Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ - Từ góc nhìn quản lý di sản văn hóa

Tóm tắt Trên thế giới hiện có một số quan điểm khác nhau về bảo tồn di sản văn hóa. Dựa trên những phân tích, đánh giá thực trạng nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, bài viết chỉ ra rằng, định hướng phù hợp hiện nay là vừa bảo tồn kế thừa, vừa bảo tồn phát triển, trong đó, Nhà nước không chỉ trao quyền tự chủ cho cộng đồng, mà còn có sự hỗ trợ tối đa bằng các thể chế, chính sách thiết thực. Hai mô hình quản lý di sản được đề xuất, bao gồm mô hình đồng quản lý của Nhà nước và cộng đồng, doanh nghiệp và mô hình kết hợp (đan xen) quản lý giữa cộng đồng, Nhà nước và doanh nghiệp, là những gợi mở thiết thực giúp cho địa phương trong việc quản lý di sản, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ - Từ góc nhìn quản lý di sản văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 31 (Tháng 3 - 2020)10 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA NGHỀ LÀM TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ - TỪ GÓC NHÌN QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA NGUYỄN THỊ HẠNH* Tóm tắt Trên thế giới hiện có một số quan điểm khác nhau về bảo tồn di sản văn hóa. Dựa trên những phân tích, đánh giá thực trạng nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, bài viết chỉ ra rằng, định hướng phù hợp hiện nay là vừa bảo tồn kế thừa, vừa bảo tồn phát triển, trong đó, Nhà nước không chỉ trao quyền tự chủ cho cộng đồng, mà còn có sự hỗ trợ tối đa bằng các thể chế, chính sách thiết thực. Hai mô hình quản lý di sản được đề xuất, bao gồm mô hình đồng quản lý của Nhà nước và cộng đồng, doanh nghiệp và mô hình kết hợp (đan xen) quản lý giữa cộng đồng, Nhà nước và doanh nghiệp, là những gợi mở thiết thực giúp cho địa phương trong việc quản lý di sản, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của nghề làm tranh dân gian Đông Hồ. Từ khóa: Di sản văn hóa, bảo tồn, phát huy, quản lý di sản, tranh dân gian Đông Hồ, nghề thủ công truyền thống Abstract There are some different perspectives around the world on preserving cultural heritage. Based on the analysis and assessment of the real situation of Dong Ho folk painting craft, the article shows that the current orientation is to both inheritance conservation and development conservation, in which, the State not only gives autonomy to the community, but also makes the maximum support by institutions and practical policies. The two proposed heritage management models, including the co- management model of the State and the community, enterprises and the combined model (interwoven) of management between the community, the State and enterprises, are practical suggestions to help the locality in managing heritage, preserving and promoting the cultural values of Dong Ho folk painting craft. Keywords: Cultural heritage, conservation, promotion, heritage management, Dong Ho folk paintings, traditional crafts Đông Hồ được biết đến là một trung tâm sản xuất tranh dân gian, tranh nghệ thuật từ lâu đời ở Việt Nam. Làng tranh dân gian Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 35 km về phía Đông. Tranh Đông Hồ nổi tiếng với loại hình nghệ thuật tranh khắc gỗ và in ván nét, ván màu, xuất hiện cách ngày nay khoảng hơn 5 thế kỷ và đã tồn tại thực sự trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta. Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là một nghề thủ công đặc biệt, không chỉ là lao động chân tay đơn thuần mà còn là lao động nghệ thuật. