Nghệ thuật hùng biện và phương pháp biện luận của luật sư

Nghệ thuật hùng biện và phương pháp biện luận của luật sư Tranh luận là quá trình giao lưu ngôn ngữ đòi hỏi cả hai bên phải chứng minh được quan điểm của mình là đúng đắn, bằng những lí lẽ cần thiết. Đồng thời, phải vạch trần sai lầm trong quan điểm đối phương, nhằm đi đến một nhận thức chung.Tranh luận là tinh hoa nghệ thuật của năng lực hành động ngôn ngữ, là cách thức phát triển trí tuệ, là hòn đá mài sắc tư duy, là vũ khí đánh đổ mọi sai lầm. Lời Nói Đầu Thời cổ đại tranh luận đã từng lưu lại những trang sáng chói. Trần Chuẩn nói rõ lí lẽ mà quân địch phải lui, Tô Tần du thuyết mà sáu nước được an, Thái Trạch chỉ dăm câu sắc sảo mà thừa tướng Phạm Thư chắp tay nhường chức, Gia Cát Lượng thiệt chiến quần nho mà Ngô – Thục kết liên minh, đánh cho quân Tào Tháo thất điên bát đảo. Ngày nay, tranh luận lại càng toả sáng rực rỡ hơn. Văn Nhất Đa(1) đối mặt với giặc mạnh mà đập bàn cao giọng, Chu ân Lai tranh luận ngoại giao mà vẫn vững trong cơn nguy, “cuộc tranh luận thế kỉ”, khiến người người kính nể Biết bao cuộc tranh luận đã thu hút và làm nức lòng mọi người! Thời kì đại chiến thế giới lần thứ hai, người Mĩ coi miệng lưỡi, bom nguyên tử, tiền vàng là ba thứ vũ khí để sinh tồn và cạnh tranh. Rồi khoa học đã thay thế cho sức mạnh vũ khí, thế nhưng địa vị bá chủ của miệng lưỡi vẫn giữ nguyên.

pdf43 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghệ thuật hùng biện và phương pháp biện luận của luật sư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghệ thuật hùng biện và phương pháp biện luận của luật sư Tranh luận là quá trình giao lưu ngôn ngữ đòi hỏi cả hai bên phải chứng minh được quan điểm của mình là đúng đắn, bằng những lí lẽ cần thiết. Đồng thời, phải vạch trần sai lầm trong quan điểm đối phương, nhằm đi đến một nhận thức chung.Tranh luận là tinh hoa nghệ thuật của năng lực hành động ngôn ngữ, là cách thức phát triển trí tuệ, là hòn đá mài sắc tư duy, là vũ khí đánh đổ mọi sai lầm. Lời Nói Đầu Thời cổ đại tranh luận đã từng lưu lại những trang sáng chói. Trần Chuẩn nói rõ lí lẽ mà quân địch phải lui, Tô Tần du thuyết mà sáu nước được an, Thái Trạch chỉ dăm câu sắc sảo mà thừa tướng Phạm Thư chắp tay nhường chức, Gia Cát Lượng thiệt chiến quần nho mà Ngô – Thục kết liên minh, đánh cho quân Tào Tháo thất điên bát đảo. Ngày nay, tranh luận lại càng toả sáng rực rỡ hơn. Văn Nhất Đa(1) đối mặt với giặc mạnh mà đập bàn cao giọng, Chu ân Lai tranh luận ngoại giao mà vẫn vững trong cơn nguy, “cuộc tranh luận thế kỉ”, khiến người người kính nể Biết bao cuộc tranh luận đã thu hút và làm nức lòng mọi người! Thời kì đại chiến thế giới lần thứ hai, người Mĩ coi miệng lưỡi, bom nguyên tử, tiền vàng là ba thứ vũ khí để sinh tồn và cạnh tranh. Rồi khoa học đã thay thế cho sức mạnh vũ khí, thế nhưng địa vị bá chủ của miệng lưỡi vẫn giữ nguyên. Bạn có muốn hô phong hoán vu trong sục sôi biển sóng của sự cạnh tranh xã hội ngày nay không? Bạn có muốn đánh bại quần hùng bằng ba tấc lưỡi trong các cuộc luận chiến không? Bạn có muốn dẽ dàng đại thắng trong đàm phán theo cách giấu kín mưu cơ lộ mũi tiên phong không ? Xin hãy đọc các bài này, hi vọng Phương pháp biện luật sẽ là thanh bảo kiếm lóe sáng trong tay bạn, trong các cuộc tranh luận ! 