Tóm tắt
Hội An nằm ở lưu vực sông Thu Bồn, là nơi tập trung đậm đặc nhất các di tích văn hóa Sa Huỳnh
(được biết cho tới nay). Các di tích khảo cổ học Tiền, Sơ sử ở Hội An có giá trị nổi bật về quá trình liên
tục (kế thừa và phát triển) văn hóa, chứng tỏ mảnh đất này hội tụ đầy đủ các điều kiện thiên thời - địa
lợi - nhân hòa và có những chuyển biến bước ngoặt về chính trị, tư tưởng, trong suốt mấy ngàn năm
(từ cách đây 3.500 năm đến hiện nay). Các di sản khảo cổ học ở Hội An đã và đang được quản lý một
cách bài bản, đúng luật và thực sự đã phát huy giá trị qua hệ thống bảo tàng tổng hợp và chuyên đề
ngay trong di sản phố cổ, qua các hoạt động lễ hội hay hoạt động văn hóa lồng ghép vật thể với phi vật
thể. Có thể nói, Hội An là một điển hình về sử dụng giá trị của quá khứ cho phát triển hiện tại và tương
lai. Tuy nhiên, giống như nhiều đô thị du lịch khác trên thế giới cũng như Việt Nam, các di sản khảo cổ
học ở Hội An đang đối mặt với rất nhiều thách thức và nguy cơ từ đô thị hóa, gia tăng dân số, quá tải
du lịch, toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, đưa ra những giải pháp tiên
tiến khả thi trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của những tài nguyên “không tái tạo” này.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản khảo cổ học ở Hội An: Thành tựu, thách thức và triển vọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5Số 30 (Tháng 12 - 2019)
DI SẢN VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
NGHIÊN CỨU, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI SẢN KHẢO CỔ HỌC Ở HỘI AN:
THÀNH TỰU, THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG
LÂM THỊ MỸ DUNG
ĐOÀN VĂN LUÂN
Tóm tắt
Hội An nằm ở lưu vực sông Thu Bồn, là nơi tập trung đậm đặc nhất các di tích văn hóa Sa Huỳnh
(được biết cho tới nay). Các di tích khảo cổ học Tiền, Sơ sử ở Hội An có giá trị nổi bật về quá trình liên
tục (kế thừa và phát triển) văn hóa, chứng tỏ mảnh đất này hội tụ đầy đủ các điều kiện thiên thời - địa
lợi - nhân hòa và có những chuyển biến bước ngoặt về chính trị, tư tưởng, trong suốt mấy ngàn năm
(từ cách đây 3.500 năm đến hiện nay). Các di sản khảo cổ học ở Hội An đã và đang được quản lý một
cách bài bản, đúng luật và thực sự đã phát huy giá trị qua hệ thống bảo tàng tổng hợp và chuyên đề
ngay trong di sản phố cổ, qua các hoạt động lễ hội hay hoạt động văn hóa lồng ghép vật thể với phi vật
thể. Có thể nói, Hội An là một điển hình về sử dụng giá trị của quá khứ cho phát triển hiện tại và tương
lai. Tuy nhiên, giống như nhiều đô thị du lịch khác trên thế giới cũng như Việt Nam, các di sản khảo cổ
học ở Hội An đang đối mặt với rất nhiều thách thức và nguy cơ từ đô thị hóa, gia tăng dân số, quá tải
du lịch, toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, đưa ra những giải pháp tiên
tiến khả thi trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của những tài nguyên “không tái tạo” này.
Từ khóa: Di sản khảo cổ học, tài nguyên văn hóa, bảo tồn phát huy, Hội An
Abstract
Hoi An is located in the Thu Bon river basin, which has the most condensed concentration of Sa
Huynh cultural relics (up to present). Archaeological vestiges of pre-history and early history in Hoi An
have a remarkable value on the continuous process (inheriting and developing) of culture, proving
that this land has full converges of conditions and making significant changes in politics, ideology,...
during thousands of years (from 3,500 years ago to present). The archaeological heritages in Hoi An
have been methodically and legally managed and really promoted their values through the system of
integrated and thematic museums right in the heritage of the old town, through festival activities or
cultural activities that integrate tangible objects with intangible objects. It can be said that Hoi An is a
typical example of using the value of the past for present and future development. However, like many
other tourist cities in the world as well as in Vietnam, the archaeological heritage in Hoi An has been
facing many challenges and risks from urbanization, population growth, globalization and overloaded
tourism, climate change, etc. It requires further research and proposals of feasible advanced solutions
to protect and promote the value of these “non-renewable” resources.
