúc dân cư, rác thải là một yếu tố ô nhiễm môi trường có hại cho sức khỏe con người. Những nỗ lực của các quốc gia nhằm xử lý rác thải cũng chưa đem lại kết quả như mong muốn. Hậu quả là làm ô nhiẽm nghiêm trọng nguồn nươc ngầm, không khí và kéo theo những đợt dịch bệnh nguy hiểm.
Mực nước biển tăng kéo theo hàng chục triệu người mất nhà cửa đặc biệt là những quốc gia có những thành phố ven biển. Vấn đề này đã làm tăng gánh nặng chi phí cho những quốc gia này.
Vấn đề bạo lực xã hội
Ai cũng thừa nhận rằng, chiến tranh vốn là bạo lực; nhưng bạo lực không sinh ra từ sự khác biệt giữa các nền văn minh mà chỉ sinh ra từ các xung đột về lợi ích kinh tế và chính trị giữa, các giai cấp, các dân tộc. Bạo lực cộng đồng được xác định là thứ bạo lực nổ ra giữa những người cùng chung biên giới và sắc tộc. Những cuộc chiến vì lý do chính trị hay kinh tế giữa các đảng phái chính trị, các quốc gia đã làm cho hàng triệu người chết (trong đó phần lớn là dân thường). Những hậu qủa nặng nề từ các cuộc chiến sẽ là vấn đề cần giải quyết nhiều năm sau khi chiến tranh kết thúc.
Bạo lực gia đình cuũng là vấn đề đáng quan tâm, chỉ tính riêng ở Hơn 12.000 phụ nữ bị giết mỗi năm tại Nga do tình trạng bạo lực gia đình Nguồn: 50 sự thật làm thay đổi thế giới - Jessica Williams
Một trong những điểm đáng hổ thẹn là trên thế giới tồn tại hình thức trẻ em tham gia vào các cuộc chiến. Có 300.000 lính trẻ em đánh nhau trên các trận chiến toàn thế giới Nguồn: Như trên
. Trẻ em tham chiến không chỉ là vấn đề tử vong của các em mà ngay cả khi các em đã ra khỏi cuộc chiến các em cũng phải gánh chịu những hâu quả nặng nề về thể chất, tâm lý, tình cảm. Nhiều em trong số đó mãi mãi không bao giờ có được cuộc sống như bình thường.
Việt Nam - phát triển và hội nhập
Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn kể từ khi tiến hành công cuộc “Đổi mới”. trước hết là đổi mới tư duy và thay đổi quan niệm về vai trò của lợi ích, nhất là lợi ích cá nhân, trong việc thúc đẩy con người hành động với nhận thức đặt con người vào trung tâm của mọi chính sách và kế hoạch phát triển đất nước, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc phát triển.
Trong lĩnh vực kinh tế mà từ chỗ thường xuyên thiếu lương thực, Việt Nam đã tǎng sản lượng lên gần gấp đôi so với khi bắt đầu đổi mới để đến nǎm 1999 đạt 33,8 triệu tấn lương thực và trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới với khoảng 4,4 triệu tấn Nguồn: Những thành tựu cơ bản sau 15 năm đổi mới của Đảng - GS, TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Quốc phòng toàn dân
. Bên cạnh bước tiến trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất công nghiệp trong thời kỳ đổi mới cũng có sự tǎng trưởng khá và tương đối đều trong nhiều nǎm. Những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực kinh tế, xã hội của Việt Nam đó là:
GDP tăng liên tục hơn 7%
Giảm tỉ lệ đói nghèo từ 60% những năm 1990 xuống dưới 14% vào năm 2006.