1 Thắng bằng Logic. Biện luận có đường biên không tách rời với logic. Biện luận là cơ sở sinh ra logic, mầm mống đầu tiên của logic đã nảy nở trên mảnh đất biện luận. Ngược lại logic lại chính là mạch sống của biện luận, muốn biện luận có sức hấp dẫn tất phải có sức mạnh logic khuynh đảo. Stalin từng nhận định về lời biện luận của Lê nin rằng: “Lúc đó, điều khiến tôi khâm phục chính là sức mạnh logic không thể chiến thắng nằm trong lời diễn thuyết của người. Sức mạnh logic này tuy có khô khan, nhưng nó lại tóm chặt lấy người nghe, từng bước từng bước làm xúc động, và cuối cùng thì cầm tù nguời nghe, không trừ một ai. Tôi còn nhớ, lúc đó rất nhiều đại biểu nói: “Logic trong bài nói của Lê nin khác nào những xúc tu vạn năng, sẽ kẹp chặt lấy anh từ mọi phía bằng kìm, khiến anh không thể thoát khỏi. Nếu anh không đầu hàng, sẽ thất bại hoàn toàn. 2 Giữ cho đồng nhất Giữ cho đồng nhất nghĩa là trong biện luận, tư tưởng của chúng ta phải có tính xác định và tính nhất quán đầu cuối. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng sự vật khách quan hàm chứa mâu thuẫn nội tại không ngừng hoạt động, phát triển và biến hóa. Thế nhưng trong một giai đoạn phát triển nhất định, sự vật khách quan lại có tính quy luật về chất đặc thù. Chính do tính quy luật về chất này của sự vật mà khiến cho các sự vật được phân biệt. Luật đồng nhất trong logic học chính là quy luật cơ bản của tư duy logic được hình thành từ tính quy định về chất của sự vật khách quan hàng trăm vạn lần phản ánh trong ý thức con người. Chúng ta muốn nhận thức sự vật khách quan và triển khai biện luận một cách chính xác thì phải tuân theo Luật đồng nhất, mà tính xác định và tính nhất quán đầu cuối của tư tưởng trong biện luận lại chính là yêu cầu cơ bản nhất của Luật đồng nhất đối với người biện luận. Cụ thể là Luật đồng nhất đòi hỏi khái niệm dùng trong lời người biện luận phải giữ được đồng nhất. Hãy xem đoạn tranh luận sau: Có một hôm A, B, C và D thấy thùng cứu hoá chỉ chứa cát tới mức một nửa. Thế là họ bắt đầu cãi nhau. A – Thùng này rỗng thột nửa. B – Thùng này chứa một nửa. C – Thế thì có gì phải cãi nhau, thùng rồng thột nửa chẳng phải cũng như là thùng chứa một nửa đó sao ? D – Không phải thế. Nếu xác lập đẳng thức: “thùng rỗng một nửa bằng thùng đựng một nửa” thì chúng ta có thể cùng nhân hai vế với 2. Thùng rỗng một nửa nhân 2 bằng hai thùng rỗng một nửa, và hai thùng rồng một nửa bằng một thùng rỗng. Còn thùng chứa một nửa nhân với hai thì bằng hai thùng chứa một nửa, và hai thùng chứa một nửa bằng một thùng chứa đầy. Thế là, chẳng phải một thùng trống rỗng bằng một thùng đựng đầy đó sao ? Biện luận của D là sai, nguyên nhân là khái niệm “thùng rỗng một nửa” và “thùng đựng một nửa” đã không giữ được đồng nhất và đã bị đánh tráo hàm nghĩa trong