Keywords: Archaeological heritage, cultural resources, conservation, promotion, Hoi An
1. Quá trình nghiên cứu di sản khảo cổ học
ở Hội An
Việc nghiên cứu khảo cổ học (KCH) ở Hội An, đặc biệt là các di tích Tiền, Sơ sử thật sự bắt đầu từ năm 1989
với những cuộc khảo sát toàn diện khu vực nội
thị và ngoại thị đô thị cổ của Trung tâm Nghiên
cứu liên văn hóa lịch sử, Khoa Lịch sử, Trường
Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Số 30 (Tháng 12 - 2019)6
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Quốc gia Hà Nội) phối hợp cùng Ban Quản
lý di tích Hội An. Từ đó đến nay, việc nghiên
cứu KCH vẫn được duy trì lúc liên tục, lúc ngắt
quãng. Kết quả nghiên cứu KCH Hội An đóng
góp đáng kể vào việc xây dựng hồ sơ đệ trình
ghi danh di sản thế giới UNESCO và luôn được
phát huy giá trị trong đời sống hiện nay dưới
các hình thức trưng bày bảo tàng, du lịch văn
hóa Những nghiên cứu KCH ở Hội An luôn là
sự kết hợp hài hòa và chặt chẽ, bình đẳng giữa
Trung ương và địa phương. Từ những cuộc
nghiên cứu này, đội ngũ cán bộ KCH, dân tộc
học và bảo tàng học Hội An được hình thành
và lớn mạnh không ngừng.
Kết quả khai quật và nghiên cứu cho thấy
tại Hội An một diễn trình văn hóa khảo cổ của
các thời kỳ lịch sử như sau: Từ cách đây 3.500
năm (văn hóa Tiền Sa Huỳnh); từ cách đây
2.300 năm đến cuối thế kỷ I TCN (văn hóa Sa
Huỳnh); thời kỳ Quận Nhật Nam; thời kỳ Lâm
Ấp; thời kỳ Champa.
1.1. Thời kỳ Tiền Sa Huỳnh - Sa Huỳnh
Dấu tích Tiền Sa Huỳnh ở Hội An được phát
hiện tại Bãi Ông, được đào thám sát tháng
3/1999 và khai quật tháng 6/2000. Địa điểm
nằm tại cồn cát trong, sát núi, phía sau khu
vực Lăng Ông - Bãi Ông - Hòn Lao Chàm, có
diện phân bố rộng, bao phủ phần lớn diện tích
của cồn cát trong, nằm kẹp giữa hai khe nước.
Di vật Bãi Ông điển hình cho giai đoạn Long
Thạnh tìm thấy cả trên đất liền và trên các đảo.
Điều này cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa
các cộng đồng cư dân từ cách đây trên 3.000
năm. Di tích đã được khoanh vùng bảo vệ,
nhưng trên thực tế đã bị phá hủy khá nhiều do
các yếu tố tự nhiên cũng như xã hội.
Các di tích và di vật văn hóa Sa Huỳnh ở Hội
An được phát hiện khá muộn so với nhiều địa
bàn khác, từ 1989. Bên cạnh những nét chung,
có nhiều điểm riêng, độc đáo, đó là tính chất
giao lưu, giao thương mạnh mẽ thể hiện qua
sự hiện diện của các cộng đồng cư dân giàu
có của lãnh địa Sa Huỳnh ở lưu vực sông Thu
Bồn, sinh sống và buôn bán tại những điểm
nút quan trọng trong giao thương, giao lưu và
cho thấy những chứng cứ chứng minh sự nối
tiếp giữa Sa Huỳnh - Lâm Ấp - Champa.
Văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An có hai giai đoạn
đều thuộc thời kỳ muộn và thời kỳ kết thúc
của nền văn hóa này. Nhóm muộn gồm những
địa điểm mộ chum giai đoạn phát triển của
văn hoá Sa Huỳnh, với loại quan tài gốm, chủ
đạo là chum hình trụ có kích thước lớn, đồ tuỳ
táng có công cụ sắt, trang sức bằng thuỷ tinh,
mã não. Loại hình mộ đất vẫn được thực hành
bên cạnh mộ chum, trong nhiều địa điểm đã
xuất hiện đồ đồng (gương, lục lạc, đồ đựng,
đồ dùng) có nguồn gốc từ Trung Hoa (Hán),
bắt đầu xuất hiện một số loại hình và trang trí
gốm và kim loại xem ra chịu ảnh hưởng của
Hán như dao sắt có chuôi hình vành khăn kiểu
Tây Hán, qua đồng, qua sắt, bát có chân trổ lỗ
tam giác kiểu “đậu” ở Động Cườm Những
địa điểm điển hình: An Bang, Hậu Xá, (tương
đương với các địa điểm như Bình Yên, Gò Dừa,
Lai Nghi, Tiên Lãnh, Đại Lãnh, Động Cườm, ở
các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định).
Nhóm muộn nhất thuộc giai đoạn kết thúc của
văn hoá Sa Huỳnh và kéo dài tới những thế kỷ
đầu Công nguyên. Chum mai táng nhiều loại
hình. Đồ tuỳ táng bằng sắt và bằng đồng, đồ
trang sức bằng mã não, thủy tinh, vàng. Bộ đồ
tuỳ táng này vẫn tiếp tục phản ánh quan hệ
giao lưu văn hoá mạnh mẽ với bên ngoài như
Trung Hoa và Ấn Độ. Sưu tập hiện vật Hậu Xá II
cho thấy ở Hội An có những cộng đồng cư dân
thuộc thời kỳ kết thúc của văn hóa Sa Huỳnh.
Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, lưu vực
sông này cùng các chi lưu là nơi tập trung đậm
đặc nhất các di tích văn hóa Sa Huỳnh (được
biết cho tới nay) và có thể xác định những cụm
di tích lớn tại vùng thượng lưu, trung lưu và hạ
lưu các sông Thu Bồn, sông Vu Gia. Điển hình
là cụm từ Hội An đến Điện Bàn với những khu
mộ chum lớn Hậu Xá I, Hậu Xá II, An Bang, Lai
Nghi; cụm Gò Mả Vôi - Gò Miếu Ông - Thôn
Tư; Gò Dừa ở Duy Xuyên; cụm di tích tại các
huyện Đại Lộc, Tiên Phước; cụm di tích huyện
7Số 30 (Tháng 12 - 2019)
DI SẢN VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Hiệp Đức Đặc biệt là những khu mộ địa giàu
có của những cộng đồng thu gom sản vật núi
rừng Quế Lộc, Đại Lãnh, Bình An, Gò Đình,
hay khu mộ địa của cộng đồng thương nhân
Lai Nghi, Hậu Xá cửa sông ven biển. Trong
số đó có cụm mộ chum Cẩm Hà (Hội An) và
Lai Nghi (Điện Bàn), những khu mộ địa giàu
có nhất có nhiều khả năng là của cộng đồng
thương nhân Sa Huỳnh buôn bán tại cảng thị
sơ khai tiền thân của Đại Chiêm Hải khẩu Lâm
Ấp Phố sau này, với các đồ tùy táng đồ nghi
lễ bằng đồng như gương, đỉnh, chậu, bát,
mang phong cách đồ đồng hậu kỳ Tây Hán,
sơ kỳ Đông Hán và những hàng hóa có nguồn
gốc từ Ấn Độ [2, tr.80-83].
Những cộng đồng cư dân Sa Huỳnh lưu
vực sông Thu Bồn chắc chắn đóng góp nguồn
lực đáng kể vào sự hình thành của tiểu quốc
Lâm Ấp từ những thế kỷ đầu Công nguyên và
Amaravati với kinh thành Simhapura từ thế kỷ
IV, V trở về sau.
