Ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam

Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại, ngành đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam gặt hái được nhiều thành quả to lớn, kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn lớn hơn năm trước và đã đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà. Đối với thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ, Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản luôn là ba thị trường xuất khẩu lớn, trọng điểm của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam.

pdf11 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2294 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Lời mở đầu Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại, ngành đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam gặt hái được nhiều thành quả to lớn, kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn lớn hơn năm trước và đã đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà. Đối với thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ, Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản luôn là ba thị trường xuất khẩu lớn, trọng điểm của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào các thị trường này vẫn còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ còn gặp nhiều khó khăn về thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất, thiếu vốn, năng lực chế biến của doanh nghiệp còn yếu… cộng với thách thức về cạnh tranh rất gây gắt trong việc giành thị trường với các doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ Latinh thách thức về áp lực thiếu hụt nguyên liệu.... Đặc biệt, trong năm 2008 và năm 2009, sự suy thoái kinh tế thế giới và khủng hoảng tài chính toàn cầu đang tác động xấu đến xuất khẩu Việt Nam nói chung và mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu nói riêng. Do đó, việc đưa ra những chiến lược và giải pháp để khắc phục khó khăn, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam mang tính cấp bách và rất thiết thực. Bài viết này sẽ đề cập đến tình hình xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong thời gian qua và nêu một số ý tưởng về hướng phát triển trong thời gian tới. 2 1. Khái quát về ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam Theo kết quả điều tra của Hiệp hội gỗ Việt Nam, tính đến cuối năm 2007 Việt Nam có 2.526 doanh, sử dụng 170.000 lao động. Năng lực sản xuất tăng gấp 4 lần so với năm 2006. Ngành chế biến gỗ Việt Nam tăng mạnh không chỉ về số lượng nhà máy, quy mô sản xuất mà còn ở việc đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh trên bình diện quốc tế. Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty nhà nước (374 doanh nghiệp) , các công ty trách nhiệm hữu hạn. Đa số các công ty sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu các tỉnh miền Nam (TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…), các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên( Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc…) một số công ty, thường là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc… Nhìn chung quy mô của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các xí nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp thủ công và cơ khí. Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống các thiết bị khá lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu của các đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao. Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. 2. Phân tích về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam 2.1. Phân tích chung Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, các nước Đông Âu và Mỹ La Tinh. Chỉ tính riêng Trung Quốc đã có trên 50.000 cơ sở sản xuất với hơn 50 triệu nhân công và sản xuất với doanh số gần 20 tỷ USD. 3 Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc... để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba; đến nay đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường của người tiêu dùng. Bảng 1 : Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ, tỷ trọng xuất khẩu của ngành. Năm Kim ngạch xuất khẩu của cả nước(tỷ USD) Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Giá trị(tỷ USD) Tỷ trọng(%) 2005 32.23 1.45 4.50 2006 39.60 1.93 4.87 2007 48.38 2.40 4.96 2008 62.69 2.83 4.51 2009 56.58 2.55 4.51 2010 71.63 3.50 4.89 (Nguồn : Tổng cục Thống kê) Hiện tại, các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với các chủng loại sản phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất trong nhà, hàng ngoài trời... đến các mặt hàng dăm gỗ. Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục tăng. Chỉ tính riêng các mặt hàng gỗ và đồ gỗ được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp, năm 1998 mới đạt 135 triệu USD thì đến năm 2002 con số này đã lên đến 431 triệu USD, năm 2003 đạt 567 triệu USD và năm 2004 đánh dấu thành công của ngành chế biến gỗ Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,05 tỉ USD, tăng 86% so với năm 2003. Theo Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của cả nước trong 9 tháng đầu năm đã vượt ngưỡng 1,5 tỷ USD. Trong đó mặt hàng gỗ nội thất phòng ngủ chiếm 28,8%; nội thất phòng khách 22,7%; nội thất văn phòng 12,6%; thấp nhất là các loại sản phẩm gỗ trang trí 2,1%; nội thất nhà bếp 2,9%. 4 EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ là những thị trường dẫn đầu mức tiêu thụ sản phẩm gỗ của Việt Nam, chiếm hơn 70% tổng giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam, trong đó EU chiếm xấp xỉ 28%, Nhật Bản chiếm 24% và Hoa Kỳ chiếm hơn 20%. Đồ nội thất dùng trong phòng khách, phòng ăn là một trong những sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất trên các thị trường. Đồ nội thất dùng trong phòng khách, phòng ăn của Việt Nam ngày càng có mặt tại các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản; tiềm năng cho xuất khẩu sản phẩm gỗ loại này còn rất lớn cho các doanh nghiệp. Biểu đồ 1 : Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ(tỷ USD) (Nguồn : Tổng cục Hải quan) 2.2. Phân tích theo thị trường Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Với những lợi thế và sự nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ dường như đã vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất đối với thị trường Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường EU trong năm 2008 đạt 791,8 triệu USD, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2007 và chiếm 28,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước trong năm. Tuy tăng liên tục 5 năm nhưng 2010 chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng giá trị xuất khẩu vào EU. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường chính là Hoa Kỳ đang chậm lại, thị trường Nhật 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1.45 1.93 2.4 2.83 2.55 3.5 Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ 5 Bản và EU gặp khó khăn thì sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu vào thị trường còn lại đặc biệt là Trung Quốc đã mở ra một hướng phát triển mới, đầy triển vọng cho ngành hàng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Bảng 2 : Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ các thị trường lớn. Thị trường Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 EU 457.63 500.23 633.15 791.81 763.76 504.25 Hoa Kỳ 566.96 744.10 944.34 1045.75 1100.72 1204.50 Nhật Bản 240.87 286.80 300.62 365.92 355.37 319.28 Các nước khác 191.52 398.87 522.02 597.37 330.15 1470.13 (Nguồn : 2.2.1. Thị trường EU Với dân số 500 triệu ,27 quốc gia thành viên EU chiếm 30% GDP, 41% thương mại và 43% đầu tư toàn cầu. Liên minh châu Âu (EU) được đánh giá là một thị trường đầy hấp dẫn đối với các quốc gia xuất khẩu đồ gỗ nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là một thị trường thống nhất cho phép hàng hoá, dịch vụ và con người có thể di chuyển một cách tự do giữa các nước thành viên. Kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ Việt Nam vào EU trong thời gian qua có mức tăng trưởng trung bình 15%/năm, tập trung vào đồ gỗ nội thất và đồ dùng ngoài trời. Trong năm 2009 đạt 763.76 triệu USD, chiếm 29.9% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ cả nước, riêng 6 tháng đầu năm 2010 đạt 350 triệu USD tăng 9.1% so với cùng kỳ 2009. Điều đáng tiếc là nửa năm sau 2010, khủng hoảng nợ công nổ ra tại Hy Lạp và lan rộng ra toàn Châu Âu, điều này làm sai lệch hoàn toàn những dự báo lạc quan trước đó của nhiều chuyên gia. Rốt cuộc, giá trị xuất khẩu 2010 chỉ đạt 504.25 triệu USD giảm 34.4% so với 2009. 