đó. “Thùng rỗng một nửa” là chỉ thùng này một nửa rỗng một nửa đựng, “thùng đựng một nửa” chỉ thùng này có một nửa đựng một nửa rỗng. Thế mà D lại lần lượt đánh tráo thành “bộ phận nửa rỗng trong thùng” và “bộ phận nửa đầy trong thùng”, như vậy sẽ dẫn tới kết luận giả dối. Luật đồng nhất còn đòi hỏi luận đề trong biện luận phải giữ được đồng nhất. Ví dụ, một đơn vị nọ mở cuộc tranh luận với chủ đề: “Thế nào là vẻ vang”, và đã có đoạn đối thoại như sau: A – ôi dào, vẻ với chẳng vang. Tôi cho rằng có tiền thì vẻ vang, không tiền thì đừng nói đến vẻ vang, thật đơn giản. Có tiền mới làm được việc, không tiền thì chẳng làm được gì cả. Cậu cứ vào quầy hàng mà mua đi, thiếu một xu thì đừng có mà mua. Mà vào rạp xem phim, thiếu một hào cũng đừng nghĩ đến chuyên vào làm gì. B – Lí do cậu nêu ra không nói lên được có tiền thì vẻ vang, chỉ nói lên các tác dụng của đồng tiền A – Tiền đương nhiên là có tác dụng rồi ! Có tiền thì sai khiến được cả ma quỷ kéo cối xay ! B – Cái đó tớ không đồng ý ! Trên thế giới làm gì có ma quỷ, vậy thì làm sao có thể nói tới việc sai ma quỷ kéo cối xay ? A – Ai bảo không có ma? Nếu không có ma thì sao xưa nay trong nước ngoài nước bao người nói về ma ? Điều mà họ tranh luận vốn là: “thế nào là vẻ vang” thế nhưng vấn đề tranh luận về sau lại chuyển sang “‘trên thế giới có ma hay không ?” Chuyển đề tài như vậy, đã dẫn tới không giữ được đồng nhất. Những kiểu tranh luận như vậy thường là lan man, như con ngựa sổng, kết quả là đi chệch xa đề tài. Và đó là điều mà Luật đồng nhất trong logic học không cho phép. 3. Khôn khéo đặt điều kiện Giữa các sự vật khách quan vẫn tồn tại mối liên hệ điều kiện nhất định. Tách rời khỏi điều kiện nhất định, sự vật khách quan sẽ không thể tồn tại và phát triển. Thuật Khôn khéo đặt điều kiện là phương pháp dùng cách khéo léo đặt ra điều kiện nào đó. rồi về sau phán đoán biện luận đối với sự vật. Trong biện luận, khi đối tượng đặt ra cho chúng ta những vấn đề gai góc mà nếu khẳng định hoặc phủ định một cách giản đơn đều rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan. Lúc này, chi Cần khôn khéo đặt ra điều kiện nào đó là có thể biến hại thành lợi, chuyển nguy thành an. Ví dụ, trong cuộc tranh luận tại cuộc thi hùng biện quốc tế bằng Hoa ngữ lần một với chủ đề: No ấm là điều kiện tất yếu để nói tới đạo đức, số 3 của đội đại học Cambridge nước Anh bỗng nêu câu hỏi: “Nếu bây giờ 10 người chúng tôi bỏ phiếu tán thành yêu cầu sung công tài sản của số 3 đội bạn để đáp ứng nhu cầu của mọi người thì như vậy có đúng không ?” Câu hỏi này thực sự dồn người ta vào chỗ bí, vì nếu khẳng định một cách đơn giản thì rõ ràng không phù hợp với lẽ thường, còn nếu phủ định một cách đơn giản cũng lại làm lung lay luận chứng của mình. Thế nhưng số 3 của đội Phúc Đáp (trường đại học ở Thượng Hải) đã dùng thuật Khôn khéo đặt điều kiện để trả lời: “Nếu tài sản của tôi sung công mà mang lại phúc lợi cho quảng đại dân chúng thì tôi nghĩ tôi lựa chọn cách này, bởi vì dã làm người phải làm người có đạo đức”. (vỗ tay) Do đã khôn khéo đặt ra điều kiện mang lại phúc lợi cho quảng đại dân chúng mà đội Phúc Đáp không những đã trả miếng đối phương một cách hữu hiệu và còn tăng cường luận điểm của đội mình. Trong những cuộc thi hùng biện, chúng ta thường phải đối mặt với những luận đề bất lợi và do đó càng cần phải dùng thuật Khôn khéo đặt điều kiện. Với điều kiện đã khôn khéo đặt ra, chúng ta có thể phát triển thuận lợi tránh cái khó khăn để triển khai biện luận, giành thế thượng phong. Ví dụ, trong cuộc thi hùng biện châu á lần thứ nhất (năm 1986), luận đề là: Phát triển ngành du lịch lợi nhiều hơn hại, đội phản bác là Đại học Sư phạm Bắc Kinh đối diện với đề khó này đã lật lại và đặt điều kiện: Nếu phát triển ngành du lịch một cách mù quáng, không kiểm soát và họ đã triển khai một cuộc tranh luận sinh động, khiến mọi người phải đồng ý với kết luận: hại nhiều hơn lợi. Đại biểu đội Trường đại học Sư phạm Bắc Kinh biện luận như sau: “Nếu cứ phát triển ngành du lịch một cách mù quáng, thiếu kiểm soát sẽ dẫn việc chào mời du khách bằng mọi thủ đoạn. Nhiều quốc gia đã chào mời du khách không phải bằng phong cảnh tươi dẹp và những hàng hóa rẻ của họ, mà khách của họ ngày càng tăng chủ yếu do hoạt động Sex. Ngành du tịch ở áo Môn phát đạt, nhưng đó là do họ đã đáp ứng khách da đen bằng cách cho số người này thưởng ngoạn “non xanh nước biếc” trên chiếu bạc. Đương nhiên, ở đây chúng ta không đánh dấu bằng giữa ngành du lịch với ngành Sex và cờ bạc. Về mặt này có thể nói Singapo là một điển hình. Thế nhưng những điển hình như vậy quá ít, mà những và dù thất bại lại quá nhiều. Cờ bạc, tình dục rất dễ lan tràn như tế bào ung thật. Sòng bạc dân Đỉnh của Malaixia, hộp đêm của Thái Lan chẳng nổi tiếng thế giới đó sao ? Nếu cứ cái đà như vậy. mà nói Phát triển ngành du lịch lợi nhiều hơn hại chẳng hóa ra nói: Phát triển hoạt động tình dục và cờ bạc lợi nhiều hơn hại đó sao ?” Đòn tấn công này của đội Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh quả là lợi hại, trên cơ sở đặt ra điều kiện nhất định họ nêu ra một loạt ví dụ mà mọi người đều biết và họ đã củng cố và làm phong phú thêm quan điểm của mình từ nhiều góc độ. Cuối cùng thì đội Đại học Sư phạm Bắc Kinh đã đánh gục đội Đại học Văn khoa Đài Loan, giành thắng lợi tuyệt đối. Thuật Khôn khéo đặt điều kiện là một cách biện luận mạnh mẽ, chúng ta muốn sử dụng nó một cách linh hoạt thành thạo thì phải nắm chắc mối liên hệ điều kiện tất yếu giữa các sự vật và dựa vào mối liên hệ điều kiện này mà khéo léo đặt ra điều kiện nào đó. Ví dụ, Tiết mục thanh niên của Đài truyền hình Trung ương (Trung Quốc) đã mở cuộc thi tuyển người phụ trách, cuộc thi có luận đề: Trên đường Nam Kinh giầy ai đi lớn nhất ? Sáu người dự tuyển đều tịt mít. Trong khi đó, một anh bộ đội ở hàng ghế khán giả đã trả lời như sau: “Chân ai to nhất thì giày người đó đi to nhất.” Kết quả, câu trả lời này được giám khảo khẳng định. Anh bộ đội do nắm chắc mối liên hệ điều kiện lớn nhỏ giữa giày và chân, đã khéo léo đặt điều kiện và đã đưa ra đáp án đúng. Thuật Khôn khéo đặt điều kiện