1.2. Thời kỳ Lâm Ấp Champa
* Những dấu tích khảo cổ học từ thế kỷ I, II CN
trở về sau
Trong quá trình thi công Dự án Tu bổ tôn tạo
di tích Lai Viễn Kiều năm 2006 ở địa điểm Chùa
Cầu, trong khi thi công hồ điều hòa, người ta
đã phát hiện một vò gốm tương đối nguyên
vẹn cũng như rất nhiều mảnh gốm thuộc loại
hình vò, nồi, hũ, nắp, và xương thô, hơi thô,
mịn, hoa văn trang trí khá đa dạng. Trong đó
có 01 bình hình trứng khá nguyên vẹn, kích
thước rất lớn (lớn nhất cho tới nay trong số
bình hình trứng đã phát hiện ở miền Trung
Việt Nam), nhiều mảnh miệng, thân và đáy của
một số cá thể bình hình trứng khác. Ngoài ra
còn có những mảnh nồi, vò, bình,... gốm thuộc
loại gốm mịn và thô, trang trí văn in ô vuông,
văn khắc chìm hình vòng tròn bao quanh vai
và hoa văn hình cánh sen, hình con vật (có
thể là hình con voi) Dựa vào ảnh chụp hiện
trường phát hiện và số lượng mảnh, số lượng
cá thể gốm, chúng tôi cho rằng, tại khu vực
Chùa Cầu có 01 di chỉ Champa sớm, tầng văn
hóa dày từ 0,5m đến 1m. Về thời gian, có thể
tương đương với lớp dưới Trà Kiệu khai quật
năm 1990 hay lớp dưới cùng, lớp dưới và bắt
đầu chuyển sang lớp trên ở hố khai quật Trà
Kiệu của đoàn công tác Việt - Anh - Nhật. Niên
đại chung của sưu tập gốm Hồ Điều Hòa từ thế
kỷ I đến thế kỷ IV, V CN.
Dấu tích cư trú Champa sớm phân bố liền
kề khu mộ địa văn hoá Sa Huỳnh Hậu Xá. Các
nhà địa chất của Đoàn 206 đã xác định, cách
đây 2.000 năm địa điểm này là vùng đầm phá.
Những hiện vật khảo cổ và những vết tích sinh
hoạt của người xưa nằm trên trầm tích sông
biển. Đại diện cho thời kỳ sớm này là di chỉ Hậu
Xá I. Đây là địa điểm cư trú có thời gian tồn tại
kéo dài và có thể xác định quá trình văn hoá
phát triển liên tục từ sớm đến phát triển của
Champa, những tích tụ văn hoá - dấu tích của
người cổ còn nguyên vẹn. Tầng văn hoá dưới
dày 1,1m (từ độ sâu 1,2m đến 2,3m), tầng văn
hoá trên dày 0,6m (từ độ sâu 0,6m đến 1,2m).
Cụm gốm gồm 3 hiện vật gốm xám mốc lồng
vào nhau: 01 nồi gốm nhỏ ở trong cùng; bên
ngoài là đồ gốm hình cái cối hay chuông có lỗ
tròn thủng ở đáy; ngoài cùng là nồi gốm giống
với nồi gốm trong cùng nhưng lớn hơn, nằm
sát sinh thổ.
* Những dấu tích khảo cổ học từ thế kỷ III, IV
CN trở về sau
Ruộng Đồng Cao trước thuộc Khu vực I,
phường Cẩm Phô (xưa là xóm Hậu Xá, làng
Thanh Hà), hiện thuộc khối Lâm Sa, phường
Cẩm Phô, thành phố Hội An. Tọa độ của di tích
15°52’59.35’’ Bắc và 108°19’08.21’’ Đông, cao
5m so với mực nước biển. Di tích được phát
hiện năm 1998, thám sát và khai quật các năm
1999 và 2009, xác định di tích cư trú Champa
dạng các cụm ven sông, niên đại thế kỷ III, IV
CN. Di tích nằm trong khu vực có nhiều địa
điểm mộ chum văn hóa Sa Huỳnh và cư trú giai
đoạn Lâm Ấp, Champa. Qua ba lần khai quật
và thám sát, có thể thấy, trên sườn nam của
Ruộng Đồng Cao lệch về phía đông có những
tích tụ dấu tích văn hóa cổ tập trung thành
Số 30 (Tháng 12 - 2019)8
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
từng đám, kiểu sinh hoạt hay cư trú ven dòng
chảy của các nhóm cư dân từ sau thế kỷ III.