6 Bước qua năm 2011, tình hình có nhiều khởi sắc. Kim ngạch xuất khẩu sang Đức và Pháp đã tăng mạnh trở lại trong khi xuất khẩu sang các thị trường này trong năm 2010 sụt giảm. Một số thị trường có tốc độ tăng trưởng đến 2 con số như Đan Mạch, CH Ai Len, Ba Lan, Áo, CH Séc do các nước này đã giảm nhập khẩu nội khối và chuyển sang nhập sản phẩm từ các nước Châu á, trong đó có Việt Nam. Bảng 3 : Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU 6 tháng đầu năm 2011 Thị trường Tháng 6/2011 (USD) So t6 /2010 (%) 6 tháng 2011 (USD) So cùng kỳ (%) EU 37.556.570 9,1 436.263.848 31,2 Anh 13.128.992 -17,9 118.962.498 9,8 Đức 4.635.960 42,9 69.155.966 53,9 Pháp 4.331.950 12,3 53.058.921 14,6 Hà Lan 5.982.139 102,0 43.045.289 67,9 Italy 1.956.891 21,9 25.361.174 50,4 Đan Mạch 1.070.860 33,8 20.812.169 107,4 Tây Ban Nha 1.164.908 -9,5 20.738.288 8,8 Bỉ 1.443.958 2,9 20.322.626 23,0 Thuỵ Điển 1.153.324 97,2 16.445.883 59,4 Ai Len 1.108.346 -10,1 12.482.940 28,5 Phần Lan 226.027 -67,0 11.248.997 12,1 Hi Lạp 469.805 74,3 9.439.881 46,0 Ba Lan 462.083 84,9 7.735.519 152,0 Áo 196.695 72,9 2.050.162 96,1 Séc 79.807 1.300.538 57,2 Hungary -100,0 1.147.346 24,8 Bồ Đào Nha 113.074 18,4 987.676 -39,8 Slovakia 714.948 154,6 CH Sip 31.751 33,2 699.846 131,3 (Nguồn : Tổng cục Hải quan) 2.2.2 Thị trường Nhật Bản Nhật Bản với số dân 127 triệu người, có mức sống khá cao, là khách hàng lớn truyền thống của Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này đang bị sụt giảm, cụ thể, đạt 28,7 triệu USD trong tháng 6/2011, giảm 7,3% so tháng 6/2010. 7 Nguyên nhân do Trung Quốc có ưu thế về nguồn nguyên liệu gỗ phong phú, nhân công tương đối rẻ nên đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào thị trường Nhật, tiếp đó là Đài Loan, Inđônêxia. Trong khi đó, nhiều công ty sản xuất đồ gỗ trong nước chưa trang bị được công nghệ, thiết bị xử lý nguyên liệu gỗ không bị cong, biến dạng, nứt đáp ứng yêu cầu khắt khe về điều kiện thời tiết rất khô ở Nhật. Nhật Bản được đánh giá là thị trường mở quy mô lớn. Các mặt hàng ghế gỗ, đồ dùng văn phòng, đồ dùng nhà bếp bằng gỗ… đang là những lựa chọn ưu tiên của người Nhật Bản. Vì vậy, Nhật Bản cũng là thị trường đầy tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ gia dụng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của thị trường Nhật Bản chủ yếu là xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ vào thị trường này tăng mạnh. Trong năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản tăng 65 triệu USD, thì có đến 55 triệu USD là kim ngạch tăng trưởng của mặt hàng dăm gỗ. Trong cơ cấu các mặt hàng sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trong năm 2010, thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ đạt cao nhất với 125 triệu USD, tăng 78,6% so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm 34,6% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này trong năm. Mặt hàng dăm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trong năm 2010 chủ yếu là dăm gỗ keo, dăm gỗ bạch đàn và dăm gỗ tràm dùng để sản xuất giấy. Bảng 4 : Cơ cấu các chủng loại sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản năm 2010 (tỷ trọng tính theo kim ngạch) Nội thất phòng ngủ 13,4% Nội thất, đồ dùng nhà bếp 5,5% Nội thất văn phòng 12,1% Dăm gỗ 34,6% Gỗ nguyên liệu, ván, ván sàn 5,3% Ghế 8,5% Gỗ mỹ nghệ 0,8% Nội thất phòng khách, phòng ăn 17,7% Loại khác 2,1% (Nguồn : Tài liệu nghiên cứu ngành gỗ Việt Nam – Trung tâm xúc tiến thương mại) 8 Tiếp đến là kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn, với kim ngạch xuất khẩu trong năm 2010 đạt 64 triệu USD, tăng 3,2% so với năm 2009 và chiếm 24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này. Các mặt hàng đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn của Việt Nam xuất khẩu chính vào thị trường Nhật Bản trong năm 2010 là: tủ thờ, tủ búp phê, kệ TV, bàn ghế. Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trong năm 2010 đạt 48 triệu USD, giảm 18,6% so với năm 2009. Các mặt hàng xuất khẩu chính là: giường và các bộ phận của giường, tủ, tủ đựng quần áo, bàn ghế. Ngoài ra còn một số mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trong năm 2010 đạt kim ngạch cao là: đồ nội thất dùng trong văn phòng đạt 44 triệu USD, tăng 7,3%; mặt hàng ghế khung gỗ đạt 30 triệu USD, tưang 20%; đồ nội thất, đồ dùng trong nhà bếp đạt 20 triệu USD, tăng 33,3% Hai tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đạt 55 triệu USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2010 và đây là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam có sự tăng trưởng cao nhất. Như sậy, sau