trên thực tế là sự vận dụng mệnh đề điều kiện trong biện luận. Ví dụ: Chân ai lớn nhất thì giày người đó đi là to nhất chính là mệnh đề điều kiện. Trong đó, bộ phận biểu thị điều kiện là điều kiện nêu ra ở trước (chân ai lớn nhất). Bộ phận kết quả sinh ra do dựa vào điều kiện nào đó gọi là điều kiện nêu ra ở sau (giày người đó đi là to nhất). Hình thức biện luận chính xác đòi hỏi mệnh đề điều kiện dùng đến phải đúng đắn, tức là có điều kiện nêu ra ở trước (tiền kiện) thì nhất định phải có điều kiện nêu ra ở sau (hậu kiện). Điều kiện đầy đủ, kết quả tất phải xuất hiện. Nếu điều kiện đầy đủ mà kết quả không xuất hiện, thì mệnh đề đó là giả dối. Ví dụ “Nếu chim khách kêu thì có tin vui”. Do tồn tại tình trạng chim khách kêu mà không có tin vui, mà mệnh đề điều kiện này là giả dối. Trong biện luận, khi chúng ta cần phản bác một mệnh đề điều kiện giả dối, chỉ cần chỉ ra tình trạng tiền kiện thì thật mà hậu kiện là giả thì đánh đổ được mệnh đề này. 4. Điều Kiện Luôn đúng Mệnh đề điều kiện có một đặc tính kì lạ là khi điều kiện nêu trước (tiền kiện) là giả thì dù điều kiện nêu sau (hậu kiện) có là thật hay là giả thì toàn bộ mệnh đề điều kiện cũng nhất định là thật. Phương pháp biện luận dựa trên đặc tính này của mệnh đề điều kiện chúng ta gọi là thuật Điều kiện luôn luôn đúng. Ví dụ, có một năm Hồng Kông thi hoa hậu. Cuộc thi bước vào chung kết và người chủ trì muốn thử tài ứng đối của cô Dương, ông đề ra câu hỏi: Xin hỏi cô Dương, nếu cô phải chọn trong hai người bạn nam một người bạn đời thì cô sự chọn ai ?. Hai người này, một là nhà soạn nhạc Ba Lan: Sôpanh, một là trùm phát xít: Hítle. “ Thật bất ngờ, cô Dương thông minh xinh đẹp đã trả lời như sau: “Tôi sẽ lấy Hítle ! “ Quan khách bỗng xao động hắn lên, dồn dập hỏi: Tại sao cô lại chọn Hítle ? Cô Dương mỉm cười trả lời: “Tôi hi vọng minh sự câm hóa được Hitle. Nếu tôi lấy Hítle, thi đại chiến thế giới lần thứ hai không chết nhiều người như vậy, cũng có thể đảm bảo không để Hítle phát động Đại chiến hai ! “ Cô Dương biết chắc rằng Sôpanh và Hítle đều là những nhân vật lịch sử, dù muốn lấy. ai cũng không thể được, và là giả dối. Vì điều kiện là giả, cho nên cô ta có thể tùy ý chọn lựa mà không cần phải thực hiện ý định này. Trả lời là lấy Sôpanh thì quá bình thường, trả lời là lấy Hít le mới là điều lạ. Và với sự giải thích khéo léo, cô đã giành được tràng vỗ tay cuồng nhiệt của quan khách. Trong biện luận, chúng ta phải phân tích các điều kiện hữu quan là thật hay là giả. Nếu điều kiện là thật, thì phải suy nghĩ thận trọng. Nếu điều kiện là giả, thì có thể trả lời ấy ý, dù rằng có đưa ra hậu kiện vớ vẩn thế nào đi nữa thì toàn bộ mệnh đề vẫn xác lập và đánh bại được đối phương. Chúng ta xem tiếp một ví dụ nữa, ngày 27 tháng 8 năm 1993 tại Singapo đã tổ chức một cuộc thi hùng biện quốc tế lần thứ nhất với đề tài AIDS là vấn đề y học không phải là vấn đề xã hội. Có đoạn tranh luận như sau: Số 3 của đội Sidney: “vậy tôi xin hỏi đội bạn, nếu ngày nay chúng ta phát minh ra một loại vác xin phòng chống AIDS, thì