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, nghề làm tranh ở Đông Hồ có nhiều biến động thăng trầm. Trước đây nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy tụ về làng, tất cả đều làm tranh. Do thị trường và công nghệ phát triển nhanh, tranh dân gian Đông Hồ bây giờ không tiêu thụ nhiều như trước. Đến nay, dân làng Hồ hiện chủ yếu sống bằng nghề làm mã1. Hiện nay, chỉ còn hai dòng họ với hai đại gia đình vẫn theo nghề làm tranh là: gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và gia * ThS., Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam 11Số 31 (Tháng 3 - 2020) DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA đình cố nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam cùng các con, cháu. Nghề tranh dân gian Đông Hồ đang gặp nhiều khó khăn, thách thức về đầu ra cho sản phẩm cũng như việc nối nghiệp, truyền nghề cho thế hệ sau. Việc bảo tồn, duy trì và phát triển nghề cổ truyền trước nguy cơ biến mất là việc làm quan trọng, cấp thiết để góp phần phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của cha ông trong bối cảnh hiện nay. 1. Một số quan điểm bảo tồn, phát huy, quản lý di sản * Quan điểm về bảo tồn di sản Trong lĩnh vực quản lý di sản hiện nay, học giả Ashworth đã tổng kết từ thực tế bảo tồn di sản ở nhiều nước trên thế giới thành 3 quan điểm và tương ứng với nó là định hướng bảo tồn di sản: quan điểm bảo tồn nguyên trạng, quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa và quan điểm bảo tồn phát triển [8, tr.79-82]. Quan điểm bảo tồn nguyên trạng: Dựa trên quan điểm bảo tồn văn hóa vật thể của các nhà bảo tàng học, quan điểm này cho rằng, các sản phẩm của quá khứ nên được bảo tồn nguyên vẹn như nó vốn có để tránh tình trạng thế hệ hiện tại làm méo mó, biến dạng di sản. Mỗi di sản chứa đựng những giá trị văn hóa - xã hội nhất định mà không phải lúc nào thế hệ hiện tại cũng có thể hiểu biết một cách cụ thể để có thể phát huy những giá trị ấy một cách thích hợp. Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa: Bảo tồn trên cơ sở kế thừa những giá trị độc đáo của quá khứ là một quan điểm khá phổ biến trong giới học giả hiện nay khi bàn đến di sản nói chung, quản lý di sản nói riêng. Quan điểm lý thuyết này dựa trên cơ sở mỗi di sản cần phải thực hiện nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời gian và không gian cụ thể. Khi tồn tại ở không gian và thời gian hiện tại, di sản ấy cần được phát huy giá trị văn hóa - xã hội phù hợp với xã hội hiện nay và phải loại bỏ đi những gì không phù hợp với xã hội ấy. Quan điểm bảo tồn - phát triển: Đây là quan điểm hiện đang chiếm vị trí chủ đạo trong giới học thuật cũng như giới quản lý văn hóa ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Quan điểm này không bận tâm với việc di sản nên bảo tồn y nguyên như thế nào, nên kế thừa cái gì từ quá khứ mà đặt trọng tâm vào việc làm thế nào để di sản sống và phát huy được tác dụng trong đời sống đương đại. Hạt nhân của quan điểm lý thuyết này là khái niệm “tính xác thực” (hay “tính chân thực”) của di sản (Authenticity of Heritage). Chân thực hay không chân thực không phải là một giá trị khách quan mà nó được tính bằng những trải nghiệm. * Quan điểm về mô hình quản lý di sản Hiện nay, cũng có nhiều quan điểm về mô hình quản lý di sản2. Ở mỗi cách nhìn, các học giả đều chủ động đưa ra các biện luận và giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy3 giá trị di sản hiện hữu. Có thể tổng hợp 3 quan điểm về mô hình quản lý di sản như sau: Mô hình kết hợp giữa phát triển du lịch và quản lý di sản (hay là sự hỗ trợ của