Khu vực này đã bị san ủi làm cơ sở hạ tầng
cho khu dân cư mới. Hậu quả của đô thị hóa
đã làm cho hầu hết các dấu tích văn hóa cổ đã
bị xúc ủi, di chỉ nay chỉ còn lại tên trong danh
mục và bản đồ KCH. Khảo sát những ụ đất do
máy xúc hất lên, đoàn khai quật năm 2018 đã
thu nhặt được nhiều đồ gốm, bán sứ, đất nung
có niên đại kéo dài từ thế kỷ I, II đến thế kỷ IX,
X. Đáng chú ý là sự phát hiện một số mảnh
bình hình trứng, loại hình gốm tiêu biểu cho
tầng văn hóa sớm nhất, niên đại thế kỷ I, II ở Gò
Cấm, Trà Kiệu (huyện Duy Xuyên). Di chỉ Ruộng
Đồng Cao nằm sát Hậu Xá I là nơi tìm thấy dấu
tích văn hóa diễn biến liên tục trong suốt thiên
niên kỷ I CN.
Di tích và di vật từ thế kỷ I, II đến thế kỷ VIII,
IX tại Hồ Điều Hòa (Chùa Cầu), Hậu Xá, Trảng
Sỏi, chứng minh tại khu vực Hội An có diễn
trình lịch sử văn hóa tương đương, tương đồng
với khu vực Trà Kiệu và cả hai khu vực này có
những mối quan hệ tương hỗ với nhau, làm
cơ sở vững chắc cho một dạng tiền nhà nước
(lãnh địa) thời Sa Huỳnh và nhà nước sớm thời
Lâm Ấp - Champa.
* Những dấu tích khảo cổ học từ thế kỷ IX, X
trở về sau
Địa điểm KCH Bãi Làng trên đảo Cù Lao
Chàm được phát hiện trong đợt điều tra KCH
năm 1993, được tiến hành khai quật bốn
lần trong các năm 1998, 1999, 2017 và 2018,
phát hiện nhiều gốm sứ Trung Hoa từ các lò
Trường Sa, Việt Châu, Quảng Đông và các di
vật gốm sứ, hạt chuỗi, thủy tinh có nguồn gốc
Tây Á, Trung Cận Đông Bên cạnh đó là một
số lượng lớn các loại hình đồ gốm vật dụng
thường ngày như nồi, bát, cốc, bình, hạt chuỗi
thủy tinh sản xuất tại chỗ... trong tầng văn
hóa, cho thấy Bãi Làng là một khu cư trú của
người Champa. Bên cạnh đó, những sản phẩm
mang đặc trưng của con đường buôn bán trên
Biển Đông như gốm Islam, thủy tinh Islam, hạt
chuỗi Indopacific, gốm Đường,... cho thấy Bãi
Làng còn là một thương cảng trên con đường
buôn bán Trung Quốc - Đông Nam Á - Tây Á.
Dựa trên tổ hợp loại hình gốm Champa,
gốm men thời Đường, gốm Islam và đặc biệt
là các hạt chuỗi thủy tinh Indopacific và thủy
tinh Tây Á, các nhà KCH trong cả bốn lần khai
quật đã xác định niên đại thế kỷ IX, X cho di
tích Bãi Làng.
* Các dấu tích đền tháp và điêu khắc Champa
Ngoài những dấu tích cư trú, bến cảng, ở
khu vực Hội An còn có nhiều dấu tích kiến trúc,
điêu khắc có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ
XII và một loạt những giếng Champa được xác
định có liên quan đến những hoạt động của
Lâm Ấp Phố, một trung tâm thương mại quan
trọng của vương quốc Champa giai đoạn Lâm
Ấp và giai đoạn Champa.