có vấn đề xã hội không ? Xin hãy cho biết. “ Số 2 của đội Phúc Đáp: “Nếu đặt một ví dụ cả Pa ri có thể đút vào trong chai, nếu cả loài người không tồn tại thì bệnh AIDS còn có nữa không ?” (vỗ tay). Điều kiện mà số 3 của đội Sidney nêu ra là: “ngày nay phát minh ra được một loại vác xin phòng chống được AIDS”. Điều kiện này hiển nhiên là giả, và số 2 của đội Phúc Đáp vì vậy đã đưa ra hậu kiện vớ vẩn là “Cả Pa ri có thể đút lọt vào trong một cái chai”. Đương nhiên có thể vì thế mà tùy ý nêu ra hậu kiện, từ đó mà tạo thành một mệnh đề Điều kiện luôn luôn đúng không ai phản bác được và bởi vậy mà đánh gục đối thủ. Đội Phúc Đáp đã khéo léo vận dụng thuật Điều kiện luôn luôn đúng mà đã trả lời được một cách thú vị, tỏ rõ tài năng ứng đối biện luận siêu việt. Điều kiện luôn luôn đúng nói đến ở đây chính là quái luận hàm chứa trong logic hiện đại. Hàm nghĩa của quái luận hàm chứa là: Khi tiền kiện của mệnh đề điều kiện là giả, hậu kiện dù thật hay giả thì cả mệnh đề điều kiện đều là đúng, hoặc là nói, từ một tiền đề giả dối có thể suy ra bất kì một kết luận nào. Đặc tính này của mệnh đề điều kiện nhiều người đã không hiểu, thậm chí còn bị nhiều nhà logic học chỉ trích, bởi vậy mọi người mới gọi là quái luận. Nhưng dù vậy, nó chắc chắn vẫn là định lí logic khoa học, chúng ta vẫn có thể vận dụng nó trong tranh luận, và vẫn có thể tạo nên hiệu quả bất ngờ hạ gục đối phương. Các ví dụ đã nêu trong bài là chứng minh cho điều này. 5. Tách biệt điều kiện Thuật Tách biệt điều kiện là phương pháp biện luận thông qua việc khẳng định tiền kiện của mệnh đề điều kiện từ đó mà rút ra kết luận khẳng định hậu kiện. Thời nhà Thanh, có hôm vua Càn Long hỏi Kỉ Hiểu Lam: “Kỉ khanh, hai chữ trung hiếu giải thích thế nào? “Kỉ Hiểu Lam trả lời: ” Vua bắt tôi chết, tôi không thể không chết tà trung. Cha bắt con chết, con không thể không chết là hiếu”. Càn Long bèn nói: “Vậy thì được, trẫm muốn khanh chết bây giờ !” “Thần linh chỉ”. “Vậy khanh định chết cách nào ?” Vua hỏi. “Nhảy xuống sông”. Càn Long đương nhiên biết là Kỉ Hiểu Lam sẽ không đi trầm mình, và thế là lặng lẽ quan sát cách ứng biến. Lát sau, Kỉ Hiểu Lam quay về, đến trước Càn Long. Vua cười hỏi: “Kỉ khanh sao chưa chết ?” Kỉ Hiểu Lam trả lời: “Thần đến bờ sông, khi định nhảy xuống thì thấy Khuất Nguyên đi đến. ông ta nói: “Hiểu Lam, ông làm cái việc sai to rồi ! Tưởng chỉ có Sở Vương năm nào ngu muội, ta một không thể không chết. Trước khi ông nhảy xuống sông, hãy về hỏi nhà vua có phải là hôn quân không. Nếu hoàng thượng không phải tà hôn quân, thì ông không cần phải trầm mình. Nếu hoàng thượng ngu muội như Sở Vương năm nao, ông hẵng tìm đến cái chết cũng không muộn!” Càn Long nghe xong cả cười, luôn miệng khen: “Giỏi, thật là một cái lưỡi sắc sảo không hổ danh là nhà hùng biện. Trẫm phục ngươi đấy ! “ Kỉ Hiểu Lam sở dĩ thoát khỏi cái chết là do đã dùng thuật Tách biệt điều kiện: Nếu không phải thờ hôn quân thi không được trầm mình. Càn Long không phải là hôn quân. Cho nên ta không thể trầm mình. Kỉ Hiểu Lam đã lấy mệnh