kho tàng nghệ thuật dân gian truyền thống của Việt Nam có
một điệu hát vô cùng đặc sắc và là nét đặc trưng văn hóa của
đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái đó là điệu hát Then
13 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghệ thuật hát Then, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghệ thuật hát Then
kho tàng nghệ thuật dân gian truyền thống của Việt Nam có
một điệu hát vô cùng đặc sắc và là nét đặc trưng văn hóa của
đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái đó là điệu hát Then.
Các nghệ sĩ hát Then tỉnh Lạng Sơn
“Then” theo tiếng đồng bào dân tộc là Thiên tức là Trời, vì
thế hiểu theo ngôn ngữ dân tộc thì điệu hát Then được coi là
điệu hát thần tiên, là một loại hình nghệ thuật mang màu sắc
tín ngưỡng thuật lại một cuộc hành trình lên thiên giới để cầu
xin một điều gì đó.
Hát Then gắn bó sâu sắc với đời sống tinh thần và tâm linh
của đồng bào dân tộc bởi nó xuất phát từ tín ngưỡng về một
thế giới thần bí, nơi có những nhân vật và sức mạnh diệu kỳ
như: Bụt, Giàng, TrờiChỉ có những ông Then, bà Then
mới có đủ sức mạnh và bản lĩnh cũng như khả năng đến được
thế giới đó. Khi những ông Then, bà Then này dâng lên
Mường Trời những sản vât của con người thì họ hát. Lúc đầu
hát Then chỉ có một người, tay đệm đàn, miệng hát, chân xóc
nhạc. Chính lời hát bài hát Then, hòa trong nhịp đàn tính dìu
dặt, cùng tiếng đệm đàn, miệng hát, chân xóc nhạc sẽ đưa
ông Then, bà Then đến với Mường Trời. Do vậy, người hát
Then trong dịp lễ, tết là những người đại diện cho cộng đồng,
cho người dân giao tiếp với thần linh để cầu xin mùa màng
bội thu, tươi tốt, đời sống ấm no, hanh phúc..
Âm nhạc là yếu tố xuyên suốt cuộc hát Then. Hát Then có
nhiều bài bản, làn điệu khác nhau, đến nay ngoài các điệu
Then cổ còn có các điệu Then mới được biên soạn. Người
Tày, người Nùng và người Thái bất kể tuổi tác, giới tính đều
rất thích nghe hát Then. Hát Then không chỉ là một làn điệu
dân ca thông thường mà còn là một nghệ thuật tổng hợp bởi
người nghệ sĩ hát Then vừa phải biết hát, biết đệm đàn lai
phải biết múa. Mặc dù ở mỗi vùng quê đều có những làn điệu
hát Then khác nhau ví dụ như: Then – Lạng Sơn dìu dặt tha
thiết, Then – Tuyên Quang dồn dập như thúc quân ra trận,
Then – Hà Giang lại nhấn nhá từng tiếng một, Then – Bắc
Kạn lại như tiếng thì thầmTuy nhiên nhìn một cách tổng
thể, Then có một số loại hình thể hiện các chức năng chính
như: Then Kỳ Yên có nghĩa là cầu an, Then cầu mùa, Then
chúc tụng, Then chữa bệnh, Then cấp sắc
Nói đến nghệ thuật hát Then sẽ không thể không nhắc đến
cây đàn Tính, bởi nếu thiếu đi âm thanh của cây đàn này thì
điệu hát Then sẽ không hoàn chỉnh. Tiếng trầm bổng ngân
nga từ cây đàn tính quyện với những lời ca, tiếng hát của
Then như đưa người ta vào một thế giới hư ảo, huyền bí
Cho đến hôm nay, hát Then vẫn còn được lưu giữ và là một
món ăn tình thần không thể thiếu ở nhiều địa phương nơi có
người đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái sinh sống.
Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật hát then
Cũng như rất nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác,
hát Then đang đứng trước nguy cơ mai một. Để bảo tồn và
phát huy giá trị nghệ thuật của hát Then, các nhà nghiên cứu,
các tỉnh có đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái sinh sống đã có
những hành động tích cực và cụ thể góp phần bảo tồn nghệ
thuật này.
Được biết đến là một di sản văn hóa – nghệ thuật truyền
thống độc đáo của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh
miền núi phía bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Lạng
Sơnthen được lưu giữ, phát triển thành một không gian văn
hóa hát then – đàn tính hết sức đồ sộ về khối lượng, phong
phú về thể loại, đa dạng về hình thức biểu diễn. Trải qua
nhiều năm, một số đồng bào người dân tộc ở phía bắc đã di
cư đến phía Nam sinh sống và mang theo loại hình này vì vậy
hiện nay ở một số tỉnh phía nam cũng thấy xuất hiện nghệ
thuật hát then.
Vốn không chỉ đơn thuần là một loại hình nghệ thuật diễn
xướng, hát then còn là một hình thức tín ngưỡng lâu đời của
người đồng bào dân tộc. Truyền thuyết kể rằng: Nhà Mường
Then có 22 vạn gian nhà, nhà Then rộng mở khang trang, tha
hồ cho đôi con Rồng đùa nhau bay lượn khắp các gian nhà
Then, đàn voi, đàn ngựa có thể chạy nước đại trên sân nhà
Then. Nhà Mường Then cái gì cũng đẹp vì vậy người trần
muốn đến được nhà Mường Then để ngắm phong cảnh và
cầu xin cho con người ai ai cũng được khỏe mạnh, xinh đẹp,
cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt..