Khu vực Hội An, từ những năm 90 của thế
kỷ XX, bắt đầu được biết đến như là địa bàn
phân bố dày đặc các di tích cư trú và mộ táng
(làng - bến chợ ven sông, làng cư trú, nơi thờ
tự, nghĩa địa, thời kỳ từ thế kỷ III TCN đến thế
kỷ VII - X. Có một quy luật phổ biến là những
di tích Champa sớm thường phân bố ngay
trên những di tích văn hoá Sa Huỳnh muộn.
Các địa điểm phân bố chủ yếu trên dải cồn cát
Cẩm Hà, cồn này có nguồn gốc tích tụ sông -
biển, cao 2m - 3m, phân bố dọc sông Thu Bồn
và đã bị dòng Thu Bồn đào khoét, phá huỷ và
chia cắt nên chỉ còn lại những chỏm sót. Theo
những nghiên cứu địa chất, địa mạo, tuổi của
bề mặt này có niên đại từ 2.000 đến 4.000 năm.
Đa số các di tích có tầng văn hoá phát triển liên
tục qua nhiều thế kỷ, bao trùm suốt giai đoạn
hình thành (nửa đầu thiên niên kỷ I) và cực
thịnh của vương quốc Champa (thế kỷ VII - X).
Như vậy, về tính chất, đây là những di tích giai
đoạn Lâm Ấp và Champa. Hội An, với tính chất
cửa ngõ giao lưu sông biển, đã là nơi tiếp xúc
văn hoá mạnh mẽ và cũng là nơi tiếp thu, thâu
nhận đầu tiên nhiều yếu tố văn hoá ngoại sinh.
Chính những điều này đã làm cho văn hoá Sa
9Số 30 (Tháng 12 - 2019)
DI SẢN VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Huỳnh và văn hoá Champa sớm ở Hội An có
tính tiên phong, đổi mới mạnh mẽ và sâu rộng.
Những nhóm di tích Champa giai đoạn Lâm
Ấp và Champa ở khu vực Hội An có mối liên
quan mật thiết với nhóm di tích cùng thời ở
vùng Duy Xuyên, đặc biệt là Trà Kiệu, tạo thành
một khu vực văn hoá - kinh tế - chính trị có quy
mô lớn và quan trọng ở hạ lưu sông Thu Bồn
trong những thế kỷ đầu Công nguyên. Sự có
mặt của những di tích này càng củng cố thêm
vị trí quan trọng của lưu vực sông Thu Bồn
những thế kỷ trước và sau Công nguyên cũng
như giúp khẳng định chắc chắn hơn Trà Kiệu là
trung tâm hành chính - chính trị của Champa
thời kỳ Lâm Ấp.
2. Giá trị của các di sản/tài nguyên văn hóa
khảo cổ học ở Hội An
Mỗi di tích KCH dù dưới đất, trên mặt đất
hay dưới nước đều là sở hữu của nhà nước và
được bảo vệ theo Luật Di sản nước CHXHCN
Việt Nam. Việc nghiên cứu để bảo vệ và phát
huy giá trị của những tài nguyên “không tái
tạo” này là nhiệm vụ và trách nhiệm của tất
cả các bên liên quan: Người quản lý - người
nghiên cứu khoa học - cộng đồng cư dân sở
hữu/sống tại nơi có di sản và cộng đồng cư
dân thụ hưởng di sản. Trong đó, người quản lý
có vai trò quan trọng trong hoạch định và triển
khai chính sách, điều luật, giải pháp ở tầm vĩ
mô đến vi mô. Người nghiên cứu có vai trò
quyết định trong xác định trữ lượng, phân loại
loại hình, đánh giá giá trị, dự báo tiềm năng, rủi
ro, thách thức và đưa ra những mô hình khả thi
bảo tồn và phát huy giá trị các tài nguyên KCH.
Cộng đồng cư dân có vai trò mang tính sống
còn đối với bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị.
