Nghiên cứu ảnh hưởng của chất chống đông trong bảo quản tinh hầu Thái Bình Dương

Trên thếgiới, nghiên cứu bảo quản tinh động vật thân mềm đã được tiến hành khá sớm từnhững năm 70 của thếkỷXX và chủyếutập trung vào hầu Thái Bình Dương (trích qua Dong và cs., 2005, 2007.) Ở Việt Nam, bảo quản tinh động vật thân mềm được thực hiện năm 2008 trởlại đây và bước đầu thành công trên hầu cửa sông. Hầu Thái Bình Dương được di nhập vào Việt Nam năm 2007 và cho đến nay đã chủđộng được công nghệsản xuất giống. Nghềnuôi hầu Thái Bình Dương phát triển, đặc biệt là khu vực vùng biển Quảng Ninh và Hải Phòng. Nghiên cứu bảo quản tinh trên đối tượng này đuợc thực hiện góp phần nhân và chọn tạo giống hầu một cách hiệu quảhơn. Mục đích của nghiên cứu này là xác định chất chống đông phù hợp trong bảo quản tinh hầu Thái Bình Dương.

pdf6 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất chống đông trong bảo quản tinh hầu Thái Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất chống đông trong bảo quản tinh hầu Thái Bình Dương Kim Thị Thoa, Phạm Hồng Nhật, Nguyễn Văn Đại Trên thế giới, nghiên cứu bảo quản tinh động vật thân mềm đã được tiến hành khá sớm từ những năm 70 của thế kỷ XX và chủ yếu tập trung vào hầu Thái Bình Dương (trích qua Dong và cs., 2005, 2007.) Ở Việt Nam, bảo quản tinh động vật thân mềm được thực hiện năm 2008 trở lại đây và bước đầu thành công trên hầu cửa sông. Hầu Thái Bình Dương được di nhập vào Việt Nam năm 2007 và cho đến nay đã chủ động được công nghệ sản xuất giống. Nghề nuôi hầu Thái Bình Dương phát triển, đặc biệt là khu vực vùng biển Quảng Ninh và Hải Phòng. Nghiên cứu bảo quản tinh trên đối tượng này đuợc thực hiện góp phần nhân và chọn tạo giống hầu một cách hiệu quả hơn. Mục đích của nghiên cứu này là xác định chất chống đông phù hợp trong bảo quản tinh hầu Thái Bình Dương. Thu mẫu tinh hầu. Ảnh Phạm Hồng Nhật Mẫu tinh thu từ hầu Thái Bình Dương có nguồn gốc Bản Sen - Quảng Ninh, trọng lượng hầu dao động trong khoảng 79,34 - 105,87 (g), trung bình 93,67 (g). Hoạt lực tinh ban đầu từ 81 - 87%; thể tích tinh dịch thu được từ mỗi cá thể hầu đực dao động từ 2,0 - 2,5 ml, trung bình 2,30 ml. Nghiên cứu sử dụng 2 loại chất chống đông khác nhau, chất chống đông xâm nhập vào tế bào (Dimethyl sulfoxide- DMSO, Ethylen glycol- EG, Methanol- MeOH) và chất chống đông bảo vệ màng (Polyethylene glycol- PEG 200) với 2 thí nghiệm khác nhau. Thí nghiệm 1 nghiên cứu ảnh hưởng của 3 loại chất chống đông DMSO, EG và MeOH ở 2 nồng độ khác nhau 5; 10%. Thí nghiệm 2 kết hợp 2 loại chất chống đông, sử dụng chất chống đông và nồng độ tối ưu ở thí nghiệm 1 kết hợp với PEG 200 nồng độ 2%. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.Cả hai thí nghiệm đều sử dụng dung dịch bảo quản là nước biển khử trùng; tỷ lệ tinh: dung dich bảo quản 1:9; cân bằng nhiệt ở 40C trong 15 phút; chương trình làm lạnh của Yanksson và Moyse (1991): Hạ từ 00C đến -700C, tốc độ hạ nhiệt 4,60C/phút; giải đông ở 400C trong 2 phút. Tinh sau khi giải đông được thụ tinh với trứng ấp trong bình 5 lít, mật độ 30 trứng/ml. Hoạt lực tinh sau bảo quản, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở là các chỉ tiêu theo d i làm cơ sở cho việc lựa chọn chất chống đông và nồng độ chất chống đông phù hợp trong bảo quản tinh hầu Thái Bình Dương. Các số liệu được thu thập và phân tích trên phần mềm SPSS 15.0, so sánh Turkey với mức ý nghĩa = 0,05. Số liệu là tỷ lệ phần trăm được chuyển đổi (arcos) về dạng phân phối chuẩn trước khi phân tích. Bảng: Ảnh hưởng của 3 chất chống đông đến chất lượng tinh hầu Thái Bình Dương sau bảo quản Chất chống đông/Nồng độ Hoạt lực tinh sau bảo quản (%) Tỷ lệ thụ tinh (%) DMSO/5% 33,51 ± 4,04b 33,98 ± 2,27c DMSO/10% 52,89 ± 0,97a 58,68 ± 3,12b EG/5% 22,67 ± 0,38c 28,50 ± 1,99c EG/10% 23,55 ± 1,18c 15,11 ± 1,82d MeOH/5% 51,33 ± 0,38a 59,42 ± 0,95b MeOH/10% 22,75 ± 0,46c 32,49 ± 0,94c Tinh tươi (Đối chứng) - 81,69 ± 0,54a Ghi chú: Số liệu (TB ± SE) trong cùng một cột, các giá trị trung bình có ký tự mũ (a, b, c..) khác nhau thì khác nhau c ý nghĩa thống kê (p<0,05). Hoạt lực tinh và tỷ lệ thụ tinh của tinh bảo quản có sự sai khác khi sử dụng chất chống đông ở nồng độ khác nhau (P<0,05). Hoạt lực tinh sau bảo quản cao nhất khi sử dụng DMSO 10%. Hoạt lực tinh hầu sau giải đông với chất chống đông DMSO 10% và MeOH 5% đạt lần lượt là 52,89% ± 0,97 và 51,33% ± 0,38 (không có ý nghĩa thống kê P >0,05). Kết quả thụ tinh cao nhất khi sử dụng tinh tươi (P<0,05). Tỷ lệ thụ tinh của tinh hầu bảo quản sử dụng chất chống đông DMSO 10% và MeOH 5% cũng không có sự sai khác (P >0,05). Kết quả cho thấy có thể sử dụng DMSO 10% và MeOH 5% để bảo quản tinh hầu Thái Bình Dương. Hoạt lực tinh hầu sau bảo quản cao nhất (65,67 ± 0,67%) khi kết hợp DMSO 10% và PEG 2%. Tuy nhiên, không có sự sai khác có ý nghĩa (P >0,05) so với sử dụng MeOH 5%/ PEG 2% (63,33 ± 1,20%). Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của tinh hầu bảo quản bằng DMSO 10% kết hợp PEG 2% cao hơn so với tinh bảo quản sử dụng các chất chống đông khác lần lượt là 64,96 ± 1,31 % và 73,51 ± 1,21 % (tinh tươi là 84,51 ± 1,94 % và 82,34 ± 1,17 %) (P<0,05). Như vậy, bảo quản tinh hầu Thái Bình Dương sử dụng chất chống đông kết hợp DMSO 10% và PEG200 2% cho tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở cao nhất, lần lượt đạt 64,96% và 73,51%. Phản biện TS. Trần Thị Thúy Hà
Tài liệu liên quan