Tỉ lệ trẻ em nhập học tiểu học hơn 90%. Cao hơn một số quốc gia có cùng mức thu nhập
Tăng cường bình đẳng giới
Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu và hiệu quả quản lý
Việc tham gia vào WTO, đã và đang đem lại cho Việt nam những cơ hội và nguy cơ. Về kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài đang kỳ vọng vào Việt Nam như một trong những thị trường đang phát triển nhất của châu Á. Việt Nam vào WTO sẽ làm tăng thêm các cơ hội cho các nhà đầu tư đến với Việt Nam và có thể còn mở đường cho làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này của Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang hy vọng Việt Nam sẽ đẩy mạnh cải cách về pháp luật, chính trị và kinh tế để tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam chắc chắn còn phải cải tiến việc phát triển hạ tầng cơ sở, một khu vực mà các nhà đầu tư nước ngoài đang rất muốn tham gia. Tuy nhiên, việc vào WTO cũng sẽ đặt Việt Nam trước những thách thức mới, trong đó nổi lên trước mắt là những vấn đề sau: Sự bất bình đảng về thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn.70% người dân sống ở nông thôn sẽ phải chịu nhiều sức ép từ cơ chế thị trường. Vấn đề thất nghiệp nhiều hơn, nông dân sẽ tràn ra thành thị tìm việc dẫn đến những vấn đề căng thẳng về an ninh và xã hội. Số người nghèo ở nông thôn sẽ tăng lên khi Việt Nam phải mở cửa cho hàng nhập khẩu giá rẻ; Nạn buôn bán phụ nữ,trẻ em; Bạo lực gia đình;.vv.
Vai trò của ngành công tác xã hội
Công tác xã hội góp phần giải quyết các vấn đề xã hội
Ngành Công tác xã hội là một bộ phận không thể tách rời trong nền an sinh xã hội: Thực tiễn tại các nước có ngành Công tác xã hội phát triển cho thấy Công tác xã hội có những đóng góp to lớn cho việc ổn định và phát triển xã hội. Những đóng góp chủ yếu của ngành Công tác xã hội đó là: Đào tạo và cung cấp nguồn lực nhân viên xã hội, nghiên cứu và đề xuất các chính sách xã hội và cung cấp các dịch vụ xã hội cho các đối tượng dễ bị tổn thương.
Công tác xã hội vừa mang tính quốc gia vừa mang tính quốc tế: Những vấn đề như nghèo đói, phát triển con người, giải quyết ô nhiễm môi trường sinh thái, bệnh tật, đấu tranh chống lại sự bất bình đẳng và bạo lực (đặc biệt là bạo lực giới) đang trở thành những vấn đề đòi hỏi phải được tiép cận bằng Quốc tế hoá và Toàn cầu hoá, không chỉ còn là vấn đề của từng Quốc gia. Càng ngày, ngành Công tác Xã hội đã vượt ra khỏi biên giới của các Quốc gia và trở thành một ngành nghề mang tính Quốc tế. Tuy nhien, thực tiễn của ngành Công tác xã hội ở đa số các Quốc gia đều thiếu hụt nguồn lực để giải quyết các vấn đề của mình. Chính vì vậy việc hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ nguồn lực là xu hướng tất yếu của ngành Công tác xã hội. Mặt khác, những người làm công tác xã hội trên toàn thế giới cũng cần có những quan điểm hay cách tiếp cận chung trong việc giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. Sự hình thành các Hiệp hội Công tác Xã hội Quốc tế và Vùng hay Khu vực đã làm cho các nhà công tác xã hội ngày càng xích lại gần nhau.
Công tác xã hội góp phần đem lại công bằng và bình đẳng xã hội: Bản thân ngành Công tác xã hội luôn hướng tới mục tiêu vì con người và luôn đấu tranh chống lại sự bất công, phấn đấu vì sự bình đẳng và tiến bộ xã hội cho mọi người trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, dường như những vấn đề xã hội càng trở nên phức tạp và đặt ngành Công tác xã hội trước những thử thách nặng nề hơn. Chính vì vậy, việc chia xẻ những kinh nghiệm và thực tiễn hoạt động tại các Quốc gia lại càng trở nên có ý nghĩa hơn trong việc giải quyết các khó khăn của những Quốc gia khác trên toàn thế giới.
Thay đổi cách tiếp cận: Từ nhu cầu tới quyền
Cách tiếp cận dựa trên nhu cầu không còn phù hợp trong bối cảnh mới
Cách tiếp cận dựa trên quyền là phương thức tiếp cận toàn diện, đảm bảo công bằng xã hội cho các đối tượng hưởng lợi.
Thực tế, thay đổi cách tiếp cận đã góp phần làm biến đổi cuộc sống của nhiều người trên khắp thế giới.
Hợp tác quốc tế-Xu hướng tất yếu của ngành Công tác xã hội
Những lý do của việc hợp tác quốc tế
Không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết triệt để những vấn đề của mình nếu không tính đến những yếu tố mang tính toàn cầu hoá và quốc tế hoá.