Không có sự tham gia một cách có ý thức của
cộng đồng cư dân, không di sản nào có thể giữ
được và sử dụng được trong đời sống đương
đại. Các chính sách về văn hóa và luật văn hóa
Việt Nam đều nhấn mạnh đến vị trí, vai trò và
sự tham gia của cộng đồng như những yếu tố
tiên quyết đảm bảo sự thành công của công
cuộc bảo tồn. Nếu coi di sản là tài nguyên thì
theo chiều thời gian, giá trị của tài nguyên di
sản KCH gồm giá trị quá khứ, giá trị hiện tại và
giá trị tương lai; theo nguồn gốc và tính chất,
giá trị của tài nguyên di sản KCH gồm giá trị tự
thân được kế thừa, giá trị tái tạo, giá trị sáng
tạo của cộng đồng chủ nhân hay sở hữu di
sản và giá trị chia sẻ/với các cộng đồng khác.
Di sản KCH không chỉ là di sản vật thể mà còn
chứa đựng khía cạnh phi vật thể, bao gồm
những giá trị tinh thần và biểu tượng, những
câu chuyện và ký ức, những kỹ thuật, kỹ năng
bí truyền, những tri thức dân gian, những dấu
ấn có thể cả tích cực và tiêu cực của quá trình
lịch sử, chính sách văn hóa của mỗi thời kỳ, mỗi
cộng đồng dân cư. Như vậy, việc đánh giá giá
trị di sản KCH để từ đó đưa ra chiến lược bảo
tồn, sử dụng và phát huy sẽ cần đề cập tới cả
hai khía cạnh vật thể và phi vật thể [3].
Các di tích KCH Tiền, Sơ sử ở Hội An, khu
vực hạ lưu sông Thu Bồn, có giá trị nổi bật về
quá trình liên tục (kế thừa và phát triển) văn
hóa. Điều này chứng tỏ mảnh đất này hội tụ
đầy đủ các điều kiện thiên thời - địa lợi - nhân
hòa, và có những chuyển biến bước ngoặt về
chính trị, tư tưởng, từ cách đây 3.500 năm
đến hiện nay. Những di sản KCH cho thấy khả
năng thích ứng bằng những phương thức/
mô hình mưu sinh đa dạng với những điều
kiện tự nhiên và môi trường sinh thái, những
cộng đồng cư dân Sa Huỳnh Champa ở đây
đã mở rộng mạng lưới quan hệ trao đổi nội
vùng, liên vùng và quốc tế, gia tăng mức độ
ứng dụng và sản xuất công cụ, vũ khí kim loại
và phát triển nông nghiệp (trồng lúa nước) để
đạt được những thành tựu to lớn tạo ra những
chuyển biến sâu sắc trong đời sống kinh tế,
xã hội. Những di sản KCH ở lưu vực sông Thu
Bồn, đặc biệt là vùng hạ lưu, cho thấy rõ quá
trình chuyển biến trong cả hạ tầng cơ sở và
thượng tầng kiến trúc của những nhà nước
ven biển được thành lập dựa trên những trung
tâm buôn bán chợ thường tọa lạc ở cửa những
hệ thống sông chính và duy trì mối quan hệ
chặt chẽ với những làng trên thượng nguồn,
Số 30 (Tháng 12 - 2019)10
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
đóng vai trò những điểm thu thập/mua bán
sản phẩm rừng núi với miền xuôi. Những di vật
và di tích khảo cổ Sa Huỳnh Champa ở lưu vực
sông Thu Bồn mang những giá trị tiêu biểu,
giúp chúng ta hình dung về một cơ cấu kinh tế
đa ngành, đa lĩnh vực theo thế chân vạc, trong
đó nông nghiệp và thủ công nghiệp đóng vai
trò nền tảng, đảm bảo “an ninh lương thực”
trong khi thương mại đường sông và đường
dài trên biển tạo ra những thặng dư vật chất
duy trì và thúc đẩy những khía cạnh đời sống
tôn giáo phát triển, mà chứng cứ là những khu
mộ địa rộng lớn với những chum quan tài kích
thước lớn, đồ tùy táng phong phú