di sản cho phát triển du lịch bền vững). Tác giả John Fletcher (2005) [5, tr.28-48] đã đưa ra một cách tiếp cận về mối quan hệ giữa quản lý di sản và phát triển du lịch. Mục đích là để xem xét vai trò hợp tác và quản lý của các bên liên quan về phát triển du lịch và di sản; sự phụ thuộc lẫn nhau của mối quan hệ bảo tồn di sản và du lịch; đồng thời, thúc đẩy sự hợp tác giữa bảo tồn di sản và du lịch thông qua sự tham gia của các bên liên quan. Quan điểm của các tác giả Nicholas, L. N; Thapa, B; Ko Y (2009)4 đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hỗ trợ của cộng đồng cư dân địa phương đối với lĩnh vực quản lý di sản thế giới và đối với phát triển du lịch bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự gắn kết cộng đồng ảnh hưởng tích cực đến các hành vi hỗ trợ của họ thông qua nhận thức về di sản thế giới. Đồng quan điểm này còn có tác giả B McKercher và H Du Cros (2002)5, đã xem xét mối quan hệ giữa các bên liên quan đến dòng tiền của hoạt động du lịch văn hóa. Trong khi các chuyên gia du lịch đánh giá tài sản văn hóa có lợi cho tiềm năng lợi nhuận của họ, thì các chuyên gia di sản văn hóa lại đánh giá cao giá trị nội tại của chúng ví như các tài Số 31 (Tháng 3 - 2020)12 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA sản tương tự. Du lịch văn hóa bền vững chỉ có thể xảy ra khi hai bên hợp tác thực sự. Mô hình đồng quản lý, kết hợp quản lý văn hóa bản địa với lĩnh vực môi trường: Quan điểm này được đưa ra bởi học giả Melissa Nursey- Bray và Phillip Rist (2009) [6, tr.118-127]. Các tác giả đưa ra khái niệm “đồng quản lý” để giải thích cho việc tập hợp động lực như một cơ chế để kết hợp những giá trị văn hóa bản địa trong các lĩnh vực quản lý môi trường. Mỗi quy trình quản lý có phương pháp riêng của nó; khi hai mô hình giao nhau, chúng đưa ra một số thách thức đối với kết quả quản lý chung. Mô hình sử dụng các phương tiện truyền thông mới để phục vụ quản lý di sản văn hóa (là di sản ảo hoặc kỹ thuật số)6. Quan điểm nàyđã đề cập đến việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới để phục vụ cho việc quản lý di sản văn hóa. Trong đó, di sản ảo hoặc kỹ thuật số là một lĩnh vực phát triển nhanh, được biết đến nhiều hơn cả. “Di sản mới”, dưới quan điểm này, để giải quyết sự phức tạp của di sản văn hóa như: các vấn đề xung quanh việc giải thích di sản cho công chúng và các nỗ lực để nắm bắt bản chất của cả di sản văn hóa hữu hình (như tòa nhà, di tích) và di sản văn hóa vô hình - di sản văn hóa phi vật thể (như phong tục, nghi lễ). Như vậy, 3 quan điểm về mô hình quản lý di sản nêu trên là những gợi mở đưa ra trong việc xây dựng những kịch bản được lên kế hoạch có sự đồng thuận của các bên liên quan nhằm quản lý, vận hành di sản hiệu quả, đặc biệt là trong việc phát huy di sản một cách bền vững. 2. Hiện trạng nghề làm tranh dân gian Đông Hồ Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ hiện nay vẫn đang được kế thừa từ truyền thống. Kỹ thuật làm tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ có nhiều điểm đặc sắc riêng và vẫn có sự kế thừa, chắt lọc từ quá khứ. Trước đây, những nghệ nhân giỏi ở Đông Hồ có thể tự mình đảm nhận tất cả các khâu từ vẽ mẫu, khắc ván, in tranh. Đến nay, do sự phát triển của làng nghề và khả năng của các nghệ nhân trẻ nên ba khâu đó tách ra như một yêu cầu cao về chuyên môn hóa. Hoạt động sản xuất tranh Đông Hồ hiện nay vẫn tiếp tục duy trì theo phương pháp kỹ thuật làm tranh dân gian truyền thống. Các quy trình kỹ thuật trong các bước sản xuất vẫn tuân thủ chặt chẽ quy tắc nghề cổ truyền. Bên cạnh đó, các hộ gia đình đã tìm tòi, học hỏi để mở rộng thị trường tiêu thụ tranh. Đồng thời, các nghệ nhân cũng đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng của nghề tranh và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Hiện nay, hai dòng họ làm tranh dân gian ở Đông Hồ vẫn đang truyền nghề cho các thế hệ con, cháu tại các hộ gia đình, cho thấy nghề làm tranh vẫn tiếp tục tồn tại. Từ năm 2016, các gia đình nghệ nhân đã chủ động hơn trong việc tiếp cận thị trường đầu ra cho sản phẩm từ việc tham gia một số triển lãm tranh trong nước và quốc tế, đôi lúc đã có sự hỗ trợ của nhà nước, như: gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế tham gia triển lãm tranh ở Tp. Hồ Chí Minh, gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam, Nguyễn Hữu Hoa gửi sản phẩm đi triển lãm tranh ở Mỹ, Nhật Bản... Có thể nhận thấy, bản sắc văn hóa đặc trưng của nghề làm tranh Đông Hồ là các ván khắc gỗ (ván khắc gỗ để in nét và ván khắc gỗ để in màu trên giấy điệp). Hiện nay, các bản khắc gỗ đang được lưu giữ ở các hộ gia đình làm tranh gồm có ván khắc in tranh bộ, ván in chữ, ván in tranh điệp, ván in tranh vuông, ván in bưu thiếp. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh (năm 2013) [7], ván khắc gỗ trong gia đình cố nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam là 377 ván, gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế là 557 ván, gia đình cố nghệ nhân Trần Nhật Tấn là 108 ván, gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả là 312 ván, gia đình nghệ nhân Trần Nhật Sở là 254 ván. Như vậy, tổng số ván khắc của nghề tranh Đông Hồ lên đến hàng nghìn bản. Ở làng tranh Đông Hồ đã bắt đầu có sự sáng tạo, làm mới các chủ đề với các bản khắc có nội dung đương đại. Ngoài các bản khắc gỗ do cha ông từ xưa để lại, nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã tự khắc lại một số bản 13Số 31 (Tháng 3 - 2020) DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA khắc, hay phục chế lại các bản khắc bị mất... Đồng thời, làng tranh Đông Hồ cũng bắt đầu có xu hướng du nhập các loại tranh khác, như trưng bày tranh làng Sình, tranh Kim Hoàng, và đặc biệt là tranh Hàng Trống, do được nhiều du khách yêu thích. Điều đó cho thấy sự thích ứng, nhanh nhạy của làng nghề trong việc đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của du khách, đồng thời chứng tỏ các dòng tranh đang có sự giao thoa trong bối cảnh hiện nay. Hiện nay, Trung tâm bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ đang được xây dựng. Các hạng mục chính của Trung tâm đã được phê duyệt gồm có: Nhà trưng bày kiến trúc nhà gỗ truyền thống 7 gian, một tầng, mái đao; nhà giới thiệu quy trình làm tranh và nhà dịch vụ kiến trúc nhà gỗ truyền thống 5 gian, hai mái bít đốc; hành lang, hồ nước...; các công trình phụ trợ, khôi phục chợ tranh dân gian Đông Hồ. Đây là một thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nghề làm tranh. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, tác giả nhận thấy nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đã và đang tồn tại một số khó khăn, thách thức: Đại đa số người làm nghề cho rằng, khó khăn lớn nhất là tìm đầu ra cho sản phẩm. Tranh làm ra nhiều nhưng không có nhiều đầu ra tiêu thụ, thị trường tranh dân gian truyền thống không khả quan. Các gia đình nghệ nhân phải tự chủ động tham gia các cuộc triển lãm tranh ở trong và ngoài nước để tìm kiếm nguồn khách hàng. Nhà nước chưa chú ý đầu tư và hỗ trợ nguồn kinh phí đáng kể nào cho hoạt động này của làng tranh Đông Hồ. Một số loại nguyên