Nghệ nhân truyền dạy nghệ thuật hát then cho các bạn trẻ
Chính vì hát then gắn với tín ngưỡng của đồng bào dân tộc
nên loại hình nghệ thuật này đươc lưu giữ và truyền lại cho
biết bao thế hệ. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, cũng như
nhiều loại hình văn hóa phi vật thể khác, hát then đang đứng
trước nguy cơ mại một trong xã hội phát triển. Lý do là bởi
lớp nghệ nhân đã quá già, thiếu những thế hệ kế cận, bên
cạnh đó không gian diễn xướng cho loại hình nghệ thuật này
cũng đang mất dần trong cơn lốc đô thị hóa. Để bảo tồn và
phát huy giá trị nghệ thuật của hát Then những năm vừa qua
các tỉnh, địa phương có người dân tộc Tày, Nùng đã có
những hành động cụ thể như: Tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức mời
các nghệ nhân hướng dẫn, truyền dạy cho thế hệ trẻ thông
qua các lớp học do Sở VHTTDL tỉnh tổ chức. Trong các dịp
lễ, tết, hội làngtỉnh luôn đưa hát then vào chương trình
biểu diễn chính
Tại Quảng Ninh, ngoài việc hỗ trợ các lớp học UBND tỉnh
còn tuyên truyền tích cực cho loại hình nghệ thuật này. Vì thế
đến nay một số xã, huyện tại Quảng Ninh luôn vang lên tiếng
hát then trong các dịp cưới hỏi, lễ cầu an, chúc thọ ông bà.
Tỉnh còn xây dựng hẳn một đề án bảo tồn và phát huy nghệ
thuật này. Còn ở tỉnh Tuyên Quang – một trong những tỉnh
tích cực nhất trong việc tìm các giải pháp bảo tồn thì năm nào
cũng có đến mấy lớp học được tỉnh tổ chức. Tuy nhiên theo
ông Nguyễn Vũ Phan – Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh cho biết
thì mặc dù tỉnh tổ chức rất nhiều các lớp học song số lượng
các bạn trẻ tham gia không nhiều. Tại tỉnh Tuyên Quang chỉ
có 4 nghệ nhân nắm giữ làn điệu then cổ thì 2 nghệ nhân đã
khuất núi, hát then giờ bị trẻ hóa nhiều, lời then đa phần được
đặt lời mới. Điều đáng lo nhất theo ông Nguyễn Vũ Phan là
người dân tộc Tày hiện nay phần nhiều không nói được tiếng
mẹ đẻ, đây là một thực trạng ảnh hưởng nghiêm trọng tới
việc bảo tồn hát then. Tại tỉnh Lạng Sơn thì dự án bảo tồn đã
được hoành thành trên giấy nhưng lại không có kinh phí thực
hiện, ông Hoàng Thành Khởi – trưởng phòng Văn hóa Sở
VHTTDL tỉnh cho biết: nếu có kinh phí thì cũng không thể
thực hiện được bởi không có nghệ nhân nào có thể truyền
dạy
Như vậy có thể thấy, mặc dù các tỉnh đã có nhiều những hành
động tích cực cho việc bảo tồn loại hình nghệ thuật độc đáo
của đồng bào dân tộc song kết quả thì vẫn còn hạn chế. Về
vấn đế này, ông Nguyễn Vũ Phan đã có ý kiến: Yếu tố quyết
định là phải coi trọng vai trò của các nghệ nhân, hạt nhân văn
hóa dân tộc Tày. Từ trước tới nay, mới chỉ là sự coi trọng về
mặt tinh thần, động viên, cổ vũ, đến giờ cần phải quan tâm
vật chất, dành một phần kinh phí thỏa đáng hỗ trợ hoạt động
của các nghệ nhân để họ truyền dạy làn điệu Then cho thế hệ
trẻ và đào tạo người kế nghiệp. Không ai có thể thay các
nghệ nhân đào tạo người kế nghiệp mà phải do chính các
nghệ nhân đảm nhiệm. Đồng thời, hàng năm các địa phương
cần tổ chức hội nghị tôn vinh các nghệ nhân, hạt nhân văn
hóa dân gian để động viên, cổ vũ những người có đóng góp
tích cực đối với đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Nhạc sĩ Lương Nguyên, người từng làm Tổng đạo diễn Liên
hoan hát Then – đàn Tính thì lại cho rằng: Muốn bảo tồn hát
Then phải để cho nó được sống trong cộng đồng. Cơ quan
quản lý nhà nước chỉ giữ vai trò định hướng chứ không thể
làm thay
Liên hoan nghệ thuật Hát Then, đàn Tính toàn quốc lần thứ
IV tại tỉnh Lạng Sơn, năm 2012 vừa được tổ chức từ ngày 02
tháng 11 đến ngày 06 tháng 11. Liên hoan không chỉ là cơ
hội giao lưu giữa các tỉnh có nghệ thuật hát then, đàn tính,
giới thiệu loại hình nghệ thuật đến với đông đảo công chúng
mà còn là một hành động thiết thực trong công tác bảo tồn,
phát huy giá trị nghệ thuật của di sản văn hóa này.