Công tác xã hội đòi hỏi nhân viên và các tổ chức xã hội cần có tính chuyên nghiệp để đảm bảo sự thống nhất mục đích và cách tiếp cận.
Các nước phát triển phải có nhiệm vụ giúp đỡ các nước nghèo, đang phát triển.
Sự chia sẻ nguồn lực, sự trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, sự giao thoa giữa các nền văn hoá, tinh chuyên nghiệp của các chương trình đào tạo.
Những lĩnh vực cần và có thể hợp tác quốc tế:
.Tham gia vào cuộc chiến chống đói nghèo
.Đào tạo
.Nghiên cứu và dự báo
.Xây dựng và phát triển chính sách
.Thiết lập hệ thống dịch vụ xã hội
.Phát triển mạng lưới nhân viên CTXH trợ giúp khẩn cấp.
.Tăng cường sự hỗ trợ và giám sát của các Hiệp hội CTXH Quốc tế và Khu vực.
Một số hoạt động hợp tác quốc tế trong quá trình xây dựng và phát triển ngành CTXH tại trường ĐHSP Hà Nội
Giới thiệu vài nét về định hướng phát triển ngành CTXH của trường ĐHSPHN:
Trường ĐHSPHN bắt đầu đào tạo CTXH từ sớm, ngay từ năm 2004, khi Bộ GD-ĐT bắt đầu ban hành chương trình khung đào tạo ngành CTXH trình độ cử nhân đại học. Với mong muốn xây dựng một chương trình đào tạo CTXH của một trường ĐHSP trọng điểmmang đậm bản sắc văn hoá VN nhưng gắn bó chặt chẽ với những vấn đề của thời đại, góp phần dự báo, phát hiện và đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong xã hội đương đại một cách hiệu quả. Đó là những vấn đề nóng hổi của quốc gia và quốc tế như:xoá đói giảm nghèo; vấn đề môi trường liên quan đến sự nóng lên của trái đất; đảm bảo an sinh xã hội; buôn bán trẻ em..vvMuốn vậy, sự hợp tác trong những chương trình nghiên cứu và đào tạo trong trường, giữa các cơ sở trong nước và ngoài nước được nhà trường chú trọng và tạo điều kiện thuận lợi để phát triến nhằm trong một thời gian ngắn nhất có được nguồn nhân lực và vật lực đủ để thực hiện những chương trình đào tạo ở bậc cao có chất lượng và những chương trình nghiên cứu lớn. Một số các hoạt động đã thực hiện trong vài năm qua như sau:
Phát triển các chương trình hợp tác với các Trường Đại học có uy tín về nghành CTXH trong khu vực và thế giới (FORDHAM, NYU, NUS)
Mời các chuyên gia nước ngoài có trình độ và kinh nghiệm cao về các chuyên ngành và lĩnh vực sâu của ngành CTXH sang giảng bài, tổ chức Seminar, Forum, Workshop về những chuyên đề cần thiết và phù hợp với Việt nam.(Fulbright Senior Specialist, Fordham, NYU,GVI)
Tăng cường sử dụng đội ngũ tình nguyện viên Quốc tế của một số tổ chức Quốc tế có uy tín làm chuyên gia dài hạn tại cơ sở đào tạo của mình để cùng phát triển chương trình và thử nghiệm, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm lam việc.(SVO, VSO, JICA)
Phát triển các chương trình hợp tác nghiên cứu; Các chương trình trao đổi giảng viên và sinh viên giữa các trường ĐH.(FORDHAM, NYU, NUS, UMN, GENT)
Phát triển thư viện chuyên ngành CTXH.
Tận dụng nguồn hỗ trợ của các tổ chức NGO phát triển các dự án tăng cường năng lực cho các cơ sở thực hành, chuẩn bị cho công tác đào tạo.(RaddaBarnen, VSO,GVI, SVO)
Tài liệu tham khảo
1. Colin MacMullin (1992). Chuong trinh giai quyet van de xa hoi Sheidow Part.
2. United Nation (2001). Volunteers in Vietnam.
3. Williams J. (2006). 50 facts that should change the world.
4. Korten D. (1996). Buoc vao the ky 21 - Hanh dong tu nguyen va chuong trinh nghi su toan cau.
5. University of Harvard, John F. Kenedy School of Government.(2007). Bai hoc tu Dong A va Dong Nam A cho tuong lai cua Vietnam.