đề điều kiện làm tiền đề, qua việc khẳng định tiền kiện của mệnh đề điều kiện này mà có được kết luận khẳng định hậu kiện. Một mệnh đề điều kiện chân thực đã có tiền kiện thì phải có hậu kiện. Đoán định tiền kiện tồn tại thì tất nhiên sẽ có được kết luận khẳng định hậu kiện tồn tại. Do đó mà thuật Tách biệt điều kiện có sức mạnh hùng biện không thể phản bác nổi. Một ví dụ khác: án Tử(1) đi sứ sang nước Sở, Vua Sở thấy án Tử thấp bé liền châm chọc: “Nước Tề lẽ nào không có người cao to tài cán ? Sao lại phái con người bé nhỏ bất tài như người đi sứ ? “ án Tử cười mà rằng: “Người cao to tài cán ở nước Tề nhiều vô kể. Thế nhưng, theo lệ ở nước tôi, củ loại người nào đi sứ nước nào là có quy định nghiêm ngặt. Người cao to tài giỏi thì cử đi sứ nước giàu mạnh. Người nhỏ bé bất tài thì phải đi sứ nước hèn kém. án Anh tôi là người nhỏ bé bắt tài bởi vậy bị phái đi sứ nước Sở”. Sở Vương định làm nhục án Anh thấp lùn, từ đó để đạt mục đích làm nhục nước Tề thấp kém. Thế nhưng, bằng việc đối đáp khôn khéo, án Anh đã khiến Sở Vương tiu nghỉu. Cũng vậy, ở đây ta thấy án Tử đã sử dụng thuật Tách biệt điều kiện. Sử dụng thuật Tách biệt điều kiện cần chú ý: 1. Mệnh đề điều kiện ở tiền đề phải chân thực. 2. Chỉ có thể sử dụng hình thức từ khẳng định tiền kiện đi tới khẳng định hậu kiện, mà không thể dùng hình thức đi từ khẳng định hậu kiện tới khẳng định tiền kiện. 6. Điều Kiện Liên hoan Giữa các sự vật khách quan thường tồn tại mối liên hệ điều kiện phức tạp liên hoàn (móc xích với nhau). Trong biện luận, lợi dụng mối liên hệ điều kiện liên hoàn này, ta có thể từng bước đi sâu vạch rõ mối liên hệ tất nhiên giữa các sự vật và xâu chuỗi cả quá trình biện luận từ đầu đến cuối, nhằm làm cho lời biện luận của chúng ta có tính logic chặt chẽ và sức thuyết phục mạnh mẽ. Theo Hàn Phi Tử – Dụ lão thì có lần vua Trụ bắt người ta phải làm một đôi đũa bằng ngà voi. Cơ Tử thấy vậy buồn bực và lo lắng. ông nói: “Nếu có đũa ngà thì chẳng còn cần đến đồ gốm nữa, mà dùng chén ngọc. Đũa ngà và chén ngọc không phải tà dùng để đựng hay gắp rau đậu, mà là để dùng với thức ăn như thịt bò Tây Tạng, bào thai báo. Mà dùng những loại thực phẩm này thì tất không thể mặc áo vải cộc và vào ăn trong lều tranh được Phải là mặc áo gấm, ở nhà lầu sang trọng. Và như vậy, muốn được những cái đó thì phải vắt kiệt sức dân may ra mới có. Hậu quả việc này không thể không sợ ! “ Năm năm sau, với cung cách ăn chơi phè phỡn này cùng với hình phạt tàn bạo mà Trụ bị diệt. Ta thấy, Cơ Tử do nắm chắc mối liên hệ điều kiện móc xích giữa các sự vật mà đã nhìn xa trông rộng, từ đôi đũa ngà mà biết được cái họa của thiên hạ. Người biết dùng thuật Điều kiện liên hoàn thường tỏ rõ tài trí khác người. Dùng thuật Điều kiện liên hoàn có thể từ việc khẳng định tiền kiện của mệnh đề điều kiện thứ nhất trong mệnh đề liên hoàn mà có được kết luận khẳng ‘định hậu kiện của mệnh đề điều kiện cuối cùng. Đây chính là cách tách biệt móc xích. Chúng ta cũng có thể tả việc phủ định hậu kiện của mệnh đề điều kiện cuố
Tài liệu liên quan