Bạn là một học sinh, một người luôn gặp khó khăn trong việc nhớ những bài
học dài lê thê, sợ những giây phút thầy cô mở sổ điểm ra. Bạn không nhớ
được bài hay vì bài dài nên chẳng thèm học. Điền này ảnh hưởng xấu đến
kết quả của bạn, giải thích vì sao bạn học mãi mà không giỏi.
Đối với việc học, nhớ bài là nhiệm vụ bắt buộc và khó nhất. Nhưng bạn có
bao giờ hỏi tại sao bạn không sao nhớ bài lâu được hay không?
Theo tôi câu trả lời nằm ở những lời khuyên trước đó của nhiều người cho
bạn. Phương pháp học của bạn hiện tại là: đọc bài trước ở nhà, vào lớp vừa
nghe thầy cô giảng bài vừa ghi bài, về nhà xem bài lại, làm bài tập. Đúng
không nhỉ?
4 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghe giảng những không ghi bài liệu có hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghe giảng những không ghi bài
liệu có hiệu quả
Bạn là một học sinh, một người luôn gặp khó khăn trong việc nhớ những bài
học dài lê thê, sợ những giây phút thầy cô mở sổ điểm ra. Bạn không nhớ
được bài hay vì bài dài nên chẳng thèm học. Điền này ảnh hưởng xấu đến
kết quả của bạn, giải thích vì sao bạn học mãi mà không giỏi.
Đối với việc học, nhớ bài là nhiệm vụ bắt buộc và khó nhất. Nhưng bạn có
bao giờ hỏi tại sao bạn không sao nhớ bài lâu được hay không?
Theo tôi câu trả lời nằm ở những lời khuyên trước đó của nhiều người cho
bạn. Phương pháp học của bạn hiện tại là: đọc bài trước ở nhà, vào lớp vừa
nghe thầy cô giảng bài vừa ghi bài, về nhà xem bài lại, làm bài tập. Đúng
không nhỉ?
Vừa chép bài vừa nghe giảng => mất kiến thức
Bạn biết vì sao tôi không đánh giá cao cách học này không? Vấn đề là bước
bạn làm gì ở lớp đấy. Tôi cho rằng việc vừa ghi bài vừa nghe thầy cô giảng
là điều tệ hại. Khi não bộ được nạp một chương trình là tập trung vào những
gì thây cô nói, bạn lại cho chạy song song với nó một chương trình ghi lại
những gì vừa nghe được. Bạn có thấy mâu thuẩn không? Một bên là chạy
theo xu hương tiếp nhân thông tin mới, một bên lặp lại những gì vừa xảy ra.
Hai chương trình trái ngược nhau. Bạn nghĩ liệu bạn có thể chạy tốt cả hai
không? Tôi dám chắc là không vì nếu “máy” chạy tốt bạn sẽ chẳng cần đọc
bài viết này làm gì.
Bạn mất tập trung vì phải vận hành cà hai phần mền cùng một lúc. Sao bạn
không nghĩ mình sẽ bỏ một, chỉ giữ lại việc nghe giảng ở trên lớp thôi. Đừng
sợ bỏ đi một điều gì, nếu bạn thấy điều đó không tốt hay không cần thiết,
chúng cản trở bạn thì đừng e ngại hãy thay đổi ngay.
Trước hết tôi muốn bạn gợi lại những điều tôi đã giới thiệu với bạn ở hai bài
viết trước: Tập trung cao độ. Bí quyết học tập chủ động
Đây là những bước tôi đã thực hiện:
Soạn bài ở nhà (tìm hiểu nội dung chính, đặt câu hỏi,...)
Vào lớp, chỉ tập trung nghe giảng ( không ghi bài bạn nhé!)
Nếu thầy cô có giới thiệu câu hỏi ở ngoài, bạn nên viết lại. Nhưng
đừng mất quá nhiều thời gian, những từ chủ chốt là đủ.
Tranh thủ giờ chuyển tiết, liệt kế hết những ý bạn có trong đầu. Lưu ý,
không viết dài, thậm chí bạn gạch đầu dòng mà không viết chũ nào
cũng được. Nếu viết dài bạn, sẽ tự đánh mất giờ nghỉ của bạn thôi.
Về nhà, khoan ghi bài. Bạn hãy lấy giấy bút viết hết tất cả kiến thức
bạn thu được ngày hôm ấy, từng môn một, càng chi tiết càng tốt.
Kiểm tra lại bằng việc xem SGK và nội dung kiến thức bên ngoài mà
bạn ghi được. Ghi nhớ những điều còn bỏ sót.
Làm bài tập. Bước này bạn không được mở sách xem công thức, bài
học đâu nhé!
Và bước cuồi cùng mới là đặt bút viết bài. Bước này được xem như
bài kiểm tra, hãy viết những gì bạn nhớ và hiểu. Theo tôi, bạn vẽ bản
đồ tư duy là tốt nhất, vừa khát quát được kiến thức bạn vừa nhớ lâu
hơn. Đừng lo, thầy cô không ai bắt bẻ gì bạn đâu, ngược lại còn đánh
giá cao bạn nữa.
Bản đồ tư duy
Đọc tới đây chắc bạn cho rằng tôi thiếu bước học thuộc bài đúng không?
Nhưng có cần thiết phải thêm bước học bài, trong khi bạn đã gần như nhớ
hết cả bài? Một mẹo nữa, bạn có thể tận dụng khoảng thời gian từ trường về
nhà, thuật lại những ý trong bài bạn chưa nắm rõ.