liệu đang có nguy cơ khó tìm kiếm, hoặc giá thành cao như: nguồn giấy dó được nhập về chủ yếu từ làng Đống Cao (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), nhưng hiện nay cả làng Đống Cao cũng chỉ còn một, hai hộ gia đình cầm cự với nghề này bởi sản lượng đầu ra thấp, thu nhập bấp bênh và nguồn cây dó hiếm dần. Nguồn điệp ở các vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng cũng trở nên khan hiếm, vì nguồn nguyên liệu điệp hóa thạch đã bị khai thác cạn kiệt. Việc truyền dạy nghề trong cộng đồng đang có nhiều bất cập. Thế hệ trẻ là con, cháu trong các gia đình nghệ nhân có xu hướng chuyển đổi sang nghề nghiệp khác; số người ngoài làng đến làm nghề, học nghề tranh rất ít ỏi, dẫn đến việc tìm người kế thừa nghề ngày càng khó khăn. Hoạt động của nghề tranh Đông Hồ mang tính chất cá nhân, mạnh ai người nấy làm. Giữa các hộ gia đình làm tranh chưa có sự gắn bó, đoàn kết, tương trợ nhau để cùng phát triển. Sự hỗ trợ của chính quyền, các nhà quản lý các cấp chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả. Hiện trạng đó cho thấy nghề làm tranh dân gian Đông Hồ cần được bảo tồn và phát triển bền vững trong tương lai. Từ góc nhìn quản lý di sản văn hóa, để bảo tồn và phát huy hơn nữa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, cần thiết phải đưa ra mô hình quản lý thiết thực, hiệu quả. 3. Mô hình bảo tồn và phát huy nghề làm tranh dân gian Đông Hồ Từ góc nhìn quản lý di sản, bài viết đưa ra một vài gợi ý, nhằm tham vấn cho các nhà quản lý địa phương có thể áp dụng, lựa chọn 1 trong 2 mô hình sau: (1) Mô hình đồng quản lý của nhà nước và cộng đồng, doanh nghiệp; (2) Mô hình kết hợp (đan xen) quản lý giữa cộng đồng, nhà nước và doanh nghiệp. 3.1. Mô hình đồng quản lý của Nhà nước và cộng đồng, doanh nghiệp Mô hình này đề cập đến khả năng tham gia đồng thời của ba bên trong bộ máy quản lý Trung tâm bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ cũng như việc thống nhất các quy tắc, phương châm hoạt động để vận hành bộ máy đó. Cụ thể là, sự tham gia của Nhà nước với vai trò quản lý vĩ mô, các cơ quan chuyên trách sẽ đề ra những chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật ở tầm vĩ mô. Doanh nghiệp là đơn vị hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, đồng thời kết nối với cộng đồng các nghệ nhân làm tranh để thúc đẩy, triển khai các hoạt động trong thực tiễn nhằm bảo tồn, phát huy di sản nghề làm Số 31 (Tháng 3 - 2020)14 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA tranh Đông Hồ. Cộng đồng giữ vai trò trung tâm, là chủ thể nắm giữ, thực hành di sản, trực tiếp tham gia giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị di sản theo kế hoạch của mình, làm sao để thống nhất phương hướng, hành động chung với cơ quan nhà nước và doanh nghiệp (Sơ đồ 1). Bộ máy quản lý phải đảm bảo hoạt động nhịp nhàng, cùng quản lý dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi, trách nhiệm của ba bên. Các công cụ quản lý được thiết lập với sự phân công vai trò trách nhiệm của các bên liên quan ngang bằng nhau, phân chia lợi ích trong việc vận hành các dịch vụ phụ trợ (trông xe, biển báo, biển tên...). Trên cơ sở đó, cần thành lập Ban quản lý, Ban điều hành Trung tâm bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ. Ban quản lý Trung tâm có thể là đơn vị sự nghiệp nhà nước trực thuộc UBND huyện Thuận Thành, hoặc trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh. Trong đó, Ban quản lý sẽ phân công nhiệm vụ, công việc liên quan giữa các bộ phận, cán bộ, nhân sự trong Ban quản lý Trung tâm; đảm