khi chững lại trong năm 2009 (chỉ tăng 4,8%), thì sang năm 2010 và trong 2 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này đã liên tục tăng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi mà xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào hầu hết các thị trường chính đều đồng loạt giảm sút, thì sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản là đáng mừng. 2.2.3. Thị trường Hoa Kỳ Cùng với thị trường châu Âu, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và nội thất hàng đầu thế giới. Hàng năm, Hoa Kỳ nhập khoảng 70 tỷ USD đồ gỗ và nội thất. Những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất ở Hoa Kỳ là bàn ghế bằng gỗ, phụ kiện giế dùng cho xe cộ bằng kim loại, đồ gỗ nhà bếp, bàn ghế văn phòng, gỗ tùng bách….Phần lớn, nhóm hàng gỗ và gỗ chế biến được nhập khẩu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội 9 địa, một phần được chế biến để xuất khẩu và tái xuất khẩu. Đặc điểm nổi bật nhất của thị trường Hoa Kỳ là quy mô lớn, nhu cầu tăng thường xuyên và rất đa dạng sản phẩm. (Nguồn: Tổng cục Hải Quan) Đánh giá về thị trường Hoa Kỳ trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt nam vào thị trường Hoa Kỳ đạt trên 1.2 tỷ USD, tăng 9.43% (tăng 103 triệu USD) so với 2009. (Nguồn: Tổng cục Hải Quan) Hơn 70% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào Hoa Kỳ là đồ nội thất, ngoài ra còn có đồ gỗ dùng trong xây dựng, trang trí và gỗ xẻ, gỗ tấm. Năm 2008, xuất 434 286 3,822 1,628 680 3,851 1,997 3,928 383 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 Tà vẹt, thanh ngang bằng gỗ -HS:4407 Ván sợi bằng gỗ -HS:4411 Gỗ dán, gỗ dán ván lạng -HS:4412 Hòm, hộp, kệ, giá gỗ -HS:4415 Các loại thùng gỗ -HS:4416 Đồ gỗ dùng trong xây dựng -HS:4418 Đồ ăn và đồ bếp bằng gỗ -HS:4419 Sản phẩm bằng gỗ khác -HS:4421 Đồ nội thất trong ngành y -HS:9402 Biểu đồ 2 : Kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ năm 2011 (nghìn USD) 87.51 37.49 75.75 79.82 83.00 81.01 88.59 87.31 86.18 91.07 76.67 82.25 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Biểu đồ 3 : Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang hoa Kỳ các tháng năm 2010 (triệu USD) 10 khẩu đồ gỗ nội thất sang Hoa Kỳ tiếp tục là mặt hàng đứng đầu trong các mặt hàng Nông - Lâm - Thủy sản sang thị trường này. Với kim ngạch xuất khẩu đạt 960,2 triệu USD, tăng khoảng 22,06% so với năm 2007. Tuy nhiên ngoài đồ gỗ nội thất ra, xuất khẩu nhiều sản phẩm gỗ khác đang có xu thế giảm (gỗ cây giảm 88,63%, hòm gỗ, hộp kệ gỗ giảm 33,62%, các sản phẩm gỗ khác giảm 43,37%). Kết luận Nghiên cứu này đã phân tích được kim ngạch xuất khẩu của ba thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất và tiềm năng nhất của Việt Nam. Nhìn thấy được tiềm năng lớn của ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam đối với kim ngạch xuất khẩu của cả nước, góp phần làm tăng trưởng phát triển kinh tế nước nhà . Qua bản phân tích chung kim ngạch xuất khảu sản phẩm gỗ từ năm 2005-2010 đã chỉ ra rõ mức tăng trưởng của ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ, bản phân tích kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của 3 thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật giúp cho ta hiểu thêm về tình hình xuất khẩu của ngành ra nước ngoài. Đồng thời cần chú ý đến một số biện pháp nâng kim ngạch lên. Nhà nước có thể làm là tạo cơ chế cho các doanh nghiệp đầu tư trồng rừng. Chính phủ cần rà soát các vùng chuyên canh nguyên liệu tập trung với quy mô lớn, đầu tư giải pháp KH-CN để nghiên cứu, tuyển chọn các giống cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, có đặc tính phù hợp với sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, để đảm bảo uy tín cho sản phẩm gỗ Việt Nam, Nhà nước cũng cần kiểm soát một cách chặt chẽ nguồn gỗ chuyển tải từ công ty mẹ ở nước ngoài vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam để ngăn ngừa việc trốn thuế và lẩn tránh xuất xứ gỗ. 11 Tài liệu tham khảo   Báo cáo xúc tiến xuất khẩu 2009-2010 Cục xúc tiến thương mại  Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam.  Tài liệu nghiên cứu ngành hàng đồ gỗ Việt Nam – Trung tâm xúc tiến thương mại  “Công nghiệp chế biến gỗ, cơ hội và thách thức” – Báo cáo của Vietfores  Luận văn “Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ, thực trạng và giải pháp” – Nguyễn Văn Ba, trường Đại học Kinh tế.  the official EU website.
Tài liệu liên quan