bảo phối hợp hài hòa lợi ích giữa Trung tâm với cộng đồng người làm nghề (Sơ đồ 2). Nhân sự của Ban quản lý Trung tâm có thể gồm: 1 trưởng ban (là đại diện của UBND huyện Thuận Thành hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh); 4 phó ban (gồm: 1 đại diện của chính quyền cấp xã, 2 đại diện cho cộng đồng làm nghề tức đại diện của 2 hộ gia đình làm tranh, 1 đại diện cho doanh nghiệp và 1 trưởng thôn); ngoài ra, còn có bộ phận chuyên trách (5 người, gồm nhân viên an ninh và quản lý dịch vụ; bộ phận hành chính, tài vụ; bộ phận hướng dẫn viên du lịch, lễ tân...). 3.2. Mô hình kết hợp (đan xen) quản lý giữa cộng đồng, Nhà nước và doanh nghiệp Mô hình này đề cập đến khả năng tham gia chủ yếu là của cộng đồng hoặc doanh nghiệp tự đứng ra điều hành, bên cạnh đó có sự kết hợp, đan xen chỉ đạo của nhà nước trong bộ máy quản lý Trung tâm bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ. Do đó, việc đưa ra các quy tắc, phương hướng hoạt động để vận hành bộ máy đó mang tính độc lập, không phụ thuộc vào sự quản lý trực tiếp của nhà nước (Sơ đồ 3). Trong mô hình này, cộng đồng cử đại diện đứng ra làm quản lý, bên cạnh đó, có đại diện của doanh nghiệp, các hộ gia đình và cơ quan chuyên môn nhà nước cùng đứng vai trò phối hợp, hỗ trợ, tư vấn, giám sát. Cụ thể là, trưởng ban điều hành do cộng đồng bầu ra, phải là Sơ đồ 1. Mô hình đồng quản lý của Nhà nước và cộng đồng, doanh nghiệp Sơ đồ 2. Minh họa mô hình đồng quản lý của Ban quản lý Trung tâm bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ 15Số 31 (Tháng 3 - 2020) DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA người có uy tín trong nghề làm tranh, có khả năng lãnh đạo, tổ chức quản lý, điều hành công việc cũng như phải nắm bắt nhanh nhạy các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Bên cạnh đó, các phó ban cũng là người đại diện của doanh nghiệp, người làm nghề và cơ quan chuyên môn của nhà nước cùng hỗ trợ, phối hợp và tham gia vào hoạt động điều hành chung trong Ban quản lý Trung tâm. Ngoài ra, tổ chuyên trách cũng là các đại diện của cộng đồng, là người có uy tín, chuyên môn, có trách nhiệm với công việc, phụ trách các nhiệm vụ được giao. Bộ máy quản lý chỉ hoạt động hiệu quả khi đảm bảo sự kết hợp hài hòa quyền lợi, trách nhiệm giữa các bên, trong đó, cộng đồng giữ vai trò trung tâm, điều hành các công việc của tổ chức. Mặc dù đề cao vai trò của cộng đồng, tuy nhiên, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong công tác tư vấn, giám sát và điều phối, định hướng các hoạt động của Trung tâm bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ. Trên cơ sở đó, Ban quản lý, Ban điều hành của Trung tâm bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ sẽ là tổ chức độc lập, hoạt động dưới sự bàn bạc, thống nhất của các thành viên trong cộng đồng. Ban quản lý Trung tâm là một tổ chức bao gồm các đại diện của cộng đồng, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Trong đó, Ban quản lý sẽ phân công nhiệm vụ, công việc liên quan giữa các bộ phận, cán bộ, nhân sự trong Ban quản lý Trung tâm; đảm bảo phối hợp hài hòa lợi ích giữa Trung tâm với cộng đồng người làm nghề (Sơ đồ 4). Nhân sự của Ban quản lý Trung tâm có thể gồm: 1 trưởng ban (đại diện do cộng đồng bầu ra); 4 phó ban (gồm: 3 đại diện cộng đồng, doanh nghiệp, hộ gia đình bầu ra và 1 đại diện của UBND huyện hoặc phòng VHTT huyện cử ra); ngoài ra, còn có bộ phận chuyên trách (gồm có nhân viên an ninh và quản lý dịch vụ; bộ phận hành chính, tài vụ; bộ phận hướng dẫn viên du lịch, lễ tân...). Như vậy, hai mô